LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU x
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC 7
1.1 Khái quát về chiến tranh thương mại 7
1.1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại 7
1.1.2 Nguyên nhân của chiến tranh thương mại 8
1.1.3 Biểu hiện của chiến tranh thương mại 10
1.1.4 Tác động của chiến tranh thương mại 11
1.2 Khái quát về chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 14
1.2.1 Tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc 14
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung 22
1.2.3 Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 24
1.2.4 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 29
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 37
2.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 37
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may Mỹ 37
2.1.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ 40
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung quốc tới hoạt động xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ xuất khẩu chủ yếu đến 5 quốc gia: Mexico, Canada, Việt Nam, Honduras và Trung Quốc. Trong năm 2019, Mexico là thị trường xuất khẩu vải lớn nhất của Mỹ; đạt 3,936 tỷ USD.
Biểu đồ 2.3 Các quốc gia có giá trị xuất khẩu vải nhiều nhất vào thị trường Mỹ năm 2019
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ, 2019
Trong tổng giá trị nhập khẩu ngành dệt may của Mỹ, các sản phẩm may mặc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất từ năm 2000 đến năm 2019
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thị phần các sản phẩm trong tổng giá trị nhập khẩu ngành dệt may Mỹ giai đoạn từ 2000 đến 2019
Nguồn: Hiệp hội dệt may Mỹ, 2020
Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Mỹ, trong năm 2019, tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ đạt 83,822 triệu USD chiếm 75,3%. Các mặt hàng còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong đó nhập khẩu các sản phẩm dệt may đã hoàn thiện đạt 19,925 triệu USD chiếm 17,9%; vải đạt 6,233 triệu USD chiếm 5,6% và sợi đạt 1,335 triệu USD chiếm 1,2%.
Riêng đối với hàng may mặc, Mỹ nhập khẩu từ hơn 150 quốc gia, trong đó chủ yếu từ 5 quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ và Mexico. Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Mỹ, trong năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia chiếm thị phần hàng may mặc cao nhất tại thị trường Mỹ đạt 24,881 triệu USD chiếm 39,93%.
Biểu đồ 2.5 Các quốc gia có giá trị nhập khẩu hàng may mặc nhiều nhất vào thị trường Mỹ năm 2019
Nguồn: Hiệp hội dệt may Mỹ, 2020
Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ
2.1.1.2 Tác động tới hoạt động nhập khẩu
Về thị trường nhập khẩu, chiến tranh thương mại khiến Mỹ giảm thị phần nhập khẩu hàng may mặc từ thị trường Trung Quốc và tăng thị phần nhập khẩu hàng may mặc từ các thị trường khác. Từ sau đợt áp thuế thứ 4 (tính cả hai danh mục: từ 1/9/2019 và 15/12/2019), phần lớn các sản phẩm may mặc của Trung Quốc phải chịu thuế tự vệ 7,5%. Giá trị hàng dệt may của Trung Quốc chịu tác động từ thuế quan của Mỹ chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Chi phí gia tăng đối với các sản phẩm dệt may kéo theo khả năng thay đổi chiến lược đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may tại Mỹ. Theo số liệu từ Phòng Thương mại Mỹ cho thấy kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thuế quan thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại Mỹ có xu hướng giảm từ 41,92 % năm 2018 xuống còn 39,93% năm 2019. Trong khi đó, các quốc gia cạnh tranh trong ngành may mặc với Trung Quốc như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Campuchia và Pakistan lại có cơ hội tăng trưởng thị phần ngành may mặc tại thị trường Mỹ. Theo Bộ thương mại Mỹ, thị phần hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Mỹ chiếm 16,2 % trong năm 2019 tăng 1,5% so với năm 2018; thị phần hàng may mặc của Bangladesh cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ chiếm 7,1% năm 2019; tăng 0,6% so với năm 2018.
Về hàng hóa nhập khẩu, chiến tranh thương mại chưa tác động nhiều đến KNNK hàng dệt may Mỹ. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Mỹ, trong năm 2019, may mặc tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong tổng KNNK dệt may Mỹ với 75,3%. Mặc dù chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn biến phức tạp trong năm 2019; tuy nhiên KNNK hàng may mặc Mỹ vẫn giữ mức tăng trưởng đều từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu vào năm 2018. Năm 2019, KNNK hàng may mặc Mỹ đạt 83,822 triệu USD tăng 1,2% so với năm 2018.
2.1.1.2 Tác động tới hoạt động xuất khẩu
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu bông sang các thị trường ngoài Trung Quốc do chiến tranh thương mại khiến thị phần bông của Mỹ tại thị trường Trung Quốc sụt giảm. Mỹ là nhà sản xuất bông lớn nhất thế giới, xuất khẩu sang 3 thị trường chính bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc và Mexico. Tác động tiêu cực từ xung đột thương mại khiến thị phần bông Mỹ tại thị trường Trung Quốc giảm 35% trong năm 2019 dựa theo số liệu được cung cấp trong báo cáo thị trường bông quốc tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Để bù đắp cho thị phần sụt giảm, các nhà sản xuất bông Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu bông sang các thị trường khác trong đó có Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2019 Việt Nam chi hơn 1,5 tỷ nhập khẩu bông từ Mỹ. KNNK bông từ thị trường Mỹ tăng 7% so với năm 2018.
Về hàng hóa xuất khẩu, chiến tranh thương mại khiến cho khối lượng và giá trị xuất khẩu bông của Mỹ giảm mạnh. Hiện tại, xét theo tổng lượng bông xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của các doanh nghiệp xuất khẩu bông Mỹ (chỉ sau Việt Nam) chứng minh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với các nhà xuất khẩu bông Mỹ. Dưới tác động từ thuế quan, khối lượng và giá trị xuất khẩu bông của Mỹ đã giảm mạnh trong giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 và giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2019.
Biểu đồ 2.6 Khối lượng và giá trị xuất khẩu bông Mỹ trong giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 và giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2019
Nguồn: Cục đặc trách Nông nghiệp Ngoại quốc, 2019
Theo số liệu trong biểu đồ 2.6, có thể thấy lượng xuất khẩu bông và giá trị xuất khẩu bông của Mỹ vụ 2018/19 đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan; cụ thể giai đoạn tháng 8/2018 đến tháng 2/2019 đã chứng kiến lượng xuất khẩu bông Mỹ giảm 0,27 triệu tấn và giá trị xuất khẩu bông giảm 341 triệu USD so với giai đoạn trước đó từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 (Cục đặc trách Nông nghiệp Ngoại quốc, 2019). Sản lượng xuất khẩu bông giảm sút đến từ việc Trung Quốc tăng cường nhập bông từ các nguồn khác ngoài Mỹ (năm 2019 tăng 73%, tương đương 4,0 triệu kiện so với năm 2018) và giảm nhập bông từ Mỹ (giảm 35%, tương đương 890.000 kiện). (Ngân hàng ACB, 2019).
2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Trung Quốc trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc
2.2.1 Tổng quan về ngành dệt may Trung Quốc
2.1.1.1 Năng lực sản xuất
Theo số liệu từ Hội đồng dệt may quốc gia Trung Quốc, ngành dệt may là ngành sản xuất lớn nhất của Trung Quốc với khoảng 24,000 doanh nghiệp, lao động trực tiếp khoảng 20 triệu người, nếu tính lao động gián tiếp liên quan đến ngành dệt may lên tới 80 triệu người, đóng góp 7% vào tăng trưởng GDP. Năng lực sản xuất ngành dệt may Trung Quốc đứng đầu thế giới chủ yếu tập trung sản xuất các nguyên liệu thô cho ngành dệt may như sợi, vải và hoàn thiện các sản phẩm may mặc. Năm 2019, sản lượng dệt may của Trung Quốc chiếm 52,2% tổng sản lượng dệt may toàn cầu.
2.1.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dệt may. Theo dữ liệu từ WTO, năm 2018 KNXK hàng dệt may Trung Quốc đạt 266,32 tỷ USD; chiếm 32% tổng KNXK dệt may toàn cầu trị giá 836 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hồng Kông và Đức trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may của Trung Quốc chiếm 18% tổng KNXK hàng dệt may Trung Quốc.
Thị trường nhập khẩu chính của hàng dệt may Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ trong đó Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam, chiếm 13% tổng KNNK hàng dệt may Trung Quốc.
2.1.1.3 Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực
Các mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc bao gồm các sản phẩm may mặc, sợi và dệt trong đó may mặc chiếm thị phần cao nhất trong tổng KNXK hàng dệt may Trung Quốc. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc của Trung Quốc. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Mỹ, năm 2019 KNXK hàng may mặc của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đạt 24,881 triệu USD.
Các mặt hàng dệt may nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc gồm sợi và vải trong đó sợi chiếm thị phần cao nhất trong tổng KNNK hàng dệt may Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia có tổng giá trị xuất khẩu sợi lớn nhất vào Trung Quốc. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2019, KNNK sợi của Trung Quốc từ thị trường Việt Nam đạt 2,19 tỷ USD.
Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Trung Quốc
2.1.1.2 Tác động tới hoạt động nhập khẩu
Về thị trường nhập khẩu, do tác động từ cuộc chiến thương mại, Trung Quốc giảm nhập khẩu bông từ thị trường Mỹ và chuyển hướng nhập khẩu bông từ các thị trường khác. Trong 5 niên vụ gần đây nhất (từ niên vụ 2014/2015 đến niên vụ 2017/2018), Mỹ luôn là quốc gia cung cấp bông lớn nhất cho Trung Quốc với thị phần khoảng 30% tổng thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc áp đặt mức thuế nhập khẩu cao hơn lên mặt hàng bông Mỹ nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc cùng với áp lực cạnh tranh từ bông Brazil khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng giảm nhập khẩu bông từ thị trường Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thị phần của bông Mỹ tại thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh xuống còn 18% trong niên vụ 2018/2019. Đây là mức thị phần thấp nhất đối với mặt hàng bông của Mỹ tại thị trường Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách ngành bông nước này vào năm 1999. Theo thống kê cũng cho thấy lượng nhập khẩu bông của Trung Quốc từ các quốc gia khác tăng mạnh, đặc biệt là Brazil (tăng 450%, tương đương 1,7 triệu kiện), Úc (tăng 122%, tương đương 1,4 triệu kiện), Ấn Độ (tăng 217%, tương đương 944.000 kiện), và Tây Phi (tăng 196%, tương đương 440.000 kiện). (Ngân hàng ACB, 2019)
Về hàng hóa nhập khẩu, chiến tranh thương mại khiến KNNK sợi của các doanh nghiệp Trung Quốc giảm mạnh. Mức áp thuế bổ sung của Mỹ lên mặt hàng sợi vào ngày 24/09/2018 khiến cho nhu cầu nhập khẩu sợi của các doanh nghiệp Trung Quốc sụt giảm nhanh chóng. Việt Nam là đối tác cung cấp sợi chính; chiếm 30% thị phần nhập khẩu sợi của Trung Quốc do đó nhu cầu nhập khẩu sợi của các doanh nghiệp Trung Quốc giảm sút thể hiện rõ qua sự suy giảm KNXK sợi của Việt Nam sang thị trường này. Ngay khi mức thuế bổ sung của Mỹ áp lên mặt hàng xơ, sợi của Trung Quốc có hiệu lực, KNXK sợi của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm trên 22% từ 218,33 triệu USD xuống còn 172,98 triệu USD; tương đương 45,4 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sợi của Việt Nam vào Trung Quốc tiếp tục giảm đến 80% về sản lượng so với năm trước. (Vinatex, 2019)
2.1.1.2 Tác động tới hoạt động xuất khẩu
Về thị trường xuất khẩu, chiến tranh thương mại chưa tác động nhiều đến thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. Với lợi thế về năng lực sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào cùng cơ sở hạ tầng phát triển, mặc dù hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang chịu tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững thị phần chủ yếu tại các thị trường nhập khẩu. Trong năm 2019, đối với mặt hàng may mặc, Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Mỹ; chiếm 39,93% và thị trường Nhật Bản; chiếm 60%.
Về hàng hóa xuất khẩu, chiến tranh thương mại đã khiến KNXK hàng dệt may Trung Quốc sang thị trường Mỹ sụt giảm. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ tâm lý lo ngại về căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp thời trang Mỹ đã có những động thái nhằm đa dạng hóa thị trường cung ứng, dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận để né thuế. Điều này đã làm cho KNXK hàng dệt may của Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Mỹ trong năm 2019, Trung Quốc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đạt 24,881 tỷ USD, mặc dù vẫn là nhà xuất khẩu chiếm thị phần lớn nhất ở thị trường Mỹ tuy nhiên có thể nhận thấy rằng thị phần hàng dệt may của Trung Quốc đã có sự sụt giảm từ mức 41,92% năm 2018 xuống 39,93 % vào năm 2019.
Biểu đồ 2.7 Các quốc gia xuất khẩu may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ từ 2000 đến 2019
Nguồn: OTEXA, 2020
Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc cho các nỗ lực từ doanh nghiệp Mỹ trong việc đa dạng hóa nguồn cung ứng nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc, sự lựa chọn nguồn cung ứng vẫn khá hạn chế. Mặc dù có hàng trăm quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới tuy nhiên chỉ có 9 quốc gia đáp ứng được hai tiêu chí xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ bao gồm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các quốc gia này sang thị trường Mỹ phải đạt >=5% trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2017 và thị phần hàng may mặc tại thị trường đạt tối thiểu 1% vào năm 2019. Điều này lý giải cho việc mặc dù những tác động tiêu cực của thuế quan đến KNXK của Trung Quốc sang Mỹ là không thể tránh khỏi; tuy nhiên đến 2019, Trung Quốc vẫn giữ vị trí nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ.
2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc
2.3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
2.3.1.1 Năng lực sản xuất
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam có giá trị xuất khẩu đóng góp vào 10-15% GDP của cả nước. Đến năm 2019, ngành dệt may có quy mô 7,000 doanh nghiệp, năng lực sản xuất trị giá 35 tỷ USD/ năm, giải quyết công ăn việc làm cho gần 3 triệu người lao động, chiếm ¼ số lao động toàn ngành công nghiệp.
2.3.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu
Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tổng KNXK ngành dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD; tăng trưởng 7,55% so với năm 2018. Với mức tăng trưởng này Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu dệt may năm 2019 của Việt Nam không duy trì được mức tăng 2 con số như năm 2018 nhưng trong bối cảnh các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại như Ấn Độ, Bangladesh chỉ tăng khoảng 1-2%; Trung Quốc, Pakistan thậm chí giảm lần lượt 2,3% và 4,6%, tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn duy trì vị thế dẫn đầu có thể coi là điểm sáng trong bức tranh màu xám của xung đột thương mại. Theo VITAS, thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2019 gồm: Mỹ chiếm tỷ trọng 38,97%, đạt giá trị xuất khẩu 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018; EU chiếm 11,28%, đạt giá trị xuất khẩu 4,33 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2018; Nhật Bản chiếm 10,77%, đạt giá trị 3,99 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2018; Hàn Quốc chiếm 10,26%; đạt giá trị đạt giá trị 3,35 tỷ USD, tăng 1,7% so với năm 2018 và Trung Quốc chiếm 10,09% đạt giá trị 1,59 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2018.
Số liệu từ VITAS cũng cho thấy tổng KNNK ngành dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018. Thị trường nhập khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam gồm Trung Quốc và Mỹ.
2.3.1.3 Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực
Mặt hàng chủ lực trong KNXK ngành dệt may Việt Nam gồm may mặc và sợi. Trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 68% tổng KNXK sợi của Việt Nam và Mỹ chiếm 45% tổng KNXK hàng may mặc của Việt Nam đi thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu chủ yếu bông và vải từ hai quốc gia này. Với Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu lượng nguyên liệu là vải; chiếm 58% tổng KNNK vải của cả nước, đồng thời Việt Nam cũng nhập trên 60% lượng bông tự nhiên để sản xuất sợi từ thị trường Mỹ (VITAS,2019).
Có thể thấy, do mối quan hệ thương mại sâu rộng với cả Trung Quốc và Mỹ nên phạm vi tác động của chiến tranh thương mại đến ngành dệt may Việt Nam rất sâu rộng đặc biệt là đến hoạt động xuất khẩu của ngành.
2.3.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang Trung Quốc
Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam thì Trung Quốc liên tục là thị trường lớn nhất trong nhiều năm. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, KNXK ngành dệt may của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019 đạt 3,9 tỷ USD; chiếm 15,7% tổng KNXK cả nước và tăng 10,42% so với năm 2018. Các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm sợi, hàng dệt may và nguyên phụ liệu dệt may. Trong đó, xuất khẩu sợi đạt 2,4 tỷ USD trong năm 2019; chiếm 60% tổng KNXK ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,59 tỷ USD; chiếm 31% và xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 318 triệu USD; chiếm 8%. Do sợi là mặt hàng chủ yếu của dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đồng thời Trung Quốc cũng là thị trường chính của mặt hàng này nên những tác động của chiến tranh thương mại đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang Trung Quốc được thể hiện rõ nét qua hoạt động xuất khẩu của ngành sợi Việt Nam sang quốc gia này.
2.3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Về cơ bản diễn biến tình hình xuất khẩu sợi của Việt Nam bám sát với diễn biến của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong giai đoạn bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2018, KNXK sợi của Việt Nam trung bình mỗi tháng giảm 2,5%. Ngày 17/09/2018, việc áp thuế bổ sung 10% lên gói 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực, KNXK sợi Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 10/2018 ngay lập tức bị tác động mạnh giảm từ 218,33 triệu USD xuống còn 172,98 triệu USD, giảm 45,4 triệu USD, tương đương hơn 22%. Cuối tháng 12/2018, khi có thông tin Mỹ- Trung Quốc đạt được thỏa thuận đình chiến trong vòng 90 ngày, theo đó Mỹ hoãn nâng áp thuế bổ sung từ 10% lên 25% với gói 200 tỷ, KNXK sợi Việt Nam sang Trung Quốc bắt đâu có sự hồi phục. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng KNXK sợi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2018 đạt 2,2 tỷ USD.
Theo dữ liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, KNXK sợi Việt Nam năm 2019 sang thị trường Trung Quốc đạt 2,4 tỷ USD tăng 8,33% so với năm 2018. Mặc dù các biện pháp gia tăng hàng rào thương mại của Mỹ lên các mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu sợi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; tuy nhiên KNXK ngành sợi Việt Nam sang Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng là một kết quả khả quan cho ngành dệt may Việt Nam trong tình hình bất ổn của thị trường. Lý giải cho tốc độ tăng trưởng này là do sản lượng xuất khẩu sợi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng nhẹ so với năm 2018. Tính đến hết năm 2019, Trung Quốc vẫn là nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ do đó nhu cầu nhập khẩu sợi từ các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc để sản xuất vải và các sản phẩm may mặc chưa có sự sụt giảm mạnh.
2.3.2.2 Thị phần xuất khẩu
Năm quốc gia cung cấp sợi lớn nhất cho Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Đài Loan, chiếm hơn 70% sản lượng sợi do Trung Quốc nhập khẩu. Trong đó, Việt Nam là đối tác cung cấp sợi chính cho Trung Quốc với thị phần tăng trưởng liên tục.
Biểu đồ 2.8 Thị phần các nước xuất khẩu sợi vào Trung Quốc năm 2019
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam, 2019
Năm 2014, Việt Nam chỉ đứng thứ ba về thị phần nhập khẩu sợi vào thị trường Trung Quốc, sau Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, Việt Nam đã vượt Ấn Độ trở thành đối tác xuất khẩu sợi chính của Trung Quốc. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa tác động nhiều đến thị phần xuất khẩu sợi Việt Nam đến thị trường Trung Quốc. Theo số liệu từ Tập đoàn dệt may Việt Nam trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục giữ thị phần cao nhất trong tổng sản lượng sợi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, đạt 29%, hơn cả thị phần sợi của Ấn Độ và Pakistan cộng lại.
Một trong những nguyên nhân mặc dù có năng lực trồng bông không đáng kể; tuy nhiên Việt Nam vẫn trở thành nhà cung cấp sợi lớn nhất cho thị trường Trung Quốc đến từ số lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khoảng 30% tổng dòng vốn FDI đổ vào ngành dệt may Việt Nam đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Lợi ích gia tăng từ việc các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào năng lực kéo sợi và nhập về thành phẩm là một trong những nguyên nhân khiến sợi Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng trong thị phần nhập khẩu sợi tại thị trường Trung Quốc.
2.3.2.3 Sản lượng xuất khẩu
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại xơ, sợi của Việt Nam đồng thời cũng là nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ. Tính đến năm 2019, Trung Quốc vẫn là quốc gia xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới và chiếm thị phần cao nhất tại thị trường Mỹ, đạt 24,881 tỷ USD, do đó nhìn chung nhu cầu nhập khẩu mặt hàng xơ, sợi để sản xuất vải và các sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc chưa bị tác động quá nhiều từ cuộc chiến tranh thương mại. Năm 2019, sản lượng xuất khẩu sợi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng so với năm 2018.
Biểu đồ 2.9 Sản lượng xuất khẩu sợi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Tấn
Nguồn: Trade map
Theo dữ liệu tổng hợp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, sản lượng sợi Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc năm 2017 đạt 760,719 tấn trong đó 6 tháng đầu năm 2017 sản lượng xuất khẩu sợi đạt 356,531 tấn và 6 tháng cuối năm sản lượng sợi xuất khẩu tăng nhẹ đạt 404,188 tấn. Sang năm 2018, sản lượng sợi Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đạt 795,222 tấn, tăng 1,04% so với năm 2017. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng sợi xuất khẩu chỉ đạt 380,255 tấn; giảm 0,94% so với 6 tháng trước đó. Lý do là vì do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, các nhà nhập khẩu sợi Trung Quốc đa phần là các công ty kinh doanh thương mại lập tức cắt giảm số lượng sợi nhập khẩu, có xu hướng chỉ nhập khẩu số lượng tối thiểu, đủ để bán cho các nhà sản xuất và hạn chế mua đầu cơ tích lũy để chờ đợi những tín hiệu tiếp theo của thị trường. Từ 6 tháng cuối năm 2018, nhu cầu nhập khẩu sợi từ các doanh nghiệp Trung Quốc dần hồi phục. Sản lượng sợi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng. Năm 2019, sản lượng sợi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 947,193 tấn tăng 1,19% so với năm 2018.
2.3.2.4 Đơn giá xuất khẩu
Ngày 24/09/2018, gói áp thuế trị giá 200 tỷ USD của Mỹ lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm hầu hết các mặt hàng sợi và vải có hiệu lực, ngay lập tức các nhà nhập khẩu sợi Trung Quốc có xu hướng ép giá sợi Việt Nam xuống một mức tương đương nhằm bù đắp cho một phần thuế phải trả. Hậu quả là đơn giá xuất khẩu sợi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh dẫn đến các doanh nghiệp sợi Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn. Theo số liệu tổng hợp từ Trademap, năm 2019, giá sợi trung bình của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc giữ ở mức 3,1 USD/kg giảm 1,19 USD/kg so với giá sợi trung bình năm 2018. Giá sợi giảm mạnh tuy nhiên giá bông đưa vào sản xuất lại rất cao trong khi theo tính toán của ngành dệt may, để các doanh nghiệp kinh doanh sợi hoạt động và có lãi thì chênh lệch giữa giá bông đầu vào và giá sợi đầu ra chỉ ở mức 1.0 USD / kg. Tuy nhiên, trong năm 2019, trung bình chênh lệch giữa giá bông và giá sợi chỉ giữ ở mức 0,5 USD/kg khiến các doanh nghiệp sợi Việt Nam phải căng mình bù lỗ để sản xuất và giữ chân khách hàng.
Bên cạnh đó, giá sợi Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc còn phải chịu tác động tiêu cực từ sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Đối mặt với hàng rào thương mại Mỹ áp lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc, quốc gia này đã trả đũa bằng việc phá giá đồng Nhân dân tệ để giúp hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn tương đối so với các quốc gia cạnh tranh khác, nhằm bù đắp một phần thiệt hại do Mỹ tăng thuế nhập khẩu. Theo số liệu tổng hợp bởi Vinatex, từ tháng 6/2018 đến cuối năm 2018, đồng CNY giảm từ 6,4 xuống còn 6,95 và tiếp tục giảm xuống còn 7,03 vào tháng 8/2019. Nhân dân tệ mất giá mạnh so với USD đồng thời cũng mất giá mạnh so với Việt nam đồng khiến cho giá sợi Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc đắt hơn. Điều này đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu sợi. Cụ thể, nếu tính trung bình giá sợi xuất khẩu khoảng 3 USD/kg, tỷ giá USD/CNY giảm 1%, tương đương giá sợi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc mất 3 cent Mỹ/kg.
Nhìn chung, năm 2019 các doanh nghiệp sợi Việt Nam đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn do tác động từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù sản lượng và KNXK sợi vẫn giữ tốc độ tăng trưởng nhưng đơn giá xuất khẩu sợi lại giảm mạnh do các doanh nghiệp Trung Quốc ép giá và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Hậu quả là các doanh nghiệp xuất khẩu sợi Việt Nam đã phải căng mình bù lỗ để duy trì đơn hàng và tiếp tục hoạt động sản xuất. Theo tính toán của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với mức lỗ trung bình khoảng 5 tỷ VNĐ cho 10,000 cọc sợi, ước lượng ngành sợi Việt Nam đã phải bù lỗ lên tới khoảng 150 triệu USD trong năm 2019.
2.3.3 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12/2019, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam. KNXK hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm 45,2% tổng KNXK hàng dệt may của cả nước. Trong đó KNXK hàng may mặc Việt Nam đạt 13,56 tỷ USD chiếm 91% KNXK hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do may mặc là mặt hàng chủ yếu của dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đồng thời Mỹ cũng là thị trường chính của mặt hàng này, chiếm 45% KNXK hàng may mặc của Việt Nam nên những tác động của chiến tranh thương mại đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ được thể hiện rõ nét qua hoạt động xuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam sang quốc gia này.
2.3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cho hàng may mặc xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tac_dong_cua_chien_tranh_thuong_mai_my_trung_quoc_t.doc