Luận văn Tái cấu trúc ngân hàng thương mại Việt Nam theo các chuẩn mực basel II - Nghiên cứu điển hình tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT. i

DANH MỤC CÁC BẢNG.iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.vi

DANH MỤC CÁ C BIỂ U ĐỒ , ĐỒ THỊ.vii

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: TỔ NG QUAN NGHIÊN Cứ U V Ề TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG

THưƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II . 8

1.1. Tổng quan nghiên cứ u về tái cấu trúc ngân hàng . 8

1.1.1. Tái cấu trúc sở hữu. 8

1.1.2. Tái cấu trúc chiến lược . 10

1.1.3. Tái cấu trúc hệ thống quản trị. 11

1.1.4. Tái cấu trúc hoạt động . 13

1.1.5. Tái cấu trúc tài chính . 14

1.1.6. Tổng hơp̣ các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng . 16

1.2. Tổng quan nghiên cứ u về tái cấu trúc ngân hàng theo các chuẩn mực

Basel II . 16

1.3. Tổng quan nghiên cứ u các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện

Basel II tại NHTM . 21

1.4. Khoảng trống nghiên cứu. 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN

HÀNG THưƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II. 29

2.1. Cơ sở lý luận về tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II. 29

2.1.1. Một số lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp. 29

2.1.2. Môṭ số đặc trưng của ngân hàng thương mại . 37

2.1.3. Môṭ số nôị dung chính của Hiệp ước Basel II. 41

2.1.4. Khái niệm về tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II. 46

2.2. Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng theo chuẩn mực Basel II

và một số bài học . 51

CHưƠNG 3: PHưƠNG PHÁ P NGHIÊN Cứ U. 65

pdf57 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tái cấu trúc ngân hàng thương mại Việt Nam theo các chuẩn mực basel II - Nghiên cứu điển hình tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị đƣợc đƣa ra nhƣ sau: Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, nâng cao vai trò giám sát của NHNN và Chính phủ; phối hợp với VAMC trong việc xử lý các khoản nợ xấu, xử lý sở hữu chéo, tăng tính thông tin minh bạch cho tổ chức tín dụng; tiếp tục sáp nhập ngân hàng phá sản, yếu kém, tăng cƣờng năng lực tài chính của NHTM; đổi mới kiện toàn công tác nhân sự. Nhƣ vậy có thể nói rằng, tái cấu trúc pháp nhân, sở hữu NHTM có thể làm nâng cao tƣ cách pháp lý, uy tín, pháp nhân của tổ chức; minh bạch hóa cấu trúc sở hữu, giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo, sở hữu hỗn hợp; huy động vốn nhằm tận dụng lợi thế về quy mô hoặc tìm thêm đối tác có tiềm lực tài chính góp phần giải quyết khó khăn cho NHTM. 1.1.2. Tái cấu trúc chiến lƣợc Các ngân hàng tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô mà có những chiến lƣợc khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu hoạt động kinh doanh của họ. W.Chan Kim & Renne Maubourgne (2007) trong cuốn sách “The Ocean Blue Strategy” đã phân tích cấu trúc chiến lƣợc dựa trên lý thuyết tăng trƣởng nội sinh; theo đó các doanh nghiệp có thể cấu trúc chiến lƣợc sản phẩm, dịch vụ theo hƣớng tạo ra giá trị mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và vô hiệu hóa cạnh tranh (Chiến lƣợc Đại dƣơng xanh). Hoàng Văn Hải (2010) - Tác giả cuốn sách “Quản trị chiến lƣợc” đã mô tả việc thay đổi cấu trúc tổ chức theo chiến lƣợc dựa trên quan điểm của Alfred Chandler nhƣ sau: “Những thay đổi trong chiến lƣợc của một tổ chức đem lại những vấn đề quản trị mới mà đến lƣợt nó đòi hỏi một cơ cấu mới để chiến lƣợc mới đƣợc thực thi thành công”. Ngô Kim Thanh (2011) trong cuốn sách “Giáo trình quản trị chiến lƣợc” đã xác định: “ tái cơ cấu doanh nghiệp đƣợc thực hiện thông qua hai nội dung cơ bản: (i) điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, chuyển hƣớng chiến lƣợc nhƣ giảm bớt đa dạng hóa, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt; (ii) cấu trúc lại tổ chức quản lý doanh nghiệp. Nguyễn Khƣơng (2012) 11 trong bài báo “Tập đoàn kinh tế: Mô hình quản lý và chiến lƣợc phát triển” cho rằng các giai đoạn phát triển của tập đoàn kinh tế (kể cả tập đoàn tài chính ngân hàng) bao gồm giai đoạn là hình thành, tăng trƣởng, trƣởng thành, bão hòa, suy thoái và tƣơng ứng với các giai đoạn này là chiến lƣợc tập trung hóa; liên kết mở rộng, liên minh chiến lƣợc; đa dạng hóa thị trƣờng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; khác biệt hóa, Đại dƣơng xanh; chiến lƣợc chi phí thấp. Theo đó các ngân hàng nên xác định rõ vị trí của mình trong chu kỳ phát triển để tái cấu trúc chiến lƣợc cho phù hợp. Trong tác phẩm “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho rằng tái cấu trúc NHTM có thể đƣợc thực hiện thông qua việc Chính phủ bơm vốn hỗ trợ; sử dụng công ty quản lý tài sản NHTM; sáp nhập ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài tiếp cận. Nhƣ vậy cấu trúc lại chiến lƣợc giúp các NHTM tìm ra cách thức thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu của NHTM. 1.1.3. Tái cấu trúc hệ thống quản trị Về cơ cấu tổ chức, trong bản dịch cuốn sách “Quản trị ngân hàng thƣơng mại”, Peter S Rose (2004) cho rằng nhân sự và cơ cấu tổ chức phải đƣợc quản lý theo cách tƣơng đồng với chiến lƣợc. Trong tác phẩm “Armstrong’s handbook of Management and Leadership for HR”, Armstrong (2009) lý giải quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát Blyton (2008) cho thấy động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của tổ chức dựa vào kích thƣớc, hiệu quả của lực lƣợng sản xuất (Demigurc-Kunt, 2005). Hellgren & Sverke (2003) trong nghiên cứu có tên “Does Job Insecurity Lead to Impaired Well-being or Viceversa? Estimation Of Cross-lagged Effects Using Latent Variable Modelling” đã khuyến nghị rằng thay đổi cấu trúc của một tổ chức cần đƣợc tính toán chi phí cho sự chấp thuận của lãnh đạo cấp cao và các hoạt động tích lũy. Nguyễn Hồng Sơn (2014) trong nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu” đã chỉ ra quản trị công ty có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của công ty. Trong cuốn sách “OECD Principles of corporate Governance”, OECD 12 (2004) đƣa ra các nguyên tắc quản trị bao gồm: (i) Cơ sở khuôn khổ quản trị; (ii) chức năng, vai trò, quyền hạn của các bên; (iii) công bố thông tin và tính minh bạch; (iv) trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, trong Hiệp ƣớc “International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised framework Comprehensive Version”, Basel (2004) đã nhấn mạnh nâng cao vai trò kiểm soát và tính minh bạch theo nguyên tắc thị trƣờng. Cao Thị Ý Nhi (2007) trong luận án “Cơ cấu lại NHTM nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đã nghiên cứu, phân tích về cơ cấu tổ chức và quản lý các NHTM. Tác giả chỉ ra rằng thông thƣờng cơ cấu tổ chức và quản lý của các NHTM trƣớc khi cơ cấu lại thƣờng chồng chéo, không khoa học làm cho việc điều hành, hoạt động ngân hàng không đƣợc hiệu quả. Do vậy cơ cấu lại mô hình tổ chức, quản lý NHTM là việc làm tất yếu. Cơ cấu lại tổ chức quản lý thƣờng là: (i) tổ chức bộ máy và cơ cấu điều hành theo nguyên tắc phân tách chức năng điều hành và chức năng giám sát nhằm đảm bảo sự kiểm tra toàn diện và cân bằng về nguồn lực; (ii) đầu tƣ công nghệ đổi mới phƣơng thức tổ chức, quản lý ngân hàng; (iii) Sử dụng công cụ và chính sách quản lý hiện đại, hệ thống thông tin báo cáo khoa học, không chồng chéo, phân biệt rõ kiểm toán và kiểm soát nội bộ; (iv) mạng lƣới chi nhánh và mô hình tổ chức hiện đại, hƣớng theo nhu cầu khách hàng và sản phẩm. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) trong luận án tiến sĩ “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam” đã chỉ ra nhƣợc điểm trong quản trị NHTM Việt Nam nhƣ vai trò của hội đồng quản trị và ban điều hành chƣa rõ ràng, thiếu các thành viên độc lập có uy tín, có năng lực trong hội đồng quản trị, các NHTM chƣa coi trọng công tác quản trị rủi ro. Do vậy cần tiến hành cấu trúc lại bộ máy quản trị điều hành theo xu hƣớng của hội nhập. Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2012~2014 và những khuyến nghị” nêu tại Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu, Ngô Trí Long (2014) cho rằng tái cơ cấu hệ thống quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng do tính đặc thù của việc kinh doanh tiền chứa đựng nhiều rủi ro cao và sự ảnh hƣởng lan tỏa đến hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tái cơ cấu quản trị NHTM cần tuân thủ 14 nguyên tắc của Ủy ban 13 Basel (1999). OECD (2010) trong cuốn sách “OECD Principles of corporate Governance” cũng nhấn mạnh vai trò của quản trị bằng cách ban hành một bộ khung các nguyên tắc quản trị công ty. Trong ấn phẩm “Principles for enhancing corporate governance”, Basel (2010) cũng ban hành các nguyên tắc quản trị công ty đối với các tổ chức các ngân hàng nhằm giúp các NHTM cải thiện hoạt động quản trị của các NHTM. Nhƣ vậy, ta có thể nhận định rằng tái cấu trúc quản trị điều hành NHTM tập trung vào việc điều chỉnh chiến lƣợc; cơ cấu tổ chức, nhân sự; vai trò của chính phủ, của lãnh đạo và bộ máy điều hành; sự cần thiết của các quy tắc, các công cụ và nguồn lực triển khai thực hiện. 1.1.4. Tái cấu trúc hoạt động Trong tác phẩm “Lessons from Systemic Bank Restructuring”, Claudia Dziobek and Ceyla Pazarbasioglue (1998) cho rằng tái cấu trúc hoạt động ngân hàng nhằm mục đích cải thiện hiệu suất, nâng cao năng lực hệ thống và lợi nhuận. Một số biện pháp tái cấu trúc hoạt động: (i) Đổi mới chiến lƣợc kinh doanh; cải thiện quản lý, đánh giá tín dụng và hệ thống kế toán; tăng cƣờng các yếu tố kỹ thuật; (ii) giảm chi phí hoạt động bằng cách giảm các chi nhánh và nhân viên; (iii) tăng cƣờng giám sát và quy định đảm bảo an toàn. Okumus (2003) trong nghiên cứu có tên "A framework to implement strategies in organizations" nhận định chiến lƣợc tổ chức, thiết kế cấu trúc tổ chức, quản lý và xây dựng hệ thống kinh doanh, văn hóa, động lực làm việc; phát triển kỹ năng và mục tiêu của cấp dƣới làm tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Cao Thị Ý Nhi (2007) với luận án tiến sĩ “Cơ cấu lại NHTM nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho rằng cơ cấu lại hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng các chuẩn mực quốc tế; tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát ngân hàng, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Một số hình thức cơ cấu lại hoạt động đƣợc áp dụng nhƣ cơ cấu lại hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro, quản lý vốn, phát triển công nghệ, hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán cũng nhƣ hoạt động đào tạo nhân lực. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) trong luận án tiến sĩ có tên “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam” đã chỉ ra rằng, tái cấu trúc hoạt động cần chú 14 trọng vào các khâu nhƣ cấu trúc lại sản phẩm theo hƣớng đa dạng, tìm ra các sản phẩm mới, có chất lƣợng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phát triển đầy đủ đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ tốt, có đạo đức nghề nghiệp, đổi mới công nghệ và mô hình tổ chức hoạt động. Với những ý tƣởng này, tác giả đã phân tích tái cấu trúc hoạt động NHTM theo bề rộng. Tuy nhiên xét về chi tiết vẫn có sự chồng chéo giữa tái cấu trúc hoạt động với tái cấu trúc chiến lƣợc và quản trị NHTM. Hạ Thị Thiều Dao (2014) chỉ ra trong nghiên cứu về “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 2011~2013 và những vấn đề đặt ra” là tái cấu trúc ngân hàng cần chú trọng hơn đến chất lƣợng ngân hàng, đặc biệt là chất lƣợng quản trị và minh bạch thông tin. Trong kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu, Ngô Trí Long (2014) nghiên cứu về tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM và cho rằng tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM bao gồm: tái cơ cấu về nhân sự, công nghệ và mô hình tổ chức hoạt động. Nhƣ vậy tái cấu trúc hoạt động NHTM nhắm vào việc tăng cƣờng hiệu suất, chất lƣợng; giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu nợ xấu, rủi ro và mang lại lợi nhuận. 1.1.5. Tái cấu trúc tài chính Tác phẩm “Lessons from Systemic Bank Restructuring” của Claudia Dziobek (1998) cho rằng, tái cấu trúc tài chính của một ngân hàng nhằm mục đích cải thiện hiệu suất, khôi phục khả năng thanh toán và lợi nhuận. Một ngân hàng có thể cải thiện bảng cân đối của mình bằng cách huy động thêm vốn (vốn góp thêm của chủ sở hữu hoặc vốn từ trái phiếu của Chính phủ), giảm nợ (mua bán nợ xấu), hoặc tăng giá trị tài sản (nâng cao giá trị thu hồi của các khoản vay có vấn đề và tài sản thế chấp); chi phí hoạt động có thể đƣợc giảm qua việc giảm bớt các chi nhánh và nhân viên thừa. Về khả năng thanh toán, để cải cách thành công đòi hỏi các ngân hàng giữ vững đƣợc lòng tin và có khả năng ngăn ngừa, phản ứng tốt trƣớc khủng hoảng. Do vậy cần thiết phải tăng cƣờng các khung khổ pháp lý, kế toán trên toàn hệ thống; giám sát sự tuân thủ phù hợp. Trong cuốn sách “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho rằng để giảm các khoản nợ quá hạn, cải thiện phục hồi khả năng thanh toán cần: (i) Hỗ trợ các 15 công ty khả thi hoạt động lành mạnh trở lại, (ii) cải thiện nhằm đạt đƣợc các gói hỗ trợ chính thức của chính phủ; (iii) gia nhập vào thị trƣờng nợ thứ cấp; (iv) bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản hoặc cho các NHTM khỏe có tài chính lành mạnh Luận án tiến sĩ “Cơ cấu lại NHTM nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Cao Thị Ý Nhi (2007) cho rằng, cơ cấu lại tài chính bao gồm việc xử lý nợ xấu và tăng vốn tự có cho các NHTM nhằm mục đích tạo ra các tài sản sinh lợi mới cho các ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu vốn; giảm thiểu tối đa chi phí cho quá trình tái cơ cấu vốn; nâng cao năng lực tài chính thông qua cổ phần hóa và hội nhập. Trong luận án tiến sĩ “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam”, Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) phân tích thực trạng tái cấu trúc NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua; dƣới giác độ cấu trúc lại tài chính, tác giả đã nhấn mạnh vào việc giải quyết nợ xấu thông qua việc phân loại nợ, mua bán nợ, giãn nợ, sử dụng chính sách lãi suất hợp lý, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và sử dụng các biện pháp tăng vốn tự có, mua bán sáp nhập ngân hàng. Trong nghiên cứu “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 2011~2013 và những vấn đề đặt ra”, Hạ Thị Thiều Dao (2014) phân tích thực trạng nợ xấu ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007 ~ 2013 và chỉ ra cách thức xử lý nợ xấu thông qua việc mua bán nợ . Tháng 5/2013, để hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tín dụng, Chính phủ đã thông qua đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và đề án thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày 21/01/2013, NHNN ban hành thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về tài sản có, mức trích, phƣơng pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Một số hình thức tái cấu trúc tổ chức tín dụng trong giai đoạn này cũng đƣợc tác giả đề cập đến nhƣ cải thiện khả năng thanh khoản, tăng quy mô vốn Các nhận định trên cũng đƣợc Ngô Trí Long (2014) ủng hộ trong “Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu 2014”. Tác giả cho rằng, tái cơ cấu tài chính NHTM là việc tăng quy mô, chất lƣợng vốn tự có của NHTM và xử lý nợ xấu. Quy mô và chất lƣợng vốn tự có của NHTM tạo nền tảng cho hoạt động, tạo sự an toàn, duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt 16 động của NHTM. Để thực hiện đƣợc điều này, các NHTM cần thiết phải biết chính xác số nợ xấu, cấu trúc lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán cho công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp. Bên cạnh đó, Basel (2004) đã khuyến khích các nƣớc cấu trúc tài chính theo hƣớng trích dự phòng rủi ro cho NHTM theo Trụ cột 1 của Basel II nhằm đối phó với các rủi ro của NHTM. Nhƣ vậy, tái cấu trúc tài chính NHTM thƣờng tập trung vào khôi phục khả năng thanh toán, giảm nợ xấu, tăng cƣờng trích lập dự phòng rủi ro và xa hơn là việc tăng quy mô vốn, tăng trích lập dự phòng rủi ro tạo lợi thế cạnh tranh cho các NHTM. 1.1.6. Tổng hơp̣ các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng Tổng hơp̣ các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng trên hình 1.1. Hình 1.1: Mô hình tổng quan về tái cấu trúc ngân hàng thƣơng mại [Nguồn: Tập hợp, đề xuất từ tổng quan nêu trên của NCS] 1.2. Tổng quan nghiên cƣ́u về tái c ấu trúc ngân hàng theo các chuẩn mực Basel II Tái cấu trúc NHTM và việc triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II là hai chủ đề nghiên cứu mà các học giả trƣớc đây thƣờng tiến hành nghiên cứu độc lập theo hai hƣớng riêng biệt. Tuy nhiên, dƣới giác độ về tái cấu trúc thì việc triển khai áp dụng Basel II tại NHTM cũng bao hàm việc thay đổi cấu trúc NHTM cho phù hợp với quy định của Basel II. Do vậy có thể tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II nhƣ sau: Trong nghiên cứu “Transition to Basel II: Policy Lessons of the Chilean Experience”, Enrique Marshall (2007) đã tổng kết kinh nghiệm thực hiện Basel II của ngân hàng Chile và chỉ ra rằng cần tái thiết một mô hình giám sát rủi ro cho các ngân hàng; trong đó các ngân hàng đƣợc đánh giá định kỳ dƣới Mục tiêu tái cấu trúc Ngân hàng thƣơng mại Các hình thức tái cấu trúc Tái cấu trúc sở hữu Tái cấu trúc chiến lƣợc Tái cấu trúc Quản trị Tái cấu trúc hoạt động Tái cấu trúc tài chính 17 sự giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng, khi điểm yếu đƣợc phát hiện sẽ đƣa ra các biện pháp khuyến cáo cho Ban giám đốc ngân hàng trực tiếp xử lý. Để tái cấu trúc hoạt động, giải pháp tái thiết lập các quy định pháp lý nhƣ quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, các nguyên tắc kế toán cũng đƣợc thực hiện cho phù hợp với thông lệ Basel II. Bên cạnh đó, các công cụ, biện pháp xác định rủi ro (rủi ro tín dụng, hoạt động, thị trƣờng) phù hợp với hƣớng dẫn của chuẩn mực Basel II và khả năng nội tại của ngân hàng đƣợc ngân hàng trung ƣơng chỉ đạo thực hiện; cụ thể nhƣ các ngân hàng phải tiếp cận thực hiện phƣơng pháp tiêu chuẩn hóa, đồng thời cung cấp phƣơng pháp tiếp cận mô hình nội bộ tùy thuộc sự đánh giá, chấp thuận của đơn vị giám sát. Về chiến lƣợc thực hiện, Enrique Marshall cho rằng các NHTM cần xác định rõ Basel II là cần thiết cho các ngân hàng hoạt động quốc tế; trƣớc khi thực hiện Basel II phải thiết lập một chẩn đoán chính xác về tình trạng hiện tại tham chiếu theo các quy định của Basel II; về lộ trình thực hiện, các ngân hàng nhỏ, tổ chức vi mô cần cân nhắc lộ trình chuyển đổi phù hợp với khả năng của NHTM và các quy định của Basel II. Nghiên cứu “From framework to Excution. Effective planning and implementation of the Basel II Accord in Asia Pacific”, Deloitte Touche Tohmatsu (2005) chỉ ra rằng để thực hiện Basel II, các ngân hàng nên đƣa quản lý rủi ro vào chiến lƣợc kinh doanh; thực hiện tốt quản lý sự thay đổi, đầu tƣ nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu nguồn, quy trình và hệ thống; phát triển cơ cấu, quy trình kiểm tra giám sát để tăng cƣờng quản trị rủi ro, giải quyết những khiếm khuyết của hệ thống. Nghiên cứu cũng chỉ ra cách mà Nhật Bản đã thuê tƣ vấn đánh giá các chính sách, quy trình, quy mô và hệ thống thực hiện để cấu trúc lại; còn ở ngân hàng Trung Quốc thƣờng quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết các vấn đề về dữ liệu, hạ tầng thông tin Nghiên cứu “Review of Basel II implementation in Low income countries”, Ricardo Gottschalk & Stephany Griffith Jones (2006) đã nghiên cứu đã chỉ ra rằng thách thức lớn đến từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu lâu dài, đáng tin cậy để chạy mô hình đánh giá rủi ro phức tạp và nâng cao năng lực giám sát, đánh giá xác nhận và theo dõi việc sử dụng các mô hình. Những khó khăn, hạn chế về nguồn lực buộc các nƣớc thu 18 nhập thấp phải lựa chọn cấu trúc, hạ tầng kỹ thuật thực hiện Basel ở mức độ phù hợp. Về rủi ro hoạt động, nghiên cứu của KPMG (2008) cho rằng các ngân hàng có thể tiếp cận hai phƣơng pháp là TSA và AMA. Có 5 yếu tố quan trọng để thực hiện AMA là việc thông qua toàn diện một cấu trúc khung về QLRR; xây dựng tổ chức, đội ngũ QLRR mạnh; thấm nhuần ý thức về văn hóa rủi ro; sự tuân thủ và kết hợp một loạt các dữ liệu, phƣơng pháp luận. Bên cạnh đó, KPMG cũng đƣa ra mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu cho một số ngân hàng lớn sử dụng. Về phƣơng pháp sử dụng cho mô hình QLRR hoạt động, KPMG chỉ ra một số phƣơng pháp nhƣ bộ sƣu tập tổn thất, bản đồ nguy cơ, chìa khóa kiểm soát rủi ro hoạt động chính, phân tích kịch bản và sự kiện, sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài, tập các báo cáo hàng tháng, chức năng rủi ro và quy trình kiểm soát, quản lý đánh giá rủi ro, phân tích khoảng cách Trên cơ sở đó, KPMG đề xuất mô hình quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II gồm: Chiến lƣợc QLRR; cơ cấu tổ chức; hệ thống báo cáo; tập hợp các định nghĩa liên kết và cấu trúc; nhận diện các yếu tố rủi ro chủ chốt; dữ liệu rủi ro tổn thất; dữ liệu rủi ro đƣợc xử lý; đánh giá rủi ro; cấu trúc vốn phù hợp Basel II; cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin công bố minh bạch. Trong tác phẩm “Bank restructuring in China”, Young Cho (2009) chỉ ra chiến lƣợc thực hiện Basel II phù hợp thúc đẩy quá trình thực hiện Basel II. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc NHTM theo Basel II nhƣ sau: Trong bài báo “Đòn bẩy để các NHTM Việt Nam tiếp cận hiệp ƣớc Basel II”, Đinh Xuân Cƣờng & Nguyễn Trúc Lê (2014) đã tổng hợp, đánh giá thực trạng NHTM VN qua góc nhìn từ ba trụ cột và chỉ ra đòn bẩy để NHTM VN thực hiện Basel II chính là việc hoàn thiện các quy định pháp lý hƣớng dẫn triển khai thực hiện. Nguyễn Đức Trung (2012) nghiên cứu “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM VN trên cơ sở áp dụng Hiệp ƣớc tiêu chuẩn vốn Basel II” cho rằng để tăng trƣởng vốn bền vững các ngân hàng cần cấu trúc vốn theo Basel II, hƣớng tới cấu trúc vốn theo Basel III. Do vậy các ngân hàng cần xây dựng một chiến lƣợc tăng vốn đi kèm với việc sử dụng vốn hợp lý; cân nhắc lựa chọn cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài, đặc biệt là các 19 cổ đông chiến lƣợc là các NHTM đã thực hiện Basel II để học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHTM, tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp tái cấu trúc nhƣ: (i) Đối với rủi ro tín dụng: rà soát, xây dựng lại các chính sách, thủ tục, hạn mức quản lý rủi ro tín dụng; thiết lập hệ thống thông tin quản lý và quản trị tín dụng; hoàn thiện công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ; lựa chọn áp dụng biện pháp đo lƣờng rủi ro thích hợp; quản trị hiệu quả rủi ro tập trung vốn; (ii) đối với rủi ro thị trƣờng, cần thiết lập hệ thống giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành đối với rủi ro thị trƣờng. Trong đó, Hội đồng quản trị và Ban điều hành cần xây dựng chiến lƣợc về rủi ro thị trƣờng, nhận dạng đƣợc rủi ro thị trƣờng mà NHTM phải đối diện, tái thiết lập các chính sách quản lý rủi ro thận trọng, phù hợp với loại rủi ro này, thiết lập quy trình quản lý rủi ro thích hợp, hiệu quả, liên tục; (iii) đối với rủi ro hoạt động, NHTM nên áp dụng triệt để bốn vấn đề chính với 10 nguyên tắc về quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II, xây dựng ý thức về quản lý rủi ro trên toàn hệ thống, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro hoạt động và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro hoạt động; (iv) cải thiện hệ thống công nghệ thông tin tạo cơ sở áp dụng Basel II và Basel III (hệ thống bao gồm: hệ thống thông tin tổng hợp hoạt động ngân hàng; hệ thống văn phòng tự động; hệ thống trao đổi thông tin tài chính; hệ thống truyền nhận và phân tích dữ liệu). Nghiên cứu về “Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Vietinbank”, Nguyễn Đức Tú (2012) đã đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2008~2011 và đƣa ra một số giải pháp tái cấu trúc hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhƣ hoàn thiện khung pháp lý về rủi ro tín dụng theo hƣớng dẫn của Basel II bao gồm: - Khung QLRR: nhận thức và văn hóa QLRR; chiến lƣợc QLRR; triết lý QLRR; mức độ chấp nhận rủi ro; cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ. - Cơ sở hạ tầng: Nhân sự, chính sách, công nghệ, phƣơng pháp luận, quy trình, báo cáo. - Các bƣớc QLRR: nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, giám sát, theo dõi. 20 Trên cơ sở đó, tác giả đã cấu trúc lại mô hình QLRR tín dụng của Vietinbank theo Basel II với các giai đoạn nhƣ sau: Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác xuất không trả đƣợc nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dƣ nợ rủi ro) thông qua việc sử dụng các thƣớc đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể. Giai đoạn 2: Quản lý rủi ro danh mục đầu tƣ bằng cách lƣợng hóa mức độ tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tƣ dựa trên việc xác định độ rủi ro tƣơng quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức độ tập trung của cả danh mục. Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản lý rủi ro danh mục đầu tƣ, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tƣơng ứng. Giai đoạn 4: Tái thiết lập quản lý rủi ro danh mục thụ động sang hƣớng quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa các khoản vay. Giai đoạn 5: Hoàn thiện mô hình QLRR tín dụng trên nguyên tắc giá trị. Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Tú (2012) cũng đề xuất việc cải cách cơ cấu tổ chức rủi ro tín dụng thông qua việc bổ sung cấu trúc các phòng ban quản lý ba loại rủi ro theo hƣớng dẫn của Basel II bao gồm phòng quản lý rủi ro tín dụng, phòng quản lý rủi ro hoạt động, phòng quản lý rủi ro thị trƣờng; đồng thời hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức của khối quản lý rủi ro nhƣ phòng rà soát và mô hình xếp hạng rủi ro, phòng hỗ trợ hệ thống rủi ro, hỗ trợ xử lý các khoản nợ có vấn đề, báo cáo và quản lý danh mục, trung tâm thông tin tín dụng, ủy ban quản lý tài sản nợ, có ALCO Nhằm hoàn thiện QLRR tín dụng tại các NHTM Việt Nam, trong luận văn “Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam”, Dƣơng Ngọc Hào (2015) đã chỉ ra một số giải pháp thay đổi cấu trúc NHTM cho phù hợp với Basel II nhƣ sau: (i) Nhóm giải pháp chiến lƣợc nhƣ thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng; hoàn thiện 21 khung quản trị rủi ro tín dụng; hoàn thiện các chính sách liên quan đến rủi ro tín dụng; (ii) nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật rủi ro tín dụng nhƣ lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng an toàn, khoa học, dễ vận hành, dễ kiểm tra; hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định và phân tích tín dụng; hoàn thiện phƣơng thức đo lƣờng rủi ro tín dụng; nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát và quản lý các khoản vay; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008282_1_3392_2002971.pdf
Tài liệu liên quan