MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN . 3
LỜI CAM ĐOAN . 4
MỤC LỤC . 5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN. 7
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu . 8
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu. 9
6. Đóng góp khoa học của luận văn. 10
7. Bố cục luận văn. 11
CHƯƠNG 1: NHU CẦU THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI CÁC NGÂN
HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 - 1945) . 13
1.1. Những vấn đề chung về Ngân hàng. 13
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng .13
1.1.2. Một số thuật ngữ về Ngân hàng.16
1.1.3. Điều kiện thành lập Ngân hàng .18
1.2. Bối cảnh Nam kỳ cuối thế kỷ XIX. 19
1.3. Những điều kiện thúc đẩy sự ra đời các tổ chức Ngân hàng . 22
1.3.1. Về kinh tế.22
1.3.2. Về chính trị .30
1.3.3. Về an ninh - quốc phòng.34
1.3.4. Về xã hội.41
CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ HỐNG
NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 -1945) . 51
2.1. Sự thành lập Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine). 51
235 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khí ảm đảm vì, chi phí sản xuất tại Đông Dương ngày một
gia tăng, các khoản thuế má không ngừng tăng vọt, kéo theo đó là giá bán
hàng tại Đông Dương được đẩy lên cao, nên các nhà sản xuất và thương gia
khó thu được lợi nhuận. Đó cũng là nguyên nhân lý giải, vì sao giới tư bản
Pháp hay nói đúng hơn là những nhà sản xuất, kinh doanh Pháp,... ít chịu đầu
tư tại thuộc địa Đông Dương. Do đó đã làm cho nền kinh tế Đông Dương
trong suốt thời gian dài dưới ách thống trị của thực dân Pháp trở nên lạc hậu,
nghèo khổ hơn,... so với các thuộc địa khác trong khu vực, mà Ngân hàng
Đông Dương là người không thể chối cãi trách nhiệm. Bảng thống kê sau đây,
cho thấy chỉ số giá bán lẽ và bán sỉ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hằng
ngày tại hai thành phố lớn Sài Gòn và Hà Nội từ 1939-1945 không ngừng
tăng vọt:
Bảng 2.4: Chỉ số bán lẽ các thực phẩm cơ bản tại hai thành phố Sài
Gòn và Hà Nội (1940-1945):
Năm Người Âu tại
Sài Gòn
Người Việt
Nam lao động
tại Sài Gòn
Người Âu tại
Hà Nội
Người Việt
Nam lao động
tại Hà Nội
Lấy chỉ số 100 làm căn bản cho thời điểm năm 1939 để xem chỉ số bán lẽ
1940 118 122 129 132
1941 144 124 158 189
1942 166 141 210 244
1943 197 187 376 418
88
1944 247 280 750 977
1945 349 372 1611 3106
Bảng 2.5: Chỉ số bán sỉ các sản phẩm của Đông Dương (giá: 100 kg):
Lúa Gạo số I Ngô Dừa
1939 5$56 9$27 7$78 13$
1940 7$56 13$20 6$40 12$51
1941 6$56 10$46 7$43 21$40
Bảng 2.6: Chỉ số giá bán sỉ tại thành phố Sài Gòn (1925-1941):
Năm Giá bán sỉ
1925 100
1939 123
1940 158
1941 214
Nguồn: [126; tr.178 và 180]
Đứng trước sự mất giá của đồng bạc Đông Dương do sự giảm sút khối
lượng kim khí dự trữ. Vấn đề đặt ra là: liệu Chính phủ Liên bang Đông
Dương có biết được việc làm phi pháp này của Ngân hàng Đông Dương hay
không ? và Chính phủ sẽ giải quyết vụ việc này như thế nào ?
Theo các nguồn tư liệu mà chúng tôi thu thập được và qua nghiên cứu
của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng: Chính phủ Liên bang Đông Dương thừa
biết việc làm này do Ngân hàng Đông Dương gây ra nhưng “cố tình làm ngơ”
[132; tr.119]. Sở dĩ Chính phủ làm như vậy, là vì, trong cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Đông Dương có rất nhiều nhân vật giữ những chức vụ quan trọng
nội các của Chính phủ Liên bang Đông Dương, kể cả Chính phủ Pháp mà
chúng tôi đã có dịp giới thiệu ở phần trên. Đó là sự kim nhiệm giữa những
89
chức vụ “công quyền” với chức vụ “tư doanh”. Do đó, quyền lợi của họ gắn
chặt với nhau thông qua người đại diện là Ngân hàng Đông Dương. Cho nên
Ngân hàng Đông Dương mới có được nhiều đặc quyền to lớn đến thế. Đặc
biệt là đặc quyền phát hành tiền tệ, nó đem lại nguồn thu nhập tài chính chủ
yếu cho Ngân hàng Đông Dương. Giúp cho ngân hàng trở thành kẻ cạnh tranh
không có đối thủ hoặc ít ra cũng làm cho các ngân hàng khác phải phụ thuộc
mình ở Đông Dương.
Còn đối với câu hỏi thứ hai: Chính phủ Liên bang Đông Dương sẽ giải
quyết vụ việc này như thế nào để ổn định lại đồng bạc Đông Dương ?
Để trả lời cho câu hỏi này, chắc hẳn ai có đầu óc suy nghĩ cũng phải
điều nêu ý kiến rằng: bắt Ngân hàng Đông Dương mua vào một số lượng lớn
kim khí dự trữ dùng đảm bảo cho phát hành giấy bạc sau này; rút bớt khối
lượng tiền tệ đang lưu thông trên thị trường về và mang cất vào kho; xử lý
nghiêm về hành vi xem thường pháp luật của Ngân hàng Đông Dương,...
Nếu được giải quyết như thế này thì quả là một tin tốt lành cho nhân
dân Đông Dương và các nhà xuất - nhập cảng, nhưng lạ đời thai Chính phủ
Liên bang Đông Dương giải quyết bằng cách ký với Ngân hàng Đông Dương
một đạo luật ngày 30/12/1920 với hai nội dung chính:
- “Thứ nhất: tiền giấy của Ngân hàng Đông Dương được hưởng chế độ
lưu dụng cưỡng bách, nghĩa là ngân hàng được miễn khỏi phải trả bạc kim
khí cho người cầm giấy;
- Thứ hai: Ngân hàng Đông Dương trở thành một cơ quan phát hành
tiền giấy trực thuộc Chính phủ Đông Dương”[126; tr.203-204].
Với đạo luật này chẳng khác nào tiếp tay cho Ngân hàng Đông Dương
làm giàu hơn nữa. Ngân hàng Đông Dương khỏi phải trả bạc kim khí hay các
kim loại quý khác cho những ai cầm trên tay tời giấy bạc do cơ quan mình
90
phát hành ra. Đồng tiền do ngân hàng phát hành ra có giá trị cưỡng bức trên
toàn cõi Đông Dương, cho nên ngân hàng khỏi phải mua kim khí dự trữ. Từ
đó ngân hàng muốn phát hành bao tiền cũng không bị pháp luật ràng buộc
nữa.
Thêm vào đó là biến ngân hàng từ một cơ quan “tư nhân” trở thành một
cơ quan “trực thuộc” Chính phủ. Với địa vị mới này, ngân hàng sẽ không
ngừng tăng thêm lợi nhuận, nhờ vào việc phát hành giấy bạc cho Chính phủ
vay để chi xài thoải mái mỗi năm.
Để giải thích cho việc ban hành đạo luật trên, Chính phủ Đông Dương
đã viện vào cớ: tình hình kinh tế ở Đông Dương không ngừng phát triển, cần
phải có một khối lượng tiền tệ lớn dùng trong lưu thông, trao đổi hàng hóa;
lúc này, tại chính quốc hay nói đúng hơn là Ủy ban Hối đoái Paris “từ chối
không cho phép mua thêm kim khí bạc cần thiết để đảm bảo cho những cam
kết mới của Ngân hàng Đông Dương nghĩa là phát hành tiền giấy cho xứ
Đông Dương” [126; tr.203]; và cuối cùng là sự biến động của thị trường kim
khí thế giới, đặc biệt là giá vàng, bạc cứ thay đổi không ngừng, làm cho đồng
bạc Đông Dương ít nhiều bị mất giá. Với những lý do đó, đã buộc Chính phủ
Đông Dương ban hành đạo luật nói trên.
Sự ra đời của đạo luật này, đã mang đến kết quả không mấy tốt đẹp cho
nền kinh tế Đông Dương. Chỉ trong thời gian ngắn, bằng các biện pháp
nghiệp vụ của mình Ngân hàng Đông Dương đã phát hành ra một khối lượng
tiền tệ hết sức to lớn mà không cần dựa vào trữ lượng kim khí dự trữ để đưa
vào lưu thông. Bảng thống kê số lượng tiền giấy lưu hành tại Đông Dương
được các nhà sử học Pháp ghi chép sau:
Bảng 2.7: Số lượng tiền giấy lưu hành trên lãnh thổ Đông Dương từ
(1876-1945):
91
Năm Số tiền giấy lưu hành Trữ kim dự trữ (triệu $)
01/1876 120.000$
1880 778.300$
1885 1.403.000$
1890 2.727.600$
1895 7.947.100$
1900 10.677.500$
1905 18.067.600$
1910 23.182.900$ 24.806
1911 25.877.519$ 23.125
12/1913 32.170.000$ 17.100
1914 29.200.000$ 18.000
1915 31.700.000$ 19.000
1916 33.400.000$ 15.600
1917 36.000.000$ 16.500
1918 39.600.000$ 8.200
1919 50.100.000$ 5.900
1920 75.300.000$ 13.400
1921 92.600.000$ 15.900
1922 83.800.000$ 29.800
1923 88.700.000$ 28.300
1924 93.500.000$ 28.300
1925 109.400.000$ 31.000
1926 123.700.000$ 37.300
1927 129.900.000$ 38.900
1928 141.900.000$ 48.100
92
1929 146.200.000$ 45.000
1930 221.500.000$ 47,0 ÷ 12,0*
1931 102.100.000$ 27,8 ÷ 12,0
1932 92.900.000$ 26,3 ÷ 12,0
1933 90.400.000$ 33,0 ÷ 12,0
1934 95.200.000$ 38,0 ÷ 12,0
1935 88.300.000$ 54,0 ÷ 12,0
1936 113.400.000$ 80,0
1937 151.300.000$
1938 173.800.000$
1939 216.300.000$
1940 280.400.000$
1941 346.700.000$
1942 494.200.000$ 106.200
1943 740.300.000$ 144.900
1944 1.344.200.000$ 162.000
03/1945 1.575.000.000$ 162.000
08/1945 2.333.800.000$ 162.000
12/1945 2.631.200.000$ 162.000
Nguồn: [132; tr.129]
* Ghi chú: Từ năm 1930-1936: trữ lượng kim khí dự trữ bao gồm: một
phần bằng: vàng và các ngoại tệ khác có giá trị chuyển đổi ra vàng như: franc
Pháp, đôla Mỹ, Livres Sterling (bảng Anh), đôla Hồng Kông...; một phần
bằng bạc (ổn định ở mức 12 triệu $ nằm trong két sắt của ngân hàng Đông
Dương).
93
Chính việc phát hành tiền tệ với số lượng lớn này đã làm cho đồng
bạc Đông Dương bị lạm phát trầm trọng, đến nổi, dư luận Đông Dương phải
lên tiếng phản đối và Chính phủ Pháp buộc phải vào cuộc thì đạo luật trên
mới bị thu hồi. Nhưng mô hình tiền giấy pháp định đã được Ngân hàng Đông
Dương chú ý tới. Một cuộc vận động trong Chính phủ Pháp đã được Ngân
hàng Đông Dương tiến hành để được quyền phát hành giấy bạc với số lượng
lớn mà không cần số kim khí dự trữ. Nhờ có cuộc vận động này, Chính phủ
Pháp đã cho ban hành thêm một vài đạo luật nhằm tăng cường quyền hạn phát
hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương.
Đạo luật ngày 31/03/1931 cho khôi phục lại chế độ tiền giấy có bảo
đảm của quý kim (chủ yếu là vàng nên đồng bạc Đông Dương từ thời điểm
này còn được gọi là đồng bạc theo chế độ kim bảng vị) nhưng ban cho Ngân
hàng Đông Dương đặc ân “hủy bỏ chế độ ấn định một giới hạn tối đa cho
việc phát hành tiền giấy (nghĩa là cho phép Ngân hàng Đông Dương phát
hành tiền giấy với số lượng nhiều)”[126; tr.204].
Đạo luật ngày 01/10/1936, cho “ràn buộc đồng bạc Đông Dương vào
đồng franc Pháp” và cho phép Ngân hàng Đông Dương “phải bảo đảm đổi
giấy bạc phát hành ra đồng franc Pháp theo tỷ giá 1$ = 10 franc”[132;
tr.43]. Điều đó có nghĩa là đồng bạc Đông Dương từ nay gắn liền với đồng
franc Pháp, chứ không gắn với bản vị vàng nữa. Ngân hàng Đông Dương có
thể phát hành ra giấy bạc với số lượng lớn trên cơ sở của đồng franc Pháp,
chứ không phải số dự trữ quý kim nằm trong két sắt của ngân hàng. Đến đây
có thể khẳng định, mưu kế của Ngân hàng Đông Dương đã được hoàn thành.
Đặc quyền phát hành tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương đã không bị một thứ
pháp luật nào chi phối nữa.
94
Như vậy với nghiệp vụ phát hành tiền tệ được Chính phủ Pháp cho
phép, Ngân hàng Đông Dương đã lợi dụng nó để trục lợi một cách phi pháp,
làm giàu trên xương máu của nhân dân Đông Dương. Nhờ đó ngân hàng đã
nhanh chóng trở nên giàu có. Trở thành một ngân hàng hùng mạnh nhất của
giới tài chính-ngân hàng Pháp ở vùng Viễn Đông.
2.2.2.2. Nghiệp vụ kinh doanh thương mại và đầu tư
Theo sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương vào năm 1875 và
được gia hạn vào các năm 1888, 1900 và 1931, tại điều 15 đã quy định rõ chi
tiết về quy chế hoạt động của ngân hàng (đã được trình bày trong phần sơ
lược nghiệp vụ của Ngân hàng Đông Dương). Ngoài điều khoản này ra, nhà
luật học Henri Baudoin còn cho biết thêm một số nghiệp vụ khác mà Ngân
hàng Đông Dương được phép tiến hành:
- Cho vay và chiết khấu thương phiếu có 2 chữ ký bảo lĩnh hoặc có 1
chữ ký bảo lĩnh và 1 chữ ký được thể hiện bằng 1 thế chấp;
- Nghiệp vụ hối đoái nghĩa là bán, chiết khấu và phát hành các thương
phiếu đòi nợ hoặc các ngân phiếu gửi về chính quốc hoặc gửi đi nước ngoài;
- Nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu các loại trái khoán (có thể chuyển
nhượng được và không chuyển nhượng được) có thế chấp bảo đảm thực sự;
- Buôn bán kim khí quý;
- Nhờ thu nhận trả tiền phiếu cứ cho khách hàng;
- Nhận thu tiền bán công thải của Nhà nước;
- Và mở rộng các tài khoản thanh toán để tiến hành các loại nghiệp vụ
ngân hàng thương mại và đầu tư hoặc cho vay nông nghiệp [132; tr.131].
Tất cả các nghiệp vụ trên mà nhà luật học Henri Baudoin cung cấp,
cùng với điều 15 về quy chế hoạt động của Ngân hàng Đông Dương. Chúng
ta có thể chia tất cả các nghiệp vụ đó thành 4 lĩnh vực chính:
- Lĩnh vực nông nghiệp;
95
- Lĩnh vực công - thương nghiệp;
- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ;
- Và lĩnh vực đầu tư tài chính.
Việc chia các nghiệp vụ của Ngân hàng Đông Dương thành 4 lĩnh vực
cụ thể để tiến hành nghiên cứu, sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện về
hoạt động của tổ chức này.
- Trước tiên là ở lĩnh vực nông nghiệp: không giống như các ngân
hàng thuộc địa khác của Pháp, Ngân hàng Đông Dương ngay từ khi mới thành
lập đã khoát cho mình một sứ mệnh hết sức thiêng liêng và to lớn là giải
phóng dân bản xứ khỏi nạn cho vay nặng lãi đang hoành hành, bá đạo tại
Nam Kỳ, đồng thời, giúp cho nền nông nghiệp bản xứ có điều kiện phát triển
nhanh chóng. Chúng ta đã được chứng kiến về nạn cho vay nặng lãi tại Nam
Kỳ với mức lãi suất kinh khủng lên tới 400%/năm ở phần trên (hoàn cảnh và
sự ra đời của ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn). Nạn cho vay nặng lãi này
là một gánh nặng nợ nần, không biết đến bao giờ nhân dân bản xứ mới có thể
trả hết ?! Cũng vì nạn cho vay nặng lãi này, mà đã làm cho nhiều gia đình
phải tán gia bại sản, người dân bị bần cùng hóa ngày càng nhiều. Gây ảnh
hưởng xấu đến công tác thu phục nhân tâm của chính quyền thực dân. Chính
vì vậy mà ngay khi thành lập Ngân hàng Đông Dương, trong quy chế hoạt
động của ngân hàng, chính quyền thực dân Pháp đã nhiều lần nhấn mạnh tầm
quan trọng này: “... xuất phát từ mong muốn mạnh mẽ là tránh cho nền nông
nghiệp bản xứ khỏi những kẻ cho vay nặng lãi đầy rẫy ở Nam Kỳ vào thời kỳ
đó, mà sự lạm dụng của nó rất khó tẩy, đe dọa làm phương hại đến sự phát
triển nông nghiệp, sự thịnh vượng chung của thuộc địa” [109; 2].
Với trách nhiệm nặng nề đó, ngay khi mới ra đời, Ngân hàng Đông
Dương đã ngay lập tức cho nghiên cứu và triển khai các hoạt động hỗ trợ tín
dụng nông nghiệp cho người nông dân sinh sống tại đây. Một số lượng lớn tín
96
dụng đã được ngân hàng dự trù để cho nông gia vay theo mùa vụ (còn gọi là
cho vay theo mùa). Đến khi triển khai thực hiện thì kết quả không như mong
đợi. Theo thống kê trong khoảng thời gian từ năm (1886 - 1896) số tiền mà
Ngân hàng Đông Dương cho các nông gia vay để sản xuất nông nghiệp hầu
như chiếm tỷ lệ rất thấp so với các lĩnh vực khác:
+ Năm 1886 : 99.141,07$;
+ Năm 1887: 113.614,50$;
+ Năm 1888: 217.968,00$ [102; 6]
+ Năm 1889: 138.847,50$;
+ Năm 1890: 103.955,12$ [104; 1]
+ Năm 1891: 63.129,31$;
+ Năm 1892: 63.680,27$;
+ Năm 1893: 72.727,19$ [105; 6]
+ Năm 1894: 90.920,60$;
+ Năm 1896: 36.870,00$ [106; 1].
Trong khoảng thời gian tiếp theo (1897-1920) số tiền mà Ngân hàng
Đông Dương cho các nông dân vay cũng chỉ vào khoản 1.365.248$, tức bình
quân mỗi năm Ngân hàng Đông Dương chỉ cho vay khoản 56.885$/năm [91;
tr.158]. Với số tiền cho vay ít ỏi này, đã làm cho Giám đốc Sở Nội vụ Nam
Kỳ phải thốt lên trong một báo cáo gửi đến Phủ Thống đốc ngày 05/09/1885
với nội dung như sau:“Việc cho vay của Ngân hàng Đông Dương đối với
nông dân bản xứ không vượt quá số 70.000$ vào năm cao nhất” [101; 2].
Như vậy việc hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp của Ngân hàng Đông
Dương đã không đáp ứng được kỳ vọng của Chính quyền Thực dân. Trước
nguy cơ thất bại hoàn toàn của loại hình tín dụng này, Chính quyền Thực dân
Pháp đã nhảy vào cuộc nhằm cứu giúp Ngân hàng Đông Dương (vì Chính
quyền Thực dân Pháp có 20% cổ phần trong Ngân hàng Đông Dương nên
97
quyền lợi của Ngân hàng Đông Dương gắn liền với lợi ích của thực dân Pháp.
Vì vậy, thực dân Pháp phải vào cuộc để giúp ngân hàng). Một cuộc tổng điều
tra trên quy mô cả nước được tiến hành nhằm tìm ra nguyên nhân, yếu kém
của hoạt động tín dụng trên. Thông qua một số báo cáo được các chủ tỉnh gửi
về, Ngân hàng Đông Dương đã tìm ra được một số nguyên nhân, yếu kém của
tình trạng trên. Xin trích dẫn ra đây một vài báo cáo mà chúng tôi thu thập
được từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II để làm sáng tỏ cho những yếu kém,
hạn chế trong hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng Đông Dương.
Báo cáo số 232 ngày 25/07/1901 của Burguele Chủ tỉnh Tân An cho
biết về nguyên nhân làm cho Ngân hàng Đông Dương không thể triển khai
loại hình tín dụng ở nông thôn như sau:
“Từ nhiều năm nay, trong tỉnh Tân An nói riêng, nông dân bản xứ đã
không vay tiền của Ngân hàng Đông Dương, mặc dù mức lãi suất của vay
theo mùa đã liên tục được hạ bớt từ 15 đến 11% và sau đó là 8%/năm. Năm
1889, chỉ có duy nhất một làng ở thị xã đã vay 7000$; kể từ đó không một ai
gửi đơn xin vay nữa.
Tôi đã tra vấn các chánh tổng, các kỳ hào của những làng chính yếu,
đã nghiên cứu những công văn trải lời và báo cáo của họ, trên cơ sở đó tôi có
thể rút ra những kết luận và hân hạnh chuyển đến ngài như sau:
Những nguyên do cản trở thiết chế cho vay theo mùa ở Nam Kỳ dường
như là những điểm sau: sự không hiểu biết các điều kiện vay; sự phức tạp của
thủ tục hành chính; việc bắt buộc hoàn trả vào thời hạn xác định; những
nhũng nhiễu của các kỳ hào,...
Phần lớn các chủ sở hữu nhỏ ở các vùng trong tỉnh, thậm chí ngay ở
quanh thị xã, không hiểu chức năng của tổ chức cho vay theo mùa. Các kỳ
hào thường dùng những biện pháp là nói với người dân rằng Ngân hàng
Đông Dương đã không chấp nhận hết số đơn xin vay. Nói chung các kỳ hào
98
cho rằng tổ chức cho vay theo mùa đã làm cho họ mất quyền lợi hay ít nhất
đã tạo ra cho họ những nghĩa vụ mới. Hiếm có nông dân muốn nhờ cậy đến
tổ chức này vì hầu như chưa bao giờ họ biết chính xác tổ chức vận hành
trong điều kiện nào và trong khi gửi đơn xin vay cho các kỳ hào, họ không
sao có thể biết những đơn ấy có được gửi đi hay không và cuối cùng có kết
quả không, họ chỉ được báo cho những sơ lược. Những chỉ dẫn sơ lược này
đủ để làm kiếp sợ những người bản xứ và làm họ giữ lại đơn xin vay. Từ đó
suy ra đối với họ rằng người ta yêu cầu họ cung cấp quá nhiều các thông tin
chính xác về tình trạng, diện tích, công việc sản xuất trên số đất đai của họ,
họ phải bắt buộc làm đơn, buộc phải thường xuyên lên thị xã mà tiền vay
được thì phải chờ quá lâu. Những thủ tục này làm họ khiếp sợ, trong trường
hợp có nhu cầu, họ buộc phải cầu đến những chủ sở hữu giàu hay những kỳ
hào, những kẻ luôn luôn ở ngay bên cạnh họ, đem vốn đến cho họ dù lãi có
cao hơn, cho họ vay ngay lập tức, không cần phải ký tá và thủ tục. Hơn nữa,
những chủ sở hữu giàu hay những kỳ hào cho họ vay tiền theo kỳ hạn mà họ
muốn, với quyền hạn họ được lùi lại kỳ hạn trả gần như không xác định, trong
khi khoản vay của Ngân hàng Đông Dương buộc họ phải trả trong một thời
hạn ấn định và số tiền vay chỉ giới hạn trong số ⅓ giá trị của vụ mùa có thể
thu hoạch.
Hai điều bắt buộc cuối cùng này, trong khi chờ đợi những thủ tục cho
vay theo mùa được rút bớt đi, vẫn sẽ còn là nguyên nhân chính, lâu dài cản
trở người nông dân. Người bản xứ vay tiền của những người Annam khác biết
rõ phải trả tiền trong một giai đoạn nào đó, nhưng giai đoạn này không xác
định và rất rộng rãi; họ biết rằng họ không thể trả vào thời hạn ấn định, họ
tìm thấy được những điều kiện dễ dàng ở người chủ nợ của họ. Họ vay tiền
gần như vô kỳ hạn vì nghĩ rằng dù vụ mùa tới họ không trả được nợ, nhưng
với lòng tin, họ cho rằng họ sẽ có thể chờ đến mùa sau.
99
Không đề phòng trước, người nông dân không thích phải bận tâm lâu
đến số tiền ứng trước kết quả lao động của họ, họ biết điều đó miễn cưỡng và
rằng điều đó phụ thuộc vào sự bình yên sắp đến của họ; có vay có trả. Phải
chăng họ đã tìm thấy thuận tiện biết mấy khi vay của một kỳ hào ? Vào thời
điểm trả tiền, họ trả những khoản lãi quy định trước đó, xin hoãn luôn được
chấp nhận, xin vay một khoản vay mới với lãi cao hơn và cứ như thế mỗi một
kỳ hạn mới. Mỗi lần họ chỉ trả một khoản tiền tối thiểu đủ cho đến ngày số
vốn vay đã quá lớn, họ không còn khả năng trả tiền lãi; khi ấy họ lẩn tránh
bằng cách bỏ trốn, để lại tài sản của mình cho chủ nợ. Nhưng vào lúc vay tiền
thì việc phải bỏ trốn ấy đối với họ là rất xa, còn có thể trì hoãn được, họ
không vì thế mà buồn, họ không vì thế mà thấy phiều toái trong công việc của
mình và họ để mặc điều đó cho đến lúc nào họ muốn. Các kỳ hào, khi áp dụng
hoạt động của chế độ cho vay theo mùa, đã khai thác ngay sự bắt buộc người
vay trả vào thời hạn cứng nhắc này, dựa ngay vào các thủ tục phiền nhiễu
phải làm này, dựa trên lý do phải mất rất nhiều thời gian để tránh rủi ro. Bởi
vì các kỳ hào và những chủ sở hữu chính hoàn toàn có lợi trước thực trạng
cách biệt giữa cư dân vay tiền và Ngân hàng Đông Dương. Là những kẻ
chiếm phần lớn đất đai, họ muốn có nhiều quyền hạn chắc chắn hơn nữa,
quyền hạn đè nén bắt nạt những chủ sở hữu nhỏ một cách dễ dàng và họ đã
đạt được mục đích này bằng cách nắm lấy tiền mà người ta cho họ vay.
Những người vay nợ rốt cuộc phải làm ngơ cho những kẻ cho họ vay, những
kẻ muốn đuổi họ ra khỏi nhà họ để chiếm lấy tài sản của họ. Cuối cùng, mặc
dù tất cả điều đó ngăn cản nhưng các nông dân đã trông cậy vào hoạt động
cho vay theo mùa. Người ta thấy hiếm có khi kỳ hào không đòi tiền của người
xin vay. Đôi khi kỳ hào biết những người xin vay này thành kẻ phục vụ làm
giàu cho họ, cho những kẻ giữ lấy tiền vay của Ngân hàng Đông Dương và
cho người nông dân vay lại với lãi suất cho vay nặng lãi.
100
Thông thường vì vậy mà những nông dân nghèo không được hưởng một
chút lợi ích nào từ số tiền giá rẻ của Ngân hàng Đông Dương. Nếu họ có thể
vay được tiền trong những điều kiện thuận lợi, họ rơi ngay vào tình cảnh phải
dùng tiền vay được để trả cho kỳ hào...” [108; 1].
Còn biên bản buổi họp ngày 05/09/1903 của Hội đồng hàng tỉnh, tỉnh
Sóc Trăng có ghi nhận những thịnh nguyện của Hội đồng gửi cho Tham biện
chủ tỉnh về cho vay theo mùa như sau:
“Chúng tôi xin ngài gửi đến quan Thống đốc Nam Kỳ những lời cầu
xin của chúng tôi để quan Thống đốc can thiệp cho những người vay tiền theo
quy chế cho vay theo mùa như sau:
Chúng tôi nghe nói rằng Ngân hàng Đông Dương than phiền về số
người vay tiền rất ít. Đó là do thời hạn ngân hàng chấp nhận cho vay tiền quá
ngắn (1 năm). Có nhiều chủ sở hữu xin vay tiền để làm những công trình lớn,
những công trình này luôn đòi hỏi phải có thời gian lâu, vì thế họ không dám
vay tiền của nhà băng với thời hạn 1 năm.
Chúng tôi xin Ngân hàng Đông Dương trong tương lai cho phép thời
hạn kéo dài lên 3 năm; cứ cuối mỗi năm người vay chúng tôi xin trả phần lãi,
số vốn sẽ trả cho Ngân hàng Đông Dương vào cuối năm thứ ba.
Đây là điều kiện duy nhất có thể làm cho số người vay tiền của ngân
hàng tăng lên.
Ký tên: Trần Phong Nhiêu, Lương Đức Trung, Trương Chánh Viên,
Hứa Mạnh, Đỗ Khắc Long, Trần Minh Trí, Lâm Thại, Lý Keo” [107; 5].
Còn theo nhà nghiên cứu Phạm Quang Trung trong Lịch sử Tín dụng
Nông nghiệp Việt Nam (1875-1945) thì cho rằng: sở dĩ Ngân hàng Đông
Dương không thể giành ưu thế trong hoạt động tín dụng nông nghiệp là vì:
101
+ Các thủ tục hành chính quá phức tạp. Nhiều điểm trong quy chế
không phù hợp với thực tế, không phù hợp với phong tục tập quán của nông
dân Việt Nam.
+ Tín dụng cho vay theo mùa bị các chức dịch, kỳ hào làng xã, những
kẻ đầy tham lam, cậy quyền, nhũng lạm lũng đoạn và lợi dụng biến thành
công cụ bóc lột kẻ khác để tăng cường quyền lực và làm giàu.
+ Trong quá trình tổ chức và chỉ đạo, chính quyền Nhà nước đã tỏ ra rất
yếu kém, bất lực nếu không muốn nói là đồng lõa với tầng lớp hào lý cơ sở; vì
bị các hào lý, chức dịch cơ sở lũng đoạn và bưng bít, khâu tuyên truyền,
quảng cáo quá kém, dân chúng hầu như không biết và không hiểu gì về chế
độ cho vay theo mùa cùng các quy chế, thủ tục của chế độ này [91; tr.186].
Học giả Lê Đình Chân với công trình Lược sử tiền tệ Việt Nam thì cung
cấp thêm nguyên nhân vì sao người nông dân Việt Nam không dám làm đơn
xin vay tiền của Ngân hàng Đông Dương. Theo học giả, sở dĩ nông dân Việt
Nam ngại vay tiền của Ngân hàng Đông Dương vì phần lớn nông dân Việt
Nam mù chữ nên trong tâm lý của họ, “họ trông thấy ngân hàng quá ư to tát,
đồ sộ thường sợ sệt, không dám đến thẳng hỏi vay” [126; tr.209].
Nhờ những báo cáo này, đã giúp cho Ngân hàng Đông Dương kịp thời
điều chỉnh để kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả hơn. Thật vậy, từ sau khi
Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Pháp cho gian hạn đặc quyền phát
hành giấy bạc vào ngày 21/03/1931, ngân hàng đã chú ý nhiều hơn đến lĩnh
vực này, với số tín dụng lên tới 30 triệu đồng [126; tr.205], ngân hàng đã
nhanh chóng cho triển khai nhiều loại hình tín dụng mới tại nông thôn Nam
Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Tại Nam Kỳ, ngân hàng cung cấp tín dụng với mức lãi suất thấp cho
Hội Nông tín tương tế bản xứ (Société indigéne de crédit agricole mutuel- viết
tắt là CICAM) còn gọi là Hội Nông tín tương tế Nam Kỳ [91; tr.216]. Nhờ có
102
khoản tín dụng với mức lãi suất thấp này (thông thường là 8%/năm), chỉ trong
thời gian ngắn ngân hàng đã làm ăn khấm khá, số tiền mà Ngân hàng Đông
Dương cho Hội Nông tín tương tế bản xứ vay không ngừng gia tăng. Kéo
theo đó, số lãi thu về ngày một nhiều hơn. Theo thống kê từ 1925-1934, số
tiền Ngân hàng Đông Dương cho giới nông gia trong Hội Nông tín tương tế
bản xứ vay như sau:
+ Năm 1925: 2.947.000$;
+ Năm 1926: 3.545.000$;
+ Năm 1927: 4.430.000$;
+ Năm 1928: 5.959.000$;
+ Năm 1929: 9.489.000$;
+ Năm 1930: 12.086.000$;
+ Năm 1931: 11.172.000$;
+ Năm 1932: 12.002.000$;
+ Năm 1933: 11.036.000$;
+ Năm 1934: 10.462.000$ [121].
Số tiền lãi ngân hàng thu được:
+ Năm 1931: 875.428,28$;
+ Năm 1932: 612.107,94$;
+ Năm 1933: 423.264,11$;
+ Năm 1934: 348.413,72$;
+ Năm 1935: 538.779,38$ [100].
Những năm tiếp theo số tiền lãi Ngân hàng Đông Dương thu được:
+ Năm 1939: 253.684,91$;
+ Năm 1940: 127.373,60$;
+ Năm 1941: 43.490,40$;
+ Năm 1942: 18.098,77$;
103
+ Năm 1943: 508,21$ [121].
Còn tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tình hình cũng diễn ra tương tự, Ngân
hàng Đông Dương đã cùng với giới địa chủ, kỳ hào tại đây thành lập ra Ngân
hàng Nông phố (Banque de Crédit populaire agricole - viết tắt là CPA) để
cung cấp tín dụng cho các hoạt động sản xuất của nông dân. Theo số liệu
thống kê, số tiền Ngân hàng Đông Dương cho Nông phố Ngân hàng v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_18_4844543401_57_1869252.pdf