Nhìn chung, nội dung chương mang tính trừu tượng khá cao, đòi hỏi học sinh phải có một nền
tảng kiến thức vững chắc, có khảnăng phân tích, tổng hợp và khái quát nhất định thì mới có thểhoàn
thành tốt mục tiêu kiến thức và kĩnăng (xem mục 2.3.1). Một sốkhó khăn giáo viên và học sinh gặp
phải trong quá trình dạy học chương này là:
- Nội dung mang tính trừu tượng nhiều trong khi kiến thức thực tếcủa GV chưa đáp ứng được tốt
cho việc dạy các khái niệm, đặc biệt là các hiện tượng trong kĩthuật có liên quan đến các định luật
trong chương. Ví dụ: trực quan về“hệlín”, các loại máy bay cánh quạt, phản lực, hộp sốcủa các loại
xe máy, kiến thức vềthiên văn học.
- GV cần tìm ra qui trình giải bài toán các ĐLBT vì SGK không giới thiệu vấn đềnày.
- Thời gian dành cho dạy các kiến thức mới và rèn luyện kĩnăng chưa được nhiều.
Tuy nhiên cũng có thểnhìn thấy những thuận lợi rất cơbản khi dạy chương “Các ĐLBT”, đó là:
- Đây là dịp phát huy tưduy trừu tượng cho HS rất có hiệu quả, nếu tận dụng được thời gian để
cho HS làm các loại bài tập khác nhau.
- GV có thểphát huy được năng lực sáng tạo của mình nếu sửdụng đầy đủcác loại bài tập (tìm
thêm nhiều bài tập vận dụng thực tế, bài tập thí nghiệm, bài tập quan sát) phù hợp nội dung để đưa vào các giai đoạn LLDH của bài giảng, phát huy các PPDH tích cực cũng nhưbốtrí nhịp nhàng các bài tập trong hai khâu của bài học đểnối kết các đơn vịkiến thức với nhau.
- Đây cũng là chương có nhiều kiến thức có thểlồng ghép giáo dục tưtưởng, giáo dục môi trường
cho HS (giáo dục thếgiới quan, vấn đềtiết kiệm năng lượng.) không những trong bài học lí thuyết mà
còn trong việc sửdụng các loại bài tập hợp lí và vừa sức. .
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng hệ thống bài tập vật lý chương các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập có thể coi nó ở loại này
cũng được loại kia cũng được. Song điều đó không quan trọng. Như trên đã nói, mục đích việc phân
loại là để gọi tên bài tập để sử dụng với mục đích riêng cho ý đồ về LLDH trong bài soạn: cần sử dụng
lúc nào, phát triển hoạt động nào ở HS.
Sơ đồ hình 2.1 dưới đây sẽ minh họa cho kiểu phân loại các BTVL vừa được trình bày ở trên.
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập cho chương “Các định luật bảo toàn” (theo SGK Vật lí lớp 10
nâng cao)
2.3.1. Tổng quan chương “Các định luật bảo toàn”
2.3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Hiểu bản chất các khái niệm xung quanh các định luật bảo toàn (ĐLBT) và vận dung được
các ĐLBT nhằm:
- Hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên và kĩ thuật có liên quan tới tính bảo toàn, do đó làm
cơ sở cho các bài học về máy nhiệt..
- Giải các bài toán cơ học theo quan điểm năng lượng (phương pháp các ĐLBT) mang tính cụ thể
nhưng lại tổng quát hơn các phương pháp động lực học.
Nhóm (N1)
bài tập định lượng
(L2) BT tính toán tổng hợp
(L3) BT có sử dụng đồ thị
(L4) BT tính toán thực tế
( L1) BT tập dượt
Nhóm BT (N4)
nghịch lí & ng.biện
(L1) BT giải thích lí thuyết
(L2) BT giải thích thực tế
Nhóm (N2)
bài tập định tính
Nhóm (N3)
bài tập thí nghiệm
(L1) BT lập và đọc bảng KQ
(L2) BT thiết kế, làm TN
(L3) BT quan sát thực tế Hình 2.1: Bảng
phân loại BTVL
(Các kí hiệu trong
ngoặc sẽ dùng cho
hệ thống BT)
- BTNL là định luật tổng quát trong tự nhiên, chi phối mọi hiện tượng trong tự nhiên và kĩ thuật
(kể cả trong vũ trụ). ĐLBTNL và các định luật Kê-ple đem đến cho HS một quan điểm triết học duy
vật đồng thời giúp cho HS một phương pháp tư duy biện chứng trong công việc sau này.
2.3.1.2. Các mục tiêu cụ thể
Về kiến thức và kĩ năng:
Chủ Đề Kiến Thức Kĩ năng
Động
lượng.
Định luật
bảo toàn
động
lượng
Chuyển
động
bằng
phản lực
- Hiểu khái niệm hệ kín
- Hiểu được khái niệm động lượng và
vận dụng được ĐLBTĐL trong bài toán
cụ thể (công thức, đơn vị)
- Hiểu nguyên tắc các thí nghiệm về
ĐLBTĐL
- Nêu được nguyên tắc chuyển động
bằng phản lực và giải thích được nguyên
tắc của các động cơ phản lực.
- Phân tích tìm hệ kín
cho một bài toán cụ thể
- Giải toán
- Giải thích hiện tượng
- Chế tạo thí nghiệm
đơn giản
Công -
Công suất
- Hiểu bản chất của công cơ học, công
suất, hiệu suất trong bài toán tổng quát
- Hiểu nguyên tắc vận hành của hộp số.
- Giải các bài toán
công và công suất
- Giải thích hiện tượng
Định luật
bảo toàn
cơ năng
( Động
năng, thế
năng…)
- Hiểu và vận dụng được các khái niệm
(công thức, đơn vị) động năng, thế năng,
cơ năng qua định nghĩa và trong các bài
toán cơ học cụ thể
- Hiểu định luật bảo toàn cơ năng
(ĐLBTCN) và trình bày được quá trình
biến đổi năng lượng của vật chuyển động
trong các trường lực thế (trọng lực và lực
đàn hồi)
- Giải được các bài
toán cơ năng
- Chế tạo các thí
nghiệm cơ đơn giản
- Trình bày, giải thích
hiện tượng
Vận dụng
các
ĐLBT
- Hiểu các khái niệm về va chạm
- Vận dụng được các ĐLBT một cách
tổng hợp vào các bài toán cơ học.
Giải bài toán cơ học
tổng hợp theo phương
pháp các ĐLBT
- Sử dụng thông thạo phương pháp giải
toán theo các ĐLBT
Ba định
luật Kê-
ple
Phát biểu và viết được các hệ thức ba
định luật Kê-ple và vận dụng giải thích
một số hiện tượng đơn giản về chuyển
đông nhìn thấy các thiên thể trong hệ
Mặt trời.
Giải các bài toán đơn
giản về chuyển động
của vệ tinh nhân tạo.
- Giải thích hiện tượng
Mục tiêu thái độ
- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của các
nhà khoa học Vật lý cho sự tiến bộ của xã hội
- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác
- Có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lý, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết
đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý thuộc chương “ Các định luật bảo toàn” vào đời
sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên
- Củng cố thêm thế giới quan duy vật biên chứng.
2.3.1.3. Tầm quan trọng của chương Các ĐLBT
- Chương này là phần cuối của chương trình cơ học ở lớp 10, nên có thể sử dụng tất cả các kiến
thức đã học trong các chương trước. Học sinh sẽ được học những quy luật quan trọng nhất của cơ học,
đó là các ĐLBT.
- Nghiên cứu các ĐLBT, học sinh sẽ được học thêm nhiều khái niệm mới để tiếp tục nghiên cứu
các chương tiếp theo, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định luật Becnuli, các máy nhiệt.
- HS sẽ có thêm một phương pháp giải toán mới trong cơ học, đó là phương pháp các ĐLBT.
- Kiến thức mà học sinh học trong chương này cũng gắn liền với những ứng dụng thực tiễn
trong kỹ thuật và đời sống, vì năng lượng luôn luôn là khái niệm vật lý quan trọng nhất, bao trùm mọi
hiện tượng thiên nhiên và thực tế cuộc sống của con người.
- Các thí nghiệm đơn giản và các ví dụ trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong kĩ thuật sẽ làm
cho HS củng cố thêm thế giới quan duy vật biện chứng và đặc biệt là trong tình hình hiện nay, HS có
thêm ý thức tiết kiệm nói chung, ý thức tiết kiệm năng lượng nói riêng.
2.3.1.4. Cấu trúc nội dung của chương các ĐLBT
Nội dung của chương “Các định luật bảo toàn” được cấu trúc trong sách giáo khoa thành 10 đơn
vị bài học, bao gồm các cum nội dung:
- Động lượng và ĐLBTĐL
- Công và công suất
- Cơ năng và các ĐLBTCN
- Ứng dụng các ĐLBT vào một số bài toán cụ thể
- Cơ học thiên thể
Các bài học được sắp xếp theo cấu trúc sau:
Theo “Tài liệu phân phối chương trình THPT - Môn Vật Lí” [35] (áp dụng từ năm học 2007 –
2008) thì chương “ Các định luật bảo toàn ” có tổng số tiết được phân bố là 13 tiết, với 10 tiết lí thuyết
(trong đó có 1 tiết cho bài toán phản lực và ĐLBTĐL, 2 tiết cho các bài toán va chạm) và 3 tiết chữa
bài tập.
Như trong sơ đồ hình 2.2, mục tiêu về tri thức và kĩ năng của chương này chủ yếu tập trung vào
việc vận dụng các ĐLBT vào phương pháp năng lượng giải các bài toán cơ học. Vì vậy HS cần phải
làm nhiều loại bài tập tính toán. Thuận lợi trong việc sử dụng bài tập ở đây là HS có 3 tiết bài tập
“mẫu”, cho nên trong các tiết học này phải hình thành cho HS qui trình giải các bài toán theo phương
pháp năng lượng để dễ dàng sử dụng cho việc làm các bài tập khác cùng loại.
Ngoài các bài tập tính toán ra, trong chương này HS có thể được làm nhiều các bài tập thuộc
nhóm BT đinh tính (giải thích lí thuyết và giải thích thực tế) và nhóm bài tập thí nghiệm (làm các thí
nghiệm đơn giản và bài tập quan sát). Tuy nhiên trong SGK, các tác giả đã đưa vào các bài tập nhóm
thí nghiệm còn khá khiêm tốn. Vì vậy, GV cần tạo ra thêm các loại bài tập này để HS hiểu sâu và nắm
chắc các khái niệm và định luật trong chương.
2.3.1.5. Một số khó khăn và thuận lợi khi dạy chương “Các ĐLBT ”
Nhìn chung, nội dung chương mang tính trừu tượng khá cao, đòi hỏi học sinh phải có một nền
tảng kiến thức vững chắc, có khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát nhất định thì mới có thể hoàn
thành tốt mục tiêu kiến thức và kĩ năng (xem mục 2.3.1). Một số khó khăn giáo viên và học sinh gặp
phải trong quá trình dạy học chương này là:
Động lượng ĐLBTĐL
Động năng
Thế năng
Hệ kín
Lực thế
ĐLBTCN
Bài toán:
phản lực
và BTĐL
Các ĐL Kepker
Bài toán
bảo toàn
cơ năng
Ph. pháp
Giải các
bài toán
cơ học
bằng các
ĐLBT
Vận tốc vũ trụ
Hình 2.2: Cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn”
Công,công suất Lực kh.thế
ế
A =ΔW
- Nội dung mang tính trừu tượng nhiều trong khi kiến thức thực tế của GV chưa đáp ứng được tốt
cho việc dạy các khái niệm, đặc biệt là các hiện tượng trong kĩ thuật có liên quan đến các định luật
trong chương. Ví dụ: trực quan về “hệ lín”, các loại máy bay cánh quạt, phản lực, hộp số của các loại
xe máy, kiến thức về thiên văn học...
- GV cần tìm ra qui trình giải bài toán các ĐLBT vì SGK không giới thiệu vấn đề này.
- Thời gian dành cho dạy các kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng chưa được nhiều.
Tuy nhiên cũng có thể nhìn thấy những thuận lợi rất cơ bản khi dạy chương “Các ĐLBT”, đó là:
- Đây là dịp phát huy tư duy trừu tượng cho HS rất có hiệu quả, nếu tận dụng được thời gian để
cho HS làm các loại bài tập khác nhau.
- GV có thể phát huy được năng lực sáng tạo của mình nếu sử dụng đầy đủ các loại bài tập (tìm
thêm nhiều bài tập vận dụng thực tế, bài tập thí nghiệm, bài tập quan sát) phù hợp nội dung để đưa vào
các giai đoạn LLDH của bài giảng, phát huy các PPDH tích cực cũng như bố trí nhịp nhàng các bài tập
trong hai khâu của bài học để nối kết các đơn vị kiến thức với nhau.
- Đây cũng là chương có nhiều kiến thức có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng, giáo dục môi trường
cho HS (giáo dục thế giới quan, vấn đề tiết kiệm năng lượng...) không những trong bài học lí thuyết mà
còn trong việc sử dụng các loại bài tập hợp lí và vừa sức. .
2.3.2. Hệ thống các bài tập chương “Các ĐLBT”
2.3.2.1. Nhận xét chương “Các ĐLBT” dưới góc độ bài tập
* Theo bảng phân loại ở trên, các loại bài tập trong 4 nhóm đều có mặt đầy dủ trong chương
“Các ĐLBT”. Cũng theo đó, chúng tôi quan niệm tất cả các câu hỏi, trừ những câu đòi hỏi HS học
thuộc lòng và những câu trắc nghiệm mà trong giới hạn của đề tài chúng tôi không đề cập đến, đều là
các bài tập: yêu cầu chứng minh lí thuyết, lí giải một vấn đề, giải thích lí thuyết (các loại này có nhiều)
hoặc yêu cầu quan sát thực tế .. v..v..Một ưu điểm nổi bật của SGK mới là, xen kẽ trong bài học có
nhiều câu hỏi mang tính tư duy cao, có thể làm các bài tập thảo luận nhóm hoặc làm nhiệm vụ khám
phá hay.
* Các bài tập tính toán, như trên đã nói, là “thế mạnh” của chương, bởi lẽ:
- Thông qua các bài tập, hình thành một phương pháp giải bài tập mới cho HS - phương pháp các
ĐLBT
- Phương pháp các ĐLBT độc lập với phương pháp động lực học, song nó có thể giải quyết các
bài toán động lực học đơn giản hơn nhiều. Vì vậy, GV có thể chọn một số bài tập tính toán tổng hợp
trong phần “Động lực học”, yêu cầu HS giải bằng phương pháp các ĐLBT. (Như bài tập 4 của bài
“Định luật bảo toàn động lượng”).
- Các bài tập tuy là tính toán nhiều nhưng tính trừu tượng cao vì chúng có sự ràng buộc bởi hệ vật
(kín hay hở, trường lực thế hay không thế). Cho nên trước khi giải các bài tập này, yêu cầu HS phải
chứng tỏ được điều đó.
* Tuy nhiên trong chương này còn quá ít, thậm chí thiếu các loại bài tập tính toán thực tế, quan
sát thực tế, các bài tập mang tính đồ thị và đặc biệt là các bài tập thí nghiệm đơn giản. Mỗi loại bài tập
này có một hoặc một số tác dụng mà các bài tập tính toán không thể đem lại được cho HS.
2.3.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phục vụ cho giảng dạy các bài học thuộc chương “Các
ĐLBT”
Trong phần này, chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống bài tập cụ thể cho hai bài với tính cách ví dụ.
Các bài còn lại, chúng tôi sẽ để ở phần phụ lục.
Mẫu lập hệ thống bài tập cho từng bài và các kí hiệu được qui ước như sau:
Bài: (tên bài học)
Nhóm và loại bài tập: (Các qui ước)
- Các kí hiệu nhóm và loại BTVL đã được đính kèm bảng phân loại hình 2.1 (trang 49)
- Các bài tập cụ thể được kí hiệu như sau:
Bài tập là các câu hỏi trong bài học (C) được kèm với số bài học. Ví dụ, C1-31, tức là câu
hỏi C1 trong bài học 31
Bài tập là các câu hỏi đặt cuối bài học, được kí hiêu BC kèm với số thứ tự của nó, kèm số
bài học. Ví dụ, BC3-31, tức là câu hỏi thứ 3 cuối bài học 31
Các bài tập định lượng cuối mỗi bài học được kí hiệu BB kèm với số bài học. Ví dụ, BB3-
31, tức là bài tập số 3 đặtở bài học 31
Đôi khi cần bài tập tổng hợp,có thể lấy từ sách bài tập (ở đây chỉ giới hạn ở một cuốn
“Bài tập VL 10” dành cho ban KHTN) thì kí hiệu là SBT. Ví dụ: SBT 4.8 (bài 4.8 trong SBT đã
dẫn)
Các bài tập tự thiết kế được kí hiệu là T và số bài học. Ví dụ, T1-31, tức là bài tập tự
thiết kế cho bài học 31
Để phân biệt các bài tập trong các nhóm và loại khác nhau, có thể ghép các kí hiệu lại. Ví dụ:
N1-L1-C2-31: Câu hỏi C2 thuộc loại 1 của nhóm 1, bài 31;
N2-L1-T1-31: Bài tập tự thiết kế thứ nhất, loại 1 của nhóm 2 dùng cho bài 31…
Khả năng sử dụng (sau mỗi loại bài tập) và lưu ý.
Bài 31: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Hệ thống bài tập và việc sử dụng trong bài này như sau: (Không xếp theo trình tự bài giảng)
Nhóm bài tập định lượng (N1):
- N1-L1:
BB1-16 (BB 4-31): có thể dùng để mở bài hay củng cố cho bài 31
BB5-31, BB6-31, BB7-31: Các bài này chỉ mang tính luyện tập, có thể dùng trong giai
đoạn nghiên cứu tài liệu mới (luyện tập cá nhân hoặc cho về nhà.
SBT 4.7 : Dùng để luyện tập tại nhà
- N1-L2: Các bài tập của bài 31 (SGK) không khó. Nếu cần cho HS khá giỏi, có thể tăng
cường một số bài trong SBT. Có thể là SBT 4.8 và SBT 4.11.
Nhóm bài tập định tính (N2): Hai loại bài tập giải thích trong nhóm này xuất hiện rất ít trong
bài học 31, trong khi ĐLBTĐL được ứng dụng nhiều để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Vì vậy có
thể ra thêm một số bài loại N2-L1vàN2-L2.
- N2-L1:
T1-31: Hãy đọc đoạn thứ nhất cột trái (chữ nhỏ) (trang 144-SGK) để giải thích: khi một
quả cầu kim loại rơi xuống đất, có thể coi gần đúng hệ vât-Trái đất là kín. Tại sao? Chiếc lá cũng rơi
như vậy nhưng không thể coi đây là hệ kín, tại sao? Bài này ứng dụng ngay sau khi hình thành khái
niệm hệ kín
- N2-L2:
BC5-31, SBT 4.5
T1-31: Giải thích hiện tượng người nhảy từ thuyền lên bờ, thuyền bị đẩy ra xa
T2-31: Hiện tượng người đi từ lái tới mũi thuyền, thuyền bị đẩy trôi
ngược lại hướng đi.
Các bài tập này có thể dùng để củng cố hoặc cho HS về nhà làm (nếu không có thời gian) và có thể
sử dụng chúng để mở đầu cho bài giảng 32 tiếp theo
Nhóm bài tập thí nghiệm (N3):
- N3 –L1: T1-31: Dựa trên thí nghiệm biểu diễn cụ thể HS tính bảng
(trang 147). ( Nếu không đủ thời gian thì cho HS về nhà làm)
- N3 –L2: Bài toán va chạm của 2 xe thí nghiệm trên máy vi tính
T1-31: Dùng khẩu pháo đồ chơi trẻ em, trong nòng có lò xo bắn đạn là quả bóng bàn.
Làm thí nghiệm, mô tả và giải thích. Nếu đạn bay vồng lên cao, có thể tính chính xác các chuyển động
dựa vào ĐLBTĐL được không, tại sao?
T2-31: Bài toán va chạm của 2 quả cầu giống nhau, treo song song, ngang và tiếp xúc
nhau. Quan sát, mô tả và giải thích.
Các thí nghiệm này làm ở nhà. Quả cầu có thể tự tạo bằng quả bóng bàn, khoét lỗ, đổ xi măng
vào đầy (nhớ làm dây buộc) và giá treo. Vấn đề là ở chỗ hệ bảo toàn như thế nào. Điều này có thể HS
chưa tìm ra và sẽ được làm rõ ở bài 32.
Bài 32: CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC
BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Hệ thống bài tập và việc sử dụng trong bài này như sau: (Không xếp theo trình tự bài giảng)
Nhóm bài tập định lượng (N1):
- N1-L1:
Bài 1, bài 2 (mục 3 tr.151): Luyện tập tại lớp
BB1-32; BB3-32: Bài tập tập dượt ở nhà
BB2-32: Cho luyện tập cho mục 2 của bài học (Động cơ phản lựcTên
lửa).Tùy năng lực lớp học mà có thể cho HS làm trước mục này (có hướng dẫn về hệ kín) hoặc làm
sau.
- N1-L2:
Bài tập 3 (mục 3, tr.152) : Luyện tập tại lớp, hay củng cố .Cũng như bài 31, có thể khai
thác SBT để có những bài tổng hợp hơn cho HS khá giỏi. Ví dụ bài SBT 4.11 là có thể cho
thêm về nhà làm.
T1 - 32: Tính công của lực làm cho vật chuyển động đều, đi được
quãng đương s trong cả 2 trường hợp a và b ở hình dưới đây:
Nhóm bài tập định tính (N2):
- N2-L1:
T1-32: Giải thích súng giật khi bắn.
T2-32: Khẩu đại bác nhả đạn cũng giật. Hãy giải thích xem khẩu pháo
giật như thế nào? Giải thích súng giật khi bắn. (Đây là cơ sở để HS làm các bài tập SBT 4.11 ở nhóm
N1)
C2-32: (có thể biến câu này thành nhiệm vụ khám phá cho HS sau khi
học xong mục 1) Về nguyên lí chuyển động, máy bay cánh quạt và máy bay phản lực khác nhau ở chỗ
nào?
T3-32: Tên lửa vũ trụ có vai trò quan trọng như thế nào trong vấn đề
chuyển động trong không gian?. Bài tập này có thể kết hợp với C2-32 làm nhiệm vụ khám phá.
- N2-L2:
C1-32: (và bài tập của bài 31: N2-L2-T2-31) – Dùng để mở đầu hoặc
trao đổi nhóm sau khi học mục 1 “Nguyên tắc chuyển động phản lực”
Nhóm bài tập thí nghiệm (N3):
- N3-L2: T1-32: Thiết kế các thí nghiệm chuyển động phản lực: khí
(bằng bóng bay), nước (bằng chai nhựa), hơi nước…
2.3.2.3. Chú ý
- Các hệ thông bài tập trên chỉ là ví dụ về cách suy nghĩ chọn lựa bài tập theo các loại để sử dụng
cho phù hợp nội dung học.
F F
a/ b/
(Bài này có thể được sử dụng để mở đầu cho bài 33)
- Có thể tìm thêm nhiều bài tập nữa nhưng không có nghĩa là có bao nhiêu, sử dụng hết bấy nhiêu
bài tập. Hệ thống phân loại này dùng để khi phải dạy nhiều lớp với nhiều đối tượng HS khác nhau, có
thể chọn các bài tập khác nhau sao cho mang tính vừa sức.
2.4. Vấn đề sử dụng hệ thống BTVL trong QTDH
Kết quả điều tra sơ bộ ở mục 2.1 cho thấy, việc sử dụng BTVL hiện nay ở các trường phổ thông
chỉ mới ở ý nghĩa dạy lí thuyết phải có luyện tập. Chúng tôi không muốn dừng lại ở mức độ này vì như
vậy sự phong phú về dạng cũng như về nội dung của các loại BTVL chưa được khai thác hết. Trong
giới hạn của đề tài, chúng tôi không hi vọng khai thác toàn diện các BTVL về ý nghĩa, nội dung cũng
như về phương pháp giải bài tập, nhất là các bài tập tổng hợp vì đây là một vấn đề rất lớn. Chúng tôi sẽ
đi sâu vào vấn đề sử dụng các loại BTVL vào các giai đoạn của QTDH sao cho phù hợp với các PPDH
tích cực nhằm phát huy tối đa tác dụng rèn luyện các kĩ năng, đặc biệt là sự phát triển tư duy cho HS.
Trong nghiên cứu này, mỗi giáo án chúng tôi đều có chuẩn bị một hệ thống các bài tập có thể sử dụng
cho bài học đó (như mục 2.3.2). Tùy khả năng của lớp học cụ thể mà GV có thể chọn bài tập thích hợp
cho các giai đoạn LLDH của bài học để sử dụng.
Một số vấn đề chúng tôi muốn phát triển ở đây là:
- Ở giai đoạn nào của bài học sẽ được sử dụng loại bài tập nào thì phù hợp và tại sao.
- Sử dụng các BTVL như thế nào là tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, hay, sự phối hợp
giữa các loại BTVL với việc sử dụng các PPDH tích cực
- Suy nghĩ về sự phối hợp các loại BTVL trong một bài học nhằm rèn luyện đồng bộ các hoạt
động học của HS
2.4.1. Sử dụng các loại BTVL cho một bài học VL
Hai khâu học tập diễn ra của một bài học VL
Một bài học VL sẽ được hoàn thiện nếu nó được diễn ra một cách có chất lượng qua hai khâu:
khâu học ở lớp (45 phút) và khâu học ở nhà. Cho nên khi sử dụng bài tập cho một bài học VL cần dự
tính trước, bài tập nào, cho HS làm lúc nào thì phù hợp và có tác dụng nhất.
2.4.1.1. Khâu thứ nhất: Chọn BTVL cho các giai đoạn LLDH của một tiết học
Theo Lê Phước Lộc [16- tr.100] QTDH của một tiết học diễn ra trong 4 giai đoạn (gọi là các
giai đoạn LLDH của tiết học):
Giai đoạn 1 “Mở đầu bài học”: Nếu nói theo Marzano thì đây là giai đoạn tạo bầu không
khí học tập tích cực cho toàn bộ tiết học. Các công việc của giai đoạn này mà người GV phải làm là:
tạo bầu không khí tâm lí tích cực học hập, kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài. Giai đoạn này kéo dài
khoảng dưới 10 phút.
Theo quan điểm này thì (ngoài các cách mở đầu bằng kể chuyện, một đoạn phim v..v..[LLDH của
LPL, tr. 53]) các loại bài tập ngắn gọn, đặc biệt là các bài tập đưa ra tình huống mà tình huống ấy sẽ
được giải quyết trong bài học mới sẽ rất hữu hiệu cho kích thích các hoạt động học tập, tạo bầu không
khí tích cực cho bài giảng
Ngoài việc kiểm tra bài cũ thông thường, HS có thể báo cáo lại kết quả các thí nghiệm, các quan
sát thực tế được giao cho làm việc ở khâu “ở nhà” có liên quan đến bài mới (đã có ý đồ từ bài học
trước). Điều này chúng tôi gọi là khâu kéo dài bài học và kết nối với bài học sau.
Ví dụ 2.5:
a/ Sau khi học bài 1 “Điện tích - Định luật Coulomb” (SGK VL 11, cơ bản), giao cho HS bài tập
thí nghiệm: chiếc lược nhựa có thể hút các mẩu giấy nhỏ. Vào bài 2 “Thuyết electron…” yêu cầu HS
mô tả và giải thích. Ta không cần HS giải thích được để lấy đó làm tình huống mở đầu bài mới.
b/ Cũng tương tự như vậy, bài tập quan sát cho HS làm ở nhà trước khi vào chương “Khúc xạ
ánh sáng” là: Quan sát hình ảnh cái muỗng cà phê ngập một phần vào trong li nước, mô tả và giải
thích.
c/ Bạn đọc có thể xem thêm ví dụ 1.5, mục 1.2.1. chương 1: sử dụng loại bài tập đồ thị để đặt vấn
đề vào bài.
d/ Trong giáo án bài 31 (Phụ lục 4) chúng tôi cho HS quan sát hiện tượng bước từ thuyền lên bờ,
người đi trên thuyền..cho HS làm trước với nội dung ứng dụng ĐLBTĐL với ý đồ nhắc lại ở phần mở
đầu bài 32, dẫn HS vào bài nguyên tắc động cơ phản lực. Tương tự như vậy, bài 33 (Phụ lục 6), cho
HS về nhà quan sát búa thợ rèn, búa máy..và sẽ được nhắc lại ở bài 34 (Phụ lục 8) để mở đầu…
- HS cũng có thể được yêu cầu sử dụng kiến thức bài cũ để giải một bài tập định tính không khó
nhưng sau đó có thể biến đổi đôi chút các dữ kiện để có thể trở thành một tình huống được đặt ra để
mở đầu bài giảng (ví dụ 2.6).
Ví dụ 2.6:
Trước khi dạy bài 28 “Qui tắc hợp lực song song…” (SGK VL 10 nâng cao), kiểm tra HS bài cũ -
Bài 27 “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song” – bằng một thí nghiệm hình
2.3 a: Theo điều kiện cân bằng, hãy tìm các lực tác dụng lên vật treo, vẽ các vectơ lực đó và tìm lực
cân bằng với trọng lực P của vật.
Hình 2.3: Qui tắc tổng hợp lực
a/ b/ c/
N M
F2 F1
P
M N
F2 F1
M N
F2 F1
Giả sử như HS vẽ đúng (tổng hợp các lực F1 và F2 đồng qui). Ta cho các điểm M và N tiến lại
gần nhau (hình 2.3 b) và cũng yêu cầu như trên.. Cũng yêu cầu như vây ở trường hợp hình 2.3 c, F1 và
F2 song song nhau, HS sẽ lúng túng, không làm được bằng cách tổng hợp lực đồng qui. Đây là tình
huống để mở đầu cho bài 28
Giai đoạn 2 “Nghiên cứu tài liệu mới”: Tùy nội dung mà các GV xử lí giai đoạn này theo các
PPDH khác nhau. Tuy nhiên nếu nhìn theo khía cạnh sử dụng các BTVL, người GV có thể thực hiện
một một hoặc một vài đoạn bài học chỉ bằng các BTVL cũng có thể đưa kiến thức mới đến cho HS mà
không nhất thiết phải giảng giải như thông thường.
Ví dụ 2.7:
a/ HS báo cáo kết quả các bài tập quan sát ở nhà, GV tổng hợp, đưa ra kết luận cho nội dung
mới. Để chuẩn bị cho bài học “Nguyên lí I nhiệt động lực học”, GV cho bài tập quan sát ở nhà: ấm
nước đang sôi, bơm xe đạp rồi sờ vào đầu bơm, tưới cây bằng bình xịt…Trên lớp, chỉ cần HS mô tả
lại, GV chính xác hóa từ ngữ (có thể làm thêm vài thí nghiệm đơn giản nữa) đi đến định nghĩa khái
niệm nội năng. Cũng bằng cách này, GV cũng có thể thực hiện đoạn bài giảng “2. Hai cách biến đổi
nội năng” một cách nhanh chóng nếu HS được yêu cầu làm thí nghiệm: chà mạnh một miếng kim loại
lên nền nhà vài lần (hoặc dùng búa đập) rồi cảm nhận nhiệt độ của nó; xoa hai bàn tay vào nhau rồi
cho cảm giác; dùng một cái muỗng kim loại nhúng vào li nước nóng, cảm nhận nhiệt độ của nó sau
đó.. .
b/ Trong chương trình VL, nhiều thí nghiệm biểu diễn được thực hiện sau đó lấy số liệu, lập bảng
(ví dụ bài 29 “ Momen của lực – Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định”; Bài 31
“Định luật bảo toàn động lượng”…GV có thể làm thí nghiệm, cho HS lập bảng số liệu, biến nó thành
một bài tập tính toán (có hướng dẫn) để HS tự tìm ra kết luận.
c/ Trong chương nghiên cứu này không có bài tập đồ thị. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, chúng tôi
cũng tạo ra các bài tập loại này cho HS quen sử dụng đồ thị. Ở bài 35,36,37, tranh thủ cho HS đọc
hiểu các đồ thị công của lực trọng trường không phụ thuộc dạng đường đi (các hình 35.3 và 35.4,
trang 165), đồ thị tính công của lực đàn hồi (hình 36.2 trang 170) cũng như các đồ thị về ĐLBTCN
(hình 37.3 và hình 37.4, trang 172 v173). Xử lí cụ thể, xin xem phụ lục số 10,12,14
d/ Trong SGK bộ nâng cao, một số chương về các định luật có nhiều bài tập tính toán, các tác
giả đã bố trí một bài giải toán ứng dụng tổng hợp các định luật ở cuối chương (Các định luật Newton;
Các định luật bảo toàn; Định luật Ohm và công suất điện; Bài tập về lực từ; Định luật khúc xạ ánh
sáng..). Các bài tập tổng hợp cần lập luận, tính toán nhiều. Kiến thức mới ở đây là phương pháp giải
các loại bài tập ấy (các qui trình giải bài tập). Điều này đã được trình bày ở chương I (Định hướng 2
của Marzano – ví dụ 1.8, mục 1.2.1).
e/ Đặc biệt trong chương nghiên cứu này có hai bài học (bài 32, bài 37) trong đó lấy việc giải bài
tập hình thành kiến thức kĩ năng mới: qui trình giải bài tập về các định luật bảo toàn. Đây là dịp tốt để
HS làm việc nhóm, tự tìm ra kiến thức mới (các qui trình), phát triển tư duy. Đối với những bài như
vậy, chúng tôi chọn cách tốt nhất là cho HS tự nghiên cứu lời giải và nhóm đề xuất qui trình giải của
bài toán đó, Sau đó GV mới chỉnh sửa, qui nạp thành qui trình chung cho loại toán đó. (Xem các phụ
lục 5 và 14)
Giai đoạn 3 “Củng cố bài học”: Các bài tập ngắn thuộc các loại tính toán, giải thích, thí
nghiệm đơn giản…là công cụ thích hợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89914LVVLPPDH006.pdf