goài việc tự đề xuất, chúng tôi đã sưu tầm các BTĐT, và từ đó xây dựng thành một hệ thống
gồm 83 BTĐT dùng cho dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”. Hệ thống bài tập
phủ kín toàn bộ chương, trong đó có 55 bài tập về cấu tạo và tính chất của chất rắn và chất lỏng, 27
bài tập về sự chuyển thể.
Cấu trúc của hệ thống BTĐT được chia theo mức độ khó của bài tập. Có 39 BTĐT tập dượt, 35
BTĐT tổng hợp, và 8 BTĐT sáng tạo.
Sau đây là hệ thống BTĐT đã được biên soạn:
a. BTĐT tập dượt
BT 1. Một quả cầu làm bằng chất đơn tinh thể. Khi nóng lên không những thay đổi thể tích mà còn
thay đổi cả hình dạng nữa vì sao?
BT 2. Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ nguyên tử cácbon nhưng lại có tính chất
vật lý khác nhau?
BT 3. Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi mới bỏ đá lạnh vào.
Vì sao không bỏ đá lạnh vào trước rồi bỏ đường sau? Giải thích điều này như thế nào?
BT 4. Khi chẻ than chì thì chẻ theo chiều dọc dễ hơn hay chiều ngang dễ hơn? Tính chất nào của
than chì giải thích hiện tượng trên?
BT 5. Một người dùng một đòn gánh bằng tre để gánh nước. Hãy cho biết đòn gánh bị biến dạnggì?
BT 6. Tại sao cái đinh ốc bằng thép dễ vặn vào cái đai ốc bằng đồng khi hơ nóng cả hai, còn khi
nguội lại rất khó tháo ra?
BT 7. Dùng một vòng dây kim loại và một quả cầu có thể bỏ lọt vừa khít vòng dây kim loại. Nếu
nung nóng quả cầu thì quả cầu có còn bỏ lọt vòng dây kim loại nữa không? Giải thích tại sao nhưvậy.
147 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng hệ thống bài tập định tính vào chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý lớp 10 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập định lượng đơn giản sẽ rất khó khắc sâu kiến thức về sự vật
hiện tượng. Do đó, chúng tôi cho rằng cần phải có các BTĐT làm cơ sở cho các bài tập định lượng
phức tạp để giúp HS khắc sâu bản chất của sự vật hiện tượng cả về mặt định tính và định lượng.
Nếu kiến thức cần củng cố mang tính định lượng thấp thì không thể dùng bài tập định lượng để khắc
sâu kiến thức. Trong trường hợp này bắt buộc phải sử dụng BTĐT.
Dưới đây là giáo án bài tập được thiết kế theo tinh thần trên.
Giáo án bài tập thuộc kiến thức “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”
I. Ý tưởng sư phạm
Sau khi học xong bài 52, HS đã được học các kiến thức về sự nở dài, sự nở khối, công thức nở
dài, nở khối, ứng dụng của hiện tượng nở vì nhiệt trong kĩ thuật. Do đó, bài tập được lựa chọn phải
củng cố các kiến thức trên.
Các kiến thức trong bài mang tính định lượng và cả định tính. Tỉ trọng giữa chúng có thể xem
là bằng nhau. Vì thế, các bài tập phải củng cố cả mặt định tính và mặt định lượng, tạo điều kiện để
HS tiếp cận với các hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật có liên quan đến sự nở vì nhiệt.
BTĐT được đưa vào trong giáo án với chức năng:
+ Củng cố phần kiến thức định tính: BT 15, BT 16
+ Làm cơ sở cho bài tập định lượng: BT 17
II. Mục tiêu
HS vận dụng được các kiến thức của sự nở vì nhiệt để giải thích các hiện tượng liên quan đến
sự nở vì nhiệt.
Vận dụng công thức sự nở vì nhiệt để giải một số bài tập định lượng.
III. Chuẩn bị
GV: phát phiếu học tập cho HS theo mẫu. (phụ lục 3b)
HS: xem lại kiến thức “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” và làm các bài tập mà GV giao trong phần
củng cố sau khi học hết bài 52.
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Giải bài tập được giao ở nhà (15 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
BT 15:
Gọi một HS lên giải BT
15.
Mời một HS khác nhận
xét BT 15.
Sửa những chỗ mà HS lập
luận sai, hướng dẫn cách lập
luận mẫu của BT 15 cho HS.
Gợi ý:
Khi vật rắn dãn nở vì
nhiệt, nếu bị cản trở thì sẽ
gây ra hiện tượng gì?
BT 16:
Gọi 1 HS lên bảng giải
BT 16.
Yêu cầu 1 HS khác nhận
xét bài giải.
Hướng dẫn HS chỉnh sửa
những chỗ sai trong lập luận
và yêu cầu một HS khác lên
viết lại lời giải hoàn chỉnh.
Gợi ý:
Vì sao đinh vít bị gỉ thì
khó tháo ra?
Khi nung nóng kích thước
HS lên bảng giải
BT 15
HS nhận xét bài
giải trên bảng.
HS theo dõi và ghi
nhận bài giải mẫu của
GV.
HS giải BT 16.
HS nhận xét bài
giải.
Chỉnh sửa lại bài
giải.
Khi nhiệt độ tăng thì
ván lót sàn bị dãn nở.
Nếu sự dãn nở bị cản
trở thì sẽ làm sàn nhà bị
cong.
Do đó, khi lót sàn nhà
bằng gỗ người ta phải để
hơi hở một bên cho ván
lót sàn nhà dãn nở khi
nhiệt độ tăng.
Do lớp gỉ làm tăng ma
sát nên khó tháo.
Khi nung nóng, đinh vít
của đinh vít thay đổi thế
nào? Khi đó, đinh vít tác
dụng lên lớp gỉ như thế nào?
Tại sao, khi đinh vít nguội
thì dễ tháo ra?
dãn nở, ép lên lớp gỉ làm
lớp gỉ mỏng lại.
Khi nguội đi, đinh vít
co lại tạo khe hở nên dễ
tháo.
Hoạt động 2: giải BT 17 (10 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
Yêu cầu các em HS thảo
luận với nhau để giải BT
17 trong vòng 5 phút.
Gọi một em bất kì trình
bày lời giải của mình. Các
em HS khác lắng nghe và
bổ sung ý kiến.
GV tổng hợp lại và chính
xác hóa bài giải cho các em
và các em ghi vào phiếu
học tập.
Gợi ý:
Khi lắp đai sắt vào bánh
xe gỗ thì đai sắt phải siết
chặt vào bánh xe gỗ. Muốn
vậy kích thước của đai sắt
khi chưa nung nóng phải
như thế nào so với kích
thước của bánh xe gỗ?
Khi nung nóng và khi
nguội lại thì đai sắt sẽ bị
gì?
HS thảo luận với
nhau để tìm cách giải.
HS trình bày lời giải
của mình sau khi đã
thảo luận.
Chỉnh sửa lại bài
giải và ghi vào phiếu
học tập.
Để đai sắt siết chặt vào
bánh xe gỗ thì ở nhiệt độ
bình thường đai sắt phải
có chu vi bằng hoặc nhỏ
hơn chu vi bánh xe, và
như vậy thì không thể lắp
đai sắt vào bánh xe.
Khi nung nóng, đai sắt
nở vì nhiệt, chu vi đai sắt
lớn hơn chu vi của bánh
xe nên lắp vào được.
Sau đó, đai sắt nguội đi,
co lại và siết chặt vào
bánh xe.
Hoạt động 3: giải bài 1 (15 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
Những HS khá có thể
nhận biết được cơ sở lí luận
của bài 1 chính là BT 17.
Tìm hiểu đề bài và nêu
cách giải: (10 phút)
Yêu cầu một HS khá
lên bảng phân tích đề bài
(viết tường minh các dữ
liệu đề cho) và nêu hướng
giải bài tập.
Yêu cầu các HS khác
tự tóm tắt vào vở và suy
nghĩ cách giải.
Yêu cầu các HS nhìn
lên bảng và đưa ra ý kiến
về hướng giải quyết bài tập
của bạn.
GV tổng hợp các ý
kiến, chỉ cho các em hướng
giải quyết đúng.
Tính toán tìm kết quả: (5
phút)
Yêu cầu 1 HS lên
bảng tính toán để tìm đại
lượng đề bài hỏi.
Cho các HS còn lại tự
làm vào vở. Sau đó so sánh
với kết quả trên bảng.
GV tổng hợp kết quả
cuối cùng để hoàn chỉnh
bài giải.
HS lên bảng tóm tắt
đề và nêu hướng giải.
Các HS khác tự tóm
tắt bài vào vở và suy
nghĩ cách giải.
HS nêu ý kiến.
HS lên bảng tính.
Các HS khác tự làm
vào vở và so sánh kết
quả làm được với bài
làm trên bảng.
Đường kính của đai sắt
ở 0oC.
do = 1,2 + 0,006
= 1,206m
d = dot
6
o
d 0,006
t
d 11,4.10 .1,206
t 436,41oC
t 436,41oC
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học trong tiết học (5 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
Củng cố kiến thức kĩ năng
ở lớp học bằng cách cho HS
về nhà giải các BT 43, BT
44, BT 18.
Chia lớp thành 8 nhóm,
mỗi nhóm 5 – 6 HS, các em
làm việc theo nhóm. Nộp
báo cáo từng nhóm cho GV
chấm điểm. Thời hạn: trong
vòng 2 ngày kể từ ngày học
tiết bài tập. Bài giải sẽ được
GV thông báo trên bảng học
tập của lớp sau khi các
nhóm đã nộp đủ báo cáo.
Ghi lại các bài tập
về nhà.
Ghi tên các bạn
trong nhóm và phân
công công việc cụ thể
cho các bạn.
2.6.3. BTĐT trong tự học ở nhà
Để việc học tập của HS đạt hiệu quả ta cần phải chú ý đến việc học tập ở nhà của HS. GV phải tổ
chức việc học ở nhà cho HS vì những lí do sau đây:
Do khối lượng kiến thức phải nghiên cứu rất phong phú mà thời gian trên lớp có giới hạn.
Những kiến thức vật lý, những kĩ năng, kĩ xảo mà HS thu lượm trên lớp cần được củng cố và
mở rộng bằng việc học tập ở nhà của HS.
Tự học có ý nghĩa quan trọng để biến kiến thức thành vốn riêng của HS.
Tự học để hình thành những kĩ năng tự nhận thức, tự học suốt đời.
Vậy việc học tập ở nhà là sự tiếp tục của việc học tập ở lớp. Có thể giao bài tập về nhà cho HS
theo các phương án sau:
Bài tập về nhà sau tiết học kiến thức mới
I. Ý tưởng sư phạm
Việc giao bài tập ở nhà cho HS sau tiết học kiến thức mới nhằm giúp HS củng cố các kiến thức
cơ bản vừa học đồng thời tạo nền tảng cho việc tiếp thu các kĩ năng khi giải bài tập trong tiết học
thực hành giải bài tập trên lớp.
II. Mục tiêu dạy học
HS bước đầu đưa ra được những lập luận và viết được lời giải cho các bài tập được giao.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Các bài tập ở nhà in kèm theo trong phiếu học tập bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”. (phụ lục 3a)
Học sinh
Xem lại các kiến thức trong bài “Sự nở vì nhiệt” đã được học.
IV. Tiến trình day học
Thời gian giao bài 3 phút sau bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”.
GV: Yêu cầu HS đọc các bài tập về nhà: BT 15, BT 16 và nêu thắc mắc nếu có.
HS: Đọc đề và nêu thắc mắc.
GV: Giải đáp thắc mắc và thông báo thời điểm sửa bài tập ở nhà cho HS. Thời điểm sửa bài tập là
đầu tiết học bài tập thuộc kiến thức “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”.
Bài tập về nhà sau tiết giải BTVL
I. Ý tưởng sư phạm
Việc giao bài tập về nhà sau tiết học giải BTVL nhằm củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã
được học trên lớp trong giờ giải bài tập.
Thông qua việc viết các câu trả lời cho bài toán các em đã áp dụng các phép suy luận, chọn lọc từ
ngữ diễn đạt câu trả lời, nếu việc làm này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần đáng kể vào việc
bồi dưỡng tư duy logic, tạo nền tảng, cơ sở cho tư duy sáng tạo.
Bài tập về nhà sau tiết học giải bài tập vật lý cần phải đa dạng về mức độ và tăng dần từ đơn giản
đến phức tạp. Nếu chỉ gồm những bài đơn giản sẽ gây nhàm chán, nhưng quá nhiều bài khó sẽ gây
ra sự bế tắt khi giải bài tập ở HS, điều này sẽ làm giảm hứng thú của các em.
Do vậy, khi giao bài tập về nhà cho các em, chúng tôi sử dụng BTĐT xen kẽ bài tập định lượng
và BTĐT cũng gồm nhiều loại từ tập dượt, tổng hợp, đến sáng tạo.
II. Mục tiêu dạy học
HS tự lực giải được những bài tập mà GV giao. Qua đó thấy được nhiều hơn nữa những biểu hiện
của các định luật, quy tắc vật lý cũng như những hiện tượng vật lý mà các em đã học.
HS đưa ra được lập luận và diễn đạt lập luận của mình bằng ngôn ngữ khi giải BTVL.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Các bài tập ở nhà cho HS và các phiếu học tập kèm theo. (phụ lục 3e)
Phân các nhóm, tạo điều kiện cho HS làm việc tập thể.
Học sinh
Xem lại kiến thức được học hoặc bài tập giải mẫu.
Bầu nhóm trưởng để phân công công việc trong nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Thời gian giao bài 5 phút
GV: Phân lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 11 – 12 HS. Phát phiếu học tập + phân chia bài tập cho
từng nhóm.
Yêu cầu các nhóm làm bài tập trong vòng 2 ngày. Sau đó, các tổ chấm chéo lẫn nhau
Sau khi các tổ chấm điểm thì nộp lại cho GV. Thời gian chấm điểm trong vòng 1 ngày.
GV: Đánh giá và cho điểm sau cùng. Bài giải được công bố trên bảng học tập của lớp.
HS: Nhận phiếu học tập, ghi lại các yêu cầu của GV. Nêu thắc mắc nếu có.
Ngoài các bài tập định lượng các BTĐT được giao cho các nhóm:
Nhóm 1: BT 2, BT 59, BT 80.
Nhóm 2: BT 26, BT 58, BT 82.
Nhóm 3: BT 27, BT 54, BT 81.
Nhóm 4: BT 32, BT 55, BT 79.
2.6.4. BTĐT trong tiết học ôn tập tổng kết hệ thống hóa kiến thức
I. Ý tưởng sư phạm
Sau khi học chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" HS cần phải thấy được sự liên quan
logic giữa các kiến thức trong chương, cũng như thấy được những kiến trọng tâm trong chuỗi các
kiến thức đó.
Để thấy được sự liên quan logic giữa các kiến thức HS phải tiếp cận vi mô, điều này gây khó
khăn cho việc củng cố kiến thức của chương trong tiết bài tập vì bài tập định lượng theo tiếp cận vi
mô rất khó thiết kế và có những bài không khả thi vì chưa phù hợp với trình độ HS. Tuy nhiên, ta có
thể thiết kế các BTĐT thay thế các bài tập định lượng trong đó yêu cầu HS chỉ giải thích các tính
chất định tính của sự vật, hiện tượng.
Như vậy, trong tiết ôn tập tổng kết hệ thống hóa kiến thức cho HS cần phải có những BTĐT
thích hợp xen kẽ với các bài tập định lượng một cách phù hợp để có thể xâu chuỗi các kiến thức
trong chương một cách hiệu quả.
BTĐT được đưa vào chương với các mục đích: giúp củng cố các kiến thức liên quan với nhau
nhưng chỉ xét về mặt định tính: BT 65, BT 56, BT 45
II. Mục tiêu dạy học
HS vận dụng được một cách linh hoạt nhiều kiến thức đã học để giải được các bài tập tổng hợp.
III. Chuẩn bị
GV: phát phiếu học tập cho HS. (phụ lục 3f)
HS: xem lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương.
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: giải BT 65, BT 56 và BT 45 (30 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
Mỗi bài tập cho HS tìm
hiểu bài trong thời gian 3
phút.
Yêu cầu một em HS trình
bày bài giải của mình. Các
HS khác theo dõi góp ý.
Chỉnh sữa những sai sót về
kiến thức, trong cách lập
luận của HS.
Gợi ý:
BT 65:
Nhiệt độ trong nồi hấp
phải thỏa điều kiện nào để
diệt những vi trùng không
chết ở 100oC?
Nhiệt độ sôi của chất
lỏng phụ thuộc vào yếu tố
nào? Chú ý đến áp suất được
giữ trong nồi để trả lời câu
hỏi của bài.
BT 56:
Độ cao của mức chất
lỏng trong ống mao dẫn phụ
thuộc các đại lượng nào?
Các đại lượng trên, đại
lượng nào phụ thuộc vào
nhiệt độ và phụ thuộc như
thế nào?
BT 45:
Nếu không bị ép bởi hai
cột thẳng đứng thì chiều dài
của thanh thay đổi như thế
HS đọc và phân tích
đề bài.
HS trình bày bài giải.
Các em khác theo dõi
góp ý.
Sửa bài giải vào trong
tập.
Nhiệt độ trong nồi
phải lớn hơn 100oC.
Nhiệt độ sôi của chất
lỏng phụ thuộc vào áp
suất ngoài tác dụng lên
mặt thoáng chất lỏng.
h phụ thuộc vào , D,
d
giảm khi nhiệt độ
tăng.
Thanh dài ra.
Do áp suất trong nồi
được giữ ở 4atm nên
nước trong nồi sẽ sôi ở
nhiệt độ lớn hơn 100oC.
Vì vậy, diệt được vi
trùng không chết ở
100oC.
Khi nhiệt độ tăng, suất
căng bề mặt giảm nên
làm mực nước trong
ống mao dẫn hạ xuống
so với ban đầu
nào khi bị nung nóng?
Nhưng do bị ép giữa hai
cột nên thanh sẽ bị thế nào?
Thông báo: trong thực tế
khi do bị nung nóng không
đều nên thanh thép bị cong.
Do có 2 cột nên thanh
không dài ra được,
nghĩa là thanh bị biến
dạng nén.
Khi bị nung nóng,
thanh thép nở dài.
Do hai cột thẳng đứng
cản trở sự dãn nở của
thanh thép nên thanh
thép bị biến dạng nén.
Hoạt động 2: Giải bài 3 (15 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
Yêu cầu một em HS lên
bảng phân tích đề và tóm tắt
đề. Các em HS còn lại tự
tóm tắt vào tập. (5 phút)
Yêu cầu một HS khác nêu
cách giải, các HS khác nghe
và góp ý.
Gợi ý:
a/ Để tính được độ dãn của
sợi dây dẫn ta phải dùng
công thức nào?
Trong công thức những đại
lượng nào đã biết và những
đại lượng nào chưa biết?
Tìm những đại lượng chưa
biết bằng cách nào?
b/ Dùng công thức nào để
xác định độ tăng nhiệt độ?
Những đại lượng có mặt
trong công thức đã biết hay
chưa? Nếu chưa biết thì xác
định bằng cách nào?
HS lên bảng đọc đề và
tóm tắt đề. Các HS
khác tự tóm tắt đề và so
sánh với bài ghi trên
bảng.
HS nêu cách giải theo
sự gợi ý của GV. Các
HS khác tham gia vào
quá trình tìm cách giải.
Fđh = k.
Fđh = P = 10 000N
o
S
k E
= ot
đã tính ở câu a
o, đề đã cho
Fđh = k.
dh
F
k
Fđh = P = 10 000N
o
S
k E
= 2.106N/m
= 5mm
= ot
o
t
= 5.10-3m
o = 2m
t 219oC
Hoạt động 3: Giải bài 4 (15 phút)
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được
Tiến trình tương tự khi giải
bài 3.
Gợi ý:
Tra cứu bảng 6 trang 278
SGK để xác định độ ẩm tỉ
đối.
Độ ẩm tỉ đối trên ảnh
hưởng đến sự bay hơi của
mồ hôi như thế nào? Chú ý
đến nhiệt độ mà ẩm kế khô
chỉ và độ ẩm tỉ đối vừa tính
được để trả lời câu hỏi.
Dựa vào bảng 1 trang 273
SGK xác định độ ẩm cực đại
của không khí từ đó suy ra
độ ẩm tuyệt đối.
Tra bảng xác định độ
ẩm tỉ đối.
Nếu độ ẩm tỉ đối thấp
mồ hôi bay hơi nhanh
và ngược lại.
Tra bảng xác định độ
ẩm cực đại của không
khí ở 20oC
a. Tra bảng được độ ẩm
tỉ đối là f = 72%
b. Nhiệt độ không khí
là 20oC, độ ẩm tỉ đối
72%. Do độ ẩm tỉ đối
cao nên sự bay hơi của
mồ hôi diễn ra chậm.
Vậy, con người cảm
thấy mát mẻ, dễ chịu.
c. Độ ẩm cực đại ở
20oC là A = 17,3g/m3
Độ ẩm tuyệt đối:
a = f.A = 12,456g/m3
2.6.5. BTĐT trong hoạt động ngoại khóa về vật lý
I. Ý tưởng sư phạm
Để khắc sâu, củng cố kiến thức đã học ngoài việc tiến hành các tiết học thực hành giải BTVL,
các tiết ôn học tập hệ thống hóa kiến thức giáo viên còn có thể tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại
khóa về vật lý cho các em.
Việc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về vật lý cho HS còn giúp tác động đến tinh thần của các em,
giúp các em hăng say học tập, yêu thích môn vật lý, giúp giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS.
Với mục đích bồi dưỡng tư duy logic và củng cố kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự
chuyển thể” chúng tôi chọn loại hình hoạt động ngoại khóa là “Dạ hội vật lý”. Trò chơi được tổ
chức trong dạ hội là “Đố vui vật lý” dưới hình thức “Thi hái hoa dân chủ”. Chúng tôi sử dụng
BTĐT làm các câu câu đố vì BTĐT định tính vừa giúp củng cố kiến thức, giáo dục kĩ thuật tổng
hợp, cho kết quả nhanh gọn không phải tính toán rườm rà. Ngoài ra, BTĐT còn giúp bồi dưỡng tư
duy logic cho HS và những bài tập nghịch lý và ngụy biện là nguồn hứng thú đáng kể đối với HS.
II. Mục tiêu dạy học
HS vận dụng được một cách linh hoạt các kiến thức đã học trong chương “Chất rắn và chất lỏng.
Sự chuyển thể” để giải các BTVL trong buổi sinh hoạt ngoại khóa.
HS có thái độ hứng thú và yêu thích môn vật lý.
Thấy được mối quan hệ giữa vật lý và đời sống (những ứng dụng của vật lý hoặc những hiện
tượng trong tự nhiên được giải thích dưới gốc độ vật lý).
III. Chuẩn bị
Giáo viên
- Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm 10 HS và mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đố vui dưới dạng BTĐT và hình thức buổi ngoại khóa là “Thi hái
hoa dân chủ”.
- Phần thưởng cho đội đoạt giải nhất.
- Chọn 4 HS vào thành phần ban tổ chức, 1 HS dẫn chương trình.
- Viết lời giải cho các câu hỏi.
Học sinh
- Ôn lại kiến thức đã học của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”
- Bầu ra nhóm trưởng và một bạn dẫn chương trình.
IV. Tiến trình hoạt động ngoại khóa
Hoạt động 1: HS giới thiệu chương trình và thể lệ của cuộc chơi
MC: Để tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, vừa củng cố được những kiến thức đã học trong
chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vừa tạo sự đoàn kết, tinh thần làm việc tập thể của
các bạn trong lớp. Hôm nay, lớp chúng ta cùng giáo viên vật lý tổ chức buổi học tập ngoại khóa với
chủ đề “Hái hoa dân chủ” xin cả lớp cho một tràng pháo tay thật to.
MC: Giới thiệu thành phần tham dự và thành phần mỗi đội.
MC: Giới thiệu thể lệ:
Tất cả có 12 câu hỏi cho 3 lượt và chia làm hai vòng:
Vòng 1: Khởi động
Mỗi đội sẽ bốc thăm phiếu màu hồng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Vòng 2: Tăng tốc và về đích
Mỗi đội sẽ bốc thăm các phiếu màu xanh để trả lời các BTĐT được trình bày dưới dạng câu hỏi
bằng lời.
Đối với mỗi vòng nhóm 1 lên bốc câu hỏi trước và xoay vòng đến nhóm tiếp theo. Sau khi lấy
câu hỏi, MC sẽ đọc to câu hỏi cho tất cả các nhóm cùng nghe. Đội bốc thăm câu hỏi đó có 30s hội ý
và 1 phút để trả lời. Nếu đội bốc thăm trả lời sai thì các đội khác giành quyền trả lời bằng cách bấm
chuông. Sau 5s không có đội nào giành quyền trả lời thì đáp án sẽ được đưa ra. Nếu đội bốc thăm
trả lời đúng câu trả lời thì được 20 điểm, trả lời sai sẽ không có điểm; còn đội giành được quyền trả
lời sẽ được 10 điểm nếu trả lời đúng, không có điểm nếu trả lời sai. Sau khi trả lời hết 12 câu, đội
nào có số điểm cao nhất là đội thắng cuộc và nhận giải thưởng.
Hoạt động 2: Giải các câu hỏi trong buổi hoạt động ngoại khóa
Các đội lần lượt bốc thăm và trả lời câu hỏi.
Ban tổ chức cử người ghi điểm cho mỗi đội trên bảng.
GV quan sát và giúp đỡ ban tổ chức nếu có vấn đề trong việc đưa ra đáp án.
Hoạt động 3: tổng kết, phát thưởng và tuyên bố kết thúc buổi hoạt động ngoại khóa
Sau khi các đội trả lời 12 câu hỏi. Ban tổ chức cộng điểm từng đội và công bố đội thắng giải.
Đại diện của đội thắng giải lên nhận phần thưởng.
Các bài tập sử dụng trong hoạt động ngoại khóa
Vòng 1: Khởi động
1. Trong một ngày đêm vào mùa hè, lúc nào độ ẩm tỉ đối của không khí lớn nhất. Cho độ ẩm tuyệt
đối là không đổi.
A. Sáng sớm B. Trưa C. Chiều D. Tối
2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật bị biến dạng kéo?
A. sợi dây đàn khi người ta lên dây đàn.
B. Cái bập bênh khi các em nhỏ chơi bập bênh.
C. Mũi khoan khi đang khoan.
D. cây đinh khi đóng vào gỗ.
3. Một giọt Hg lớn nằm trên một tấm kính. Trong điều kiện không có trọng lượng thì giọt Hg đó có
hình dạng nào dưới đây?
4. Muốn có được độ sáng càng mạnh thì dây tóc bóng đèn tròn phải được nung nóng đến nhiệt độ
càng cao. Nên dùng chất nào để làm dây tóc bóng đèn?
A. Vônfram B. Thép C. Đồng D. Than
Vòng 2: Tăng tốc và về đích (trong phần này các câu đố là các BTĐT đã được biên soạn trong
phần 2.5)
5. (BT 73) Khi vẩy nước lên hai thanh sắt nóng, một thanh ở nhiệt độ 100oC và một thanh ở
1500oC. Trong trường hợp nào thì nước bay hơi nhanh hơn? Tại sao?
6. (BT 1) Một quả cầu làm bằng chất đơn tinh thể. Khi nóng lên không những quả cầu thay đổi về
thể tích mà còn thay đổi cả hình dạng nữa. Vì sao?
A. B. C. D.
7. (BT 52) Một chiếc khung giấy nổi trên mặt nước như hình vẽ. nếu ta nhỏ một ít nước xà phòng
vào trong khung thì có gì xảy ra?
8. (BT 6) Tại sao cái đinh ốc bằng thép dễ vặn vào cái đai ốc bằng đồng khi hơ nóng cả hai, còn
khi nguội lại rất khó tháo ra?
9. (BT 31) Thủy ngân có thể chảy thành giọt ra khỏi một mao dẫn bằng thủy tinh mảnh không?
10. (BT 20) Tại sao tường bê tông cốt sắt, khi nung nóng hoặc khi lạnh đi, bê tông vẫn gắn chặt vào
sắt.
11. (BT 46) Để làm các cực của bóng đèn điện, người ta dùng
hợp kim platinit là chất giãn nở giống như thủy tinh. Có thể thay
platinit bằng đồng được không?
12. (BT 36) Đồ thị bên mô tả quá trình nóng chảy của chất rắn kết
tinh hay chất rắn vô định hình?
2.6.6. BTĐT trong kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng HS
Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chú trọng đến việc rèn luyện tư duy logic cho HS ngoài
nhiệm vụ trang bị kiến thức. Do đó, khi thiết kế các bài kiểm tra chúng tôi muốn kiểm tra các mặt
sau đây:
Mức độ nắm vững kiến thức: nghĩa là các HS hiểu và có thể vận dụng các kiến thức đã được
học để giải quyết các vấn đề mà bài toán đưa ra.
Khả năng thực hiện các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp
Khả năng thực hiện các phép suy luận đơn giản như: luận ba đoạn rút gọn, suy luận có điều
kiện, suy luận quy nạp
Khả năng trình bày ngôn ngữ: viết lời giải cho bài toán.
Dựa trên những tiêu chí đưa ra chúng tôi thiết kế bài kiểm tra như sau:
Bài kiểm tra 1: kiểm tra kiến thức “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”
BTĐT chiếm 66,67% tổng số câu, chiếm 6 điểm/ 10 điểm.
Bài kiểm tra 2: kiểm tra kiến thức “Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng”
BTĐT chiếm 66,67% tổng số câu, chiếm 6 điểm/ 10 điểm.
Bài kiểm tra 3: kiểm tra kiến thức “Sự hóa hơi và sự ngưng tụ”
BTĐT chiếm 66,67% tổng số câu, chiếm 5 điểm/ 10 điểm.
Bài kiểm tra 4: bài kiểm tra cuối chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”
BTĐT chiếm 50% tổng số câu, chiếm 5 điểm/ 10 điểm.
Thời gian
toC
O
Sau đây là bài kiểm tra được thiết như đã trình bày ở phần trên.
Bài kiểm tra 1: Kiểm tra kiến thức “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”
Câu 1: (3 điểm)
Hai chốt A và B của mạch điện tự
động vẽ ở hình bên có tiếp xúc với
nhau hay không nếu nhiệt độ giảm?
Câu 2: (3 điểm)
Tại sao khi nhiệt độ của không khí thay đổi đột ngột, kim loại không bị rạn nhưng đá lại bị rạn
nứt?
Câu 3: (4 điểm)
Một đường dây điện bằng đồng dài 10km có hệ số nở dài là = 17,2.10-6K-1. Hãy tính độ tăng nhiệt
độ của dây khi trời nắng biết độ tăng chiều dài của dây là 3,096m.
Kết luận chương 2
Xuất phát từ tầm quan trọng của nhiệm vụ bồi dưỡng tư duy logic và chức năng quan trọng của
BTĐT trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Với đặc điểm chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển
thể” nặng về mặt định tính, có nhiều cơ hội cho việc dạy học BTĐT. Chúng tôi đã biên soạn được
82 BTĐT phủ kín nội dung chương, với 39 BTĐT tập dượt, 35 BTĐT tổng hợp, 8 BTĐT sáng tạo.
Mỗi bài tập đều có các câu hỏi định hướng tư duy nhằm hướng dẫn HS xây dựng chuỗi suy luận
logic. Thiết kế 8 tiến trình dạy học sử dụng hệ thống BTĐT đã soạn. Các tiến trình dạy học đã thiết
kế sẽ được đưa vào thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả đối với việc bồi
dưỡng tư duy logic cho HS.
A
B
Thanh sắt
Thanh đồng
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm tra giả thuyết:
- Có thể xây dựng được hệ thống BTĐT đảm bảo các yêu cầu về vật lý học, về logic học, về tâm
lý học và lý luận dạy học nhằm mục tiêu bồi dưỡng tư duy logic cho HS, thuộc chương “Chất rắn và
chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 chương trình Nâng cao.
- Việc sử dụng BTĐT theo các phương án dạy học hợp lý sẽ góp phần bồi dưỡng tư duy logic
cho HS.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
HS lớp 10A1 ở trường THPT Ngô Gia Tự, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2008 –
2009. Đây là lớp học chương trình vật lý lớp 10 nâng cao, đa số HS có học lực trung bình – khá về
môn tự nhiên.
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
Kiểm tra khả năng lĩnh hội và thực hiện các thao tác tư duy, các phép suy luận logic và khả
năng trình bày ngôn ngữ của HS. Qua đó đánh giá xem các phương án dạy học có sử dụng BTĐT đã
được thiết kế có giúp bồi dưỡng tư duy logic cho HS hay không?
Kiểm tra tính hiệu quả và khả thi của các phương án dạy học đã thiết kế. Cụ thể là ngoài bản
thân người thiết kế giáo án thì những GV khác có thể dạy được không và giáo án có phù hợp với
trình độ HS hay không?
Qua các tiết dạy đánh giá thái độ của HS đối với các bài dạy đã được thiết kế xem HS có hứng
thú hay không? HS có nắm vững kiến thức và năng lực tư duy logic có được nâng lên không?
3.4. Nội dung thực nghiệm
Gồm các phần sau:
Lựa chọn lớp đối chứng và lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_6270158871_4615_1872657.pdf