Luận văn Tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực3 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn t nh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC .5

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC .6

1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực trong một tổ chức .6

1.1.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực . 6

1.1.2 Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực . 7

1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực . 8

1.1.4 Nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước . 9

1.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà

nước.11

1.2.1 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà

nước . 11

1.2.2 Đặc điểm quản lý nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước . 12

1.3 Nội dung của quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước .15

1.3.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực và xác định nhu cầu nhân lực . 15

1.3.2 Phân tích công việc và xác định nguồn nhân lực . 17

1.3.3 Tuyển dụng nguồn nhân lực . 21

1.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà

nước . 24

1.3.5 Đánh giá nguồn nhân lực . 27

1.3.6 Lương và các chế độ đãi ngộ, phúc lợi . 31

1.4 Các tiêu chí đánh giá .32

1.4.1 Thể lực. 32

pdf122 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực3 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn t nh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. 2.1.2.3 Về nông nghiệp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y) a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi sau khi được phê duyệt và biện pháp chống thoái hóa, xói mòn đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định; b) Tổ chức thực hiện công tác giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng; 45 d) Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh động vật, thực vật đối với sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định; thực hiện kiểm dịch cửa khẩu về động vật, thực vật theo quy định; đ) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các vật tư hàng hoá thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về giết mổ động vật theo quy định của pháp luật; g) Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp. 2.1.2.4 Về lâm nghiệp a) Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; b) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; d) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; 46 đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giống cây lâm nghiệp; tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng, chữa cháy rừng; e) Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng và thiết kế công trình lâm sinh; giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định; g) Hướng dẫn, kiểm tra: việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng. 2.1.2.5 Về thuỷ sản a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy định pháp luật về nuôi trồng, khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản; công bố bổ sung những nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác; mùa vụ khai thác; khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn cho phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý 47 vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định; đ) Quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường dùng trong thủy sản theo quy định; e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của cấp huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; g) Tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi mặt nước thuộc địa phương quản lý để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định; h) Tổ chức kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn theo quy định; i) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp quản lý của tỉnh về thủy sản theo quy định pháp luật; k) Phối hợp với các cơ quan chức năng chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật. 2.1.2.6 Về thuỷ lợi a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, công trình thuỷ lợi và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước thủy lợi; các công trình thuỷ lợi thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt; b) Thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 48 c) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định; đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định; e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo quy định. 2.1.2.7 Về phát triển nông thôn a) Tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã. Theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dântỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; c) Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa bỏ cây có chứa chất gây nghiện theo quy định; định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; 49 đ) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dântỉnh. 2.1.2.8 Về chế biến và thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông, lâm, thủy sản và muối; lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở; c) Thực hiện công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Sở; d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản. 2.1.2.9 Về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối a) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật; b) Thống kê, đánh giá, phân loại về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, muối; c) Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; d) Xử lý thực phẩm mất an toàn theo hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành và quy định pháp luật; 50 đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật; e) Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật. 2.2 Thực trạng về nguồn nhân lực tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn Biên chế công chức của Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chínhcủa tỉnh Lạng Sơn được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt (UBND tỉnh). Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch biên chế công chứctheo quy định của pháp luật trình UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định.Do đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước nên nguồn nhân lực tại Sở NN và PTNT tỉnh Lạng Sơn phần lớn là đội ngũ công chức trong biên chế nhà nước và một số ít nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ (lái xe, bảo vệ, tạp vụ). Trong những năm gần đây, do sự biến động của tình hình thị trường và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nguồn nhân lực của Sở NN và PTNT tỉnh Lạng Sơn có nhiều biến động cả về số lượng và chất lượng. Sự biến động về nguồn nhân lực được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: 2.2.1 Về cơ cấu nguồn nhân lực Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua Bảng 2.1và hình 2-2 sau đây: 51 Hình 2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính tại Sở NN&PTNT Lạng Sơn (Nguồn: Phòng TCCB - Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn) 52 Bảng 2.1Cơ cấu lao động tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn (2013- 2018) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) Tổng số CBCC- LĐ 305 303 300 302 275 272 -2 -3 2 -27 -3 I. Theo giới tính Nam 230 75,4 230 75,9 231 7,0 232 76,8 209 76,0 217 79,8 0 0,5 1 1,1 1 -0,2 -23 -0,8 8 3,8 Nữ 75 24,6 73 24,1 69 23,0 70 23,2 66 24,0 55 20,2 -2 -0,5 -4 -1,1 1 0,2 -4 0,8 -11 -3,8 II Theo độ tuổi Dưới 30 60 19,7 59 19,5 57 19,0 50 16,6 48 17,5 46 16,9 -1 -0,2 -2 -0,5 -7 -2,4 -2 0,9 -2 -0,5 30 - 40 103 33,8 98 32,3 102 34,0 100 33,1 91 33,1 85 31,3 -5 -1,4 4 1,7 -2 -0,9 -9 0,0 -6 -1,8 40 - 50 91 29,8 93 30,7 94 31,3 94 31,1 93 33,8 98 36,0 2 0,9 1 0,6 0 -0,2 -1 2,7 5 2,2 Trên 50 51 16,7 53 17,5 47 15,7 58 19,2 43 15,6 43 15,8 2 0,8 -6 -1,8 11 3,5 -15 -3,6 0 0,2 (Nguồn: Phòng TCCB – Sở NN và PTNT tỉnh Lạng Sơn) 53 Trong cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, tỷ lệ lao động nam cao hơn tỷ lệ lao động nữvà tỷ lệ này không biến động nhiểu qua các năm.Năm2013 tỷ lệ cán bộ nam là 75,41%, năm 2018 tỷ lệ này 79,78%. Qua bảng 2.1 ta thấy tỷ lệ cán bộ nam có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nam và cán bộ nữ tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơncó sự chênh lệch khá lớn, điều này cơ bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở là quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tỷ lệ lao động nam cao hơn do đặc thù công việc trong quản lý nhà nước về Lâm nghiệp mà lực lượng Kiểm Lâm là chủ đạo trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, do vậy cơ cấu lao động theo giới tính tại Sở là phù hợp. Qua bảng số liệu 2.1 và hình 2.3 ta thấy, nếu xét theo độ tuổi thì tại Sở NN&PTNT có tỷ lệ người lao động ở các nhóm tuổi 30 – 40; 40 – 50 tương đối đều nhau. Tỷ lệ người lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng trên 16,56%. Nhóm tuổi 30 – 40 và 40 - 50 chiếm tỷ trọng trên 65%. Đây là một thuận lợi đối với Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, bởi lẽ người lao động nhóm tuổi 30 - 40; 40 - 50 là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn cần có sự kết hợp giữa các độ tuổi nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển của Sở. Hình 2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi tại Sở NN&PTNT Lạng Sơn Nguồn: Phòng TCCB - Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn 54 2.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định hiệu quả công việc, từ đó quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua số liệu Bảng 2.2 và hình 2.4. Qua bảng số liệu ta thấy: - Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của CBCC tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn bao gồm đại học và trên đại học, cao đẳng, trung cấp và trình độ khác (công chức hành chính: Lái xe, tạp vụ) trong đó trình độ đại học chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2013, CBCC có trình độ đại học chiếm 58,36%, trên đại học là 1,97%. Đến năm 2018, CBCC có trình độ trên đại học chiếm 7,72%, CBCC có trình độ đại học chiếm tỷ trọng 73,16% trong tổng số CBCC. Ta có thể thấy, số lượng CBCC có trình trên đại học có xu hướng tăng qua các năm, nguyên nhân là do trong những năm gần đây, số lượng CBCC đi học cao học tăng lên trong khi đó, biên chế cán bộ công chức tăng không nhiều và một số lượng cán bộ nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. - Về trình độ ngoại ngữ và tin học: Trình độ ngoại ngữ của CBCC tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơnchủ yếu là tiếng anh trình độ B. Do Lạng Sơn là tỉnh miền núi nên quá trình tuyển dụng công chức ngoài thi ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung còn có thi vấn đáp tiếng dân tộc. Trình độ tin học của CBCC tại Sở bao gồm tin học văn phòng trình độ A và B, trong đó trình độ B chiếm tỷ trọng lớn hơn . Hình 2.4 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn 55 Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của CBCC Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) I. Trình độ chuyên môn Trên đại học 6 2,0 7 2,3 9 3,0 16 5,3 18 6,6 21 7,7 1 0,3 2 0,7 7 2,3 2 1,3 3 1,2 Đại học 178 58,4 183 60,4 196 65,3 198 65,6 190 69,1 199 73,2 5 2,0 13 4,9 2 0,2 -8 3,5 9 4,1 Cao đẳng/trung cấp 95 31,2 90 29,7 80 26,7 76 25,2 60 21,8 49 18,0 -5 -1,4 -10 -3,0 -4 -1,5 -16 -3,4 -11 -3,8 Khác 26 8,5 23 7,6 15 5,0 12 4,0 7 2,6 3 1,1 -3 -0,9 -8 -2,6 -3 -1,0 -5 -1,4 -4 -1,4 II. Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) B 169 55,4 173 57,1 180 60,0 208 68,9 209 76,0 221 81,3 4 1,7 7 2,9 28 8,9 1 7,1 12 5,3 C 8 2,6 7 2,3 6 2,0 6 2,0 5 1,8 5 1,8 -1 -0,3 -1 -0,3 0 0,0 -1 -0,2 0 0,0 III. Trình độ ngoại ngữ (tiếng Trung) 26 8,5 26 8,6 25 8,3 25 8,3 18 6,6 10 3,7 0 0,1 -1 -0,3 0 -0,1 -7 -1,7 -8 -2,9 IV Trình độ tin học A 31 10,2 43 14,2 35 11,7 32 10,6 25 9,1 23 8,5 12 4,0 -8 -2,5 -3 -1,1 -7 -1,5 -2 -0,6 B 215 70,5 227 74,9 245 81,7 253 83,8 230 83,6 228 83,8 12 4,4 18 6,8 8 2,1 -23 -0,1 -2 0,2 Tổng số cán bộ, công chức 305 303 300 302 275 272 24 10 5 -30 -4 (Nguồn: Phòng TCCB - Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn) 56 2.3 Thực trạng về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn 2.3.1 Thực trạng về công tác lập kế hoạch và qui hoạch nguồn nhân lực Xác định nhu cầu lao động tại Sở NN&PTNTtỉnh Lạng Sơnchính là hoạch định về nhu cầu nguồn nhân lực tại Sở. Trong phần lý thuyết cho thấy công tác hoạch định nguồn nhân lực bao gồm nhiều bước: đề ra nhu cầu và dự báo nhu cầu, đề ra các chính sách, thực hiện các kế hoạch đề ra, kiểm tra và đánh giá. Hiện nay, tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn xác định nhu cầu nhân lực sẽ căn cứ vào vị trí việc làm theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Cuối mỗi năm, Trưởng các đơn vịthuộc và trực thuộc tiến hành phân tích và lập báo cáo về vị trí việc làm và gửi cho phòng Tổ chức cán bộ (TCCB) kiểm tra, giám sát và trình Ban Giám đốc phê duyệt. Công tác xây dụng kế hoạch về nguồn nhân lực tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn được thực hiện theo sơ đồhình 2-5: Hình 2.5 Trình tự các bước xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực tại Sở (Nguồn: Phòng TCCB - Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn) Bước 1: Kế hoạch nguồn nhân lực tại các đơn vị Cuối mỗi năm các đơn vị trong Sở sẽ tiến hành xây dựng chi tiết cụ thể về kế hoạch nguồn nhân lực của đơn vị gửi đến phòng TCCB bao gồm số lượng tuyển mới đối với vị trí thiếu và tinh giản biên chế đối với vị trí không cần thiết. Bước 2: Phòng tổ chức cán bộ kiểm tra và giám sát Trên cơ sở bản phân tích và mô tả công việc, phương hướng và mục tiêu, nhu cầu nhân lực và kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực của các đơn vị,phòng TCCBtổng hợp vàtiến hành kiểm tra giám sát thực tế về tình hình nhân lực, xét duyệt đề xuất và trình duyệt với Ban Giám đạo Sở. Ban giám đốc phê duyệt Phòng tổ chức cán bộ kiểm tra và giám sát Kế hoạch nguồn nhân lực tại các đơn vị thuộc, trực thuộc 57 Bước 3: Ban giám đốc Sở phê duyệt Sau khi xem xét đề xuất của phòng TCCB, Ban Giám đốc Sở sẽ họp và phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của phòng tổ chức cán bộ. Như vậy có thể thấy, công tác xác định nhu cầu lao động tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn được thực hiện khá khoa học. Quy trình xác định nhu cầu lao động được thực hiện khá bài bản và rà soát kỹ qua từng công đoạn. Điều này cũng phù hợp với chủ trương và đường lối của Nhà nước trong việc tuyển chọn thêm cán bộ công chức mới và tinh giản biên chế đối với những vị trí thừa, không cần thiết. Tại Sở NN&PTNTLạng Sơn công tác kế hoạch nguồn nhân lực được đánh giá thông qua khảo sát bằng phiếu điều tra đối với CBCC tại Sở theo số liệu trong Bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3:Đánh giá về công tác KHNL tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn Nhóm Mã hóa Câu hỏi Điểm TB Xác định nhu cầu nhân lực XDNC 1 Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực được thực hiện tốt 3,5 XDNC 2 Quyết định tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Sở là phù hợp 4,0 XDNC 3 Hoạch định nhân sự ngắn hạn có hiệu quả 4,2 XDNC 4 Kế hoạch sử dụng nhân sự được triển khai vào các thời điểm hợp lý 4,0 (Nguồn: Số liệu điều tra thu thập của tác giả) Qua Bảng 2.3 cho thấy công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại Sở tương đối tốt bởi lẽ các chỉ tiêu đánh giá đều đạt điểm trung bình cao, cụ thể: + Công tác dự báo nguồn nhân lực được đánh giá ở mức trung bình khá. Thực tế tại Sở NN&PTNT Lạng Sơn, công tác dự báo nguồn nhân lực mới chỉ dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn, chưa xây dựng kế hoạch dài hạn. + Quyết định tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Sở được đánh giá là tương đối phù hợp (điểm trung bình 4,0). Tại Sở NN&PTNT, hàng kỳ (quý, năm)Ban lãnh đạo 58 Sở sẽ dựa vào khối lượng công việc phát sinh và dự kiến phải làm trong thời gian tới để bố trí số lượng cán bộ công tác thật hợp lý và ra các quyết định tăng giảm nhân sự sao cho phù hợp với chỉ tiêu được giao. + Công tác hoạch định nhân sự ngắn hạn hiệu quả khá cao (điểm trung bình 4,2). Công tác này là rất cần thiết đối với một tổ chức nhà nước và càng cần thiết với Sở NN&PTNT Lạng Sơn nói riêng. Sở NN&PTNT Lạng Sơnchịu trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, liên quan đến đại đa số dân cư và là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng nên công tác hoạch định nhân sự cần phải có hiệu quả để đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng thời điểm nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Sở. + Theo kết quả đánh giá có thể thấy kế hoạch sử dụng nhân sự tại Sở được triển khai vào các thời điểm tương đối hợp lý (điểm trung bình 4,0). Thực tế cho thấy, tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào tình hình xã hội mà Sở sẽ bố trí, sử dụng nhận sự vào từng công việc một cách hợp lý nhất để hiệu quả công việc được hoàn thành ở mức cao nhất. 2.3.2 Thực trạng về phân tích công việc Do đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước nên Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơncó các điểm riêng biệt trong công tác phân tích công việc khác với các khối cơ quan, tổ chức ngoài nhà nước. Phân tích công việc tại Sở NN&PTNTLạng Sơnđã được thực hiện thông qua việc xác định các vị trí việc làm theo đề án vị trí việc làm. Theo đó, các vị trí như lãnh đạo Sở, các Trưởng, phó phòng, Chi cục được thực hiện theo các quy định của nhà nước (thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNN&PTNT-BNV giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở NN&PTNT thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 15/2015/TT-BNN&PTNT về chức năng nhiệm vụ của các chi cục thuộc Sở NN&PTNT). Các vị trí việc làm khác dophòng Tổ chức cán bộ Sở NN&PTNT căn cứ vào các quy định của nhà nước để xác định. Công cụ để thực hiện mô tả các vị trí việc làm là bảng mô tả công việc. Dưới đây là bảng mô tả công việc của một số vị trí việc làm tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn: 59 Bảng 2.4Bảng tóm tắt mô tả công việc của một số vị trí việc làm tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn Vị trí việc làm Mô tả công việc của vị trí việc làm Giám đốc Sở Lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành, chỉ đạo công tác tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp và PTNT, Quản lý đơn vị và trực tiếp phụ trách:Công tác kế hoạch tài chính, quy hoạch, hợp tác quốc tế,công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng và xây dựng cơ bản, chương trình xây dựng nông thôn mới, tham gia các công việc do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phân công. Phó giám đốc sở phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp Thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lâm nghiệp, phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện thẩm quyền được giao, phụ trách trực tiếp công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, tham gia các công việc do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phân công. Phó giám đốc sở phụ trách lĩnh vực chăn nuôi, thú y, trồng trọt và BVTV Thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lâm n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_nguon_nhan_luc3_tai_so.pdf
Tài liệu liên quan