Luận văn Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN. 1

LỜI CAM ĐOAN. 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

DANH MỤC CÁC BẢNG. 7

DANH MỤC CÁC HÌNH. 8

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 3

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài . 3

4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:. 3

4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:. 3

5. Phương pháp nghiên cứu: . 3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN. 4

1.1. Cơ sở lý luận :. 4

1.1.1 Khái niệm về BĐKH. 4

1.1.2. Nguyên nhân hình thành BĐKH. 4

1.1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải. 4

1.1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên. 5

1.1.3. Tác động của BĐKH. 6

1.1.3.1. Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực .6

1.1.3.2. Tác động của BĐKH đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư :. 7

1.1.3.3. Đối với tài nguyên nước, tài nguyên biển. 8

1.1.3.4. Đối với tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên . 10

1.2. Cơ sở thực tiễn:. 15

1.2.1. BĐKH trên thế giới. 15

1.2.2. BĐKH ở Việt Nam [3]. 15

1.2.2.1. Thực trạng BĐKH ở Việt Nam. 15

1.2.2.2. Nhận định xu thế BĐKH ở Việt Nam [3] . 16

1.2.2.3. Nhận định về tác động tiềm tàng của BĐKH ở Việt Nam [3] . 16Chương 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ ĐỊA BÀN

NGHIÊN CỨU . 19

2.1. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH: . 19

2.2. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH ở ĐBSCL. 21

2.2.1. Tiểu vùng (A) nơi chịu ảnh hưởng nguồn chiếm ưu thế :. 21

2.2.2. Tiểu vùng (C) nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế. 22

2.2.3. Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hỗn hợp biển và nguồn (B). . 22

2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu [2],[11] . 26

Chương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT. 29

3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu - Mô tả mẫu:. 29

3.2. Thống kê mô tả: . 32

3.2.1: Nhận thức của nhân dân địa phương về BĐKH:. 32

3.2.2: Các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH:. 34

3.2.2.1: Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình:. 35

3.2.2.2: Tác động của BĐKH đến sức khoẻ nhân dân: . 36

3.2.2.4: Tác động của BĐKH đến thu nhập:. 37

3.2.3: Các biểu hiện bất thường của khí hậu và thời tiết ở địa phương:. 38

3.2.4: Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước:. 39

3.2.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt:. 39

3.2.4.1. Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước sinh hoạt:. 40

3.2.4.2. Tình hình xâm nhập mặn:. 41

3.2.5. Các giải pháp ứng phó hiện tượng nước biển dâng. 44

3.2.6. Các lực lượng tìm các giải pháp ứng phó với sự tác động của BĐKH. 45

3.4. Kiểm định sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm: . 46

3.4.1. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nhóm tuổi. 46

3.4.2. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm theo địa bàn cư trú: 46

3.4.3. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nghề nghiệp . 47

3.4.4. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo giới tính: . 48

Chương 4. TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI

BĐKH . 50

4.1. Ứng phó với BĐKH trên thế giới.. 50

4.2. Ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. 51

4.3 Ứng phó với BĐKH ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 53

4.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân. 54

4.3.2. Xác định và tiến hành sớm những nội dung cần nghiên cứu . 544.3.3. Phát huy và đào tạo nguồn nhân lực . 55

4.3.4. Nâng cao năng lực quản lý . 55

4.4. Ứng phó với BĐKH ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. 56

4.4.1. Nông nghiệp. 57

4.4.2. Lâm nghiệp. 58

4.4.3. Thuỷ sản . 58

4.4.4. Nguồn nước . 59

4.4.5. Sinh hoạt sản xuất và đời sống của dân cư. 59

KẾT LUẬN. 60

1. Kết luận : . 60

2. Khuyến nghị :. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 63

PHỤ LỤC. 67

Phụ lục 1: Bản đồ các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang. 67

Phụ lục 2: BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN . 68

Phụ lục 3: Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi: . 73

Phụ lục 4: Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú:. 74

Phụ lục 5: Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp: . 75

Phụ lục 6: Kết quả phân tích Anova theo giới tính: . 77

Phụ lục 7: Một số hình ảnh liên quan đến biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. 77

pdf93 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọt, do ngập lụt hoặc do xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước ngọt và chống ngập quá tốn kém. Cũng vì những lý do này, sức thu hút đầu tư đã khó sẽ càng khó. Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trên các mặt : Biến động trong sản xuất : Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút ; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt giảm trên ; đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn. Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn. Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những biến động về môi trường tự nhiên và về kinh tế - xã hội nêu lên trên đây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn ; Vai trò vựa lúa cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng ; Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực cho cả nước. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế có uy tín đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Năm 2009, Trung tâm START[20] vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện Nghiên cứu BĐKH – Đại học Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy nhiều khu vực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị các tác động sau: - Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33 - 35P0PC lên 35 - 37P0PC - Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 – 15/5) sẽ giảm chừng 10-20% - Sự phân bố mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ Hè Thu nhưng gia tăng một ít vào cuối mùa mưa. - Tổng lượng mưa hàng năm sẽ giảm, đồng thời thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ. - Xu thế lũ trong giai đoạn 2030 – 2040 sẽ khác đi so với hiện nay: diện tích bị ngập sẽ mở rộng. - Tình hình nhiệt độ gia tăng, mưa giảm, diện tích lũ mở rộng và mực nước biển dâng cao sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo ra các vấn đề khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Kết quả này tương đối phù hợp với mô hình của IPCC (2007) cho thấy: - Nhiệt độ toàn cầu gia tăng 1P0PC trong giai đoạn 2010-2040 và 3 - 4P0PC trong giai đoạn 2070 – 2100. - Lượng mưa trung bình trên thế giới sẽ giảm 20mm trong giai đoạn 2010-2040 nhưng gia tăng 60mm trong giai đoạn 2070-2100. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực cho thị trường và chiến lược an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng thủy văn, ĐBSCL sẽ là khu vực chịu tác hại nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Những năm gần đây, vào các tháng mùa khô, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều bị nước mặn xâm nhập, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Theo dự đoán của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP)[23], tác động của BĐKH sẽ gây thiệt hại khoảng 17.000 tỷ đồng/năm cho nước ta, đồng thời khiến 17 triệu người đứng trước nguy cơ không còn nhà cửa. Trước đây, ĐBSCL ít gặp bão [33],[45]. Năm 1997, bão Linda đi qua khu vực này và năm 2006, đuôi bão Durian quét qua, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đáng lo ngại hơn, theo dự báo của các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng lên cao hơn so với hiện nay, hậu quả của các cơn bão gây ra cho ĐBSCL còn khốc liệt hơn nhiều. TS. Nguyễn Hữu Chiếm, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) khẳng định: “ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH toàn cầu. Hiện đất đai của vùng đang bị bạc màu và đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng cao. Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 2,1 triệu hecta đất bị nhiễm mặn và 1,6 triệu hecta đất nhiễm phèn, khô hạn. Bên cạnh đó, nhiệt độ không khí tăng cao cộng với tình trạng hạn hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật khiến nhiều loại dịch bệnh mới hình thành, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp”.Chỉ tính riêng các đợt triều cường từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, vùng ngoài đê bao của An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ đều bị ngập; nước sông dâng cao khiến khoảng 70.000ha vườn cây ăn trái, hàng trăm kilômét đường nông thôn bị ngập sâu... Đáng báo động là tình trạng ngập lụt không chỉ xảy ra vào mùa mưa mà còn diễn biến bất thường trong mùa khô. Theo thông tin từ Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện nước mặn từ 6 cửa sông thuộc hệ thống sông Mêkông đã xâm nhập sâu vào đất liền vùng ĐBSCL khoảng 70km. Tại Long An, nước mặn từ Cửa Tiểu đã vào đến xã Thủy Tây (huyện Thạnh Hóa); tại Bến Tre, nước mặn từ Cửa Đại vào đến xã Phú Túc (huyện Châu Thành); ở Trà Vinh, nước mặn từ cửa Hàm Luông đã vào đến xã Long Thới (huyện Tiểu Cần); trong khi đó ở Hậu Giang, nước mặn từ cửa Trần Đề đã vào đến xã Phú Hữu. Trên địa bàn Cà Mau, nước mặn từ sông ông Đốc đã xâm nhập sâu 65km. Nước mặn từ sông Cái Lớn cũng xâm nhập sâu 65km đến thị xã Vị Thanh (Hậu Giang). Tháng 2/2010, triều cường dâng cao, xâm nhập mặn sâu tới 35-70km vào vùng ngọt ổn định, làm ảnh hưởng nhiều diện tích lúa đông xuân đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông của khu vực ĐBSCL. Tại tỉnh Bạc Liêu, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 20.000ha lúa của huyện Hồng Dân. Tại Trà Vinh, độ mặn so với cùng kỳ năm trước đã tăng lên gần gấp đôi (0,35% lên 0,67%); Bến Tre, độ mặn lên đến 0,4% và ở Cà Mau có nơi đo được là 3%. Khi nước bị nhiễm độ mặn 0,4% thì không thể dùng cho sản xuất, nuôi trồng được. Ông Phạm Đình Đôn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ cho rằng, trong vài chục năm tới, khi nước biển dâng cao, ĐBSCL sẽ phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn và ngập lũ hạ lưu sông Mêkông với quy mô lớn. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước và có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nên 2 lĩnh vực này sẽ chịu tác động mạnh nhất khi quá trình xâm nhập mặn làm thay đổi môi trường đất và nước. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ chịu tác động xấu khi chế độ nước ngập sâu bị thay đổi do nước biển dâng cao. Quá trình xâm nhập mặn ở mức độ cao có thể hủy diệt thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm ở Cà Mau, Kiên Giang... Tóm lại, BĐKH sẽ tác động lên toàn bộ hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm của Trái Đất, gây tác động qua lại liên quan đến sự suy giảm chất lượng tự nhiên, kinh tế và xã hội. Vấn đề này làm thay đổi cán cân thực phẩm trong sinh quyển, làm mất tính đa dạng sinh học, đất và rừng bị suy kiệt. ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng rất rõ rệt, có thể phỏng đoán trong tương lai. Các báo cáo nghiên cứu cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác động nghiêm trọng do hiện tượng BĐKH - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấu canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa 2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu [2],[11] Huyện Gò Công Đông là một trong 10 huyện, thị, thành thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm ở tọa độ 106P0P35’-106P0P7’30’’ kinh độ đông và 10P0P07’-10P0P30’ độ vĩ bắc. Vị trí địa lý được xác định: Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Tân Phú Đông, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây, phía Đông giáp biển Đông. Huyện Gò Công Đông có 13 đơn vị hành chính, có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh và cả nước. Toàn bộ phía Đông của huyện tiếp giáp với 32km bờ biển với 02 cửa sông lớn là Cửa Tiểu và cửa Soài Rạp là các cửa ngõ thông ra biển Đông, là điều kiện thuận lợi để giao lưu với tỉnh bạn và quốc tế. Đồng thời đây là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào phong phú. Bên cạnh đó, biển và bờ biển là hướng phòng thủ chiến lược trong việc bảo vệ nền kinh tế- chính trị trong khu vực. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 26.768,16 ha, dân số 143.418 người. Huyện Gò Công Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, khuynh hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam và Tây Đông, đất phù sa cổ và phù sa ven biển chiếm phần lớn diện tích.. Đặc biệt với 20km bờ biển với hàng ngàn ha bãi bồi rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại thủy hải sản như nghêu, tôm, cua và các loài đặc sản biển khác. Khí hậu Gò Công Đông nằm trong chế độ khí hậu chung cả miền Tây Nam bộ, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 27,9P0PC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.191mm. Huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ), cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ. Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển: Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão : nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến - 6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém. Cồn Ngang : nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm ... Cồn Vượt : nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn. Với cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh. Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Về hải sản có tiềm năng khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá., hàng năm cung cấp cho thị trường trên 20.000 tấn nghêu được nuôi tại khu vực ven biển Gò Công. Trong những năm qua ngành đã sản xuất được nghêu giống nhân tạo, song cũng còn rất khiêm tốn. Việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nghêu giống tại Tân Thành là nhu cầu cấp thiết, không chỉ phục vụ nhu cầu nuôi tại chỗ mà còn phát triển ra các vùng lân cận như Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre), Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh),. Phát huy lợi thế của vùng kinh tế biển, cùng với chương trình ngọt hóa Gò Công đã khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế, cơ cấu giá trị tính theo giá trị thực tế năm 2007. Cụ thể: - Khu vực I (nông-lâm-ngư) đạt 68,8% - Khu vực II (công nghiệp-xây dựng) đạt 9,5% - Khu vực III (thương mại-dịch vụ) đạt 21,7% Huyện Gò Công Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời, thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được 01 vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp bênh do đó đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau vụ mùa nhân dân phải đi làm thuê mướn nơi khác để tìm nguồn thu nhập thêm. Trước tình hình đó, được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án ngọt hóa Gò Công đã tạo sự chuyển biến tột bậc cho vùng Gò Công, trong đó có huyện Gò Công Đông. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định, từ sản xuất chỉ 01 vụ/năm đến năm 2002 có 13.000ha sản xuất 03 vụ lúa/năm, 3.256ha sản xuất 02 vụ/năm. Năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha. Sản lượng lương thực 180.000 tấn, bình quân lương thực 960kg/đầu người. Riêng trong năm 2007, tổng sản lượng lương thực 195.931 tấn, trong đó sản lượng lúa thơm giá trị cao chiếm 60%, sản lượng lúa chất lượng cao chiếm 30%. Từ thực tế độc canh cây lúa dần dần chuyển sang đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Sản xuất hoa màu gia tăng với diện tích gieo trồng hàng năm 8.300ha. Kinh tế vườn từng bước phát triển với diện tích 2.160ha (trong đó khoảng 700ha trồng cây sơ ri). Phong trào chăn nuôi ổn định hàng năm duy trì đàn heo 44.012 con, gần 01 triệu con gia cầm. Nuôi bò, dê đang có xu thế phát triển . Sản xuất ngư nghiệp đang được quan tâm đầu tư có bước phát triển khởi sắc nhất là lĩnh vực nuôi thủy sản. Đến năm 2008, huyện giữ vững diện tích nuôi thủy sản hàng năm là 3.566ha. Trong đó nuôi tôm sú vẫn giữ vai trò chủ đạo với số lượng con giống thả nuôi gần 300 triệu con đã tạo nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động đánh bắt hải sản giảm số phương tiện do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, ngư dân thiếu vốn tích lũy để đầu tư cải tạo, đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng thủy hải sản thu hoạch hàng năm của huyện 55.140 tấn. Để khai thác tiềm năng ngư nghiệp huyện đang tranh thủ cấp trên đầu tư để đưa vào khai thác các vùng dự án nuôi tôm Bắc Gò Công, diện tích đất lúa ven đê năng suất thấp sang nuôi thủy sản Kết luận chương 2 Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là mối đe dọa hiện hữu đối với mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các công trình khoa học ở trong nước và thế giới trong những năm qua đã tập trung xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, tìm kiếm các giải pháp hạn chế tình trạng xấu đi của khí hậu toàn cầu cũng như các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đã có một số tác giả và công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến từng lĩnh vực cụ thể. Về lĩnh vực tìm hiểu tác động của BĐKH đến sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng nông thôn, đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư nhưng đến nay vẫn có rất ít công trình khoa học được công bố. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi hình thành đề tài luận văn“Tác động của Biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang Chương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu - Mô tả mẫu: Như đã được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này là nhân dân đang sinh sống tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Địa bàn được chọn để khảo sát là các hộ dân cư đang sinh sống ở vùng ven biển, ở thị trấn và các vùng nông thôn thuộc các xã Tân Thành, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia Thuận, thị trấn Tân Hoà. Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Số lượng phiếu phát ra là 400 phiếu, số lượng phiếu thu về là 361 phiếu, ứng với tỉ lệ hồi đáp là 90,25%. Trong tổng cộng 361 phiếu hồi đáp, đối tượng trả lời phỏng vấn bao gồm: 130 nữ (tỷ lệ 36%), 231 nam (tỷ lệ 64%). Bảng 3.1: Bảng mô tả mẫu phân theo giới tính và nghề nghiệp Nghề nghiệp Tổng cộng Nông dân Buôn bán Công chức, viên chức Ngư dân Công nhân Nội trợ Làm thuê Giới Nữ 71 27 19 1 4 8 0 130 tính Nam 157 20 22 19 9 0 4 231 Tổng cộng 228 47 41 20 13 8 4 361 Tỷ lệ (%) 63,2 13,0 11,4 5,5 3,6 2,2 1,1 100 Tỷ lệ mẫu phân theo nghề nghiệp được thể hiện ở hình 3.2 cho thấy: 228 người (63,2%) là nông dân; 47 người (13,0%) có nghề nghiệp buôn bán; 41 người là công chức, viên chức (11,4%); 20 người (5,5%) là ngư dân, 13 người (3,6%) là công nhân; 8 người (2,2%) là nội trợ và 4 người (1,1%) là người làm thuê. Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp 13,0 63,2 11,4 5,5 3,6 1,12,2 Nông dân Buôn bán Công chức, viên chức Ngư dân Công nhân Nội trợ Làm thuê Số lượng mẫu phân theo địa bàn cư trú và nhóm tuổi được thể hiện ở hình 3.3 cho thấy 12,5% mẫu khảo sát cư trú ở thị trấn; 64,8% sinh sống ở nông thôn và 22,7% cư trú ở vùng ven biển. Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nơi cư trú 22,7 12,5 64,8 Thị trấn Nông thôn Vùng ven biển Bảng 3.2: Bảng mô tả mẫu phân theo địa bàn cư trú và nhóm tuổi Nơi cư trú Tổng cộng Tỷ lệ (%) Thị trấn Nông thôn Vùng ven biển Nhóm Tuổi Dưới 30 tuổi 0 0 1 1 0,3 Từ 30 đến 39 5 19 9 33 9,1 Từ 40 đến 49 29 170 51 250 69,3 Từ 50 đến 59 11 38 19 68 18,8 ≥ 60 tuổi 0 7 2 9 2,5 Tổng cộng 45 234 82 361 100 Tỷ lệ (%) 12,5 64,8 22,7 100 Số lượng mẫu phân theo nhóm tuổi được thể hiện trong bảng 3.2 cho thấy, đa số mẫu khảo sát trong độ tuổi từ 40 đến 49 với tổng cộng 250 người (tỷ lệ 69,3%); nhóm tuổi từ 50 đến 59 tuổi chiếm 18,8%; từ 30 đến 39 tuổi chiếm 9,1%; còn lại nhóm tuổi dưới 30 và 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ không đáng kể. Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nhóm tuổi 2,5 18,8 69,3 0,3 9,1 Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 39 Từ 40 đến 49 Từ 50 đến 59 60 tuổi trở lên 3.2. Thống kê mô tả: 3.2.1: Nhận thức của nhân dân địa phương về BĐKH: Tổng cộng 354/361 người chiếm tỷ lệ 98,1% cho rằng đã từng nghe nhắc đến về BĐKH, chỉ một tỷ lệ không đáng kể (1,9%) cho rằng chưa từng nghe nói đến vấn đề BĐKH. Về nguồn cung cấp thông tin cho nhân dân địa phương về BĐKH được thể hiện trong bảng 3.3 cho thấy: Các phương tiện thông tin đại chúng vẫn là nguồn chính cung cấp thông tin cho nhân dân về BĐKH, cụ thể 332 người (92,0%) cho rằng đã nhận thức về vấn đề BĐKH do Tivi cung cấp và 51,2% biết về BĐKH qua Radio; Báo chí cũng là nguồn cung cấp thông tin cho nhân dân địa phương (41,8%); Người thân, bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng giúp nhân dân nhận thức về BĐKH; Tuy nhiên chỉ có 79 người (chiếm tỷ lệ 21,9%) cho rằng được chính quyền địa phương thông tin về BĐKH; Đối với nhân dân địa phương chỉ 11,4% biết về vấn đề BĐKH qua phương tiện internet. Bảng 3.3: Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho nhân dân địa phương Nguồn cung cấp thông tin Số lượng Tỷ lệ (%) TV (truyền hình) 332 92,0 Radio 185 51,2 Người thân, bạn bè 160 44,3 Báo chí 151 41,8 Chính quyền địa phương 79 21,9 Internet 41 11,4 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện các nguồn cung cấp thông tin về BĐKH 92.0 51.2 44.3 41.8 21.9 11.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 TV (truyền hình) Radio Người thân, bạn bè Báo chí Chính quyền địa phương Internet % Về đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH của nhân dân địa phương được thể hiện trong bảng 3.4 cho thấy: Trên 58% mẫu khảo sát cho rằng BĐKH ít ảnh hưởng đến địa phương; 28,8% cho rằng mức độ ảnh hưởng vừa phải và chỉ 9,7% cho rằng BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương Bảng 3.4: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH Mức độ ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ (%) Không ảnh hưởng 7 1,9 Ít ảnh hưởng 210 58,2 Ảnh hưởng vừa phải 104 28,8 Ảnh hưởng nghiêm trọng 35 9,7 Không có ý kiến 5 1,4 Tổng cộng 361 100 Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện đánh giá của nhân dân địa phương về mức độ tác động của BĐKH 28.8 58.2 9.7 1.9 1.4 ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa phải Ảnh hưởng nghiêm trọng Không ảnh hưởng Không có ý kiến Bảng 3.5: Thống kê mô tả đánh giá về mức độ tác động của BĐKH Số lượng Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ tác động của BĐKH 356 1 4 2.47 .697 Bảng thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH cho thấy giá trị trung bình (M = 2,47), chứng tỏ nhân dân địa phương đánh giá BĐKH có tác động ở mức vừa phải đối với sinh hoạt và sản xuất, sự đánh giá này tương đối đồng đều trong dân cư thể hiện ở độ lệch chuẩn rất thấp (SD = 0,697). 3.2.2: Các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH: Theo đánh giá của nhân dân địa phương, sản xuất vẫn là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH (61,2%), ngoài ra có 19,1% mẫu khảo sát cho rằng BĐKH ảnh hưởng đến nhiều mặt trong sản xuất và đời sống, 10,8% cho rằng BĐKH ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra BĐKH cũng ảnh hưởng đến chổ ở và kinh doanh của nhân dân. Bảng 3.6: Đánh giá các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH Thứ tự Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Sản xuất 221 61.2 2 Ảnh hưởng nhiều mặt 69 19.1 3 Sinh hoạt 39 10.8 4 Chổ ở 15 4.2 5 Kinh doanh 9 2.5 6 Không có ý kiến 8 2.2 Tổng cộng 361 100.0 Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH 61.2 19.1 10.8 4.2 2.5 2.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Sản xuất Ảnh hưởng nhiều mặt Sinh hoạt Chổ ở Kinh doanh Không có ý kiến % 3.2.2.1: Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình: Theo đánh giá của nhân dân địa phương, mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình được thể hiện trong bảng 3.7 cho thấy: 8,6% cho rằng BĐKH tác động rất nhiều đến cuộc sống gia đình, 38,8% đánh giá BĐKH tác động nhiều đến cuộc sống gia đình và 19,1% đánh giá BĐKH tác động vừa phải đến cuộc sống gia đình, tuy nhiên vẫn còn 27,1% cho rằng cuộc sống gia đình chịu tác động ít của BĐKH. Bảng 3.7: Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình Lĩnh vực Mức độ Số lượng Tỷ lệ Cuộc sống gia đình Chịu tác động rất nhiều 31 8.6 Chịu tác động nhiều 140 38.8 Chịu tác động vừa phải 69 19.1 Chịu tác động ít 98 27.1 Không có ý kiến 23 6.4 Tổng cộng 361 100.0 3.2.2.2: Tác động của BĐKH đến sức khoẻ nhân dân: Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ của nhân dân được thể hiện trong bảng 3.8 cho thấy: Đa số nhân dân đánh giá BĐKH có tác động rất nhiều đến sức khoẻ (79,2%) và 9,4% cho rằng BĐKH tác động nhiều đến sức khoẻ, chỉ có 4,7% đánh giá mức độ vừa phải và 3,6% cho rằng BĐKH tác động ít đến sức khoẻ của cư dân địa phương. Bảng 3.8: Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ Lĩnh vực Mức độ Số lượng Tỷ lệ Sức khoẻ Chịu tác động rất nhiều 286 79.2 Chịu tác động nhiều 34 9.4 Chịu tác động vừa phải 17 4.7 Chịu tác động ít 13 3.6 Không có ý kiến 11 3.0 Tổng cộng 361 100.0 3.2.2.3: Tác động của BĐKH đến sản xuất: Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất của nhân dân được thể hiện trong bảng 3.9 cho thấy: Đa số nhân dân đánh giá BĐKH có tác động nhiều đến sản xuất (31,9%) và 5,0% cho rằng BĐKH tác động rất nhiều đến sản xuất, trong khi đó có đến 39,1% đánh giá BĐKH có tác động vừa phải và 17,2% cho rằng BĐKH ít tác động đến tình hình sản xuất của dân cư địa phương. Bảng 3.9: Mức độ tác động của BĐKH đến công việc hàng ngày Lĩnh vực Mức độ Số lượng Tỷ lệ Sản xuất Chịu tác động rất nhiều 18 5.0 Chịu tác động nhiều 115 31.9 Chịu tác động vừa phải 141 39.1 Chịu tác động ít 62 17.2 Không có ý kiến 25 6.9 Tổng cộng 361 100.0 3.2.2.4: Tác động của BĐKH đến thu nhập: Mức độ tác động của BĐKH đến thu nhập của nhân dân được thể hiện trong bảng 3.10 cho thấy: Đa số nhân dân đánh giá BĐKH có tác động ít đến thu nhập (44,3%) và 28,8% cho rằng BĐKH chỉ tác động vừa phải đến thu nhập, trong khi đó chỉ có 7,5% đánh giá BĐKH có tác động rất nhiều và 13,0% cho rằng BĐKH tác động nhiều đến thu nhập của dân cư địa phương. Bảng 3.10: Mức độ tác động của BĐKH đến công việc thu nhập Lĩnh vực Mức độ Số lượng Tỷ lệ Thu nhập Chịu tác động rất nhiều 27 7.5 Chịu tác động nhiều 47 13.0 Chịu tác động vừa phải 104 28.8 Chịu tác động ít 160 44.3 Không có ý kiến 23 6.4 Tổng cộng 361 100.0 Hình 3.8.1: Biểu đồ thể hiện số lượng người đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực 31 140 69 98 23 286 34 17 13 1118 115 141 62 2527 47 104 160 23 0 50 100 150 200 250 300 350 Chịu tác động rất nhiều Chịu tác động nhiều Chịu tác động vừa phải Chịu tác động ít Không có ý kiến Mức độ SL (người) Cuộc sống gia đình Sức khoẻ Sản xuất Thu nhập Hình 3.8.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực 8.6 38.8 19.1 27.1 6.4 79.2 9.4 4.7 3.6 3.0 5.0 31.9 39.1 17.2 6.97.5 13.0 28.8 44.3 6.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Chịu tác động rất nhiều Chịu tác động nhiều Chịu tác động vừa phải Chịu tác động ít Không có ý k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_3332659396_6031_1872684.pdf
Tài liệu liên quan