MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục những từ viết tắt.iv
Danh mục các sơ đồ, hình .v
Danh mục các bảng .vi
Mục lục. viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA
KIỂM SOÁT THUẾ .5
1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ .5
1.1.1. Khái niệm .5
1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế.6
1.1.2.1. Bản chất của thuế .6
1.1.2.2. Chức năng của thuế.7
1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế, các yếu tố cấu thành một sắc thuế .8
1.1.3.1. Hệ thống thuế .8
1.1.3.2. Phân loại thuế.9
1.1.3.3. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế .10
1.1.4. Miễn giảm thuế .12
1.1.5. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.12
1.1.5.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN .13
1.1.5.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế .14
1.1.5.3. Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp
dân cư, điều hoà thu nhập và thực hiện công bằng xã hội .15
1.2. KIỂM TRA KIỂM SOÁT THUẾ .16
1.2.1. Kiểm tra kiểm soát trong quản lý.16
1.2.2. Kiểm tra kiểm soát thuế .17
1.2.3. Vai trò và sự cần thiết của kiểm tra kiểm soát thuế .18
1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thuế thông
qua việc hiện đại hóa công tác thanh tra thuế .20
1.3. KIỂM TRA KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DN NQD .21
1.3.1. Khái niệm và vai trò của các DN NQD .21
1.3.1.1. Khái niệm .21
1.3.1.2 Vai trò của các DN NQD trong nền kinh tế.22
1.3.2. Nội dung cơ bản một số loại thuế liên quan đến lĩnh vực DN NQD .23
1.3.2.1. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) .23
1.3.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) .23
1.3.2.3. Thuế tài nguyên.25
1.3.2.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB).26
1.3.2.5. Thuế môn bài.26
1.3.3. Mục tiêu cơ bản của kiểm tra kiểm soát thuế các DN NQD.27
1.3.4. Quy trình kiểm tra kiểm soát thuế các DN NQD.27
1.3.5. Nội dung kiểm tra kiểm soát thuế các DN NQD .29
1.3.5.1. Kiểm tra kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế.29
1.3.5.2. Kiểm tra kiểm soát thông qua hoạt động thanh, kiểm tra thuế .31
1.3.5.3. Kiểm tra kiểm soát nợ thuế .35
1.3.5.4. Xử lý vi phạm về thuế.35
Chương 2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DN
NQD DO CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH QUẢN LÝ .37
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH .37
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .37
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình .37
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.38
2.2. DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .39
2.3. CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH .42
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC
DN NQD DO CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH QUẢN LÝ .44
2.4.1. Kết quả thực hiện dự toán một số loại thuế chính của các DN NQD .44
2.4.2. Công tác kiểm tra kiểm soát thuế đối với các DN NQD.46
2.4.2.1. Quy trình kiểm soát thuế đối với các DN NQD tại Cục thuế Quảng Bình .46
2.4.2.2. Kết quả kiểm tra kiểm soát thuế của các bộ phận chức năng .49
2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA CBCC THUẾ VÀ CỦA DN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA
KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DN NQD TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH 61
2.5.1. Tổng quan về mẫu điều tra.61
2.5.1.1. Thông tin chung về CBCC thuế được điều tra.61
2.5.1.2. Thông tin chung về doanh nghiệp được điều tra.62
2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 63
2.5.3. Phân tích nhân tố.65
2.5.4. Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá giữa các đối tượng điều tra .68
2.5.4.1. Về công tác thanh tra kiểm tra thuế .68
2.5.4.2. Về công tác kê khai thuế .70
2.5.4.3. Về công tác tuyên truyền hổ trợ.71
2.5.4.4. Về kiểm soát thuế GTGT .72
2.5.4.5. Về công tác quản lý nợ thuế.73
2.5.4.6. Về kiểm soát thuế TNDN.74
2.5.5. Phân tích hồi qui để xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
tra kiểm soát thuế đối với các DN NQD tại Cục thuế Quảng Bình .75
2.5.6. Đánh giá của CBCC thuế về tính tuân thủ và các biện pháp kiểm tra kiểm soátthuế.77
2.5.6.1. Đánh giá mức độ trốn thuế của các DN NQD theo loại hình DN.78
2.5.6.2. Đánh giá mức độ trốn thuế của các DN NQD theo lĩnh vực hoạt động .79
2.5.6.3. Đánh giá mức độ ưu tiên trong kiểm tra kiểm soát theo từng sắc thuế .80
2.5.6.4. Sự cần thiết áp dụng các biện pháp phát hiện vi phạm về thuế .80
2.5.6.5. Sự cần thiết áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm về thuế.82
2.5.6.6. Đánh giá mức độ cần thiết của các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kiểm tra kiểm soát thuế .83
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG THUẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DN NQD DO CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH QUẢN LÝ .84
2.6.1. Những ưu điểm.84
2.6.2. Những hạn chế .85
Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TẠI CỤC THUẾ
QUẢNG BÌNH.90
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ KIỂM TRA KIỂM SOÁT
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DN NQD TẠI QUẢNG BÌNH .90
3.1.1 Quan điểm .90
3.1.2. Định hướng về công tác kiểm tra kiểm soát thuế.91
3.1.3. Mục tiêu công tác kiểm tra kiểm soát thuế .92
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC
DN NQD TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH .93
3.2.1. Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế, kiểm soát đăng ký kê khai thuế .94
3.2.2. Tổ chức lại bộ máy làm công tác kiểm tra kiểm soát thuế.95
3.2.3. Chuyển hẳn sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế.97
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát thuế.99
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.100
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành.101
3.2.7. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ các DN thông qua dịch vụ công và
xây dựng trang Website của Cục thuế.102
3.2.8. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chung về người nộp thuế .103
3.2.9.Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương, tăng cường sự
phối hợp với các ban ngành liên quan.103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.105
A. KẾT LUẬN .105
B. KIẾN NGHỊ.106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.111
PHỤ LỤC
145 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thuế đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục Thuế Quảng Bình quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc cụ thể. Kết quả kiểm tra kiểm soát
tờ khai thuế đựợc thể hiện ở bảng số liệu sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.5 Kết quả kiểm soát hồ sơ khai thuế DN NQD tại bộ phận
XLTK qua các năm 2007-2009
Năm 2007 2008 2009
Loại hồ sơ khai
thuế
Tiếp
nhận
Phát
hiện
sai
sót
Tỷ lệ
sai
(%)
Tiếp
nhận
Phát
hiện
sai
sót
Tỷ lệ
sai
Tiếp
nhận
Phát
hiện
sai
sót
Tỷ lệ
sai
Tờ khai thuế
Môn bài 51 7 13,7 163 22 13,5 268 31 11,6
Tờ khai thuế
GTGT 5.862 85 1,5 9.780 215 2,2 14.225 272 1,9
Tờ khai thuế
TNDN quý 201 15 7,5 902 6 0,7 1.911 9 0,5
Tờ khai thuế tài
nguyên 35 5 14,3 240 14 5,8 569 18 3,2
Tờ khai Q.toán
thuế TNDN 163 19 11,7 370 42 11,4 597 57 9,5
6.312 131 2,1 11.455 299 2,6 17.570 387 2,2
(Nguồn: Phòng XLTK&KTT- Cục thuế Quảng Bình)
Từ bảng số liệu 2.5 , chúng ta thấy rằng tổng số tờ khai phát hiện sai sót đều
có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ sai sót phát hiện năm 2009 cao hơn so với các năm
khác, cụ thể: Tổng số tờ khai phát hiện sai sót năm 2007: 131 hồ sơ chiếm tỷ lệ
2,1%; năm 2008: 299 hồ sơ chiếm tỷ lệ 2,6%; năm 2009: 57 hồ sơ chiếm tỷ lệ
2,2%. Nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ sai sót này chủ yếu là do từ năm 2008
chính sách thuế GTGT và TNDN có sự thay đổi nên việc cập nhật thông tin của một
số DN NQD thiếu kịp thời dẫn đến sai sót.
Bên cạnh việc kiểm tra kiểm soát tờ khai thuế, việc quản lý các DNNQD thông
qua công tác cấp đăng ký thuế do bộ phận XLTK thực hiện đóng vai trò quan trọng
trong công tác kiểm soát thuế. Quản lý được số lượng DN là việc đầu tiên để tiến
hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được DN thì các công việc tiếp theo để
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt, thông qua công tác này giúp cho
cơ quan thuế nắm bắt được số lượng DN đăng ký, kê khai nộp thuế, nắm bắt được
tình hình kinh doanh của các DN, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản của DN, từ
đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả nhất là trong quản lý thuế.
Bảng 2.6. Tình hình DN NQD khai thuế so với đăng ký thuế giai đoạn
2007-2009
Loại hình DN
2007 2008 2009
Cấp
MST
Khai
thuế
Khai
thuế
/cấp
MST
(%)
Cấp
MST
Khai
thuế
Khai
thuế
/cấp
MST
(%)
Cấp
MST
Khai
thuế
Khai
thuế
/cấp
MST
(%)
1. Công ty TNHH 165 156 94,5 185 174 94,1 232 221 95,3
2. C ty cổ phần 16 16 100,0 55 54 98,2 42 41 97,6
3. DN Tư Nhân 22 17 77,3 18 14 77,8 36 29 80,6
4. DN NQD khác 1 1 100,0 6 5 83,3 4 4 100,0
Cộng 204 190 93.1 264 247 93.6 314 295 93.9
(Nguồn: Phòng XLTK&KTT- Cục thuế Quảng Bình)
Số liệu bảng 2.6 trên cho chúng ta thấy rằng số DN NQD cấp mã số thuế mới
cũng như tỷ lệ DN chấp hành kê khai thuế so với số DN được cấp mã số thuế đều có xu
hướng tăng lên qua các năm: Năm 2007, số DN NQD được cấp mã số mới là 204 DN,
tỷ lệ DN kê khai thuế so với số DN được quản lý cấp mã số thuế là 93,1%; Năm 2008,
số DN NQD được cấp mã số mới là 264 DN, tỷ lệ DN kê khai thuế so với số DN được
quản lý cấp mã số thuế là 93,6%; Năm 2009, số DN NQD được cấp mã số mới là 314
DN, tỷ lệ DN kê khai thuế so với số DN được quản lý cấp mã số thuế là 93,9%. Đây là
dấu hiệu tích cực trong công tác kiểm soát thuế thông qua công tác đăng ký kê khai
thuế. Tuy nhiên, đối với loại hình công ty TNHH có số DN phát sinh mới lớn nhưng tỷ
lệ quản lý kê khai thuế chưa cao, số DN thuộc loại hình này chưa thực hiện kê khai
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
thuế sau khi được cấp MST còn lớn ( Năm 2007: 09 DN, năm 2008: 09 DN, năm 2009:
11 DN ) do đó cơ quan thuế cần phải tập trung vào đối tượng này để tăng cường hơn
nữa công tác kiểm tra kiểm soát thuế.
c/ Kết quả kiểm tra kiểm soát thuế của bộ phận Kiểm tra thuế
Bộ phận kiểm tra thuế (Phòng Kiểm tra thuế) gồm 11 người, trong đó 1
trưởng phòng, 3 phó trưởng phòng, 7 nhân viên, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát
ĐTNT trên cơ sở khai thác thông tin, phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế
của đối tượng; Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu
thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan
thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi
vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều
chỉnh kịp thời. Quá trình kiểm tra, giám sát được thực hiện theo thứ tự: Kiểm tra tại
bàn → phát hiện những nghi vấn → yêu cầu doanh nghiệp giải trình → kiểm tra
tại trụ sở DN (trường hợp DN không giải trình hoặc giải trình không được chấp
nhận) → chuyển hồ sơ cho phòng thanh tra (nếu thấy cần thiết phải tiến hành thanh
tra). Trưởng phòng kiểm tra thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về việc thực
hiện dự toán thu của Văn phòng cục, về việc giám sát, kiểm tra ĐTNT. Trưởng
phòng kiểm tra được Cục trưởng uỷ quyền ký các văn bản liên quan đến việc yêu
cầu giải trình số liệu, chấp nhận giải trình của DN và đề xuất kiểm tra tại DN hay
chuyển hồ sơ đề nghị thanh tra thuế.
Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra giám sát, phòng kiểm tra còn là bộ phận chịu
trách nhiệm chính trong việc thực hiện dự toán thu hàng năm của Văn phòng cục -
đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu của phòng kiểm tra thuế. Mỗi cán bộ trong
phòng được phân công theo dõi, giám sát, kiểm tra một số ĐTNT nhất định và được
lập thành từng nhóm khi tiến hành kiểm tra tại cơ sở ĐTNT. Kết quả kiểm tra kiểm
soát thuế tại trụ sở cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn) trong 3 năm 2007-2007 được thể
hiện ở bảng số liệu sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.7 Kết quả kiểm soát hồ sơ khai thuế DN NQD do bộ phận Kiểm
tra thuế thực hiện tại bàn qua các năm 2007-2009
Năm 2007 2008 2009
Loại hồ sơ khai
thuế
Tiếp
nhận
Phát
hiện
sai
Tỷ lệ
sai
Tiếp
nhận
Phát
hiện
sai
Tỷ lệ
sai
Tiếp
nhận
Phát
hiện
sai
Tỷ lệ
sai
Tờ khai thuế
Môn bài 51 2 3,9 163 7 4,3 268 5 1,9
Tờ khai thuế
GTGT 5.862 135 2,3 9.780 387 4,0 14.225 525 3,7
Tờ khai thuế
TNDN quý 201 5 2,5 902 10 1,1 1.911 9 0,5
Tờ khai thuế
tài nguyên 35 6 17,1 240 5 2,1 569 11 1,9
Tờ khai Q.toán
thuế TNDN 163 53 32,5 370 46 12,4 597 54 9,0
Cộng: 6.312 201 3,2 11.455 455 4,0 17.570 604 3,4
(Nguồn: Phòng Kiểm tra thuế- Cục thuế Quảng Bình)
Bảng 2.7 Cho thấy rằng tỷ lệ phát hiện sai qua kiểm tra hồ sơ khai thuế tại
bàn ở bộ phận Kiểm tra thuế là tương đối lớn so với các bộ phận chức năng
trước: Năm 2007 phát hiện 201 trường hợp sai, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng số hồ sơ
khai thuế được kiểm soát; năm 2008 phát hiện 455 trường hợp sai chiếm tỷ lệ
4,0% tổng số hồ sơ khai thuế được kiểm soát; năm 2009 phát hiện 604 trường
hợp sai chiếm tỷ lệ 3,4% tổng số hồ sơ khai thuế được kiểm soát. Điều này hoàn
toàn khách quan bởi kiểm tra kiểm soát hồ sơ khai thuế là chức năng nhiệm vụ
chính của Phòng kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro trong
kê khai thuế cũng như đảm bảo việc khai thác tốt các nguồn thu để hoàn thành
nhiệm vụ dự toán thu của Cơ quan thuế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả kiểm tra thuế đối với các DN NQD tại trụ sở cơ
quan thuế và tại trụ sở DN qua các năm 2007-2009
Đơn vị tính: nghìn đồng
Kỳ kê
khai
Tổng
số
DN
NQD
Số DN có
sai sót phải
giải trình,
điều chỉnh
qua kiểm
tra hồ sơ
Số DN có
sai sót đã
giải trình,
điều chỉnh
được
Số DN
phải tiến
hành kiểm
tra tại trụ
sở DN
Kết quả kiểm tra tại trụ sở DN
Số
DN
Tỷ lệ
(%)
Số
DN
Tỷ
lệ(%)
Số
DN
Tỷ lệ
(%)
Truy
thu&phạt
Bình
quân/DN
So số b/q
với năm
trước
2007 209 82 39,2 51 24,4 31 14,8 518.759 16.734,2 71,5
2008 268 75 28,0 49 18,3 26 9,7 1.045.000 40.192,3 240,2
2009 314 68 21,7 24 7,6 44 14,0 2.541.787 57.767,9 143,7
(Nguồn: Phòng Kiểm tra thuế- Cục thuế Quảng Bình)
Số liệu tổng hợp kết quả kiểm tra thuế tại bảng 2.8 cho thấy số lượng DN
phát hiện sai qua kiểm tra các năm có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương
đối (Tỷ lệ sai sót phát hiện năm 2007: 39,2%; năm 2008: 28,0%; năm 2009:
21,7%); tuy nhiên số lượng DN giải trình điều chỉnh các sai sót trên hồ sơ khai thuế
được cơ quan thuế chấp nhận cũng lại có xu hướng giảm và số DN NQD phải tiến
hành kiểm tra tại trụ sở DN có xu hướng tăng (năm 2007: 31 DN, năm 2008: 26
DN, năm 2009: 44 DN) và số thuế truy thu và phạt bình quân trên 1 DN được kiểm
tra tại trụ sở tăng mạnh qua các năm (năm 2007: 16,7 triệu đồng; năm 2008: 40,2
triệu đồng, năm 2009: 57,7 triệu đồng) điều này phần nào chứng tỏ việc kiểm tra
sàng lọc lỗi vi phạm đã được chú trọng, chất lượng công tác kiểm tra đã được nâng
cao dần qua các năm. Năm 2008, số thu bình quân trên một DN khi tiến hành kiểm
tra tại trụ sở DN tăng tương đối lớn (240,2%), nguyên nhân chủ yếu là do công tác
kiểm tra đã được Cơ quan thuế tổ chức sắp xếp lại sau khi Luật quản lý thuế có hiệu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
lực (01/07/2007) do đó hiệu quả công tác này đã có chuyển biến tích cực, chất
lượng công tác kiểm tra phần nào đã được cải thiện và nâng cao.
d/ Kết quả kiểm tra kiểm soát thuế của bộ phận Thanh tra thuế
Bảng 2.9. Tình hình Thanh tra chấp hành pháp luật thuế giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh qua các năm (%)
2008&2007 2009&2008 2009&2007
1.Số DN phải thanh tra
theo kế hoạch 21 32 39 152,4 121,9 185,7
2. Số DN đã tiến hành
thanh tra 21 31 39 147,6 125,8 185,7
3. Tỷ lệ hoàn thành về số
lượng đơn vị thanh tra(2/1) 100% 97% 100%
4. Số tiền thuế phát
hiện qua thanh tra 2.107,22 2.846,58 4.356,24 135,1 153,0 206,7
5. Số tiền thuế đã kết
luận truy thu (đã bù trừ
nộp thừa) 2.021,58 2.382,51 3.486,91 117,9 146,4 172,5
6. Số tiền phạt vi phạm
qua thanh tra 352,86 1.022,34 954,78 289,7 93,4 270,6
7. Số tiền thuế truy thu
và phạt qua thanh tra 2.374,44 3.404,85 4.441,69 143,4 130,5 187,1
8. Số tiền Truy thu và
phạt đã nộp vào ngân
sách 2.374,44 2.758,73 3.951,85 116,2 143,2 166,4
9. Tỷ lệ số tiền nộp
ngân sách trên số tiền
phải thu(8/7) 100% 81% 89%
10. Số tiền thuế phải
thu bình quân trên 1
DN thanh tra(7/2) 113,07 109,83 113,89 97,1 103,7 100,7
(Nguồn: Phòng Thanh tra thuế- Cục thuế Quảng Bình)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Bộ phận Thanh tra thuế (phòng Thanh tra thuế) gồm 8 người, trong đó có 1
trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 5 nhân viên, có nhiệm vụ thanh tra ĐTNT trên cơ
sở phân tích số liệu, lập kế hoạch thanh tra hàng năm, tiếp nhận hồ sơ chuyến đến từ
phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế. Trưởng phòng thanh tra chịu trách nhiệm
trước Cục trưởng về việc lựa chọn đối tượng thanh tra, thực hiện kế hoạch thanh tra
và kết quả thanh tra. Trưởng phòng thanh tra thuế được Cục trưởng uỷ quyền ký một
số văn bản liên quan đến đối tượng thanh tra như yêu cầu cung cấp thông tin, thông
báo công bố quyết định thanh tra, biên bản thanh tra...Các cán bộ trong phòng được
phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo từng nhóm, đoàn thanh tra.
Qua phân tích tình hình chấp hành pháp luật thuế hàng năm, Cục thuế Quảng
Bình xác định các doanh nghiệp NQD cần phải tăng cường kiểm tra kiểm soát,
trong đó việc sàng lọc lựa chọn đối tượng thanh tra hàng năm là hết sức quan trọng
bởi vì ở lĩnh vực này quyền lợi của các DN thường gắn trực tiếp đối với chủ DN,
các DN lại hoàn toàn chủ động trong việc kê khai nộp thuế (theo cơ chế tự khai - tự
nộp) do đó rủi ro quản lý thuế sẽ cao hơn các DN khác.
Công tác thanh tra chấp hành pháp luật thuế hàng năm được xây dựng kế
hoạch, trình lãnh đạo Cục thuế phê duyệt. Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy, năm 2007
và 2009 Phòng Thanh tra thuế đã hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế, năm 2008
chỉ đạt 97%, còn 01 đơn vị đã xây dựng kế hoạch thanh tra nhưng do lực lượng
cán bộ thạm gia thanh tra trong năm có biến động, có nhiều cán bộ đi học, mặt
khác có nhiều DN xin hoãn kế hoạch thanh tra do nhiều lý do nên tính chủ động
trong thực hiện công việc bị hạn chế. Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra thuế cho
thấy số tiền phát hiện, xử lý truy thu và phạt tăng dần qua các năm (Năm 2007
phát hiện 2.107,22 triệu đồng, truy thu và phạt 2.374,44 triệu đồng; Năm 2008
phát hiện 2.846,58 triệu đồng, truy thu và phạt 3.404,85 triệu đồng; Năm 2009
phát hiện 4.356,24 triệu đồng, truy thu và phạt 4.441,69 triệu đồng). So sánh qua
các năm thì số tiền thuế phát hiện qua thanh tra đều có xu hướng tăng mạnh qua
các năm (Năm 2008 so với 2007 tăng 35,1%, năm 2009 so với năm 2008 tăng
53%, năm 2009 so với năm 2007 tăng 106,7%), với số tiền xử lý thuế thu bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
quân trên 1 DN tương đối cao so với quy mô các DN này trên địa bàn tỉnh: Năm
2007: 113,07 triệu đồng, năm 2008: 109,83 triệu đồng, năm 2009: 113,89 triệu
đồng, điều này chứng tỏ chất lượng công tác Thanh tra thuế phần nào đã được cải
thiện từng bước qua các năm. Bên cạnh đó, qua kết quả Thanh tra cụ thể từng vụ
việc cho thấy các lỗi vi phạm mà DN NQD thường bị xử lý qua thanh tra là do các
hành vi như: kê khai thiếu và bỏ sót doanh thu, không kê khai doanh thu, kê khai
sai thuế suất, xác định miễm giảm sai, sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ
thuế không đúng qui định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hoá mua vào không phục
vụ kinh doanh hoặc do điều kiện thanh toán qua ngân hàng không đảm bảo... Tình
hình trên cho thấy dấu hiệu vi phạm trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng
và ngày càng đa dạng, phức tạp do đó cần phải tăng cường công tác kiểm tra
kiểm soát thuế đối với các DN nhất là các DN NQD.
e/ Kết quả kiểm tra kiểm soát thuế của bộ phận Quản lý nợ&cưỡng chế nợ thuế
Bộ phận quản lý nợ (phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế) gồm 6 người,
trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng, 4 nhân viên có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền
thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng về việc quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế. Trưởng phòng được Cục trưởng
uỷ quyền ký một số văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nợ thuế như thông báo
tiền phạt, thông báo đôn đốc nợ thuế Mỗi cán bộ trong phòng được phân công
theo dõi quản lý nợ thuế và tiền phạt đối với một số ĐTNT nhất định.
Bảng 2.10 Tình hình nợ thuế của DN giai đoạn 2007-2009
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng Số
thu
Tổng Số
nợ
Nợ có
khả năng
thu
Tổng số
nợ/tổng số
thu (%)
Nợ có khả năng
thu/Tổng nợ
(%)
2007 169.1 14.4 7.6 8.5 52.8
2008 197.8 15.1 10.5 7.6 69.5
2009 239.0 15.7 11.5 6.6 73.2
( Nguồn: Phòng QLN&CCNT Cục thuế)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Nhìn vào số liệu về nợ thuế của các DN qua các năm tại bảng 2.10, ta thấy
rằng tổng số nợ thuế trên tổng số thu có chiều hướng giảm: Năm 2007 là 8,5%; năm
2008 là 7,6%; năm 2009 là 6,6%, đó là tín hiệu tốt trong việc kiểm soát nợ đọng thuế.
Tuy nhiên, số thuế nợ đọng vẫn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng thu so với
tổng nợ có chiều hướng tăng qua các năm: Năm 2007 là 52,8%; năm 2008 là 69,5%;
năm 2009 là 73,2%, trong khi đó theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế
thì mức nợ không được vượt quá 5% trên tổng số thu trong cân đối nộp vào NSNN.
Đây là điểm cần phải lưu ý trong công tác kiểm tra kiểm soát nợ thuế, phải tìm ra
nguyên nhân từ đó đề ra biện pháp nhằm tăng cường quản lý, góp phần tăng thu ngân
sách trong điều kiện tỉnh Quảng Bình với nguồn thu còn hạn hẹp, số thu ngân sách
còn thấp. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại
Cục thuế Quảng Bình, theo tác giả thì có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Về mặt chính sách, theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay nếu DN
nghiệp chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành
chính và mức phạt nộp chậm rất thấp chỉ có 0,05%/ ngày nộp chậm, nếu DN nợ
thuế trên 90 ngày cơ quan thuế mới được làm các thủ tục theo quy định của pháp
luật để cưỡng chế trong khi đó thủ tục để cưỡng chế được 1 DN vi phạm rất phức
tạp và do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới cưỡng chế được. Vì vậy, khi đến
thời gian cưỡng chế được có DN đã tẩu tán tài sản cho nên rất khó thực hiện. Do đó
về mặt chính sách chưa đủ mức răn đe cho nên DN cố tình chậm nộp để chiếm dụng
tiền thuế.
Về phía DN bên cạnh việc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong SXKD
do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, công nợ thu hồi chậm do đối tác chậm
thanh toán thì vẫn còn một số doanh nghiệp thiếu ý thức trong việc chấp hành nghĩa
vụ nộp thuế, cố tình dây dưa, chiếm dụng tiền thuế.
Về phía cơ quan thuế chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao
trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu
hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa chủ động thực hiện quyết liệt việc triển
khai các biện pháp để đôn đốc các DN nộp số thuế nợ đọng vào Ngân sách.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA CBCC THUẾ VÀ CỦA DN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM TRA KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DN NQD TẠI CỤC
THUẾ QUẢNG BÌNH
2.5.1. Tổng quan về mẫu điều tra
Để nghiên cứu về thực trạng tình hình kiểm tra kiểm soát thuế đối với các
DN NQD do Cục Thuế Quảng Bình quản lý, tác giả đã thiết kế bảng hỏi và tiến
hành điều tra hai nhóm đối tượng có liên quan: Cán bộ công chức thuế(CBCC thuế)
và các DN NQD do Cục Thuế Quảng Bình quản lý. Xử lý kết quả điều tra, trong số
200 phiếu điều điều tra có 70 phiếu điều tra CBCC thuế và 130 phiếu điều tra các
DN, ta có bảng cơ cấu tổng thể mẫu điều tra như sau (bảng 2.11):
Bảng 2.11 Cơ cấu tổng thể mẫu điều tra
Đối tượng điều tra Số quan sát Tỷ lệ (%)
1. CBCC thuế 70 35,0%
2. Doanh nghiệp 100 65,0%
Tổng cộng 200 100%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
2.5.1.1. Thông tin chung về CBCC thuế được điều tra
- Về giới tính: Trong tổng số 70 CBCC thuế được điều tra Có 22 CBCC thuế là
nữ chiếm tỷ lệ 31,4% và 48 CBCC thuế là nam chiếm tỷ lệ 68,6% (xem phụ lục 2)
- Về độ tuổi: Trong tổng số 70 CBCC thuế được điều tra, có 8 người dưới 30
tuổi, chiếm tỷ lệ 11,4%; có 38 người độ tuổi từ 30 đến 45, chiếm tỷ lệ 54,3% và trên 45
tuổi có 24 người chiếm tỷ lệ 34,3%;
- Về trình độ chuyên môn: Trình độ trung cấp có 1 người chiếm tỷ lệ 1,4%; Cao
đẳng có 3 người chiếm tỷ lệ 4,3%; Đại học 60 người chiếm tỷ lệ 85,7% và trên đại học
có 5 người chiếm tỷ lệ 7,1% trên tổng số 70 CBCC thuế được điều tra;
- Về bộ phận làm việc theo chức năng: Trong tổng số 70 CBCC thuế được điều
tra có 9 người ở bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ - chiếm tỷ lệ 12,9%; có 11 người ở bộ
phận Xử lý tờ khai & kế toán thuế - chiếm tỷ lệ 15,7%; có 39 người ở bộ phận bộ phận
ĐA
̣I H
Ọ
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Thanh tra kiểm tra thuế - chiếm tỷ lệ 55,7%; bộ phận Quản lý thu nợ thuế có 5 người -
chiếm tỷ lệ 7,1% và bộ phận khác có 6 người - chiếm tỷ lệ 8,6%;
- Về vị trí công tác: CBCC thuế là lãnh đạo có 15 người, chiếm tỷ lệ 21,4%;
CBCC thuế là nhân viên có 55 người, chiếm tỷ lệ 78,6% trong tổng số 70 CBCC thuế
được điều tra.
2.5.1.2. Thông tin chung về doanh nghiệp được điều tra
- Về loại hình DN: Trong tổng số 130 DN được điều tra, có 81 công ty TNHH -
chiếm tỷ lệ 62,3%; có 29 DNTN - chiếm tỷ lệ 22,3%; có 15 công ty Cổ phần - chiếm tỷ
lệ 11,5%; DN NQD khác 05 đơn vi - chiếm tỷ lệ 3,8% (xem phụ lục 3)
- Về ngành nghề kinh doanh: Ngành sản xuất có 15 DN chiếm tỷ lệ 11,5%;
ngành xây dựng có 45 DN chiếm tỷ lệ 34,6%; ngành thương mại có 63 DN chiếm tỷ lệ
48,5%, ngành khác 7 DN chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số 130 DN được điều tra.
- Về quy mô vốn: Trong 130 DN được điều tra, có 31 DN có số vốn KD dưới 5
tỷ đồng chiếm tỷ lệ 23,8%; có 60 DN có số vốn KD từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ
lệ 46,2% và có 39 DN có số vốn KD trên 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30,0%.
- Về sử dụng phần mềm kế toán: Trong tổng số 130 DN được điều tra, có 109
DN có sử dụng phần mềm kế toán - chiếm tỷ lệ 83,8% và 21 DN không sử dụng phần
mềm kế toán - chiếm tỷ lệ 16,2%.
- Về cách thức nộp hồ sơ khai thuế: Trong tổng số 130 DN được điều tra, có 85
DN thường nộp tờ khai trực tiếp tại cơ quan thuế - chiếm tỷ lệ 65,4%; 41 DN thường
nộp tờ khai thuế qua đường Bưu điện - chiếm tỷ lệ 31,5%; và 4 DN thường nộp tờ khai
qua kênh khác - chiếm tỷ lệ 3,1%.
- Về thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng: Trong tổng số 130 DN được điều
tra, có 10 DN thường nộp tờ khai thuế tháng từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng sau -
chiếm tỷ lệ 7,7%; Có 33 DN thường nộp tờ khai thuế tháng từ ngày 11 đến ngày 15 của
tháng sau - chiếm tỷ lệ 25,4%; Có 84 DN thường nộp tờ khai thuế tháng từ ngày 16 đến
ngày 20 của tháng sau - chiếm tỷ lệ 64,6%; Có 3 DN thường nộp tờ khai thuế tháng
chậm thời hạn quy định (sau ngày 20 tháng sau) - chiếm tỷ lệ 2,3%;
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
- Về thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quý: Trong tổng số 130 DN được điều
tra, có 6 DN thường nộp tờ khai thuế Quý từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng đầu quý
sau - chiếm tỷ lệ 4,6%; Có 17 DN thường nộp tờ khai thuế Quý từ ngày 11 đến ngày 20
của tháng đầu quý sau - chiếm tỷ lệ 13,1%; Có 103 DN thường nộp tờ khai thuế Quý từ
ngày 21 đến ngày 30 của tháng đầu quý sau - chiếm tỷ lệ 79,2%; Có 4 DN thường nộp
tờ khai thuế theo quý chậm thời hạn quy định (sau ngày 30 của tháng đầu quý sau) -
chiếm tỷ lệ 3,1%;
- Về thời điểm nộp hồ sơ Quyết toán thuế năm: Trong tổng số 130 DN được
điều tra, có 3 DN thường nộp Quyết toán thuế trong tháng 1 năm sau - chiếm tỷ lệ
2,3%; có 11 DN thường nộp Quyết toán thuế trong tháng 2 năm sau - chiếm tỷ lệ 8,5%;
có 109 DN thường nộp Quyết toán thuế trong tháng 3 năm sau - chiếm tỷ lệ 83,8%; Có
7 DN thường nộp tờ khai Quyết toán thuế năm chậm thời hạn quy định (sau 90 ngày kể
từ ngày kết thúc năm) - chiếm tỷ lệ 5,4%;
2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s
Alpha
Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà
các mục hỏi trong thang do tương quan với nhau. Hệ số của Cronbach sẽ cho biết
các đo lường có liên kết với nhau hay không.
Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là
tốt phải có hệ số α ≥ 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ
0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được.
Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng
được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả
lời trong bối cảnh nghiên cứu. Ở đây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào
có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu
chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.
Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của
các biến số phân tích đánh giá của CBCC thuế và của DN về công tác kiểm tra kiểm soát
thuế đối với các DN NQD, số liệu kiểm định được được trình bày ở Bảng 2.11:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
Bảng 2.12: Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra
Các biến phân tích Mean
Std
Dev
Correl
-ation
Item
Cronbatch
Alpha
1. Thủ tục Đăng ký KD, đăng ký thuế 3,2150 0,8499 0,4224 0,8823
2. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hỗ trợ DN
trong thực hiện nghĩa vụ thuế 3,1100 1,0114 0,3981 0,8833
3. Tinh thần, thái độ, văn hóa ứng xử của
CBCC khi giải đáp thắc mắc DN 3,3000 0,9975 0,4630 0,8815
4. Tính cần thiết của phần mền hỗ trợ KKthuế 3,6000 0,8267 0,4525 0,8816
5. Mức độ thuận tiện trong kê khai khi DN áp
dụng phần mềm hỗ trợ kê khai 3,7000 0,8447 0,4938 0,8807
6. Mức độ thuận tiện trong kiểm tra kiểm soát
thuế khi DN k.khai thuế theo mã vạch 2 chiều 3,0950 0,5897 0,3866 0,8831
7. Kiểm tra kiểm soát tờ khai thuế của các DN 2,8650 0,7937 0,4787 0,8810
8. Cơ chế tự khai tự nộp thuế 3,6900 0,8107 0,4954 0,8807
9. Công tác kiểm tra kiểm soát nợ thuế 2,8650 0,8308 0,5153 0,8802
10. Rà soát phân loại nợ thuế 2,7400 0,8462 0,4458 0,8817
11. Đôn đốc nợ đọng thuế 2,9550 0,8583 0,4281 0,8821
12. Xử phạt chậm nộp tiền thuế 2,9400 0,8719 0,4294 0,8821
13. Công tác tập huấn, đối thoại với DN 2,8800 1,1008 0,3862 0,8840
14. Hổ trợ thông qua hộp thư Email các DN 2,6600 0,9947 0,3772 0,8837
15. Hổ trợ từ Website của ngành thuế 3,3200 1,0786 0,3717 0,8843
16. Sự khác biệt trong quá trình thanh, kiểm
tra trước và sau khi Luật QLT có hiệu lực. 3,3100 0,5793 0,4564 0,8820
17. Thái độ, văn hóa ứng xử của CBCC thuế
khi tiến hành thanh, kiểm tra thuế tại với DN 3,1800 0,6078 0,4457 0,8821
18. Chính sách thuế GTGT 3,2450 0,6458 0,4976 0,8811
19. Công tác hoàn thuế GTGT 3,2700 0,7550 0,4358 0,8820
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
Các biến phân tích Mean
Std
Dev
Correl
-ation
Item
Cronbatch
Alpha
20. Quy định về điều kiện thanh toán qua
ngân hàng để được khấu trừ thuế đầu vào 3,2250 0,8591 0,4434 0,8818
21. Quy định về thuế suất thuế GTGT 3,1400 0,7092 0,5208 0,8804
22. Các quy định về sử dụng hóa đơn GTGT 3,4350 0,5895 0,5530 0,8805
23. Chính sách thuế TNDN 2,9000 0,5846 0,3472 0,8837
24. Quy định về thuế suất thuế TNDN 3,0200 0,5928 0,3499 0,8836
25. Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN 3,0400 0,7077 0,3045 0,8845
26. Kê khai quyết toán thuế TNDN 3,1400 0,6422 0,3897 0,8829
27. Chấp hành trình tự, thủ tục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_cong_tac_kiem_tra_kiem_soat_thue_doi_voi_cac_doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_do_cuc_thue_qu.pdf