Luận văn Tăng cường công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học Kinh Tế . iii

Danh mục những chữ viết tắt .iv

Danh mục sơ đồ.v

Danh mục các bảng biểu .vi

Mục lục.vii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU THUẾ.5

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC.5

1.1.1. Khái niệm về thuế .5

1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế.6

1.1.2.1. Bản chất của Thuế.6

1.1.2.2. Chức năng của thuế.7

1.1.3. Hệ thống thuế và phân loại thuế.9

1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thuế .9

1.1.3.2 Phân loại thuế.9

1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.12

1.1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.12

1.1.4.2. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội .12

1.1.4.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất,

kinh doanh.13

1.1.4.4. Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.13

1.2. QUẢN LÝ THUẾ .14

1.2.1. Khái niệm .14

1.2.2. Nội dung quản lý thuế .14

1.2.2.1. Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế.15

1.2.2.2. Miễn thuế, giảm thuế.17

1.2.2.3.Hoàn thuế .17

1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra thuế .18

1.2.2.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế .19

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế .19

1.2.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế .19

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế.19

1.2.3.3. Công tác tin học .20

1.2.3.4. Công tác tuyên truyền chính sách thuế .20

1.2.3.5. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng.21

1.2.4. Một số lý luận cơ bản về bộ máy quản lý thuế .21

1.2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế.21

1.2.4.2. Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp .22

1.2.5. Doanh nghiệp và nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ

Ngân sách Nhà nước .24

1.2.5.1. Khái niệm .24

1.2.5.2. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước.24

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ NƯỚC

TA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ .25

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thuế .25

1.3.1.1. Anh.25

1.3.1.2. Nhật Bản.26

1.3.1.3. Hàn Quốc .27

1.3.2. Công tác quản lý thuế ở nước ta.28

1.3.2.1. Những thành tựu đạt được.28

1.3.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý thuế.32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾTỈNH QUẢNG TRỊ .34

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .34

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị .34

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.35

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .35

2.1.2.2. Những kết quả nổi bật trong năm 2010 của tỉnh Quảng Trị .36

2.2. KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ.37

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuế tỉnh Quảng Trị .37

2.2.1.1. Cơ cấu bộ máy.37

2.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.37

2.2.2. Tình hình phân bố cán bộ công chức (CBCC) Cục thuế Quảng Trị.40

2.2.2.1. Phân theo trình độ chuyên môn.40

2.2.2.2. Phân theo chức năng .41

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ

TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2008-2010.41

2.3.1. Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN .41

2.3.2. Công tác quản lý người nộp thuế, đăng ký, kê khai thuế.45

2.3.2.1.Tình hình quản lý người nộp thuế, đăng ký thuế .46

2.3.2.2.Tình hình doanh nghiệp kê khai thuế.47

2.3.3. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế.47

2.3.3.1. Công tác quản lý thu nộp thuế .47

2.3.3.2. Công tác quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế.49

2.3.4. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế .52

2.3.4.1. Kết quả kiểm tra hồ sơ kê khai tại trụ sở cơ quan thuế.52

2.3.4.2. Kết quả kiểm tra chấp hành pháp luật thuế.53

2.3.4.3. Kết quả kiểm tra trước hoàn thuế.54

2.3.4.4. Kết quả kiểm tra sau hoàn thuế .54

2.3.5. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .55

2.3.6. Tin học hoá công tác quản lý thu thuế .57

2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CBCC THUẾ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG

TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ QUẢNG TRỊ.58

2.4.1. Đánh giá của CBCC thuế về công tác quản lý thuế tại Cục thuế

tỉnh Quảng Trị .58

2.4.1.1. Mô tả thông tin chung về phiếu điều tra cán bộ.58

2.4.1.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha.61

2.4.1.3. Đánh giá của cán bộ thuế về công tác quản lý thuế hiện nay ở Cục thuế tỉnh

Quảng Trị .62

2.4.1.4. Phân tích, đánh giá mức độ đồng ý giữa cán bộ có trình độ trung cấp, cao

đẳng và cán bộ có trình độ đại học về các nội dung điều tra .71

2.4.2. Đánh giá của các doanh nghiệp về công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh

Quảng Trị .74

2.4.2.1. Mô tả thông tin chung về phiếu điều tra doanh nghiệp.74

2.4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha.75

2.4.2.3. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quản lý thuế hiện nay ở Cục thuế

tỉnh Quảng Trị .76

2.4.2.4. Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá mức độ đồng ý giữa các doanh nghiệp

khác nhau về các nội dung điều tra .82

2.5. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ .85

2.5.1. Công tác quản lý kê khai, đăng ký thuế .85

2.5.2. Công tác quản lý thu và quản lý nợ thuế.86

2.5.3. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế .88

2.5.4. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT .88

2.5.5. Các công tác khác.89

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI VP CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ.91

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU THUẾ .91

3.1.1. Phương hướng chung .91

3.1.2. Mục tiêu .91

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát .91

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.91

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ .92

3.2.1. Đẩy mạnh công tác quản lý NNT, quản lý đăng ký, kê khai thuế .93

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý thu và quản lý nợ thuế .94

3.2.2.1. Công tác quản lý thu nộp thuế .94

3.2.2.2. Công tác quản lý nợ và CCNT.94

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế.95

3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.97

3.2.5. Hiện đại hóa, tin học hóa quản lý thuế, nâng cao chất lượng nguồn lực .98

3.2.6. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho các người nộp thuế .100

3.3. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .102

3.3.1. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng nhân dân và UBND địa phương;

có quy chế phối hợp giữa các ngành .102

3.3.1.1 Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của UBND Tỉnh .102

3.3.1.2. Cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành.102

3.3.2. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục thuế; phối hợp chặt chẽ với Sở

KHĐT, Kho bạc NN, Cục Hải quan .103

3.3.3. Đổi mới nhận thức về song trùng lãnh đạo giữa ngành thuế với chính quyền

địa phương các cấp.104

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.104

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .106

1. KẾT LUẬN.106

2. KIẾN NGHỊ .108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.111

PHỤ LỤC

pdf166 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ean Std Dev Correlation Item Cronbatch Alpha Kê khai theo phần mềm tin học HTKK và mã vạch hai chiều 3,64 0,5029 0,4428 0,8114 Thời gian nộp tờ khai thuế 3,94 0,4454 0,4020 0,8137 Quy định xử phạt nộp chậm tờ khai thuế 4,02 0,3755 0,3568 0,8160 DN thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế 3,29 0,6403 0,5523 0,8043 Điều chỉnh tiền thuế nộp thừa, thiếu 3,41 0,6681 0,5256 0,8057 Việc tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN 3,75 0,4794 0,3941 0,8138 Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN 3,48 0,5021 0,3716 0,8146 Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền 3,93 0,4976 0,3400 0,8161 Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ tuyên truyền 3,54 0,5207 0,3227 0,8169 Thông tin từ website ngành thuế hữu ích 3,34 0,6231 0,3659 0,8152 Nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN 4,02 0,5682 0,3970 0,8133 DN thường nộp chậm tiền thuế so với quy định 3,44 0,6084 0,3103 0,8181 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Các biến phân tích Mean Std Dev Correlation Item Cronbatch Alpha Việc xử phạt nộp chậm tiền thuế 3,92 0,5257 0,4307 0,8118 Thực hiện các biện pháp quản lý nợ & CCNT 3,72 0,4940 0,3508 0,8156 Sự phối hợp giữa Bộ phận quản lý nợ & CCNT với các bộ phận liên quan 3,20 0,7654 0,4911 0,8081 Thời gian và cơ cấu nhân sự các cuộc kiểm tra 3,77 0,4462 0,4061 0,8135 DN phản ứng không tích cực đối với các cuộc kiểm tra 2,83 0,7255 0,3661 0,8162 Nội dung kiểm tra của cơ quan thuế 3,90 0,5412 0,3434 0,8160 Kỹ năng, thái độ của cán bộ kiểm tra thuế có ảnh hưởng đến chất lượng của việc kiểm tra 3,95 0,6416 0,3120 0,8184 DN nhất trí với việc xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,80 0,5125 0,3939 0,8136 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ 0,8213 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 2.4.1.3. Đánh giá của cán bộ thuế về công tác quản lý thuế hiện nay ở Cục thuế tỉnh Quảng Trị Luận văn đã sử dụng phiếu điều tra CBCC thuế để đánh giá về mức độ đồng ý của CBCC thuế đối với công tác đăng ký, kê khai và kế toán thuế; công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; công tác thu thuế và quản lý nợ thuế; công tác kiểm tra thuế tại DN. Có 20 câu hỏi cho CBCC ngành thuế nhằm biết được sự đánh giá của các nhóm được điều tra về các nội dung trên. Người được điều tra thu thập thông tin có thể lựa chọn một trong năm phương án mà mình cho rằng đúng nhất: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi sử dụng thang chia độ Likert 5 điểm, trong đó 1 điểm cho ý kiến đánh giá Hoàn toàn không đồng ý đối với vấn đề được thăm dò và 5 điểm cho ý kiến Hoàn toàn đồng ý. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Để làm rõ hơn đánh giá của các CBCC thuế về công tác quản lý thu thuế, tác giả sử dụng kiểm định One Sample T-test đối với giả thiết cho rằng các CBCC đồng ý với các nhận định được đưa ra. Chú thích: * Thang điểm Likert: M1: Hoàn toàn không đồng ý đến M5: Hoàn toàn đồng ý * Giả thiết cần kiểm định: Ho: μ = 4 ( giá trị kiểm định) H1 : μ ≠ 4 ( giá trị kiểm định) * Mức ý nghĩa: α = 5% Nếu Sig. ≥ 0,05: Giả thiết Ho được chấp nhận Nếu Sig. < 0,05: Giả thiết Ho chưa có cơ sở để chấp nhận a. Đánh giá của các cán bộ thuế về công tác kê khai, kế toán thuế Bảng 2.17: Kết quả kiểm định sự đồng ý về công tác kê khai, kế toán thuế Biến phân tích Mức đánh giá (%) GTTB GTKĐ Sig. (2 phía)M1 M2 M3 M4 M5 Kê khai theo phần mềm tin học HTKK và mã vạch 2 chiều 0 0 37 62 1 3,64 4 0,000 Quy định thời gian nộp tờ khai thuế đối với doanh nghiệp 0 0 13 80 7 3,94 4 0,181 Quy định xử phạt đối với việc nộp chậm tờ khai thuế 0 0 6 86 8 4,02 4 0,596 DN thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế 0 8 57 33 2 3,29 4 0,000 Điều chỉnh tiền thuế mà DN nộp thừa, thiếu đã kịp thời 0 6 51 39 4 3,41 4 0,000 Nguồn : Xử lý số liệu điều tra năm 2011 Qua bảng 2.17 cho thấy các cán bộ thuế đánh giá tương đối tốt đối với công tác kê khai, kế toán thuế với GTTB cao nhất là 4,02 đối với vấn đề “Quy định xử phạt đối với việc nộp chậm tờ khai thuế” và “DN thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế” có GTTB = 3,29 nhưng GTTB đạt tương đối cao. - “Quy định thời gian nộp tờ khai thuế đối với doanh nghiệp” có sig.= 0,181; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 “Quy định xử phạt đối với việc nộp chậm tờ khai thuế” có sig. = 0,596 đều lớn hơn 0,05 cho thấy các CBCC đều đồng ý với các quy định trên. - Các biến: “Kê khai theo phần mềm tin học HTKK và mã vạch hai chiều”; “DN thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế”; “Điều chỉnh tiền thuế mà doanh nghiệp nộp thừa, thiếu đã kịp thời” có sig. = 0,000 cho thấy các cán bộ thuế đều đánh giá chưa hài lòng về các vấn đề trên. - Thật vậy, mặc dù “Kê khai theo phần mềm tin học HTKK và mã vạch 2 chiều” là hữu ích và thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kê khai thuế nhưng việc việc kê khai theo phần mềm này vẫn còn nhiều bất cập, gây lúng túng cho doanh nghiệp trong việc kê khai thuế nên các CBCC thuế đánh giá chưa cao vấn đề này. - Nhận định “Doanh nghiệp thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế” vẫn chưa nhận được sự đánh giá cao của các CBCC thuế, chỉ có 33% ý kiến là Đồng ý, còn 57% ý kiến đánh giá là Bình thường. Hiện nay việc chấp hành kê khai thuế của các doanh nghiệp là tương đối tốt, phần lớn các DN kê khai đúng với doanh thu thực tế, chỉ có một số ít các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và vận tải kê khai doanh thu và giá bán thấp hơn so với thực tế. - “Điều chỉnh tiền thuế mà doanh nghiệp nộp thừa, thiếu đã kịp thời”: có 6% ý kiến là Không đồng ý; 51% ý kiến Bình thường; 39% ý kiến là Đồng ý; 4% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Cho thấy việc điều chỉnh tiền thuế nộp thừa, thiếu chưa được kịp thời và đạt kết quả cao, vẫn nhận được sự phàn nàn và phản ứng của doanh nghiệp. Nhằm phân tích xem có sự khác biệt trong việc đánh giá của các CBCC thuế công tác tại các bộ phận khác nhau về vấn đề kê khai, kế toán thuế, chúng ta dùng kiểm định Kruskall-Wallis. * Giả thiết cần kiểm định: Ho: Không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa các bộ phận công tác H1: Có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa các bộ phận công tác * Mức ý nghĩa: α = 5% Nếu Sig. ≥ 0,05: Giả thiết Ho được chấp nhận Nếu Sig. < 0,05: Giả thiết Ho chưa có cơ sở để chấp nhận ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định sự khác nhau của các ý kiến về công tác kê khai, kế toán thuế Biến phân tích Kê khai theo phần mềm tin học HTKK và mã vạch 2 chiều Quy định thời gian nộp tờ khai thuế Quy định xử phạt đối với việc nộp chậm tờ khai thuế DN thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế Điều chỉnh tiền thuế nộp thừa, thiếu Chi-Square 4,121 9,980 3,358 2,845 9,058 Asymp. Sig. 0,390 0,041 0,500 0,584 0,060 Nguồn : Xử lý số liệu điều tra năm 2011 Hầu hết các biến đều có giá trị Sig. > 0,05 nên kết luận rằng không có sự khác biệt về ý kiến đánh giá của các CBCC công tác ở các bộ phận khác nhau. Chỉ có biến “ thời gian nộp tờ khai” có sig = 0,041 < 0,05 nên có sự khác biệt trong việc đánh giá của các CBCC công tác ở các bộ phận khác nhau về vấn đề này. Kết hợp với bảng kết quả xếp loại Mean Rank (phụ lục .....) cho thấy các CB công tác ở bộ phận Kiểm tra thuế; Kê khai & KTT, Quản lý nợ & CCNT đều có mức đồng ý cao còn các CB công tác ở bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT và Bộ phận khác đánh giá chưa cao về các nhận định trên. b. Đánh giá của các cán bộ thuế về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT Bảng 2.19: Kết quả kiểm định sự đồng ý về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT Biến phân tích Mức đánh giá (%) GTTB GTKĐ Sig.(2 phía)M1 M2 M3 M4 M5 Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN 0 1 24 74 1 3,75 4 0,000 Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN 0 0 52 48 0 3,48 4 0,000 Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền 0 0 16 75 9 3,93 4 0,163 Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ TT 0 0 47 52 1 3,64 4 0,000 Thông tin từ website ngành thuế hữu ích 0 6 56 36 2 3,34 4 0,000 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 Hầu hết các biến đều có giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05 nên chưa có cơ sở để khẳng định các CBCC đều đồng ý đối với các đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Riêng biến “Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền” có Sig.= 0,163 > 0,05 cho thấy các CBCC đều đồng ý, hài lòng với tinh thần, thái độ phục vụ của CB tuyên truyền. Tuy nhiên GTTB của các biến tương đối cao chứng tỏ các CBCC phần nào hài lòng về công tác này, đặc biệt là về“Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN” và “Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền”. - “Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN”: với GTTB đạt 3,75, có 24% ý kiến Bình thường; 74% ý kiến là Đồng ý; 1% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Qua đó cho thấy việc tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp được Cục thuế tổ chức tốt và đạt hiệu quả trong việc phổ biến các chính sách, pháp luật về thuế đến với DN. - “Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền”: có 16% ý kiến Bình thường; 75% ý kiến là Đồng ý; 9% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý, cho thấy tinh thần và thái độ phục vụ của CBTT đã được đánh giá cao, đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành Thuế, là bộ phận tiếp xúc ban đầu và trực tiếp với các DN trong việc giải thích, xử lý các vướng mắc của DN đồng thời tuyên truyền đưa chính sách, pháp luật thuế đến với DN giúp DN hiểu rõ và thực hiện tốt hơn nghĩa vụ đối với NSNN. - “Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của DN”: có 52% ý kiến Bình thường; 48% ý kiến là Đồng ý, cho thấy việc trang bị các phương tiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vẫn chưa đạt kết quả cao. - “Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ tuyên truyền”: có GTTB = 3,64 tương đối cao, có 47% ý kiến Bình thường; 52% ý kiến là Đồng ý; 1% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Cục thuế cần chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp để nâng cao hơn nữa kỹ năng giải quyết công việc của các cán bộ đặc biệt là cán bộ ở bộ phận “một cửa”. - “Thông tin từ website ngành thuế hữu ích”: có 6% ý kiến là Không đồng ý; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 56% ý kiến Bình thường; 36% ý kiến là Đồng ý; 2% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý, cho thấy ngành Thuế cần phải đầu tư hơn nữa về cả nội dung và hình thức đối với trang web của ngành nhằm tạo được sự thu hút đối với các DN và cá nhân giúp họ hiểu biết rõ hơn và chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế. Dùng kiểm định Kruskall-Wallis để phân tích sự khác biệt trong việc đánh giá của các CBCC thuế tại các bộ phận khác nhau về công tác Tuyên truyền, hỗ trợ NNT. * Giả thiết cần kiểm định: Ho: Không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa các bộ phận công tác H1: Có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa các bộ phận công tác * Mức ý nghĩa: α = 5% Nếu Sig. ≥ 0,05: Giả thiết Ho được chấp nhận Nếu Sig. < 0,05: Giả thiết Ho chưa có cơ sở để chấp nhận Bảng 2.20: Kết quả kiểm định sự khác nhau của các ý kiến về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT Các biến phân tích Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ TT Thông tin hữu ích từ website ngành thuế Chi-Square 8,950 8,551 11,997 15,349 5,122 Asymp. Sig. 0,062 0,073 0,017 0,004 0,275 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2011 - Các biến “Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN”; “Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN”; “Thông tin hữu ích từ website ngành thuế” có Sig. >0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của CBCC thuế công tác tại các bộ phận khác nhau. - Các biến “Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền”, “Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ TT” có Sig. < 0,05 chứng tỏ có sự khác biệt trong việc đánh giá của các CBCC thuế công tác tại các bộp phận khác nhau. Cụ thể, CB công tác ở bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã đánh giá cao hơn về 2 biến trên so với các CB công tác ở các bộ phận khác (cụ thể ở Mean Rank- phần phụ lục). ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 68 c. Đánh giá của các cán bộ thuế về công tác thu thuế và quản lý nợ thuế Theo số liệu điều tra ở Bảng 2.21 cho ta thấy ý kiến Hoàn toàn không đồng ý về công tác thu thuế và quản lý nợ thuế chiếm tỉ lệ 0% và 0% cho ý kiến Không đồng ý đánh giá về Việc nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN là thuận lợi với DN; Việc thực hiện các biện pháp quản lý nợ & CCNT đối với các DN nợ thuế. - Các biến “Nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN là thuận lợi với DN”, “Xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế” đều có Sig. > 0,05 cho thấy các CBCC thuế đều đồng ý với các đánh giá về 2 ý kiến trên. Bảng 2.21: Kết quả kiểm định sự đồng ý về công tác thu thuế và quản lý nợ thuế Biến phân tích Mức đánh giá (%) GTTB GTKĐ Sig. (2 phía)M1 M2 M3 M4 M5 Nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN 0 0 15 68 17 4,02 4 0,726 DN thường nộp chậm tiền thuế so với quy định 0 5 47 47 1 3,44 4 0,000 Xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế 0 1 15 75 9 3,92 4 0,131 Thực hiện các biện pháp quản lý nợ & CCNT 0 0 30 68 2 3,72 4 0,000 Sự phối hợp giữa Bộ phận quản lý nợ & CCNT với các bộ phận liên quan 0 16 53 26 5 3,20 4 0,000 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2011 - “ Nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN là thuận lợi với DN”: có 15% ý kiến Bình thường; 68% ý kiến là Đồng ý; 17% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Việc nộp thuế qua các ngân hàng, KBNN đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - “Xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế”: có GTTB = 3,92 cho thấy đánh giá việc xử phạt nộp chậm tiền thuế đối với các doanh nghiệp chậm nộp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 tiền thuế là hợp lý. Theo quy định thì DN sẽ bị xử phạt 0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp vào NSNN so với thời hạn nộp thuế. Việc xử phạt nộp chậm được thực hiện nghiêm túc và theo quy định sẽ giúp cho DN nhận thức đúng về pháp luật thuế. DN sẽ tự tính tiền phạt nộp chậm và nộp vào NSNN, tuy nhiên tại thời điểm mà lãi suất ngân hàng cao hơn so với tiền phạt chậm nộp thì DN sẽ không chấp hành nghiêm và sẽ chây ỳ trong việc thực hiện nộp tiền thuế và chấp nhận nộp tiền phạt. - Riêng các biến “DN thường nộp chậm tiền thuế so với quy định”; “Thực hiện các biện pháp quản lý nợ & CCNT”; “Sự phối hợp giữa Bộ phận quản lý nợ & CCNT với các bộ phận liên quan” có sig. < 0,05 nên chưa có cơ sở để khẳng định các CBCC đều đồng ý đối với các đánh giá trên. - “DN thường nộp chậm tiền thuế so với thời hạn nộp thuế”: có 5% ý kiến là Không đồng ý; 47% ý kiến Bình thường; 47% ý kiến là Đồng ý; 1% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Một số DN vẫn còn chây ỳ trong việc nộp tiền thuế theo đúng quy định, còn phải chờ điện thoại nhắc nhở của các CB thuế và thông báo nộp thuế của cơ quan thuế mới nộp tiền thuế vào NSNN. Cho thấy việc chấp hành nộp thuế của doanh nghiệp vẫn chưa cao. - “Thực hiện các biện pháp quản lý nợ & CCNT đối với các DN nợ thuế”: có 30% ý kiến Bình thường; 68% ý kiến là Đồng ý; 2% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Việc thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là thực sự cần thiết và cần được áp dụng triệt để, tích cực hơn nhất là đối với các DN dây dưa chậm nộp tiền thuế. Thực hiện hiệu quả các biện pháp này sẽ góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu, kế hoạch thu nộp thuế theo đúng yêu cầu đề ra. - “Sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ phận quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế với các bộ phận liên quan”: có 16% ý kiến là Không đồng ý; 53% ý kiến Bình thường; 26% ý kiến là Đồng ý; 5% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý, vẫn chưa có sự phối hợp cao giữa các phòng trong cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế và nợ thuế. d. Đánh giá của các cán bộ thuế về công tác kiểm tra thuế Hầu hết các ý kiến Hoàn toàn không đồng ý về công tác kiểm tra thuế thuế chiếm tỉ lệ 0% và 0% cho ý kiến Không đồng ý đánh giá về “Thời gian và cơ cấu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 nhân sự các cuộc kiểm tra”; “Nội dung các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế”. - Các biến “Nội dung các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế”, “Kỹ năng của CB kiểm tra thuế ảnh hưởng đến chất lượng của việc kiểm tra” đều có Sig. > 0,05 cho thấy các CBCC thuế đều đồng ý với các đánh giá về các ý kiến trên. Bảng 2.22: Kết quả kiểm định sự đồng ý về công tác kiểm tra thuế Biến phân tích Mức đánh giá (%) GTTB GTKĐ Sig. (2 phía)M1 M2 M3 M4 M5 Thời gian và cơ cấu nhân sự các cuộc kiểm tra 0 0 24 75 1 3,77 4 0,022 DN phản ứng không tích cực đối với các cuộc kiểm tra 1 33 48 18 0 2,83 4 0,000 Nội dung các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế 0 0 20 70 10 3,90 4 0,068 Kỹ năng, thái độ của CB kiểm tra thuế ảnh hưởng đến chất lượng của việc kiểm tra 0 1 20 62 17 3,95 4 0,438 DN nhất trí với việc xử lý vi phạm các quy định về thuế 0 1 22 73 4 3,80 4 0,000 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2011 - “Thời gian và cơ cấu nhân sự các cuộc kiểm tra”: 24% ý kiến Bình thường; 75% ý kiến là Đồng ý; 1% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Qua đó cho thấy thời gian và cơ cấu nhân sự các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế tại doanh nghiệp là hợp lý. - “Doanh nghiệp phản ứng không tích cực đối với các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế”: có 1% ý kiến là Hoàn toàn không đồng ý; 33% ý kiến là Không đồng ý; 48% ý kiến Bình thường; 18% ý kiến là Đồng ý, cho thấy việc kiểm tra của cơ quan thuế không gây ảnh lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên doanh nghiệp chấp nhận việc kiểm tra của cơ quan thuế. - “Nội dung các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế”: có 20% ý kiến Bình thường; 70% ý kiến là Đồng ý; 10% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý, cho thấy nội dung của các cuộc kiểm tra tại doanh nghiệp là đúng theo quy định và hợp lý. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 - “Kỹ năng, thái độ của cán bộ kiểm tra thuế ảnh hưởng đến việc kiểm tra”: có 1% ý kiến là Không đồng ý; 20% ý kiến Bình thường; 62% ý kiến là Đồng ý; 17% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Kỹ năng của các cán bộ thuế gồm có kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ kế toán, khả năng phân tích báo cáo tài chính... ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của các cuộc kiểm tra. - “Doanh nghiệp nhất trí với việc xử lý vi phạm các quy định về thuế của cán bộ kiểm tra thuế: có 1% ý kiến là Không đồng ý; 22% ý kiến Bình thường; 73% ý kiến là Đồng ý; 4% ý kiến là Hoàn toàn đồng ý. Các cán bộ thuế đã áp dụng đúng các quy định về chính sách và pháp luật của nhà nước trong việc xử lý các vi phạm về thuế của các doanh nghiệp. Các vi phạm chủ yếu gồm: sử dụng hoá đơn chứng từ không hợp lệ, không đầy đủ, kê khai doanh thu chậm so với thời điểm phát sinh doanh thu phải và khai thiếu thuế dẫn đến nộp chậm tiền thuế theo thời hạn quy định của pháp luật... 2.4.1.4. Phân tích, đánh giá mức độ đồng ý giữa cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng và cán bộ có trình độ đại học về các nội dung điều tra Để so sánh ý kiến đánh giá về mức độ đồng ý giữa hai đối tượng trên, tác giả sử dụng kiểm định Independent Sample Test của phần mềm SPSS 11.5. Việc thu thập ý kiến từ hai nhóm đối tượng cán bộ tạo điều kiện cho luận văn thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng để biết được một cách chắc chắn rằng sự đánh giá nhận xét của hai nhóm điều tra về một vấn đề là giống nhau hay có sự khác biệt. Cách kiểm định: Đưa ra cặp giả thiết H0 : Điểm đánh giá trung bình của hai nhóm bằng nhau H1 : Điểm đánh giá trung bình của hai nhóm khác nhau Kết luận : Nếu giá trị Sig.(2-tailed) < α = 0,05 thì bác bỏ H0 (chấp nhận H1) có nghĩa là hai giá trị trung bình khác nhau. Nếu giá trị Sig.(2-tailed) > α = 0,05 chưa có cơ sở bác bỏ H0 (chấp nhận H0) có nghĩa là hai giá trị trung bình bằng nhau. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 Bảng 2.23: Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá của CB thuế về các biến điều tra Nội dung kiểm định (Independent Sample Test) Mean t df Sig. (2-tailed) Kê khai theo phần mềm tin học HTKK và kê khai mã vạch hai chiều TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,94 3,58 2,876 100 0,009 Quy định thời gian nộp tờ khai thuế đối với DN TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 4,00 3,93 0,586 100 0,559 Quy định xử phạt đối với việc nộp chậm tờ khai thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 4,06 4,01 0,492 100 0,624 DN thường kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,25 3,29 -0,271 100 0,787 Điều chỉnh tiền thuế DN nộp thừa, thiếu đã kịp thời TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,44 3,40 0,179 100 0,858 Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,94 3,71 2,680 100 0,010 Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của DN TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,31 3,51 -1,515 100 0,144 Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CB tuyên truyền TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 4,00 3,92 0,612 100 0,542 Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ tuyên truyền TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,69 3,51 1,323 100 0,199 Thông tin từ website ngành thuế hữu ích TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,38 3,33 0,244 100 0,808 Nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN là thuận lợi với DN TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 4,06 4,01 0,325 100 0,746 DN thường nộp chậm tiền thuế so với thời hạn nộp thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,56 3,42 0,878 100 0,382 Xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 4,00 3,90 0,662 100 0,509 ĐA ̣I H ỌC KI N TÊ ́ HU Ế 73 Thực hiện các biện pháp quản lý nợ & CCNT đối với các DN nợ thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,75 3,71 0,264 100 0,792 Sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ phận quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế với các bộ phận liên quan TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,19 3,20 -,071 100 0,944 Thời gian và cơ cấu nhân sự các cuộc kiểm tra TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,81 3,76 0,414 100 0,680 DN phản ứng không tích cực đối với các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 2,94 2,81 0,774 100 0,446 Nội dung các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,63 3,95 -2,263 100 0,026 Kỹ năng, thái độ của cán bộ kiểm tra thuế ảnh hưởng đến việc kiểm tra TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 4,13 3,92 1,193 100 0,236 DN nhất trí với việc xử lý vi phạm các quy định về thuế của CB kiểm tra thuế TĐ TC,CĐ TĐ ĐH 3,63 3,83 -1,500 100 0,137 Nguồn : Xử lý số liệu điều tra năm 2011 Số liệu ở bảng 2.23 cho thấy các nội dung về các biến điều tra mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch song giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa không có sự khác biệt về ý kiến đánh giá hầu hết các nội dung được điều tra về: công tác kê khai, kế toán thuế; công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; công tác thu thuế và quản lý nợ thuế; công tác kiểm tra thuế của CBCC thuế có trình độ đại học và trình độ trung cấp, cao đẳng là như nhau. Bên cạnh đó các biến điều tra: “kê khai theo phần mềm tin học HTKK và kê khai mã vạch hai chiều”; “tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN”; “nội dung các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế” của CBCC Cục thuế tỉnh có sự chênh lệch về trị số trung bình Mean và giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05; điều đó có nghĩa đã có sự khác biệt về ý kiến đánh giá các nội dung được điều tra. Cho thấy đã có sự khác biệt giữa số CBCC có trình độ Đại học (ĐH) và trung cấp, cao đẳng (TC, CĐ). Qua đó, chúng ta thấy rõ số cán bộ có trình độ TC, CĐ thực sự không linh động trong suy nghĩ và xử lý công việc còn cứng nhắc, rập khuôn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 2.4.2. Đánh giá của các doanh nghiệp về công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị 2.4.2.1. Mô tả thông tin chung về phiếu điều tra doanh nghiệp Với 100 doanh nghiệp mà Cục thuế tỉnh Quảng Trị đang quản lý được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên và điều tra khảo sát nhằm nắm bắt được những vướng mắc, khó khăn của Doanh nghiệp khi thực hiện Luật quản lý thuế và công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị. Kết quả điều tra cụ thể như sau: Bảng 2.24: Đặc điểm nghiên cứu của mẫu điều tra doanh nghiệp Đặc điểm mẫu Tiêu chí Số lượng Phần trăm Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước 16 16 Công ty cổ phần 35 35 Công ty TNHH 49 49 Ngành nghề kinh doanh Sản xuất 11 11 Dịch vụ 9 9 Xây dựng 43 43 Thương mại 35 35 Vận tải, khác 2 2 Quy mô vốn doanh nghiệp Từ 2 đến 5 tỷ đồng 64 64 Trên 5 đến 8 tỷ đồng 10 10 Trên 8 tỷ đồng 26 26 Tổng cộng 100 100% Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 * Loại hình doanh nghiệp Qua mô tả Bảng 2.24 cho ta thấy số lượng loại hình Công ty TNHH 49 (trong 100 mẫu quan sát) chiếm đến 49%, điều này chứng tỏ loại hình Cty TNHH đang rất phát triển tại địa bàn tỉnh Quảng Trị; tiếp đến là loại hình Công ty cổ phần là 35 (100 mẫu quan sát), chiếm 35%, loại hình doanh nghiệp này cũng đang được nhân rộng ở tỉnh nhà và doanh nghiệp nhà nước là 16 chiếm 16% trong 100 mẫu quan sát. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 *Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Trong 100 mẫu điều tra về cơ cấu ngành nghề kinh doanh thì ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 43%; tiếp theo là ngành thương mại chiếm 35%; ngành sản xuất chiếm 11% còn lại là dịch vụ ( 9%) và vận tải, khác chiếm 2%. Cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với tình hình và đặc điểm của tỉnh Quảng Trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_cong_tac_quan_ly_thu_thue_tai_cuc_thue_tinh_quang_tri_5974_1912364.pdf
Tài liệu liên quan