Luận văn Sử dụng phần mềm adobe presenter thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử môn Hóa học lớp 12 theo hướng dạy học tích cực

1 7 TMỤC LỤC1 7 T . 2

1 7 TMỞ ĐẦU1 7 T. 7

1 7 TChương 1:1 7 T 1 7 TCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1 7 T . 11

1 7 T1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu1 7 T .11

1 7 T1.1.1. Các khóa luận nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học1 7 T. 11

1 7 T1.1.2. Các luận văn nghiên cứu về ứng dụng CNTT và dạy học tích cực1 7 T. 13

1 7 T1.2. Đổi mới phương pháp dạy học1 7 T .15

1 7 T1.2.1. Mô hình ba bình diện [7]1 7 T . 15

1 7 T1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học1 7 T. 16

1 7 T1.2.3. Dạy học tích cực1 7 T . 18

1 7 T1.2.4. Ứng dụng của CNTT trong dạy học1 7 T . 26

1 7 T1.3. Bài lên lớp1 7 T.32

1 7 T1.3.1. Khái niệm bài lên lớp1 7 T. 32

1 7 T1.3.2. Các thành tố của bài lên lớp và mối quan hệ giữa chúng1 7 T. 33

1 7 T1.3.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp môn hóa học1 7 T. 35

1 7 T1.4. Bài giảng điện tử1 7 T.36

1 7 T1.4.1. Khái niệm bài giảng điện tử1 7 T. 36

1 7 T1.4.2. Các đặc trưng của bài giảng điện tử1 7 T . 37

1 7 T1.4.3. Ưu điểm – nhược điểm của bài giảng điện tử1 7 T. 38

1 7 T1.4.4. Tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử1 7 T . 38

1 7 T1.4.5. Hồ sơ bài giảng điện tử1 7 T. 39

1 7 T1.4.6. Các dạng bài giảng điện tử môn hóa học1 7 T. 40

1 7 T1.5. Phần mềm Adobe Presenter1 7 T.41

pdf170 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phần mềm adobe presenter thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử môn Hóa học lớp 12 theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng tâm để tập trung học. 738 83,48 Tốn nhiều thời gian học vì không nhớ hết bài giảng của thầy/ cô. 772 87,33 59 Ý kiến khác (không biết làm bài/ không gặp khó khăn). 63 07,13 Qua bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy: - GV dạy BGĐT chưa nhiều (10,07% GV thường xuyên dạy). - Khi được học với BGĐT 70.03% HS cảm thấy hứng thú. - Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy khi GV dạy bằng BGĐT đa số HS kịp theo dõi bài. So sánh với số liệu của những nghiên cứu trước thì phần lớn HS cho rằng tiến độ của BGĐT là nhanh, không theo kịp. Điều này chứng tỏ, việc ứng dụng CNTT của GV có nhiều tiến triển. HS đã dần quen với dạy học có ứng dụng CNTT. - Tuy nhiên việc học bài cũ của HS vẫn gặp nhiều khó khăn, do tốn nhiều thời gian học vì không nhớ hết bài giảng của thầy/ cô (87,33%), thiếu tài liệu hỗ trợ tự học (85,86%) và chưa biết trọng tâm để học (83,48%). - Khi thầy/ cô dạy BGĐT, hầu hết HS hứng thú vì GV sử dụng phim thí nghiệm, mô phỏng (98,08%), có câu hỏi trắc nghiệm để củng cố (78,73%) bài học, có nhiều hình ảnh minh họa (70,02%). Điều này chứng tỏ đây là những thế mạnh nổi trội của BGĐT mà GV cần phát huy. Qua những ý kiến đóng góp của HS, chúng tôi nhận thấy cần: - Tăng cường thiết kế BGĐT để tạo hứng thú học tập cho HS. - Tăng cường các video clip có tính thực tế, thí nghiệm hóa học, mô phỏng và cơ chế phản ứng sẽ giúp các em nhanh hiểu bài và nhớ lâu hơn. - Nên thiết kế bài soạn hỗ trợ lời giảng, câu hỏi để định hướng HS tự học với những kiến thức trọng tâm và hệ thống bài tập chọn lọc. 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: 1. Tìm hiểu các tài liệu, các luận án, luận văn có mối liên hệ với đề tài. Tác giả thấy rằng, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong viêc thiết kế BGĐT nhằm đổi mới PPDH đã và vẫn đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. 2. Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH, các đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực, ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay. 3. Khái quát về phần mềm Adobe Presenter cho phép người dùng nhanh chóng và dễ dàng tạo các bài giảng điện tử giàu multimedia, với những tính năng nổi bật đồng bộ bài giảng với âm thanh, video, hệ thống câu hỏi tương tác thông minh. 4. Tiến hành tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT và các PPDH tích cực trong DHHH ở trường THPT bằng phiếu tham khảo ý kiến 102 GV. Tìm hiểu tác dụng của BGĐT đối với việc lĩnh hội kiến thức của HS bằng phiếu tham khảo ý kiến HS. Kết quả điều tra cho thấy ngoài phần mềm soạn giảng powerpoint, GV ít sử dụng những phần mềm khác để thiết kế BGĐT. Đa số GV chưa chuẩn bị đầy đủ các thành phần của một hồ sơ BGĐT khi giảng dạy cũng như chưa có sự phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giáo án giảng dạy. Về phía HS thì gặp khó khăn trong việc học bài ở nhà sau vì ghi chép bài không đầy đủ và thiếu tài liệu hỗ trợ tự học.Từ đó chúng tôi muốn thiết kế những BGĐT có sử dụng phối hợp các phương pháp DHTC, ghi âm lời giảng của GV cùng với hệ thống câu hỏi củng cố giúp HS ghi nhớ bài tốt hơn. Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu sử dụng phần mềm Adobe Presenter kết hợp với PPDH tích cực tiến hành thiết kế các hồ sơ BGĐT phần kim loại lớp 12 ban cơ bản được trình bày ở chương 2 của luận văn. 61 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỒ SƠ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ LỚP 12 BẰNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC 2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 12 ban cơ bản 2.1.1. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình hóa học 12 [9] 2.1.1.1. Về kiến thức Phát triển, hoàn thiện những kiến thức hóa học ở cấp THCS, cung cấp một kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực có nâng cao ở mức độ thích hợp gồm: - Hóa hữu cơ: Vận dụng lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc một loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu có nhiều ứng dụng gần gũi trong đời sống sản xuất như este, lipit, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein, polime và vật liệu polime. - Hóa đại cương: Các lí thuyết chủ đạo làm cơ sở để học tập, nghiên cứu về hóa học như đại cương về kim loại. - Hóa vô cơ: Vận dụng các lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu các nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hóa học như nhóm kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, crôm, sắt, đồng - Một số vấn đề: Phân tích hóa học: phương pháp phân biệt và nhận biết các chất thông dụng; hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. 2.1.1.2. Về kĩ năng Tiếp tục hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn hóa học, kĩ năng giải quyết vấn đề để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả; biết làm việc với SGK và tài liệu tham khảo, biết làm một số thí nghiệm độc lập và theo nhóm nhỏ để biết lập kế hoạch giải một bài tập hóa học; biết vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống có liên quan đến hóa học. 62 2.1.1.3. Về thái độ Tiếp tục hình thành và phát triển ở HS thái độ tích cực như hứng thú học tập môn hóa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong cuộc sống, sản xuất; rèn luyện tính cẩn thận, nhận thức và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. 2.1.2. Phân phối chương trình hóa học 12 Bảng 2.1. Nội dung cấu trúc chương trình hóa học lớp 12 Chương trình hóa học lớp 12 Số chương Số bài Cơ bản 9 45 Bảng 2.2. Phân phối chương trình hóa học 12 – cơ bản Tuần Tiết Học kì I 1 1 Ôn tập đầu năm Chương 1. Este - Lipit (4 tiết) 2 Este 2 3 Lipit 4 Chất giặt rửa 3 5 Luyện tập: Este và chất béo Chương 2. Cacbohiđrat (7 tiết) 6 Glucozơ 4 7 Glucơzơ 8 Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ 5 9 Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ 10 Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat 6 11 Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và gluxit 12 Kiểm tra viết Chương 3. Amin, Amino axit và Protein (6 tiết) 7 13, 14 Amin 8 15 Amino axit 16 Peptit và Protein 9 17 Peptit và Protein 18 Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và 63 protein Chương 4. Polime và Vật liệu polime (7 tiết) 10 19, 20 Đại cương về polime 11 21, 22 Vật liệu polime 12 23 Luyện tập: Polime và vật liệu polime 24 Thực hành: Một số tính chất của polime và vật liệu polime 13 25 Kiểm tra viết Chương 5. Đại cương về kim loại (15 tiết) 26 Vị trí và cấu tạo của kim loại 14 27, 28 Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại 15 29 Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại 30 Luyện tập. Tính chất của kim loại 16 31 Điều chế kim loại 32 Luyện tập: Điều chế kim loại 17 33 Hợp kim 34 Ôn tập học kỳ I 18 35 Ôn tập học kì I 36 Kiểm tra học kì I Học kì II 19 37, 38 Sự ăn mòn kim loại 20 39 Luyện tập: Sự ăn mòn kim loại 40 Thực hành: Tính chất, điều chế và sự ăn mòn kim loại Chương 6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (11 tiết) 21 41, 42 Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 22 43, 44 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của KLKT 23 45 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của KLKT (tt) 46 Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và một số hợp chất của chúng 24 47, 48 Nhôm và hợp chất của nhôm 25 49 Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm 50 Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng 26 51 Kiểm tra viết Chương 7. Sắt và một số kim loại quan trọng (10 tiết) 52 Sắt 27 53 Một số hợp chất của sắt 54 Hợp kim của sắt 64 28 55 Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất quan trọng của sắt 56 Crom và hợp chất của crom 29 57 Đồng và hợp chất của đồng 58 Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng 30 59 Kiểm tra 1 tiết 60 Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc 31 61 Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, crom, đồng và những hợp chất của chúng Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ (3 tiết) 32 62 Nhận biết một số ion trong dung dịch 63 Nhận biết một số chất khí 33 64 Luyện tập: Nhận biết một số ion trong dung dịch Chương 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và môi trường (6 tiết) 65 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế 34 66 Hóa học và vấn đề xã hội 67 Hóa học và những vấn đề môi trường 35 68, 69 Ôn tập học kì II 70 Kiểm tra cuối năm 2.1.3. Chuẩn kiến thức kĩ năng phần kim loại hóa học 12 [9] Gồm 3 chương: Đại cương về kim loại, Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm, Crom – sắt – đồng. Yêu cầu của chương trình không chỉ là sự ghi nhớ tái hiện được trí nhớ mà học sinh cần phải có khả năng phân tích đánh giá tính xác thực của các tư liệu hóa học, khả năng viết phương trình hóa học, giải thích và dự đoán các hiện tượng hóa học trên cơ sở các kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học. Sau đây là mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của các chương: 65 Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 1. Kiến thức Biết: - Vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. - Tính chất và ứng dụng của hợp kim. - Một số khái niệm trong chương: cặp oxi hóa – khử, pin điện hoá, suất điện động chuẩn của pin điện hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại, sự điện phân (các phản ứng hóa học xảy ra ở các điện cực). Hiểu: - Giải thích được những tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của kim loại. - Dẫn ra được những thí dụ minh họa và viết các PTHH. - Ý nghĩa của dãy điện hóa chuẩn của kim loại: + Xác định chiều của phản ứng giữa chất oxi hóa và chất khử trong hai cặp oxi hóa – khử. + Suất điện động chuẩn của pin điện hoá. - Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực của pin điện hóa khi hoạt động và của quá trình điện phân chất điện li. - Điều kiện, bản chất của sự ăn mòn điện hóa và các biện pháp phòng, chống ăn mòn kim loại. - Hiểu được các phương pháp điều chế những kim loại cụ thể (kim loại có tính khử mạnh, trung bình, yếu). 2. Kĩ năng - Biết vận dụng dãy điện hóa chuẩn của kim loại để: + Xét chiều của phản ứng hóa học giữa chất oxi hóa và chất khử trong hai cặp oxi hóa – khử của kim loại. + So sánh tính khử, tính oxi hóa của các cặp oxi hóa - khử. + Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa. 66 - Biết tính toán khối lượng, lượng chất liên quan với quá trình điện phân (tính toán theo phương trình điện phân và tính toán theo sự vận dụng định luật Faraday). - Thực hiện được những thí nghiệm chứng minh tính chất của kim loại, thí nghiệm về pin điện hóa và sự điện phân, những thí nghiệm về ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại. 3. Thái độ Có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại trong đời sống và trong lao động của cá nhân và cộng đồng xã hội. Chương 6. KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM 1. Kiến thức Biết: - Vị trí, cấu hình eletron nguyên tử, ứng dụng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất quan trọng của chúng. - Tác hại của nước cứng và các biện pháp làm mềm nước. - Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. - Tính chất hóa học của một số hợp chất, của natri, canxi và nhôm. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. - Khái niệm nước cứng, nước tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu. 2. Kĩ năng - Biết tìm hiểu tính chất chung của nhóm nguyên tố theo quy trình: dự đoán tính chất → kiểm tra dự đoán → rút ra kết luận. - Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của chất. - Suy đoán và viết được các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của một số hợp chất quan trọng của natri, canxi, nhôm trên cơ sở tính chất chung của hợp chất vô cơ đã biết. - Thiết lập mối quan hệ tính chất của các chất và ứng dụng của chúng. 67 3. Thái độ - Tích cực vận dụng những kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm để giải thích hiện tượng và giải quyết một số vấn đề thực tiễn sản xuất. Chương 7. CROM – SẮT – ĐỒNG 1. Kiến thức Biết: - Cấu tạo nguyên tử của một số kim loại chuyển tiếp trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo đơn chất của một số kim loại chuyển tiếp. Hiểu: - Sự xuất hiện của trạng thái oxi hóa. - Tính chất vật lý, hóa học của một số đơn chất và hợp chất. - Sản xuất và ứng dụng của một số kim loại chuyển tiếp quan trọng. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích tính chất của các chất. - Biết phán đoán và so sánh để tìm hiểu tính chất của các chất. 3. Thái độ - Biết yêu quý thiên nhiên và bảo vệ tài nguyên, khoáng sản. - Có ý thức vận dụng những kiến thức hóa học để khai thác, gìn giữ và bảo vệ môi trường. 2.1.4. Hệ thống kiến thức phần kim loại hóa học 12 Trong chương trình hóa học 12 – Cơ bản, phần kim loại bao gồm 3 chương (từ chương 5 đến chương 7) và 23 bài (từ bài 17 đến bài 39). Dưới đây là kiến thức trọng tâm đối với từng bài học cụ thể trong phần kim loại chương trình hóa học 12 – Cơ bản. 68 Bảng 2.3. Kiến thức trọng tâm hóa học 12 – cơ bản Chương 5 - Đại cương về kim loại Bài Trọng tâm 17. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại. 18. Tính chất của kim loại Dãy điện hóa của kim loại Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng hóa học đặc trưng của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó. 19. Hợp kim Khái niệm và ứng dụng của hợp kim. 20. Ăn mòn kim loại Ăn mòn điện hóa học. 21. Điều chế kim loại Các phương pháp điều chế kim loại. 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại Củng cố về tính chất vật lí và hóa học của kim loại. Vận dụng kiến thức để giải bài tập về kim loại. 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Củng cố kiến thức về phương pháp điều chế kim loại. Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập vận dụng kiến thức. 24. Thực hành: Tính chất. điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại Dãy điện hóa kim loại. Điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện. Ăn mòn điện hóa học. Chương 6 – Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 25. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm. Phương pháp điều chế kim loại kiềm. Tính chất hóa học cơ bản của NaOH, NaHCOR3R, NaR2RCOR3R, KNOR3R. 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ. Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ. 69 Tính chất hóa học cơ bản của Ca(OH)R2R, CaCOR3R, CaSOR4R. Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng. 27. Nhôm và hợp chất của nhôm Biết vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của nhôm, ứng dụng và phương pháp sản xuất nhôm. Biết tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của nhôm. 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Củng cố kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của chúng. Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về các kim loại trên và hợp chất của chúng. 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Củng cố kiến thức về tính chất vật lí, hóa học của nhôm và một số hợp chất quan trọng của nhôm. Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về nhôm và một số hợp chất quan trọng của nhôm. 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng Hiểu các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm. Rèn luyện kĩ năng thực hành: Lấy hóa chất, đun nóng, lắp dụng cụ thí nghiệm Chương 7 – Sắt và một số kim loại quan trọng 31. Sắt Biết vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử. Biết tính chất vật lí, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của sắt. 32. Hợp chất của sắt Biết tính chất vật lí và hóa học của một số hợp chất sắt(II), sắt(III). Biết ứng dụng và phương pháp điều chế một số hợp chất của sắt. 33. Hợp chất của sắt Biết thành phần, tính chất và ứng dụng của gang, thép. Biết nguyên tắc và quy trình sản xuất gang, thép. 70 34. Crom và hợp chất của crom Biết vị trí của crom trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử và tính chất của crom. Biết một số hợp chất của crom. 35. Đồng và hợp chất của đồng Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử và tính chất của đồng. Biết một số hợp chất quan trọng của đồng. 36. Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc Biết vị trí của niken, kẽm, chì, thiếc trong bảng tuần hoàn. Biết tính chất và ứng dụng của chúng. 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Hiểu vì sao sắt thường có số oxi hóa +2, +3 và tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II), hợp chất sắt(III). Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập về sắt và hợp chất của sắt. 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng Hiểu cấu hình electron bất thường của nguyên tử crom, đồng và các số oxi hóa thường gặp của chúng. Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập về crom và đồng. 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom. Củng cố tính chất hóa học của sắt, crom, đồng và các hợp chất quan trọng của chúng. Rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi chép và giải thích các hiện tượng quan sát được. 2.2. Định hướng lựa chọn bài để thiết kế bài giảng điện tử Để định hướng cho việc lựa chọn bài thiết kế BGĐT bằng phần mềm Adobe Presenter, trong luận văn này chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí sau: 2.2.1. Chọn bài có kiến thức khó, trừu tượng Nên thiết kế những bài có những kiến thức khó, trừu tượng như loại bài truyền thụ kiến thức mới về học thuyết, định luật. Đối với các bài loại này, giáo viên có thể sử dụng các đoạn phim, hình mô phỏng, hay những hình ảnh minh họa giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học hơn. 71 2.2.2. Chọn bài có khối lượng kiến thức lớn Nên chọn những bài có lượng kiến thức lớn để có thể tiết kiệm thời gian lên lớp, đặc biệt đối với dạng bài củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. Trong trường hợp này, GV có thể sử dụng sơ đồ, graph để hệ thống hóa kiến thức. 2.2.3. Chọn bài có thí nghiệm độc hại hoặc khó thành công Nên chọn những bài có các thí nghiệm độc hại hay khó thành công, GV có thể thay bằng những đoạn phim minh họa hay hình vẽ, thí nghiệm mô phỏng góp phần tạo cho HS niềm tin vào lý thuyết. 2.2.4. Chọn bài về sản xuất hóa học Nên chọn những bài về sản xuất hóa học. Bằng cách sử dụng các hình ảnh, phim minh họa, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu hơn về quá trình sản xuất hóa học trong thực tế. 2.2.5. Chọn bài cần nhiều minh họa trực quan Nên chọn những bài cần sử dụng nhiều hình ảnh minh họa, làm tăng tính trực quan cho bài giảng, giúp HS có cái nhìn cụ thể vào sự vật, hiện tượng. 2.2.6. Chọn bài truyền thụ kiến thức mới về chất cụ thể Nên chọn bài truyền thụ kiến thức mới về chất cụ thể. GV dùng các mô hình phân tử, để HS rút ra đặc điểm cấu tạo. Qua đó, HS dự đoán được tính chất của chất cần nghiên cứu. 2.2.7. Hạn chế chọn bài rèn luyện kỹ năng, sửa bài tập Nên hạn chế chọn những dạng bài chủ yếu rèn luyện kỹ năng, sửa bài tập. Tuy nhiên, khi thiết kế các bài giảng dạng này, mỗi bài tập cần kèm theo hướng dẫn giải. Như vậy, HS có thể sử dụng các bài giảng này để làm tư liệu tự học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 2.3. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực 2.3.1. Đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm - Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học, đủ nội dung, rõ trọng tâm. 72 - Nội dung thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng đa phương tiện (multimedia) để cho quá trình nhận thức của HS theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. - Các trang trình chiếu, các công cụ và phương tiện phải phù hợp với mục đích dạy và học. 2.3.2. Đảm bảo việc phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học - Phương pháp dạy học: + Phối hợp tốt các PPDH. + Khai thác triệt để PPDH tích cực. + Tăng cường liên hệ thực tiễn. + Đảm bảo tính liên môn. + Tăng cường sử dụng phiếu học tập, tổ chức hoạt động nhóm. + Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm. + Tạo cơ hội cho HS hoạt động. Một đặc trưng cơ bản của DH tích cực là dạy và học thông qua các hoạt động học tập của HS. Do vậy khi thiết kế bài giảng nên ưu tiên thời gian cho các hoạt động. Tuy nhiên không vì thế mà sắp xếp quá nhều hoạt động (khoảng 6-9 hoạt động/ 1 tiết là phù hợp). - Phương tiện dạy học: Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện dạy học phù hợp nội dung, kiểu BLL. 2.3.3. Đảm bảo tính hiệu quả Xây dựng giáo án điện tử cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. Cần đáp ứng được: - Mục tiêu bài học. - HS ghi chép được bài, hiểu bài và hứng thú học tập. - HS tích cực, chủ động. - HS được thực hành, luyện tập. - Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được. 73 2.3.4. Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này. 2.3.5. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu Khi thiết kế một phần mềm nói chung, BGĐT nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu GV, Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây dựng BGĐT. 2.3.6. Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc cập nhật để chỉnh sửa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai. 2.3.7. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về hình thức - Màu sắc của nền hình Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. - Font chữ Nên dùng font chữ đậm, rõ và gọn, phổ biến như Arial, Time New Roman... 74 - Kích cỡ chữ GV thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Tuy nhiên, để HS có thể quan sát được thì kích cỡ phải từ 20 trở lên. - Tính cân đối Giữa các tiêu đề, các đoạn văn, hình ảnh trên một slide cũng như toàn bộ bài giảng phải có sự cân đối hài hòa với nhau giúp HS dễ dàng theo dõi bài. - Trình bày nội dung trên nền hình Khi trình bày nội dung cần chừa ra khoảng trống đều ở hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn hình. Ngoài ra, những tranh ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì không nên sử dụng. 2.4. Quy trình thiết kế hồ sơ BGĐT bằng phần mềm Adobe Presenter theo hướng dạy học tích cực Thiết kế hồ sơ BGĐT bằng phần mềm Adobe Presenter có thể theo quy trình các bước sau: 2.4.1. Bước 1: Xác định rõ mục tiêu bài học Đây là việc làm đầu tiên của người GV. Phải chỉ rõ học xong HS sẽ đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, tức là chỉ ra kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau bài học. Mục tiêu bài học cần nêu rõ sau khi học, HS có những kiến thức mới nào? kĩ năng mới nào? Có thái độ tích cực gì? 2.4.2. Bước 2: Xây dựng ý tưởng chủ đạo cho những kiến thức trọng tâm Cần bám sát chương trình, SGK bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản trọng tâm nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản trọng tâm của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc bài học làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức trong 75 bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm. Lưu ý, việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của SGK. 2.4.3. Bước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_23_7643371038_5219_1871581.pdf
Tài liệu liên quan