Luận văn Tăng cường quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Danh mục các chử viết tắt và ký hiệu . iii

Danh mục các bảng .iv

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ .vi

Mục lục.vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ QUẢN LÝ

THU THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN.6

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN.6

1.1.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của thuế.6

1.1.1.1. Khái niệm .6

1.1.1.2. Bản chất của thuế .7

1.1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế.8

1.1.2. Thuế Giá trị gia tăng.8

1.1.2.1.Khái niệm .8

1.1.2.2. Đặc điểm của thuế GTGT .9

1.1.2.3. Vai trò của thuế Giá trị gia tăng .10

1.1.2.4. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT.11

1.1.3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp .13

1.1.3.1. Khái niệm .13

1.1.3.2. Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp .13

1.1.3.3. Vai trò của thuế TNDN .14

1.1.3.4. Nội dung cơ bản của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp .15

1.2. QUẢN LÝ THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DN .17

1.2.1. Quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN.17

1.2.1.1. Khái niệm quản lý thuế .17

1.2.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế GTGT và Thuế

TNDN đối với các doanh nghiệp .17

1.2.1.3. Mục tiêu và yêu cầu quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp.18

1.2.1.4. Nội dung quản lý thu thuế.18

1.2.2. Doanh nghiệp, vai trò của DN trong việc thực hiện nghĩa vụ NSNN.20

1.2.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp.20

1.2.2.2. Vai trò của Doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ NSNN .21

1.2.2.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước .22

1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .22

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu.22

1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.22

1.3.2.1. Các chỉ tiêu phân tích công tác quản lý thu thuế .22

1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế.23

1.4. CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT; THUẾ TNDN

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.25

1.4.1. Một số nước trên thế giới .25

1.4.1.1. Anh.25

1.4.1.2. Nhật bản .28

1.4.1.3. Hàn quốc .29

1.4.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN ở Việt nam

những năm qua .30

1.4.2.1. Những kết quả đạt được .30

1.4.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý thuế.32

1.4.3. Bài học kinh nghiệm.36

1.4.3.1. Về thuế GTGT.36

1.4.3.2. Về cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp.37

1.4.3.3. Về đại lý thuế .38

1.4.3.4. Về quản lý nợ và cưởng chế nợ thuế.39

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

HUYỆN QUẢNG TRẠCH GIAI ĐOẠN 2005 – 2007.40

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA

HUYỆN QUẢNG TRẠCH .40

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.40

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.41

2.1.2.1. Dân số và lao động.41

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.42

2.1.3. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Trạch.42

2.1.3.1. Số lượng DN, vốn đầu tư chia theo loại hình doanh nghiệp.43

2.1.3.2. Số lượng DN, vốn đầu tư chia theo ngành nghề kinh doanh .44

2.1.3.3 Doanh thu thực hiện của các DN giai đoạn 2005-2007 .44

2.1.4. Đánh giá chung.45

2.1.4.1. Thuận lợi .45

2.1.4.2. Khó khăn .46

2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH .47

2.2.1. Sự hình thành và phát triển.47

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy .48

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ.49

2.2.4. Tình hình sữ dụng lao động công chức ngành thuế.50

2.2.4.1. Phân theo trình độ .50

2.2.4.2. Phân theo nhiệm vụ công tác .51

2.2.4.3. Về cơ cấu độ tuổi CBCC trong biên chế.51

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật .53

2.2.6. Quy trình quản lý thu thuế theo chức năng đối với các DN.53

2.2.7. Đánh giá chung.56

2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT

VÀ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2005-2007 .56

2.3.1. Tình hình thực hiện dự toán thu thuế GTGT và thuế TNDN.56

2.3.1.1. Tình hình chung về thực hiện dự toán thu ngân sách .56

2.3.1.2. Thực hiện dự toán thuế GTGT và thuế TNDN ngoài quốc doanh 59

2.3.1.3. Thực hiện dự toán thu thuế GTGT và thuế TNDN của DN .60

2.3.2. Tình hình thu thuế trên địa bàn.61

2.3.2.1. Tình hình chung .61

2.3.2.2. Đối với thuế ngoài quốc doanh .62

2.3.2.3. Thuế GTGT và thuế TNDN thu từ doanh nghiệp.64

2.3.3. Tổ chức quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN trên địa bàn.65

2.3.3.1. Quản lý doanh nghiệp kê khai đăng ký thuế (cấp mã số thuế) .65

2.3.3.2. Tình hình nộp thuế GTGT và thuê TNDN của các doanh nghiệp 69

2.3.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra xữ lý nợ đọng, chống thất thu thuế.77

2.3.3.4. Ưu đãi, miễn giảm thuế.82

2.3.4. Đánh giá của các doanh nghiệp và CBCC thuế về quản lý thu thuế

GTGT và thuế TNDN của Chi Cục Thuế Quảng Trạch.83

2.3.4.1. Đánh giá của doanh nghiệp.83

2.3.4.2. Đánh giá của CBCC thuế .87

2.3.4.3. Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá giữa DN và CBCC thuế về

các nội dung điều tra .91

2.3.5. Hiệu quả quản lý thu thuế của Chi Cục Thuế Quảng Trạch.98

2.3.5.1. Hiệu quả hoạt động quản lý thu thuế .98

2.3.5.2. Hiệu quả kinh tế xã hội .99

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT;

THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2005-2007 .102

2.4.1. Tình hình chung.102

2.4.2. Những tồn tại ở Chi Cục Thuế Quảng Trạch.103

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .107

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ

THU THUẾ.107

3.1.1. Định hướng.107

3.1.1.1. Định hướng chung.107

3.1.1.2. Định hướng cụ thể.107

3.1.2. Mục tiêu.108

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT VÀ THUẾ

TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP.109

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô .109

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế GTGT và TNDN 109

3.2.1.2. Xây dựng quy trình quản lý thu thuế phù hợp .113

3.2.1.3. Tăng cường đào tạo đội ngủ công chức ngành thuế .113

3.2.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế .114

3.2.1.5. Hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành thuế.115

3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô tại Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch.116

3.2.2.1. Quản lý chặt chẽ DN kê khai đăng ký thuế, nộp thuế.116

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác TTHT pháp luật thuế cho doanh nghiệp .116

3.2.2.3. Công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thuế, kế toán DN.117

3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp.118

3.2.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.119

3.2.2.6. Tăng cường xữ lý khiếu nại, khiếu tố .120

3.2.2.7. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong QLT .120

3.2.2.8. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của HĐND và UBND các cấp.121

3.2.2.9. Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành trong tổ chức

quản lý thu thuế.121

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .124

1. KẾT LUẬN.124

2. KIẾN NGHỊ.126

TÀI LIỆU THAM KHẢO .129

PHỤ LỤC

pdf144 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H uế 66 Bảng 2.12. Tình hình Doanh nghiệp đăng ký thuế (cấp mã số thuế) giai đoạn 2005 - 2007 TT Loại hình DN 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 2007/2005 +- % +- % +- % 1 Cty TNHH 43 82 103 39 190,70 21 125,61 60 239,53 2 Cty Cổ phần 0 0 3 0 3 3 3 DN Tư nhân 71 77 88 6 108,45 11 114,29 17 123,94 4 Hợp tác xã 4 9 16 5 225,00 7 177,78 12 400,00 (Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch) Tuy nhiên việc thành lập Doanh nghiệp do Phòng đăng ký KD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, còn đăng ký thuế - mã số thuế do Cục Thuế cấp; sự phối hợp thống nhất để quản lý DN giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, nên nhiều DN có giấy phép thành lập nhưng đến đăng ký thuế chậm, thẩm chí có một số DN vẫn chưa đăng ký thuế (doanh nghiệp cưa xẻ gổ). Theo yêu cầu quản lý của ngành thuế việc đăng ký cấp mã số thuế của Doanh nghiệp do Cục thuế cấp, sau đó được phân cấp Cục thuế quản lý hoặc phân cấp về cho các Chi cục thuế huyện, thị quản lý (vì thế số thuế của DN nộp vào NSNN được điều tiết cho NS cấp tỉnh hay huyện phụ thuộc vào DN đó do Cục thuế hay Chi Cục quản lý) b. Tình hình doanh nghiệp kê khai thuế, nộp thuế Phân tích tình hình số DN kê khai nộp thuế so với số DN đăng ký thuế, được cấp mã số thuế. Tỷ lệ DN kê khai thuế, nộp thuế so với số DN quản lý được cấp mã số thuế là 94,07 % năm 2005; 93,45% năm 2006; 83,3 % năm 2007. Như vậy tỷ lệ DN kê khai thuế, nộp thuế giai đoạn 2005-2007 giảm dần. Cụ thể năm 2007 tinh thần chấp hành kê khai nộp thuế của HTX thấp nhất, chỉ đạt 56,3%; DN tư nhân đạt 81,8 %; Công ty TNHH đạt 88,3%. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 67 Bảng 2.13. Tình hình DN khai thuế, nộp thuế so với đăng ký thuế (cấp mã số thuế) giai đoạn 2005 - 2007 TT Loại hìnhDN 2005 2006 2007 Cấp MST Khai thuế Khai thuế /cấp MST (%) Cấp MST Khai thuế Khai thuế /cấp MST (%) Cấp MST Khai thuế Khai thuế /cấp MST (%) 1 Cty TNHH 43 40 93,02 82 77 93,90 103 91 88,3 2 Cty Cổ phần 0 0 0 0 3 3 100,0 3 DNTư nhân 71 67 94,37 77 71 92,21 88 72 81,8 4 Hợp tác xã 4 4 100,00 9 9 100,00 16 9 56,3 Cộng 118 111 94,07 168 157 93,45 210 175 83,3 (Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch) c. Chính sách tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kê khai thuế, nộp thuế Theo ông Nguyễn Quang Thắng Chi Cục Trưởng Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch cho biết nguyên nhân của tình trạng số DN kê khai, nộp thuế thấp hơn số DN cấp mã số thuế là do mô hình quản lý DN ở cấp Chi Cục giai đoạn 2005-2007 chưa khoa học; công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế tập trung ở đội thuế số 4 (chưa có đội chuyên trách quản lý DN), chuyên môn nghiệp vụ cán bộ thuế về quản lý DN còn hạn chế; công nghệ thông tin, máy vi tính ở đội số 4 chưa có; trách nhiệm pháp lý và chế tài xử lý chưa mạnh để bắt buộc DN có ý thức chấp hành; và một nguyên nhân nữa đó là trong năm 2007 Cục thuế phân cấp về cho Chi cục quản lý một số DN mà trước đây Cục quản lý song qua xác minh thì không có trụ sở, địa điểm hoạt động hoặc một số đã nghỉ KD nhưng không khai báo. Để khắc phục những hạn chế đó và quản lý thuế theo mô hình chức năng, Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được thành lập vào tháng 7/2007 có trách nhiệm cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giải đáp các các chính sách thuế cho DN. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 68 Đội kê khai kế toán thuế và tin học đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp dăng klý thuế, nộp hồ sơ khai thuế; Đội Kiểm tra xác minh, điều tra nắm bắt thông tin về doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp nếu đang hoạt động phải nộp hồ sơ khai thuế hoặc đối với các doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh, không đăng ký kê khai, được chính quyền địa phương xác nhận không có địa điểm SXKD trên địa bàn thì đóng mã số thuế và làm thủ tục DN bỏ trốn KD. Bảng 2.14. Số DN kê khai thuế, nộp thuế đến ngày 31/12/2007 TT Loại hình doanh nghiệp Số lượng (DN) Kê khai Không kê khai Tổng 1 Cty TNHH 2 Thành viên 91 12 103 2 Cty Cổ phần 3 0 3 3 Doanh nghiệp Tư nhân 72 16 88 4 Hợp tác xã 9 7 16 Cộng 175 35 210 (Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch) Tính đến 31/12/2007 Chi Cục Thuế Quảng Trạch được phân cấp quản lý 210 DN trong đó 175 DN kê khai thuế, nộp thuế; có 35 DN không khai các hồ sơ khai thuế, nộp thuế - Đối với từng trường hợp cụ thể Chi cục chưa thực hiện được các thủ tục pháp lý để yêu cầu DN kê khai thuế đúng quy định hoặc đóng MST và báo cáo Cục Thuế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh. Việc phân cấp quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn trực tiếp đến cơ quan thuế khi có nhu cầu được dễ dàng, nhanh chóng hơn, được giải đáp thắc mắc cũng như tháo gở vướng mắc kịp thời. Đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan thuế nắm sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp để có sự điều chỉnh kịp thời đôn đốc nhắc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 69 nhỡ cũng như chủ động lập kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp đảm bảo công bằng về thuế. Song việc phân cấp chưa toàn diện triệt để, một số DN trên địa bàn cùng kinh doanh nghành nghề, quy mô tương đương nhưng lại Cục thuế quản lý mà công tác thanh tra kiểm tra do bị giới hạn bởi nguồn lực và thời gian do đó Công tác kiểm tra, thanh tra còn chưa sát đúng với tình hình KD của DN, còn bỏ sót nguồn thu đặc biệt đối với các DN hoạt động xây dựng cơ bản. 2.3.3.2. Tình hình nộp thuế GTGT và thuê TNDN của các doanh nghiệp a. Chia theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.15. Kết quả thực hiện thu thuế GTGT&TNDN theo loại hình DN giai đoạn 2005-2007 TT Loại hình DN Năm So sánh Tăng 2005 2006 2007 2007/2005 B/q Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/_ % % 1 Cty TNHH 610 45,56 1.175 57,68 2.264 72,40 1.654 371,15 92,65 2 Cty C.phần 0 0,00 0 0,00 1 0,03 1 3 DN tư nhân 477 35,62 617 30,29 568 18,16 91 119,08 9,12 4 HTX 252 18,82 245 12,03 294 9,40 42 116,67 8,01 Cộng 1.339 100,00 2.037 100,00 3.127 100,00 1.788 233,53 52,82 (Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch) Qua số liệu ở bảng 2.15 ta thấy số thuế nộp vào NSNN của các DN tăng khá từ 1.339 trđ năm 2005 lên 3.127 trđ năm 2007, mức tăng tuyệt đối là 1.788 trđ ; tốc độ tăng bình quân là 52,82%. Trong đó tỷ trọng đóng góp NSNN về thuế GTGT và thuế TNDN của loại hình công ty TNHH là lớn nhất và tăng mạnh qua các năm, năm 2005 nộp 610 trđ chiếm 45,56% đến năm 2007 đã tăng lên 2.264 trđ chiếm 72,4 %; tốc độ tăng bình quân là 92,65%. Đây là điều dễ hiểu vì giai đoạn này số Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 70 lượng công ty thành lập và quy mô vốn đầu tư, doanh thu thực hiện tăng mạnh do đó số thuế phải nộp của loại hình công ty tăng. Số thu từ doanh nghiệp tư nhân năm 2007 so với năm 2005 tăng 19,08% tương ứng 91 trđ; tốc độ tăng bình quân 9,12 %. Số thu từ HTX cũng tăng ít, năm 2007 so vơi năm 2005 tăng 16,67% hay 42 trđ; tốc độ tăng bình quân 8,01%. b. Chia theo ngành nghề kinh doanh Bảng 2.16 cho thấy thuế GTGT & TNDN đã nộp của doanh nghiệp chia theo ngành nghề hoạt động kinh doanh. Bảng 2.16. Kết quả thực hiện thu thuế GTGT&TNDN theo ngành nghề giai đoạn 2005-2007 TT Ngành Năm So sánh Tăng 2005 2006 2007 2007/2005 B/q Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/_ % % 1 X.dựng 657 49,07 853 41,88 1.421 45,44 764 216,29 47,07 2 S. xuất 284 21,21 259 12,71 262 8,38 -22 92,25 -3,95 3 T.Mại 264 19,72 685 33,63 1.202 38,44 938 455,30 113,38 4 VTDV 134 10,01 240 11,78 242 7,74 108 180,60 34,39 Cộng 1.339 100,00 2.037 100,00 3.127 100,00 1.788 233,53 52,82 (Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch) Ngành xây dựng số thuế nộp chiếm tỷ trọng lớn nhất, số nộp tăng từ 657 trđ năm 2005 lên 1.421 trđ năm 2007; tốc độ tăng bình quân 47,07%; Ngành sản xuất số thu giảm 22 trđ từ 284 trđ năm 2005 xuống 262 trđ năm 2007. Điều nay cần phải xem xét tính tự kê tự tính, tự nộp của DN đã phù hợp thực tế không; công tác kiểm tra tại DN như thế nào, bởi xu thế xã hội phát triển mà số thu lại giảm là điều cần bàn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 71 Ngành vận tải, dịch vụ số thu hàng năm đều tăng. Tốc độ tăng bình quân là 34,39%. Ngành thương mại số thu tăng mạnh nhất, 264 trđ năm 2005 lên 1.202 trđ năm 2007, tỷ lệ tăng năm 2007 so 2005 là 355,30% và tốc độ tăng bình quân là 113,38%. Một điều đáng lưu ý là số liệu ở bảng 2.7 phản ảnh tình hình thực hiện dự toán thu NS năm 2005; 2006; 2007 đã cho thấy số thu hàng năm của Chi cục thuế luôn luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Nhưng số thu ngoài quốc doanh thất thường năm 2005 đạt 105,8%; năm 2006 đạt 104,7%; Năm 2007 không hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 94,16%. Để thấy rõ thực trạng của công tác quản lý thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp năm 2007 không đạt kế hoạch cần đi sâu nghiên cứu một số chỉ tiêu đối với từng ngành nghề mà các doanh nghiệp tham gia SXKD. Bảng 2.17. Một số chỉ tiêu kinh tế về thuế DN đã nộp năm 2007 TT Ngành nghề SL(DN) DT (trđ) Số nộp GTGT, TNDN b/q 1 DN nộp /năm (trđ) Tỷ lệ nộp GTGT, TNDN /DT (%) GTGT, TNDN (a) Tổng số (b) Tỷ lệ (a)/(b) 1 Xây dựng 39 38.674 1.421 1.725 82,38 36,44 3,67 2 Sản xuất 28 10.760 262 385 68,05 9,36 2,43 3 Thương mại 90 338.802 1.202 1.088 110,48 13,36 0,35 4 D.vụ, vận tải 18 96.018 242 260 93,08 13,44 0,25 Cộng 175 484.254 3.127 3.458 90,43 17,87 0,65 (Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch và tính toán của tác giả ) Kết hợp số liệu ba bảng: Bảng 2.16; Bảng 2.17 và Bảng 2.3 “ Số DN, vốn đầu tư KD theo ngành nghề” cho thấy: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 72 - Đối với ngành xây dựng: Có 39 DN, với tổng vốn kinh doanh 42.509 tr đ; Doanh thu năm 2007 đạt 38.674 trđ. Số thu thuế GTGT và TNDN năm 2007 đạt 1.421 triệu đồng chiếm 45,44% tổng thu GTGTvà TNDN. Bình quân 36,44 trđ/năm/DN. Tỷ lệ số thuế nộp/Doanh thu 3,67%. Năm 2007 so với năm 2005 số thuế tăng 116,29% tương ứng 764 trđ; tốc độ tăng bình quân năm 47,07 % . Số liệu này phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất hạ tầng ở huyện Quảng Trạch đang được đầu tư mạnh, phản ánh đúng xu thế phát triển huyện Quảng Trạch đã được công nhận đô thị loại 3 và đang trong giai đoạn tiến lên Thị xã. Tỷ lệ số thuế nộp NS/doanh thu 3,67% là một tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ 4,7% quy định cho các CSKD không thực hiện được chế kế toán tại công văn số 617 QĐ/CT ngày 6/7/2006. Tuy nhiên qua số liệu kiểm tra của cơ quan thuế, nhiều Doanh nghiệp đã tìm mọi cách để trốn doanh thu xây dựng; tìm cách đưa các chứng từ, kê khai khống các chi phí đầu vào nhằm giảm thu nhập chịu thuế. Mặt khác khả năng phân tích, loại trừ chi phí không hợp lý của các công chức thuế khi kiểm tra còn yếu về nghiệp vụ; các văn bản chính sách thuế còn kẽ hở nên thất thu thuế đối với ngành xây dựng là rất lớn. ( Số liệu chi tiết ở phần Kiểm tra thuế) - Đối với ngành sản xuất: Có 28 DN, số thu năm 2007 là 262 trđ chiếm 8,38% so với năm 2005 giảm 7,75% tương ứng 22 trđ. Vốn đầu tư là 18.775 trđ, doanh thu là 10.760 trđ . Bình quân nộp NS 9,36 trđ/năm/DN. Tỷ lệ số nộp NS/Doanh thu là 2,43%. Lý do của sự giảm sút này do quy mô của các doanh nghiệp sản xuất mộc, SX bao bì, khai thác đá, nuôi trồng thủy hải sản mà Chi cục thuế quản lý giảm sút do các doanh nghiệp lớn thuộc Cục thuế quản lý và các DN Trung ương đóng trên địa bàn cạnh tranh. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc kê khai giấu doanh thu, trốn thuế như các DN khai thác đá, cát bán cho người dân thì không kê khai thuế. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 73 - Đối với ngành thương mại: Có 90 DN, số thu năm 2007 là 1.202 trđ chiếm 38,44 % so với năm 2005 tăng 355,3 % tương ứng 938 tr đ; tốc độ tăng bình quuan 113,88%/năm. Bình quân nộp NSNN 13,36 trđ/năm/DN hay 1,11 trđ/tháng/DN. Đây là số thuế nộp vào NSNN rất thấp so với vốn đầu tư 78.386 trđ và doanh thu thực hiện 338.802 trđ/năm. Tỷ lệ nộp thuế / Doanh thu chỉ đạt 0,35%. Như vậy cần phải thấy được lý do thất thu thuế và biện pháp tăng số thu thuế ở ngành này? Nguyên nhân thất thu thuế ở các DN kinh doanh ngành nghề này đó là tình trạng bỏ sót doanh thu; Tình trạng bán hàng không xuất hoá đơn hoặc ghi hoá đơn thanh toán khai thuế thấp hơn thực tế thu tiền. - Đối với ngành vận tải, dịch vụ : Có 18 DN, với vốn đầu tư 25.826 trđ, doanh thu 2007 là 96.018 trđ. Số thuế nộp 242 trđ. Bình quân số thuế 13,44 trđ/năm/DN. So với năm 2005 số thuế tăng 80,60% tương ứng 108 trđ, mặc dù tốc độ thu bình quân tăng 34,39%/năm nhưng số thu tuyệt đối còn rất thấp so với tiềm năng kinh tế của huyện nhà. Tỷ lệ nộp thuế NSNN/DT đạt 0,25% nếu so sánh với tỷ lệ ấn định 7,2% quy định cho các CSKD ấn định thuế tại công văn số 617 QĐ/ CT ngày 6/7/2006 thì tỷ lệ này là quá thấp. Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng thuế GTGT & TNDN thu theo ngành nghề năm 2007 8,38 38,44 7,74 45,44 Xây dựng Sản xuất T.Mại V.Tải, D.Vụ (Nguồn Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch và tính toán của tác giả) Tỷ trọng số thu năm 2007 cho thấy ngành công nghiệp xây dựng chiếm 38,44% tổng số thu phản ánh tình hình đầu tư hạ tầng cơ sở của huyện nhà, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 74 sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tuy nhiên sự đóng góp của ngành dịch vụ còn rất thấp chỉ chiếm 7,74 % cần có chính sách phù hợp. Nhìn vào số liệu bảng 2.17 cho thấy số thu từ DN chủ yếu là hai sắc thuế GTGT và TNDN chiếm hơn 90% (3.127 trđ / 3.458 trđ) trong tổng số. c. Số thuế phải nộp, đã nộp, còn nợ, tỷ lệ nợ Bảng 2.18 phản ánh tổng số thuế phải nộp, đã nộp, còn nợ, tỷ lệ nợ trên số phải nộp, tỷ lệ nợ trên số đã nộp của doanh nghiệp trong năm 2007. - Số phải nộp : Số liệu giai đoạn 2005-2007 cho thấy số thuế phải nộp vào NSNN của Doanh nghiệp tăng khá, lần lượt là 1.871 trđ; 2.772 trđ; 3.953 trđ. So sánh năm 2007 với năm 2005 ta thấy tổng số phải nộp tăng 111,21% tương ứng tăng 2.081 trđ. Song nếu so sánh với tốc độ tăng doanh thu 324,72% (Doanh thu tăng 484.254 trđ) ở bảng 2.4 thì tỷ lệ tăng thuế phải nộp giai đoạn này còn thấp. Số thuế GTGT phải nộp là 2.603 trđ so với năm 2005 tăng 100% hay 1.302 trđ. Thuế TNDN phải nộp là 992 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 159,6% hay 610 trđ. Bình quân một doanh nghiệp phải nộp trong năm 2007 là 22,59 triệu đồng so với năm 2005 là 16,86 trđ tăng 133,97% hay 5,73 trđ/DN. Theo số liệu của Cục Thuế Quảng Bình năm 2007số thu b/q của 1 DN là 30 trđ/năm (Chi Cục Thuế Đồng hới); 25 trđ/năm (Chi Cục Thuế Bố Trạch) thì tỷ lệ huy động này của Chi Cục Thuế Quảng Trạch là khiêm tốn, chưa tương xứng với nguồn thu trên địa bàn; với sự đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Trạch thì mức huy động này còn thất thu thuế. - Số đã nộp : Số thuế đã nộp NSNN trong năm 2007 là 3.458 triệu đồng so với năm 2005 tăng 128,31 % tương ứng là 1.943 triệu đồng. Bình quân một doanh nộp nộp 19,76 trđ/ năm. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 75 Bảng 2.18. Tình hình nộp thuế GTGT và thuế TNDN của DN huyện Quảng Trạch giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT : Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 2007/2005 +/- % +/- % +/- % 1 Tổng số DN 111 157 175 46 141,44 18 111,46 64 157,66 2 Thuế phải nộp 1.871 2.772 3.953 901 148,14 1.180 142,58 2.081 211,21 a Thuế GTGT 1.302 1.753 2.603 451 134,66 851 148,53 1.302 200,00 b Thuế TNDN 382 755 992 373 197,51 237 131,44 610 259,60 c Khác 188 265 358 77 141,11 93 134,98 170 190,47 d B/q một DN 16,86 17,66 22,59 0,80 104,73 4,93 127,92 5,73 133,97 3 Số đã nộp 1.515 2.266 3.458 751 149,61 1.192 152,61 1.943 228,31 a Thuế GTGT 988 1.360 2.223 372 137,67 863 163,46 1.235 225,03 b Thuế TNDN 351 677 904 325 192,61 227 133,57 553 257,28 c Khác 175 229 331 54 130,69 102 144,43 156 188,74 d B/q một DN 13,65 14,43 19,76 0,79 105,77 5,32 136,89 6,11 144,80 4 Số nợ cuối kỳ 407 573 550 166 140,92 -23 95,96 143 135,23 a Thuế GTGT 314 393 380 79 125,16 -12 121,18 66 121,18 b Thuế TNDN 31 78 88 47 253,67 10 286,22 57 286,22 c Khác 12 36 27 23 287,84 -9 214,77 14 214,77 5 Nợ/phải nộp(%) 21,74 20,68 13,92 - -1,06 - -6,76 - -7,82 a Thuế GTGT 24,10 22,40 14,60 - -1,70 - -7,80 - -9,50 b Thuế TNDN 8,03 10,31 8,85 - 2,28 - -1,46 - 0,82 c Khác 6,63 13,53 7,48 - 6,90 - -6,05 - 0,85 6 Nợ/đã nộp(%) 26,86 25,30 15,91 - -1,56 - -9,39 - -10,95 a Thuế GTGT 31,75 28,86 17,10 - -2,89 - -11,77 - -14,65 b Thuế TNDN 8,73 11,49 9,71 - 2,77 - -1,78 - 0,98 c Khác 7,11 15,65 8,09 - 8,55 - -7,57 - 0,98 ( Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch và tính toán của tác giả) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 76 - Số còn nợ, tỷ lệ nợ: Số nợ còn phải thu là 407 trđ (năm 2005); 573 trđ (năm 2006); 550 trđ (năm 2007). Năm 2007 so với năm 2005 thì số nợ tuyệt đối tăng 143 trđ song tỷ lệ nợ trên số phải nộp đã giảm từ 21,74% năm 2003 xuống còn 13,92% ( giảm 7,82%) đây là tín hiệu tích cực phản ánh công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ bước đầu đã xác định được trách nhiệm của mình trong công tác thu Ngân sách và phản ánh chính sách của Tổng Cục thuế trong việc quyết định thành lập Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ (tháng 7/2007) là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ này vẫn còn rất cao so với yêu cầu của Tổng Cục thuế đề ra là giảm nợ xuống dưới 5% trên tổng số phải nộp của DN. Đặc biệt thuế GTGT là thuế mà người tiêu dùng chịu, về lý thuyết DN chỉ là người nộp thay do đó, thuế GTGT năm 2007 còn nợ 79 trđ là phản ảnh ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế của DN chưa tốt. Theo danh sách các DN nợ đọng thuế (phụ lục 01) thì tình trạng nợ của các DN rất nhiều lý do. Năm 2007 số nợ là 550 triệu đồng trên tổng số phải nộp là 3.953 triệu đồng chiếm 13,92% . Số thuế nợ đọng còn chiếm tỷ lệ khá cao do nhiều nguyên nhân như DN nợ thuế có năng lực trả nợ nhưng chây ỳ; Do Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn khách quan như thiên tai, địch họa; Nợ phát sinh thường xuyên. Song một nguyên nhân quan trọng phản ánh năng lực quản lý thu thuế của cán bộ công chức thuế đó là chưa phân tích được tuổi nợ thuế, chưa xây dựng được kế hoạch, biện pháp thu từng khoản nợ thuế thích hợp. Số liệu nợ thuế của một số DN chưa thực sự chính xác, phản hồi thông tin về tình hình thu nộp, về điều chỉnh bổ sung số liệu giữa các bộ phận chức năng chưa thống nhất dẫn đến số liệu sai lệch kéo dài, cá biệt còn có số ít DN theo dỏi nợ còn trùng lặp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 77 Tóm lại: Nợ thuế là một tiêu chí, một thước đo về quản lý thuế và năng lực tài chính của người nộp thuế. Đối với người nộp thuế mà có ý thức tự giác tuân thủ đúng pháp luật, kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việc nộp thuế đúng quy định của pháp luật và sẻ giảm thiểu được nợ. Nợ thuế cũng là thước đo năng lực quản lý thuế của của cơ quan thuế, nếu cơ quan thuế theo dỏi, giám sát được chặt chẻ các khoản nợ và thực hiện các biện pháp quản lý thu nợ tốt thì nợ thuế cũng sẽ giảm thiểu. Đó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và phối hợp với cơ quan thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ . Nếu quản lý nợ thuế được tốt thì sẽ đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập được sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Công tác quản lý nợ hết sức quan trọng cần có tổ chức bộ máy riêng, chuyên trách để làm việc này [37]. 2.3.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra xữ lý nợ đọng, chống thất thu thuế a. Công tác kiểm tra về lĩnh vực thuế tại doanh nghiệp Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Thông qua công tác kiểm tra phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực. Căn cứ vào kiến nghị của kết quả thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế các cấp có thể kiến nghị các giải pháp cụ thể để đưa Luật thuế vào cuộc sống đồng thời cải cách các quy trình quản lý thu thuế ngày càng hợp lý hơn. CBCC thuộc Đội Kiểm tra là 12 người chiếm 16,22% tổng số CBCC trong biên chế. Đây là một tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu cải cách ngành thuế đặt ra đòi hỏi số lượng CBCC thuế ở Đội kiểm tra phải chiếm 25- 30% tổng số CBCC toàn đơn vị. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 78 Trong đó có 8 người chịu trách nhiệm phụ trách kiểm tra, thực hiện dự toán thu đối với DN; 4 người chịu trách nhiệm phụ trách kiểm tra nội bộ. Bình quân một CBCC thuế phụ trách phân tích số liệu, đôn đốc thực hiện chính sách thuế 22 doanh nghiệp. Tuy nhiên do nguồn lực có hạn, trình độ CBCC thuế còn nhiều hạn chế do đó việc tổ chức một cuôc kiểm tra còn phụ thuộc vào một số ít người nhất định có năng lực nghiệp vụ làm trưởng Đoàn do đó số lượng cuộc kiểm tra chưa nhiều, kết quả truy thu thuế và xử lý chưa cao. Bảng 2.19. Kết quả kiểm tra thuế tại doanh nghiệp 2007 Số lượng cuộc kiểm tra Số thuế ghi thu theo biên bản kiểm tra (ngàn đồng) Tổng Trong đó Nợ đọng thuế Truy thu thuế Phạt GTGT TNDN Khác GTGT TNDN Khác 40 556.046 133.741 3.880 0 71.372 276.000 6.518 64.535 ( Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch ) Năm 2007 Chi Cục Thuế kiểm tra 40 doanh nghiệp, trong đó có 03 cuộc kiểm tra chưa hoàn thành chyển sang năm 2008; Kiểm tra 325 hộ KD cá thể thuộc đội xã phường quản lý và 02 xã. Kết quả kiểm tra 37 doanh nghiệp (phụ lục 02) đã thu vào NSNN được 565,046 trđ. Trong đó: Thu nợ đọng thuế : GTGT: 133,741 tr; TNDN : 3,88 trđ; Truy thu thuế : GTGT : 71,773 trđ; TNDN : 276 trđ; Phạt gian lận thuế, phạt hành chính : 64,535 trđ. Qua số liệu kiểm tra kết luận tại các biên bản kiểm tra của Chi cục thuế huyện Quảng Trạch thì tình trạng kê khai bỏ sót doanh thu, tăng chi phí được khấu trừ làm giảm thu nhập chịu thuế nhằm trốn thuế. Kê khai sai thuế suất Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 79 thuế GTGT làm giảm số thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều. Hạch toán sổ sách chưa kịp thời, đầy đủ và không chính xác số học. Công tác kiểm tra hoàn thuế, năm 2007 không có doanh nghiệp nào đề nghị hoàn thuế GTGT, trong khi rất nhiều doanh nghiệp có số thuế còn được khấu trừ liên tục trên 3 tháng (thẩm chí có những đơn vị trên 12 tháng) vẫn không đề nghị hoàn thuế song Chi Cục Thuế Quảng Trạch vẫn chưa có các giải pháp thu thập, xử lý thông tin số liệu, yêu cầu doanh nghiệp giải trình. b. Tình trạng thất thu thuế - DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Năm 2007 Chi Cục Thuế Quảng Trạch quản lý 07 DN kinh doanh vàng bạc, đá quý được tính thuế theo phương pháp này. Số thuế đã nộp vào NSNN là 59.325.400đ, bình quân một doanh nghiệp nộp 8.475.057 đ/năm (thuế GTGT : 5.275.614 đ/năm; thuế TNDN : 3.199.443 đ/năm). Đây là mức nộp rất thấp so với mức thu bình quân một DN 35 trđ/năm (địa bàn Thị xã Đồng hới); 18 trđ/năm (địa bàn huyện Bố Trạch); 15 trđ/năm (huyện Lệ Thuỷ). Tình trạng các DN đã kê khai doanh số thấp so với thực tế KD để trốn thuế phải nộp là điều dễ hiểu bởi vì đối tượng mua, bán vàng, bạc trên địa bàn chủ yếu là người dân mà một thực trạng hiện nay, cơ chế mua bán thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, người dân không lấy hoá đơn do đó việc để doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp thuế là không trung thực dẫn đến thất thu thuế. Tuy nhiên để kiểm tra, kiểm soát, có chứng cứ pháp lý về trốn doanh thu đối với DN kinh doanh ngành này là rất khó khăn. Đòi hỏi cơ quan thuế phải có chính sách quản lý cụ thể, riêng có của ngành hàng này. - Các DN nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu thì kê khai doanh thu tính thuế rất thấp so với doanh thu thực tế SXKD vì DN chỉ kê khai doanh thu đối với người mua yêu cầu viết hoá đơn. Đây cũng là thách thức Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 80 trong công tác quản lý thuế để yêu cầu DN phải kê khai theo doanh thu thực tế phát sinh. - Thất thu thuế từ các DN kinh doanh xăng dầu : Theo số liệu kê khai 07 doanh nghiệp trong tổng số 19 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện thuộc Chi Cục quản lý thu thuế (phụ lục 03) cho thấy các DN xăng dầu xuất khống hoá đơn không phát sinh mua bán là có thật. Trả lời câu hỏi đặt ra tại sao DN xăng dầu lại cho hóa đơn như vậy? + DN xăng dầu mua xăng dầu về đã kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Khi bán đương nhiên DN phải xuất hoá đơn (vừa để phù hợp với lượng hàng tồn kho cuối kỳ), tuy nhiên do người mua không lấy hoá đơn do đó DN xăng dầu có điều kiện xuất hoá đơn khống khi các DN khác có nhu cầu đặc biệt là các DN hoạt động vận tải thường cần hoá đơn dầu để tăng chi phí đầu vào. + Đối với DN đi xin hoá đơn thì DN có chứng từ hợp pháp để vừa khấu trừ thuế GTGT đầu vào, hoặc hoàn thuế GTGT; vừa có chứng từ hợp pháp, hợp lệ (!) để giảm thu nhập chịu thuế TNDN. - Đối với DN xăng dầu cho hóa đơn họ sẽ được hưởng lợi theo tỷ lệ % theo giá thanh toán ghi trên hoá đơn (?). Nhưng để phát hiện, kiểm tra các doanh nghiệp xăng dầu bán ra cũng như các DN mua xăng dầu để về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có phát sinh thực tế hay không; Có đủ chứng cứ để kết luận DN xăng dầu xuất khống là một vấn đề phức tạp và cần có giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách đến các cơ quan ban ngành. Chỉ với 7 doanh nghiệp kinh do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_quan_ly_thu_thue_gia_tri_gia_tang_va_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_tren_dia_ban_huyen_quang.pdf
Tài liệu liên quan