Nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ yếu được sử dụng như một nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng trong những trường hợp cần thiết để tăng tính thanh khoản cho các khoản vay khác của ngân hàng, hoặc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặc dù có sự tăng trưởng về lượng qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng Sacombank. Năm 2005 nguồn vay từ Ngân hàng Nhà Nước chiếm 1.38% tổng nguồn, năm 2006 tỷ trọng này là 0.5% và năm 2007 là 1.35%.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, giải ngân nguồn vốn uỷ thác, đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế. Số dư huy động đến cuối năm 2007 đạt 1.003,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,8% tổng nguồn vốn huy động.
Nhìn chung, Sacombank có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động khá cao và sự chuyển dịch về cơ cấu huy động khá hợp lý, cho thấy công tác mở rộng mạng lưới, mở rộng địa bàn hoạt động đã bắt đầu phát huy tác dụng. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của Sacombank trong thời kỳ hội nhập toàn diện. Hoạt động cho vay:
Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế - xã hội, thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt; hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả. Nhờ vậy, hoạt động tín dụng của Sacombank có sự tăng trưởng khá ổn định.
Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng dư nợ cho vay quy ra VNĐ là 35,378 tỷ đồng, tăng 146% so với đầu năm và tăng hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng toàn ngành.
Về cơ cấu dư nợ cho vay: Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của Sacombank không ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng vay vốn. Qua đó nhằm phân tán rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển Sacombank là một ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại - tốt nhất Việt Nam.
Theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 61,4% và cho vay trung dài hạn 38,6%.
Tỷ lệ cho vay/ huy động cuối năm 2007 là 63,5% giảm 4% so với năm 2006. Đây là định hướng phát triển bền vững của Sacombank nhằm từng bước đa dạng danh mục sử dụng vốn và giảm dần sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo, nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 0,95%, trong đó tỷ lệ nợ xấu 0,72% và quỹ dự phòng rủi ro đến cuối năm 2007 đạt 81,4 tỷ đồng, tăng 77,4% so với năm trước. Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động.
Công cụ sử dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng cũng được tăng cường và hiện đại hoá. Hệ thống xếp hạng tín dụng sau thời gian vận hành thử nghiệm đã chính thức áp dụng cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Hệ thống này là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chuẩn hoá việc xếp loại, xếp hạng khách hàng, quản lý chất lượng tín dụng, dự báo rủi ro,....
Từ chỗ đơn thuần là huy động – cho vay, đến nay Ngân hàng đã đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình. Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thêm thu nhập, mà còn là hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của Ngân hàng.
Hoạt động đầu tư:
Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán phát triển sôi động và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên cạnh tăng nhanh vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế, Sacombank đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm sự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận. Tính đến cuối năm 2007, tổng số dư đầu tư và chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và góp vốn mua cổ phần đạt 4.350 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2006. Nhìn chung, hoạt động đầu tư đóng góp đáng kể vào kết quả chung của Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán và bảo lãnh:
+ Hoạt động thanh toán quốc tế: Khởi đầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1994 với những cái “không:” không kinh nghiệm, không ngân hàng đại lý, thương hiệu, uy tín chưa được biết đến; việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian là các ngân hàng bạn. Từng bước, từng bước, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, qua hơn 10 năm Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này. Ngân hàng đã đặt quan hệ với 1.173 đại lý của 72 Ngân hàng, và đến cuối năm Sacombank đã đặt quan hệ với 8.900 đại lý của 222 Ngân hàng tại 85 quốc gia trên thế giới.
Tổng doanh số thanh toán quốc tế (quy đổi USD) trong năm 2007 là: gần 2.301,46 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Hiện nay, Sacombank đã thiết lập mạng lưới hàng ngàn đại lý của hàng trăm ngân hàng tại hàng chục các quốc gia khắp 5 châu, tham gia Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), nâng cấp dịch vụ, rút ngắn thời gian thanh toán, nâng cao uy tín trong cộng đồng và ngân hàng. Những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2004, 2005, 2006,2007 Sacombank đã được các ngân hàng Citigroup, HSBC, Wachovia, Union Bank of California,... trao tặng bằng khen vì những thành tích trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
+ Hoạt động thanh toán nội địa: Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến việc xử lý chứng từ thanh toán, cũng như tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, chất lượng hoạt động thanh toán nội địa đã tăng lên đáng kể. Doanh số chuyển tiền đi trong và ngoài hệ thống tăng trưởng ổn định, năm 2007 đạt 160.505 tỷ đồng, tăng 70% so với năm trước.
+ Bảo lãnh: Doanh số bảo lãnh trong năm 2007 là 78 triệu USD và 982,3 tỷ đồng.
- Hoạt động thanh toán thẻ: Với tái cấu trúc mới, trung tâm thẻ trực thuộc khối dịch vụ cá nhân đã đi dần vào hoạt động ổn định và có nhiều tiến bộ so với các năm trước. Với sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ mới như thẻ Visa Debit, thẻ đồng thương hiệu VNPay, Sacom Metro, triển khai hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ Master, dịch vụ chuyển tiền qua máy ATM,.... Bước đầu hoạt động thanh toán thẻ của Sacombank đã tạo ra được sự chuyển biến đáng kể. Tổng số thẻ đã phát hành trong năm 2007 là 60.775 thẻ, tăng 40% so với năm trước. Nâng tổng số thẻ lưu hành đến cuối năm 2007 đạt 110.144 thẻ. Mạng lưới chấp nhận thẻ được tái bố trí, sắp xếp lại địa điểm và mở rộng thêm, đến cuối năm 2007 có 1.417 điểm chấp nhận thẻ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sacombank phát triển mạnh trong những năm gần đây, với doanh số năm sau cao hơn năm trước và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong thu dịch vụ của Ngân hàng. Doanh số kinh doanh tiền tệ trong năm 2006 đạt hơn 15 tỷ USD gấp 195 lần so với năm 1994.
Các nghiệp vụ phái sinh của hoạt động này như: nghiệp vụ hoán đổi (Swap), kỳ hạn (future), quyền chọn (option),... cũng góp phần đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng và đem lại thu nhập cho Ngân hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Liên tục từ năm 1993, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động đến nay Sacombank luôn có lợi nhuận với xu hướng chung là năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 là năm đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.452 tỷ đồng, tăng 167% so với năm trước, bằng 15,5 lần so với năm 2001 và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 74%.
Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank đã và đang thực hiện các chiến lược trọng tâm: tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ,… đến nay Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 5.116 tỷ đồng, trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại Việt Nam có nguồn lực tài chính mạnh nhất. Và vào ngày 16/05/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank.
2.2 Thực trạng huy động vốn tại Sacombank từ 2005 đến 2007
Giai đoạn từ năm 2004 – 2007 chứng kiến nhiều sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam. Sự biến động này đã ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động kinh tế xã hội cả nước, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, từng sự biến động của kinh tế thế giới đều có những tác động tức thì đến nền kinh tế nội địa. Trong bối cảnh chung đó, chúng ta thẩy nổi cộm lên là các vấn đề như: sự bùng nổ của thị trường chứng khoán kéo theo sau đó là sự sôi động trên thị trường bất động sản. Các nguồn vốn liên tục được chuyển dịch từ thị trường này sang thị trường khác tạo nên tính bất định trong các nghiên cứu đánh giá cũng như chiến lược kinh doanh của các nhà kinh tế. Thị trường vốn đầy biến động cũng khiến cho hệ thống ngân hàng đã phải liên tục có những thay đổi phù hợp và tương xứng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như mục tiêu lợi nhuận của chính các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh nội bộ ngành mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những thị trường tài chính hấp dẫn khác (dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản và vàng ngày càng tăng). Các nhà đầu tư trở nên năng động hơn trong việc sử dụng đồng vốn của mình. Trong giai đoạn vừa qua ta có thể chứng kiến sự chuyển biến này khá rõ nét, đặc biệt khi thị trường chứng khoán có những phiên điều chỉnh mạnh và kéo dài. Chính trong môi trường đó, dòng vốn trên thị trường trở nên năng động hơn trái với tính ổn định trong các khỏan tiền gửi có kỳ hạn ở NHTM. Khi nhận thấy lợi khả năng sinh lời, các nhà đầu tư nhanh chóng rút tiền ra để đổ vào chứng khoán. Khi có những đợt điều chỉnh lớn và kéo dài, nhiều nhà đầu tư đã đồng loạt bán ra, thu tiền về và lại tạm gửi vào ngân hàng. Một số nhà đầu tư khác chuyển hướng sang thị trường vàng khi có những phân tích triển vọng về thị trường này cũng như trên thị trường bất động sản. Trước sức hấp dẫnh và cạnh tranh ngày càng tăng cao như vậy buộc các ngân hàng phải chấp nhận “cuộc chơi” và buộc phải có những điều chỉnh trong hoạt động, đặc biệt là trong cơ cấu lợi nhuận. Lãi suất của các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lên để hấp dẫn tiền gửi, mặt khác tăng cường đầu tư cho dịch vụ, phát triển mạnh ngân hàng bán lẻ để hấp dẫn tiền gửi khách hàng.
Diễn biến cạnh tranh thị trường vốn nói trên cho thấy lãi suất, tỷ giá và nghệ thuật marketing, chiến lược kinh doanh của các NHTM có tính chất quyết định đến hiệu quả huy động vốn. Ngân hàng nào phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh của mình (nhân lực, công nghệ…) và hạn chế những yếu kém trong kiểm soát chi phí sẽ dành được thành công.
Trước những tác động cả khách quan cũng như chủ quan, Sacombank đã thể hiện mình là một trong những ngân hàng có sức cạnh tranh cao. Với những bước đi đúng đắn, Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất và lượng. Khép lại năm hoạt động năm 2007, Sacombank đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan với sự tăng trưởng vượt bậc của tất cả các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là kết quả lợi nhuận: 1.452 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006 (543 tỷ đồng) và tăng 21% so với chỉ tiêu kế hoạch của Đại hội cổ đông đề ra (1.200 tỷ đồng). Đồng thời, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu khác cũng đều có sự tăng trưởng mạnh, vượt hơn 100% so với năm trước. Cụ thể: tổng huy động là 55.691 tỷ đồng, tăng 161% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay là 35.378 tỷ đồng, tăng 146% so với năm 2006; tổng tài sản là 63.364 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2006.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng ta sẽ cùng xem xét một cách cụ thể thực trạng vấn đề huy động vốn của Sacombank giai đoạn 3 năm trở lại đây 2005 – 2007, chú trọng phân tích những đặc điểm nổi bật của năm 2007 để đưa ra những nhận định một cách kịp thời, trên cơ sở đó sẽ có đề xuất những giải pháp, định hướng phát triển công tác huy động vốn một cách thực tiễn nhất.
2.2.1 Phân tích theo cơ cấu nguồn vốn huy động:
Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank đã và đang thực hiện các chiến lược trọng tâm: tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ,… Từ ngày 16/08/2007, Sacombank chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.340 tỷ đồng lên 4.449 tỷ đồng và tăng vốn tự có lên 5.948,7 tỷ đồng, trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại Việt Nam có nguồn lực tài chính mạnh nhất.
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Thời Điểm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TT(%)
Vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam
170.370
1.38
107.000
0.5
750.177
1.35
Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước
502.400
4.09
815.473
3.82
4.508.977
8.1
Tiền gửi của khách hàng
10.467.158
85.4
17.511.580
82.07
44.231.944
79.42
Chứng chỉ tiền gửi
956.546
7.8
2.529.299
11.85
5.197.380
9.33
Vốn nhận từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác
163.630
1.33
374.668
1.76
1.003.293
1.8
Tổng số dư cuối kỳ nguồn vốn huy động
12.260.104
100
21.338.020
100
55.691.771
100
(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank năm 2006 và 2007)
Để đạt được mục tiêu này, năng lực huy động vốn của Sacombank cũng đã được nâng cao không ngừng: năm 2005 số dư nguồn vốn huy động là 12.260 tỷ đồng, bước sang năm 2006 số dư huy động vốn đã tăng 74% đạt mức 21.338 tỷ đồng; đặc biệt đến cuối năm 2007 số duy huy động đã nhảy vọt đạt 55.692 tỷ đồng, tăng 161% so với cuối năm trước và vượt 64% kế hoạch năm, trong đó có nguồn vốn nhận ủy thác của chính phủ và các định chế tài chính nước ngoài đạt 1.003 tỷ đồng. Không thể phủ nhận ảnh hưởng của sự trượt giá đồng tiền, tuy vậy đây cũng là tỷ suất tăng trưởng vượt trội của Sacombank trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Trong tổng số nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu vẫn là nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng (khoảng 80% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng), đây là một nguồn huy động quan trọng do vậy chúng ta sẽ tập chung phân tích về chỉ tiêu này ở phần tiếp sau của luận văn.
2.2.1.1 Nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ yếu được sử dụng như một nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng trong những trường hợp cần thiết để tăng tính thanh khoản cho các khoản vay khác của ngân hàng, hoặc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặc dù có sự tăng trưởng về lượng qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng Sacombank. Năm 2005 nguồn vay từ Ngân hàng Nhà Nước chiếm 1.38% tổng nguồn, năm 2006 tỷ trọng này là 0.5% và năm 2007 là 1.35%...
2.2.1.2 Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước:
Nhìn chung, loại nguồn vốn huy động này biến động cùng chiều tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng trong nước là 502.400 triệu đồng, chiếm 4% tổng huy động của Sacombank; tới năm 2006 nguồn huy động này đã tăng lên 815.473 triệu đồng (tăng trưởng 62% so với năm 2005) tuy nhiên tỷ trọng trong tổng huy động vẫn chỉ là 3.8%. Tới năm 2007, nguồn huy động này đã tăng gấp hơn 5 lần đạt mức 4.508.977 triệu đồng chiếm tới 8% trong tổng huy động của ngân hàng Sacombank. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là kết quả của sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của ban quản trị ngân hàng cũng như do những tín hiệu khởi sắc về sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007.
2.2.1.3 Tiền gửi của khách hàng
Huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi của khách hàng đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn mà nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm năng. Bắt đầu từ năm 2005, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc tăng cường năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn xét cả về chất và lượng. Về lượng, năm 2005 chứng kiến sự nâng vốn của hàng loạt ngân hàng cả ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, trong đó, đã có ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ vượt mốc 1000 tỷ đồng. Về chất, hàng loạt ngân hàng nước ngoài có tiềm lực, có danh tiếng trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế thể hiện sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Sự quan tâm này đã được cụ thể hoá bằng các khoản góp vốn đầu tư. Với sự cho phép của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tập đoàn ANZ đã chính thức trở thành cổ đông của Sacombank. Sự hợp tác đầu tư này đã đem lại nhiều cơ hội tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, chiến lược… của các định chế tài chính quốc tế. Giai đoạn 2005 – 2007 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động huy động vốn của Sacombank, đặc biệt nguồn tiền gửi của khách hàng vẫn được ngân hàng chú trọng huy động và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động của ngân hàng.
Theo số liệu của báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank qua các năm, huy động tiền gửi của ngân hàng Sacombank năm 2005 là 10.467.158 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85% trong tổng huy động; năm 2006, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng của Sacombank đã tăng trưởng 67% so với năm trước đạt mức 17.511.580 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82% trong tổng huy động. Đến năm 2007, nguồn huy động này đã có chỉ số tăng trưởng ấn tượng 153%, đạt mức 44.231.944 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng đã giảm chỉ còn 79%. Mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm trong tổng huy động vốn của ngân hàng Sacombank, tuy nhiên đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện sự chuyển biến tích cực và hợp lý về cơ cấu huy động. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn lãi suất thấp chưa đạt kế hoạch đặt ra. Năm 2006, nguồn vốn lãi suất thấp đạt 3.186.727 triệu đồng, chiếm 18,2% trong tổng tiền gửi khách hàng. Năm 2007, nguồn này đạt 7.833.360 triệu đồng và chỉ chiếm 17,7% trong tổng tiền gửi khách hàng.
Để đạt được những chỉ tiêu phát triển vượt bậc như vậy là do Sacombank đã có những chiến lược cạnh tranh phù hợp. Cùng với việc tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khác hàng chuyên nghiệp, ngân hàng đã tăng cường việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp đồng thời thiết lập chặt chẽ mối quan hệ với các đối tác chiến lược cả trong lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều nguồn lực bên trong và giảm bớt áp lực canh tranh bên ngoài. Sacombank không ngừng đẩy mạnh hoạt động mở rộng mạng lưới giao dịch đến mọi vùng miền đất nước. Từ 132 điểm giao dịch ở thời điểm cuối năm 2006, đến ngày 31/12/2007 số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank trên khắp cả nước đã đạt con số 211 điểm giao dịch tại 44/64 tỉnh thành cả nước với sự kiện phủ kín 13/13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ vào tháng 10/2007 và tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu khối TMCP về hoạt động này. Đặc biệt trong chiến lược mở rộng mạng lưới này là mô hình ngân hàng chuyên biệt dành cho phụ nữ được nhân rộng ra vùng đất Hà thành với sự ra đời của Sacombank - Chi nhánh 8/3 Hà Nội vào ngày 08/03/2007 và sự thành lập mô hình chi nhánh dành riêng cho kiều bào người Hoa đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam: Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt ngày 08/10/2007 tại TP. HCM. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, ngày 26/10/2007 Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Giám sát NHTƯ Trung Quốc cấp giấy phép hoạt động tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bước khởi đầu thuận lợi này làm tiền đề cho việc thành lập VPĐD tại Trung Quốc của Ngân hàng trong Quý I/2008. Song song đó, các thủ tục pháp lý và hành chính cho công tác thành lập chi nhánh tại hai nước vùng Đông Dương là Lào và Campuchia vẫn đang được xúc tiến theo kế hoạch hiện diện tại hai nước này trong quý II/2008.
Bên cạnh những kết quả tốt đẹp qua những chỉ số tăng trưởng, thì ngân hàng Sacombank cũng cần lưu ý đến tính bền vững trong huy động vốn. Giai đoạn 2005 - 2007, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội là khá cao. Sự cạnh tranh thể hiện qua việc tăng lãi suất huy động, các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm đa dạng trong đó có nhiều sản phẩm hấp dẫn như tiền gửi tiết kiệm bậc thang… (tại thời điểm năm 2005). Sự nỗ lực này cộng với thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên dẫn đến tốc độ tăng huy động vốn năm sau so với năm trước của toàn ngành ngân hàng trong năm 2005 là 23%, năm 2006 là 35%, năm 2007 là 36,5%. Năm 2006, 2007, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại vẫn diễn ra quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích gia tăng vừa cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi giá trị lớn. Đồng thời, thị trường chứng khoán sôi động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống ngân hàng. Sự cạnh tranh đó là hệ quả kéo theo cũng vừa là giải pháp của ngành ngân hàng phản ứng lại những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam: giá xăng luôn được điều chỉnh lại với xu hướng tăng lên theo thị trường thế giới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, chỉ số lạm phát tăng cao… Kết quả là: lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục được điều chỉnh tăng, có những thời điểm ngân hàng nâng mức lãi suất huy động vài lần trong 1 tháng khi mà nhu cầu tín dụng cho vay lên đến đỉnh điểm để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt tín hiệu khởi sắc từ thị trường chứng khoán năm 2005, 2006 kéo dài sang cả thời điểm đầu năm 2007 sau đó là thị trường bất động sản bùng nổ, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chuyển hướng sang 2 thị trường này một cách mạnh mẽ, thậm chí người dân còn đổ xô rút tiền ngân hàng để đầu tư vào cách kênh này khiến cho việc huy động tiền gửi trong dân càng trở nên khó khăn. Song song với đó, với những báo cáo kết quả kinh doanh hấp dẫn trong ngành ngân hàng đã dẫn đến sự hình thành ngày càng nhiều các ngân hàng mới cả trong nước và từ đầu tư nước ngoài khiến cho tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ở 1 khía cạnh nào đó, cạnh tranh chính là quá trình đào thải tiến bộ, nên việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ tạo cho thị trường Việt Nam nhiều sắc thái mới (Theo lời ông Đặng Văn Thành, chủ tịch ngân hàng Sacombank, khi nói về việc gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam năm 2007). Tuy nhiên việc các ngân hàng cạnh tranh bằng cách liên tục tăng lại suất sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng ngày càng cao, do lãi suất cho vay đầu tư bị đẩy lên quá cao: một mặt khiến các doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn hoặc sẽ không thể có vốn để tiếp tục đầu tư điều này sẽ tác động xấu ngược trở lại tới hệ thống ngân hàng; một mặt các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng vốn tự có và hạn chế vay vốn ngân hàng điều này cũng gây bất lợi cho ngân hàng do phải trả chi phí cho việc huy động vốn.
2.2.1.4 Chứng chỉ tiền gửi
Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại đã liên tục đưa ra những chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn và vì thế đã có rất nhiều loại hình huy động được triển khai mang những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và từng nhóm đối tượng khách hàng. Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng không chỉ là công cụ huy động tiền gửi mà còn là phương tiện để các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong huy động vốn. Do tính chất có thể trao đổi, nghĩa là có thể chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao cho người mua và nhận lại một mức giá trị phù hợp. Vì vậy, chứng chỉ tiền gửi có khả năng thanh toán cao với người sở hữu, đồng thời đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng trong một thời gian, khắc phục được những hạn chế về tính thanh khoản và sinh lời của các giấy tờ có giá khác hiện nay đang được lưu hành trên thị trường.
Bảng 2.1 chỉ ra rằng, nguồn vốn huy động của Sacombank qua các năm thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi có sự tăng lên về lượng nhưng tốc độ tăng trưởng thì có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2005, nguồn tiền huy động bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi là 956.546 triệu đồng, thì đến năm 2006 đã là 2.529.299 triệu đồng, tăng 164%; đến năm 2007 nguồn tiền huy động được là 5.197.380 triệu đồng tăng 105% so với năm trước đó. Việc thay đổi về tốc độ tăng trưởng cũng khiến cho tỷ trọng của nguồn huy động này giảm dần trong tổng huy động. Năm 2005, nguồn huy động này chỉ chiếm 8% trong tổng huy động, tăng lên 12% trong năm 2006, sau đó giảm xuống chỉ còn 9% trong năm 2007. Sở dĩ, tỷ trọng có sự thay đổi này là do sự biến động nền kinh tế năm 2007 khi mà nguồn vốn gửi ngân hàng không phải là kênh đầu tư duy nhất hấp dẫn nguồn tiền nhàn rỗi mà thay vào đó là những thị trường tài chính hấp dẫn khác như chứng khoán và bất động sản.
2.2.1.5 Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác
Để mở rộng nguồn huy động, tăng tỷ trọng nguồn vốn dài hạn, Sacombank tiếp tục đàm phán, giải ngân nguồn vốn uỷ thác, đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế. Số dư huy động đến cuối năm 2006 đạt 374.668 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,8%, tăng trưởng 129% so với năm 2005; số dư huy động năm 2007 đạt 1.003.293 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,8%, tăng trưởng 168% so với năm 2006.
Nguồn vốn huy động từ kênh chính phủ và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức khác tăng lên cho thấy rằng, năng lực quản lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín sacombank.doc