MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 5
1.2. Những đổi mới trong giáo dục ở THPT [51]. 7
1.2.1. Một vài nét về dạy học ở THPT hiện nay .7
1.2.2. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT. 10
1.2.3. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục THPT. 11
1.3. Tự học. 14
1.3.1. Khái niệm tự học . 14
1.3.2. Các hình thức tự học. 15
1.3.3. Chu trình tự học . 15
1.4. E-book . 17
1.4.1. Khái niệm E-book . 17
1.4.2. Ưu và nhược điểm của E-book. 18
1.4.3. Các yêu cầu thiết kế E-book . 18
1.4.4. Phần mềm CourseLab 2.4 . 20
1.5. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở tỉnh Lâm Đồng . 32
Tóm tắt chương 1. 35
Chương 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM COURSELAB THIẾT KẾ EBOOK
CHƯƠNG “NHÓM OXI – LƯU HUỲNH” LỚP 10 NÂNG CAO 36
2.1. Tổng quan về chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh” . 36
2.1.1. Mục tiêu dạy học. 36
2.1.2. Cấu trúc nội dung . 37
2.1.3. Phương pháp dạy học . 372.2. Những định hướng khi thiết kế ebook . 42
2.2.1. Đối với môn học. 42
2.2.2. Đối với học sinh . 42
2.2.3. Đối với giáo viên. 43
2.2.4. Về hình thức của E-book . 43
2.3. Qui trình thiết kế E-book . 44
2.4. Giới thiệu tổng quan về E-book . 45
2.4.1. Cấu trúc E-book . 45
2.4.2. Những điểm mới của E-book . 46
2.5. Nội dung E-book. 47
2.5.1. “Trang chủ”. 47
2.5.2. “Trang Hướng dẫn” . 47
2.5.4. Trang “Bài tập” . 53
2.5.5. Trang “Phương pháp giải” . 58
2.5.6. Trang “Đề kiểm tra” . 59
2.5.7. Trang “Thư giãn” . 62
2.6. Một số giáo án thực nghiệm . 63
2.6.1. Giáo án bài “Khái quát nhóm Oxi” . 63
2.6.2. Giáo án bài “Lưu huỳnh”. 70
2.6.3. Giáo án bài “Hiđro sunfua” . 77
Tóm tắt chương 2 .84
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .86
3.1. Mục đích thực nghiệm. 86
3.2. Đối tượng thực nghiệm. 86
3.3. Tiến hành thực nghiệm . 87
3.4. Kết quả thực nghiệm . 89
3.4.1. Nhận xét của GV về E-book . 89
3.4.2. Nhận xét của HS về E-book. 92
3.4.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh . 94
Tóm tắt chương 3. 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .106
138 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phần mềm Courselab 2.4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hù hợp với trình độ HS từ cấp độ yếu – trung bình đến khá –
giỏi.
- E-book cần có sự đa dạng về thông tin, tránh tính chất hàn lâm, học
thuật. Muốn vậy, ngoài đảm bảo lượng kiến thức của môn học, E-book cần nên
bổ sung phần thông tin có tác dụng giúp người sử dụng thư giãn đầu óc như
giới thiệu một số câu chuyện về các nhà Bác học, giải mã các hiện tượng tự
nhiên bằng kiến thức của môn họcĐiều này ngoài ích lợi giúp người học giải
tỏa căng thẳng còn giúp HS mở mang tri thức.
- Ngày nay, giáo dục ngoài hướng đến mục tiêu cung cấp kiến thức còn
đặt ra vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS. Vì vậy E-book của từng môn học
cũng phải góp phần thực hiện mục tiêu này của ngành Giáo dục. Để làm được
điều đó, nội dung của E-book cần phải gắn với thực tiễn, thể hiện qua phần liên
hệ với thực tế đời sống. Ví dụ: E-book giới thiệu ứng dụng hay tác hại của một
số chất hóa học ảnh hưởng tới con người, môi trường, xã hội, từ đó có tác
dụng giáo dục HS nhận thức đúng về việc sử dụng hóa chất để vừa phát huy vai
trò của nó đối với con người vừa góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội
phát triển trong hòa bình – an ninh – thịnh vượng.
2.2.2. Đối với học sinh
- E-book cần giúp HS hệ thống hóa kiến thức, nắm vững kiến thức trọng
tâm để có thể giải được bài tập SGK, làm được các bài kiểm tra trên lớp.
- E-book cần có tác dụng hỗ trợ tự học bằng cách ngoài cung cấp đầy đủ
nội dung bài học còn có thêm những thí nghiệm về tính chất, cách điều chế hay
43
những hình ảnh minh họa về cấu tạo, ứng dụng của các chất, hướng dẫn giải bài
tập bằng các phương pháp và có phân dạng bài tập cụ thể.
- E-book cần làm tăng hứng thú học tập của HS qua giao diện E-book đẹp,
thân thiện; hệ thống bài tập phong phú đa dạng, bài tập khó cho HS khá giỏi,
bài tập dễ cho HS yếu kém và phần thông tin về các nhà Bác học, vận dụng
kiến thức môn học vào giải thích các hiện tượng tự nhiên, phần thư giãn hấp
dẫn, lôi cuốn.
- E-book cần giúp HS phát triển tư duy sáng tạo qua hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm và tự luận về lý thuyết, bài tập và ứng dụng trong thực tiễn hay các câu
đố vui và giải ô chữ.
- Qua nội dung của mình, E-book cần giúp HS có được một số kĩ năng
sống cần thiết biết trân trọng giá trị của các chất hóa học; có ý thức bảo vệ môi
trường; không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá thế giới kết hợp với học
hành
2.2.3. Đối với giáo viên
- Việc thiết kế E-book cần sử dụng các phần mềm đơn giản mà tiện ích để
kích thích sự mày mò, học hỏi của GV.
- Hệ thống các tư liệu hình ảnh, thông tin, phim thí nghiệmtrong E-book
phải phong phú, đa dạng và có chất lượng, GV có thể bổ sung vào bài giảng
của mình.
2.2.4. Về hình thức của E-book
- Bố cục phải rõ ràng, hợp lý, thống nhất về cách trình bày để giúp học
sinh dễ theo dõi và sử dụng E-book.
- Màu sắc giao diện đẹp, hấp dẫn, phù hợp với sở thích của lứa tuổi HS
lớp 10 THPT.
- Các hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp với nội dung, tránh việc sử
dụng quá nhiều hình ảnh làm loãng nội dung bài học, HS mất tập trung.
44
2.3. Qui trình thiết kế E-book
Qui trình thiết kế E-book được chúng tôi tiến hành theo 6 bước như sau:
Bước 1: Phân tích, chuẩn bị
− Xác định đối tượng sử dụng, thời điểm sử dụng E-book trong quá trình
dạy học.
− Xác định mục tiêu cần đạt được về nội dung và hình thức của E-book. Vì
vậy, tiến hành xây dựng cây thư mục các đề mục, nội dung chính cần có
để định hướng cho việc tìm kiếm tập hợp các nguồn tư liệu về kiến thức,
hình ảnh, moviestừ SGK, sách tham khảo, sách giáo viên, internet, báo
chí
− Tìm hiểu tính năng các công cụ để thực hiện E-book. Đó là những phần
mềm liên quan cũng như phần mềm chuyên dùng CourseLab 2.4 để tạo
E-book theo đúng ý tưởng của các giả.
Bước 2: Xây dựng nội dung
− Dùng các phần mềm soạn thảo văn bản để tiến hành chọn lọc, biên soạn:
+ Hệ thống các bài học.
+ Hệ thống các phương pháp giải bài tập.
+ Hệ thống bài tập: bài tập SGK, thực tiễn.
+ Hệ thống các bài kiểm tra.
+ Nội dung của phần thư giãn.
− Xử lý các tư liệu (hình ảnh, movies), vừa để nâng cao chất lượng về nội
dung, thẩm mỹ, vừa để phù hợp, tương thích định dạng của E-book.
Bước 3: Thiết kế E-book
− Thiết kế các baner, nút bấm.
− Thiết kế các giao diện của các Slide, các Frame sao cho đạt ba yêu cầu:
tiện dụng, mỹ thuật và kỹ thuật thực hiện đơn giản.
− Tiến hành đưa nội dung vào các Frame và Slide.
45
SÁCH ĐIỆN TỬ
EBOOK
TRANG
CHỦ
BÀI HỌC BÀI TẬP PHƯƠNG
PHÁP
Ả
THƯ
GIÃN
HƯỚNG
DẪN
LIÊN HỆ
EBOOK
Bài 43
Bài 44
Bài 40
Bài 41
Bài 42
Bài 45
Bài Tập
SGK
Bài Tập
Thực Tiễn
PP Giải
Nhanh
Các Dạng BT
Chương 6
Đố Vui
Ô Chữ
Thơ –
Chuyện
Bước 4: Kiểm tra sản phẩm và ghi đĩa CD
− Sản phẩm được đóng gói trên từng CD – ROM, chạy thử và khắc phục
lỗi sai.
− Thu thập số lượng HS và GV để in sao đĩa CD.
Bước 5: Thử nghiệm
− Lên kế hoạch thử nghiệm, trao đổi thống nhất với GV tham gia thực
nghiệm.
− Gởi đĩa CD, các bài kiểm tra, phiếu ý kiến nhận xét cho GV.
− Gởi đĩa CD, phiếu thăm dò ý kiến cho các HS ở các lớp thực nghiệm.
Bước 6: Đánh giá – Hoàn thiện E-book
- Thu thập số liệu qua bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, các phiếu thăm dò ý
kiến GV và HS để tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng
E-book trong tự học.
- Tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện E-book.
2.4. Giới thiệu tổng quan về E-book
2.4.1. Cấu trúc E-book
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc E-Book
46
2.4.2. Những điểm mới của E-book
Toàn bộ E-book được thiết kế bằng COURSELAB 2.4 kết hợp với một
số phần mềm công cụ để chế tác hình ảnh, âm thanh, đoạn phim Chúng tôi
chọn sử dụng phần mềm CourseLab là vì có giao diện rất gần gũi với GV,
giống phần mềm Power Point. Ngoài ra, CourseLab còn có những ưu điểm vượt
trội so với các phần mềm soạn thảo khác, mà cụ thể chúng tôi đã trình bày ở
mục 1.4.4.
Về nội dung của E-book có những nét nổi bật sau:
- Với phần giới thiệu, hướng dẫn sử dụng E-book bằng lời nói GV thu âm,
HS sẽ dễ tiếp cận với E-book và đồng thời tăng thêm sự gần gũi của GV và HS.
- Trang Bài học, các đề mục được thiết kế khoa học, các hình ảnh và
movie rõ nét, phần thông tin thêm của từng bài học rất bổ ích, hấp dẫn, gắn với
thực tế cuộc sống. Cuối mỗi bài học là các câu trắc nghiệm củng cố, giúp HS
nắm vững, khắc sâu kiến thức.
- Trang Bài tập, nổi bật lên là tập hợp những bài tập có nội dung gắn với
thực tiễn mà kiến thức dùng để giải nằm toàn bộ trong chương “Nhóm Oxi –
Lưu huỳnh”, kích thích sự hứng thú và yêu thích môn hóa học của HS.
- Trang Thư giãn, thì thật hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức trình bày,
giúp HS giảm bớt căng thẳng sau khi tự học lý thuyết và giải các bài tập, đặc
biệt là phần giải “ô chữ” với hai ô chữ liên quan đến kiến thức chương vừa học.
47
2.5. Nội dung E-book
2.5.1. “Trang chủ”
Hình 2.2. Giao diện “Trang chủ” của E-book
− Thanh tựa đề (banner): Thiết kế bằng phần mềm Sothink Glanda.
− Phim trang chủ: Thiết kế bằng Proshow Producer.
Giới thiệu sơ qua những hình ảnh, ứng dụng của chương và có kèm theo lời
giới thiệu của tác giả.
− Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức
năng Action trong CourseLab.
− Giao diện chính: Thiết kế bằng CourseLab
Trong phần “Trang chủ” sẽ có các nút liên kết đến tận từng nội dung :
hướng dẫn, liên hệ và E-book (nội dung chính của E-book).
2.5.2. “Trang Hướng dẫn”
- Tạo tập tin HD.avi bằng chương trình Snagit 10 chụp màn hình. Khởi
động chương trình vào cửa sổ làm việc, nhấn chọn nút (Capture).
Nút nhấn liên kết
Tựa đề
Nút chuyển
Frame
Phim trang chủ
Thông
tin tác
giả
48
Mở E-book ra và thực hiện những thao tác để giới thiệu E-book. Khi
hoàn tất nhấn nút Print Screen trên bàn phím máy vi tính, cuối cùng nhấn Ctrl +
S để lưu file.
- Tạo nút nhấn liên kết bằng Adobe Photoshop CS. Mở cửa sổ làm
việc của chương trình, mở một tập tin mới (Ctrl+N), kích thước 100/100, nền
white.
+ Dùng công cụ Eliptical Maquee tool, tạo 1 layer mới (Ctrl+Shift+N),
sau đó vẽ 1 vòng tròn và tô màu xanh cho nó.
Hình 2.3. Cửa sổ làm việc PS vẽ hình elip
+ Tạo tiếp 1 layer nữa, sau đó vẽ 1
hình elip như hình 2.3.
+ Chọn công cụ Gradient, màu trước
là màu trắng, loại màu Gradient từ trắng
đến mờ dần. Kích chuột vào điểm trên của
quả cầu và kéo xuống dưới tâm.
Hình 2.4. Tô màu elip
+ Tiếp tục tạo 1 layer mới, và vẽ 1
hình elip nhỏ ở phía dưới.
+ Chọn công cụ Brush (B), tô vào
vùng elip như hình 2.4.
+ Vào Fiter >Blur > Gausian Blur,
thông số Radius: 25.4.
Hình 2.5. Tạo dải màu Gradient
49
+ Chọn công cụ Gradient, màu trước là màu đen – dải màu từ đen đến mờ
dần. Sau đó kéo từ trên xuống dưới như hình 2.5.
+ Chọn chế độ hòa trộn cho layer 3 là Overlay.
+ Mở tập tin home.png, sao chép hình ngôi nhà và dán vào lớp mới (layer
4), kéo layer 4 xuống dưới layer 2 như hình 2.6.
Hình 2.6. Thao tác cuối cùng tạo nút nhấn liên kết
+ Lưu tập tin (File>Save as) với tên home.png trong thư mục
myEbook/images.
2.5.3. Trang “Bài học”
Trang này gồm các bài học được cấu trúc như SGK. Nội dung từng bài
được chia thành các mục lớn để tiện theo dõi, có kèm theo phim và hình ảnh
minh họa.
50
Hình 2.7. Giao diện “Bài học” của E-book
- Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink Glanda.
- Các nút nhấn liên kết là các quả cầu pha lê được thiết kế bằng Adobe
Photoshop CS5.
- Nội dung bài học được thiết kế trên nền CourseLab.
Đối với phần nội dung bài học, gồm 7 Slide, 1 Slide liệt kê tất cả các bài
học, 6 Slide còn lại, mỗi Slide ứng với mỗi bài (bài học 40, bài học 41, bài học
42, bài học 43, bài học 44, bài học 45), mỗi Slide chia ra nhiều Frame chứa
toàn bộ nội dung bài học.
• Tạo slide đầu tiên liệt kê các bài học.
Bước 1: Dùng Text Box của Courselab tạo các mục bài học.
Bước 2: Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như
sau :
+ Click chuột phải vào nút bấm chọn Actions.
51
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó
double click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến.
Chọn OK.
• Tạo slide bài học ví dụ bài học 41
Bước 1: Mở slide bài học 41
Bước 2: Thêm các Frame nội dung (Insert > New Frame)
• Phần nội dung là văn bản: nhắp chuột vào bảng chọn “Insert” và chọn tiếp
“Text Box”, hoặc chọn biểu tượng “Text Box” trên thanh công cụ.
Vùng văn bản xuất hiện và bạn sẽ soạn thảo nội dung giống như trong
Microsoft Office Word.
Hình 2.8. Cửa sổ làm việc của “Text Box”
Sau khi soạn thảo, văn bản sẽ được chuyển đổi tự động thành mã HTML
và lưu vào mô-đun học tập.
• Phần nội dung cần chèn thêm hình ảnh: Bấm vào nút “Insert Picture”
trên thanh công cụ và khai báo nơi lưu trữ tập tin hình cần chèn vào và nhắp
vào nút “Open”. Hình tương ứng sẽ được chèn vào phân trang và tập tin hình sẽ
được sao chép vào thư mục “Images” của mô-đun học tập đang soạn.
Chú ý: Do các mô-đun học tập có thể được sử dụng trên Internet sau này nên
tên của tất cả các tập tin cần phải an toàn, đặc biệt là chỉ nên sử dụng các chữ cái,
số La-tinh, không dùng khoảng trống và các ký tự đặc biệt.
52
• Phần nội dung cần chèn thêm film thí nghiệm: Object Library > Media >
Video.
Đối tượng Video Clip được dùng để chiếu các video clip ở các định dạng
khác nhau MPEG, AVI và WMV.
Chèn đối tượng Video Clip vào phân trang. Mở hộp thoại “Properties”.
Hình 2.9. Hộp thoại “Properties” của Video Clip
File - chỉ rõ đường dẫn tới tập tin Video Clip mà muốn chèn (tập tin này
sẽ được tự động chép vào thư mục “Images” của mô-đun học tập hiện hành).
Trong trường hợp chọn Movie Autostart thì Video clip sẽ được chiếu
ngay sau khi tải xong. Nếu không thì phải nhấn vào nút Play của Video clip.
Điều chỉnh thêm diện mạo của Player controls là Minimal.
53
Hình 2.10. Giao diện Video Clip
Sau khi kết thúc bài học đến Slide Củng cố và Slide Thông tin thêm
− Slide củng cố là các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học ta tạo
bằng ứng dụng Tests của Courselab. Sang phần trang “Đề kiểm tra” chúng tôi
sẽ trình bày cụ thể hơn.
− Slide Thông tin thêm gồm nhiều Frame, dùng nút chuyển Frame dễ dàng
đến các Frame khác trong bài.
2.5.4. Trang “Bài tập”
Hình 2.11. Giao diện “Bài tập” của E-book
54
2.5.4.1. Phần bài tập SGK
- Nội dung bài tập được thiết kế trên nền CourseLab, kết hợp với phần
mềm FlashPaper 2.0.
- Tạo 1 slide gồm 6 Frame đề bài và 6 Frame hướng dẫn giải của: bài 40,
bài 41, bài 42, bài 43, bài 44, bài 45.
- Đánh nội dung bằng Microsoft Word 2003, sau đó dùng phần mềm
FlashPaper 2.0 để tạo file flash SGK 40.swf
- Tại các Frame đề bài và các Frame hướng dẫn giải chèn các file flash
SGK.swf vừa tạo ở trên bằng cách Object Library > Media > Flash.
Đối tượng Flash được sử dụng để phát các loại phim Adobe Flash hay
video clip được chuyển sang Flash. Các tập tin Flash có đuôi mở rộng là .swf
Chèn đối tượng Flash vào phân trang. Mở hộp thoại “Properties”.
Hình 2.12. Hộp thoại “Properties” của Flash
Xác định Flash source: File, tập tin này sẽ được sao chép tự động vào
thư mục “Images” của mô-đun học tập. Sau đó OK là được.
55
- Tại slide bài tập SGK và mỗi Frame đề bài tập tạo liên kết với các Frame
hướng dẫn giải của mỗi bài như sau :
+ Click chuột phải vào nút bấm chọn Actions.
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó
double click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến.
Chọn OK.
2.5.4.2. Phần bài tập thực tiễn
Có 2 slides: bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận
- Bài tập trắc nghiệm được tạo bằng ứng dụng QUESTION của CourseLab
* Câu hỏi chọn một phương án (Single Choice) cho phép người sử dụng
chọn một câu trả lời đúng trong nhiều phương án cho sẵn.
- Ta có thể lựa chọn có sự xáo trộn đáp án cho mỗi lần trả lời
- Ta có thể giới hạn số lần HS trả lời một câu hỏi, thời gian trả lời một câu
hỏi và phản hồi từ câu trả lời (đúng hay sai).
Ví dụ: Tạo câu 1 của bài trắc nghiệm
Hình 2.13. Chọn một phương án
Bước 1: Object Library > Questions
Bước 2: Thêm đối tượng “Single Choice” vào phân trang.
Bước 3: Mở hộp thoại “Properties” (nhắp đúp chuột vào đối tượng).
56
Hình 2.14. Hộp thoại “Properties” của “Single Choice” 1
Trong hộp thoại, chọn phiếu “Question”. Để nhập câu hỏi, vào Question
Text. Dùng nút ““ để thêm các phương án trả lời. Với phương án chọn là câu
trả lời đúng, đánh dấu vào nút kiểm kê “Correct answer”.
Sử dụng phiếu “Scoring” để khai báo các tham số dùng để ghi điểm cho câu
hỏi.
Hình 2.15. Hộp thoại “Properties” của “Single Choice” 2
57
Sau khi thực hiện 20 câu hỏi, thì tạo Frame kết quả như sau:
• Object Library > Tests > Current Results
• Mở hộp thoại “Properties” và khai báo giống như hình sau:
Hình 2.16. Hộp thoại “Properties” của “Current Results”
- Bài tập tự luận được tạo bằng ứng dụng Balloons của CourseLab :
Object Library > Balloons > Standard >Properties
Hình 2.17. Hộp thoại “Properties” của “Standard Balloons”
Các đối tượng balloon (bong bóng ghi lời thoại) được sử dụng cho việc
mở nhiều lời chỉ dẫn khác nhau cho văn bản trên trang trình chiếu. Đối tượng
bong bóng sẽ được mở khi người dùng di chuột đến vùng chịu ảnh hưởng (hoặc
nhắp chuột) và đóng lại khi di chuột ra khỏi vùng đó.
58
Ví dụ: Di chuyển chuột đến phần trả lời sẽ hiện Balloons
2.5.5. Trang “Phương pháp giải”
Hình 2.18. Giao diện “Phương pháp giải” của E-book
Gồm 3 slide, 1 slide liệt kê các mục, 1 slide các phương pháp giải nhanh
gồm 5 Frame 5 phương pháp và 1 slide các dạng BT chương 6 gồm 6 Frame 6
dạng BT.
− Tạo slide đầu tiên liệt kê các mục như trang bài học.
59
− Nội dung các Frame phương pháp và Frame dạng BT được thiết kế trên
nền CourseLab, kết hợp với phần mềm FlashPaper 2.0. Các bước thực
hiện giống các Frame của Bài tập SGK.
2.5.6. Trang “Đề kiểm tra”
Hình 2.19. Giao diện trong “Đề kiểm tra” của E-book
Gồm 4 slide, 1 slide liệt kê các loại đề, 1 slide đề kiểm tra 15 gồm 5
Frame 5 đề, 1slide đề kiểm tra 1 tiết gồm 4 Frame 4 đề, 1 slide đề thi học kì 2
gồm 2 Frame 2 đề.
− Tạo slide đầu tiên liệt kê các loại đề như trang bài học.
− Các Frame đề kiểm tra được tạo bằng ứng dụng Tests của CourseLab :
* Tests là các đối tượng đặc biệt dùng để tạo ra các bài kiểm tra, trình
bày kết quả của bài kiểm tra và kết quả đạt được của các mục tiêu học tập.
60
Hình 2.20: Biểu tượng của các đối tượng dùng cho bài kiểm tra trong chế
độ soạn thảo của CourseLab
• Tạo đề kiểm tra:
Bước 1: Object Library > Tests > Test
Bước 2: Mở hộp thoại “Properties” (nhắp đúp chuột vào đối tượng hoặc chọn
mục “Properties” trong bảng chọn theo tình huống).
Hình 2.21. Hộp thoại “Properties” của “Test” 1
Dùng phiếu “Questions” để thêm các câu hỏi vào danh sách câu hỏi bằng
cách bấm nút “”. Tại từng câu hỏi sẽ xuất hiện hộp thoại.
61
Hình 2.22. Hộp thoại “Properties” của “Test” 2
Các bước tạo đáp án và tính điểm hoàn toàn giống ứng dụng
QUESTION của Courselab.
Trong đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra học kỳ còn có thêm phần tự luận.
Hình 2.23.Giao diện phần “Đề tự luận”
Dùng Text Area của Courselab để tạo đề, phần đáp án tạo 1 file
dapande1.swf bằng phần mềm FlashPaper 2.0.
62
2.5.7. Trang “Thư giãn”
Là trang với giao diện vui nhộn, chứa các thông tin bổ ích, giúp các em
học sinh có thể vừa học, vừa chơi và thư giãn sau khi học bài và làm bài tập.
Cấu trúc trang có 3 phần chính: Thơ – Truyện Hóa học, Đố vui, Ô chữ.
Hình 2.24. Giao diện Trang “Thư giãn”
- Gồm các nội dung : các câu truyện, bài thơ hóa học, hỏi nhanh đáp gọn
và các kiến thức lí thú khác, ô chữ.
- Các nội dung trong trang được thiết kế tương tự như các trang ở phần
khác. Riêng chỉ có trò chơi ô chữ (Tìm từ) được tạo bằng phần mềm
EclipseCrossword, cách tạo như sau:
+ Vào cửa sổ làm việc gõ các từ sẽ là đáp án vào khung Word, câu hỏi
cho từ đó vào khung Clue for this word, rồi Add word to list.
+ Khi hoàn thành tất cả các từ nhấp chọn Next, chọn thư mục, đặt tên
để lưu đáp án và câu hỏi.
+ Trong cửa sổ “What would you like to call this crossword puzzle?”,
gõ tên “Ochu1” vào khung Name of this crossword (có thể gõ tên tác giả
63
vào khung Your name), chọn Next > Next, nhấp chuột vào “Make another
puzzle like this one” để chọn cách thể hiện ô chữ, nhấp Next > Save
crossword, đặt tên để lưu ô chữ.
+ Nhấp chọn thẻ Save as a web page > Interaction with JavaScript đặt
tên cho tập tin là oChu1.html.
+ Thoát khỏi chương trình tạo ô chữ (Close) và hoàn tất công việc.
2.6. Một số giáo án thực nghiệm
2.6.1. Giáo án bài “Khái quát nhóm Oxi”
Bài 40: KHÁI QUÁT NHÓM OXI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được:
- Nhóm Oxi gồm những nguyên tố nào? Vị trí của chúng trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hoá học?
- Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong các phân tử
nhóm oxi.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa và một
số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Các nguyên tố trong nhóm Oxi có số oxi hóa : -2, +4, +6 trong các hợp
chất ; trừ oxi không có số oxi hóa +4, +6.
Hiểu được :
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi
tương tự nhau; các nguyên tố trong nhóm (trừ oxi) có nhiều số oxi hóa
khác nhau.
- Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hóa
nhưng kém hơn các nguyên tố nhóm halogen. Sự khác nhau giữa oxi và
các nguyên tố trong nhóm. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn
chất trong nhóm oxi.
64
- Tính chất và quy luật biến đổi tính chất của hợp chất với hiđro, hiđroxit.
2. Kỹ năng
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên
tử O, S, Se,Te ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của nhóm oxi là tính oxi hóa dựa
vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của
nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa của
các nguyên tố nhóm oxi, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố
trong nhóm.
3. Thái độ
- HS sẽ có được cái nhìn tổng quát về một vấn đề.
4. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học phân tử nhóm oxi.
- Tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố nhóm oxi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- E-book.
2. Học sinh
- Ôn tập lại: Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa –
khử đã học ở HK1.
- Xem trước E-book, tìm hiểu trước nội dung bài học.
65
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, chia nhóm, phát phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
I. Vị trí nhóm oxi trong BTH các nguyên tố
Sử dụng BTH để trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Nhóm oxi là nhóm mấy trong bảng tuần hoàn? Gồm mấy nguyên tố?
b) Tên và kí hiệu của các nguyên tố nhóm oxi? Xác định vị trí của các nguyên
tố đó trong BTH.
c) Trạng thái tồn tại và mức độ phổ biến trong tự nhiên của các nguyên tố nhóm
oxi.
Nhóm VIIA có tên gọi là halogen, thế bạn có biết nhóm VIA theo tiếng Hi Lạp
còn được gọi là nhóm gì không?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
II. Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi
Dựa vào kiến thức về cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học đã học ở
học kỳ I, xem BTH để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
1. Giống nhau giữa các nguyên tố trong nhóm
a) Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử O, S, Se, Te.
b) Từ đó, rút ra nhận xét những điểm giống nhau về cấu tạo nguyên tử và tính
chất các nguyên tố nhóm oxi:
- Số e lớp ngoài cùng → cấu hình e lớp ngoài cùng (khái quát).
- Khả năng cho- nhận e → dự đoán tính chất hóa học cơ bản của các
nguyên tố nhóm oxi.
- Số e độc thân ở trạng thái cơ bản → số oxi hóa của các nguyên tố nhóm
oxi trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
66
2. Khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm
a) Dựa vào sơ đồ hình 6.1 bên dưới → nhận xét sự khác nhau về phân lớp d và
số e độc thân của các nguyên tử nguyên tố nhóm oxi ở trạng thái kích thích.
b) Cho biết số oxi hóa có thể có của các nguyên tố nhóm oxi trong hợp chất với
nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
Hình 1: Sơ đồ phân bố e vào obitan ở trạng thái cơ bản và kích thích của
nguyên tử nguyên tố nhóm oxi
Ngoài số oxi hóa là -2, oxi còn có số oxi hóa nào khác trong hợp chất với
nguyên tố có độ âm điện lớn hơn ? (ví dụ như:hợp chất với flo, hợp chất
peoxit.)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
III. Tính chất của các nguyên tố trong nhóm oxi
Dựa vào giá trị độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm
oxi (bảng 6.1), hãy rút ra nhận xét về:
1. Tính chất của đơn chất
a) Mức độ tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm oxi ?
b) So sánh tính oxi hóa của các nguyên tố nhóm oxi với halogen trong cùng chu
kỳ và sự biến đổi tính oxi hóa từ O→Te.
2. Tính chất của hợp chất
a) Cho biết công thức phân tử các hợp chất với hiđro, hợp chất hiđroxit của các
nguyên tố nhóm oxi.
67
b) Căn cứ vào sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện và quy luật biến đổi
tính chất hợp chất theo nhóm A:
- Rút ra kết luận về sự biến thiên độ bền của các hợp chất với hiđro.
- So sánh tính axit của các hidroxit đó.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Tạo tình huống có vấn đề
Cùng nghiên cứu một nhóm các nguyên tố phi kim để so sánh với nhóm
halogen.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí nhóm oxi trong BTH.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
- Yêu cầu HS thực
hiện thảo luận và trình
bày các vấn đề trong
phiếu học tập số 1.
- Cho HS xem BTH
trong quá trình thảo
luận.
- Tổng kết lại ý, cho
HS chép bài.
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
- 1 nhóm trình bày
trước lớp.
- Các nhóm khác cho
ý kiến.
- Tổng hợp, ghi chép
vào vở.
I. Vị trí nhóm oxi trong
BTH các nguyên tố
- Vị trí: nhóm VIA.
- Nhóm oxi gồm 5 nguyên tố:
oxi (O), lưu huỳnh (S), selen
(Se), telu (Te), poloni (Po).
- Poloni là nguyên tố kim
loại, có tính phóng xạ.
Hoạt động 2: So sánh về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
- Yêu cầu HS thực
hiện thảo luận và
trình bày các vấn
đề trong phiếu học
tập số 2.
Thực hiện thảo
luận và ghi chép
lại.
- 1 nhóm trình bày
trước lớp.
II. Cấu tạo nguyên tử của các
nguyên tố nhóm oxi
1. Giống nhau
- Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np4
Có 6 e lớp ngoài cùng.
68
- Cho HS xem BTH
trong quá trình thảo
luận.
- Tổng kết lại ý,
cho HS chép bài.
- Các nhóm khác
cho ý kiến.
- Tổng hợp, ghi
chép vào vở.
Nhận 2e số oxi hóa -2 trong
hợp chất.
2. Khác nhau
- O không có phân lớp d.
- S Te có phân lớp d trống ở
trạng thái kích thích có 4 hoặc 6 e
độc thân có số oxi hóa +4 và
+6.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất của các nguyên tố nhóm oxi
Hoạt động củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_29_8013756967_0174_1872329.pdf