Luận văn Tăng cường liên kết doanh nghiệp để phát triển kinh tế tư nhân

MỞ ĐẦU.1

1. Sự cần thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Những đóng góp của luận văn.3

6. Kết cấu của luận văn .3

CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ Tư NHÂN VÀ LIÊN KẾT

DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tư NHÂN.5

1.1. Kinh tế tư nhân.5

1.1.1 Khái niệm .5

1.1.2 Bản chất của kinh tế tư nhân .6

1.1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân.8

1.1.4. Điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân.9

1.2. Các hình thức biểu hiện của kinh tế tư nhân ở Việt nam hiện nay .13

1.2.1. Hộ kinh doanh cá thể.13

1.2.2. Các loại hình doanh nghiệp của kinh tế tư nhân .13

1.3. Cơ sở lý luận về liên kết doanh nghiệp để phát triển kinh tế tư nhân.15

1.3.1. Liên kết doanh nghiệp.15

1.3.2. Liên kết doanh nghiệp phát triển kinh tế tư nhân .15

1.3.3. Nội dung liên kết doanh nghiệp. .16

1.4. Học thuyết nền tảng cho cơ sở lý luận liên kết. .23

1.5. Kinh nghiệm rút ra từ liên kết doanh nghiệp. .25

Tóm tắt chương I.30

CHưƠNG II: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .31

2.1. Liên kết doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp .31

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường liên kết doanh nghiệp để phát triển kinh tế tư nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến nay. Có đƣợc những thành quả này phải kể đến nhờ toàn ngành nông nghiệp đi đầu trong công tác liên kết doanh nghiệp, trong đó có liên kết bốn nhà theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Mặc dù liên kết doanh nghiệp trong nông nghiệp đem lại nhiều kết quả khả quan nhƣng cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Hiện tại, liên kết doanh nghiệp ở Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. Đã có nhiều minh chứng cho sự thành công của liên kết doanh nghiệp ở nhiều ngành khác nhau, nhƣ liên kết giữa các DN sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy với các cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng; liên kết trong gia công sản xuất hàng may mặc (liên kết giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp); liên kết trong thi công xây dựng các công trình lớn... (liên kết trong sản xuất công nghiệp, xây dựng... Hình thức liên kết cũng khá đa dạng, nhƣ gia công, thầu phụ, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm sản phẩm hay hiệp hội ngành nghề... 2.1. Liên kết doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Thời gian gần đây, việc liên kết giữa nhà nông - doanh nghiệp đang chứng tỏ hiệu quả khi hạn chế đƣợc tình trạng “đƣợc mùa mất giá”. Nhờ mối liên kết này, nhà nông rộng đƣờng đƣa sản phẩm của mình sang các thị trƣờng khó tính. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn nền nông nghiệp phát triển bền vững, nông sản cần phải có khối lƣợng lớn, chất lƣợng cao, đạt tiêu chuẩn, giá thành cạnh tranh. Để đạt 32 đƣợc điều đó, rất cần sự đồng hành, giúp đỡ của DN trong việc hƣớng dẫn nhà nông dựa trên yêu cầu cụ thể của thị trƣờng. Liên kết giữa nông dân và DN phải đƣợc xem là hạt nhân và là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các hình thức tổ chức hợp tác liên kết theo chuỗi gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ đƣợc phát triển đa dạng; trong đó, đã hình thành và nhân rộng ở nhiều địa phƣơng và nhiều lĩnh vực nhƣ: Lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chè ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, mía đƣờng ở các tỉnh miền Trung, chăn nuôi bò và chế biến sữa ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nuôi trồng và chế biến thủy sản, chăn nuôi lợn và gia cầm... Về hình thức liên kết, tiêu biểu là liên kết của doanh nghiệp với hộ sản xuất, gồm 3 loại hình chính: Doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân qua hợp đồng thu mua nông sản; hộ nông dân hợp đồng gia công cho doanh nghiệp và hộ nông dân góp vốn, đất và làm thuê cho doanh nghiệp. Trong các loại hình trên, loại hình liên kết với nông dân qua hợp đồng thu mua nông sản chiếm tỷ lệ cao nhất và phổ biến nhất. Dù vậy, thực tế các hộ sản xuất nhỏ lẻ vẫn bán qua hệ thống thƣơng lái, chỉ một phần nhỏ có liên kết với các doanh nghiệp thông qua hợp đồng cung cấp đầu vào. Với loại hình hộ nông dân hợp đồng gia công cho doanh nghiệp chủ yếu phổ biến trong chăn nuôi, nhất là trong nuôi lợn, gà. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; ngƣời chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết. Đây là hình thức liên kết chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, giết mổ và tiêu thụ đƣợc thực hiện giữa ngƣời chăn nuôi với doanh nghiệp. Các điển hình áp dụng mô hình này gồm nhiều công ty ở thành phố Hà Nội, các tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai. Loại hình hộ nông dân góp vốn, đất và làm thuê cho doanh nghiệp là hình thức khá tiên tiến và có một số doanh nghiệp đang áp dụng hình thức này. Tuy 33 nhiên, hình thức liên kết này nhìn chung có nhiều hạn chế liên quan đến việc định giá đất, khả năng đảm bảo sự minh bạch, trình độ và nhận thức của nông dân góp đất. Chính vì vậy, hình thức liên kết này còn mới. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp gần đây bắt đầu xây dựng các chuỗi liên kết khép kín theo cách thuê, mua đất của nông dân và sau đó thuê chính ngƣời đã bán, cho thuê đất làm công nhân sản xuất theo quy trình và tiêu thụ trực tiếp trong các chuỗi cửa hàng, siêu thị của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù có sự phát triển mạnh ở khâu sản xuất và tăng trƣởng mạnh về thị trƣờng nhƣng khâu tổ chức phân phối còn yếu, liên kết giữa doanh nghiệp với các tác nhân trong chuỗi giá trị còn chƣa bền vững và chƣa phát triển phổ biến. Nguyên nhân do quy mô đất đai của hộ nông dân hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Hiện cả nƣớc có hơn 27 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đã giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng khoảng 15 triệu ha, chiếm 55% tổng diện tích. Bình quân diện tích đất nông nghiệp chỉ khoảng 0,46 ha/hộ và đƣợc chia thành 2,83 mảnh. Quy mô nhỏ lẻ ảnh hƣởng đến khả năng thu hút doanh nghiệp vào liên kết với các hộ nông dân để hình thành vùng nguyên liệu đủ lớn, có thể đầu tƣ và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, các tổ chức đại diện của nông dân (nhƣ: hợp tác xã, tổ hợp tác) có đủ năng lực để tổ chức cho ngƣời sản xuất liên kết đƣợc với doanh nghiệp còn rất thiếu. Tính đến hết năm 2017, cả nƣớc có 32 Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và 11.688 HTX nông nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, có tới hơn 23% số này hoạt động cầm chừng; các hoạt động của HTX cũng đa phần còn hạn hẹp, mới chỉ thực hiện đƣợc một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Các mô hình HTX, tổ hợp tác đạt hiệu quả và có khả năng phát triển bền vững chƣa phổ biến. Hiện chỉ có khoảng 10 - 15% số lƣợng nông sản đƣợc tiêu thụ thông qua các tổ hợp tác và HTX, kể cả trong những lĩnh vực sản xuất hàng hóa phát triển nhƣ: Lúa gạo, bò sữa, mía đƣờng, cà phê, hồ tiêu. 34 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, để khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp, cần lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, liên kết với các thành phần trong chuỗi giá trị. Bên cạnh vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt lƣu ý đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phƣơng, doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức của nông dân; lấy đây làm nền tảng và khâu trung gian quan trọng để kết nối nông hộ nhỏ vào các chuỗi giá trị nông nghiệp một cách toàn diện và bền vững. Bên cạnh đó, xây dựng liên kết chuỗi giá trị đồng bộ từ khâu đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ để kết nối với cả thị trƣờng toàn cầu, thị trƣờng khu vực và thị trƣờng nội địa. Đẩy mạnh áp dụng quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo năng lực cạnh tranh theo yêu cầu thị trƣờng ở tất cả các công đoạn. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp thông qua việc tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nông dân dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận quyền sử dụng đất lâu dài thông qua việc thuê, mƣớn đất, nhận việc góp vốn của hộ nông dân bằng quyền sử dụng đất. Đáng chú ý, phát triển hợp tác xã nông nghiệp thông qua hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã về xây dựng phƣơng án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, quản lý hợp tác xã và kỹ thuật sản xuất an toàn; liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, cần xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất theo chuỗi đảm bảo sản phẩm đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững về chuỗi giá trị. Tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình phát triển các chuỗi sản phẩm an toàn đang triển khai, tăng cƣờng công tác truyền thông, quảng bá cho các chuỗi sản phẩm an toàn. Đặc biệt, cần phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp để có các giải pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả, dần tiến đến xóa bỏ tâm lí e ngại của các nhà đầu tƣ 35 đối với mức độ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Ƣu tiên triển khai các chƣơng trình bảo hiểm, hỗ trợ phí bảo hiểm cho các hộ nông dân trong vùng chuyên canh, có liên kết với doanh nghiệp. Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp để có thể bù đắp thiệt hại đối với sản xuất do thiên tai, dịch bệnh gây ra, tạo điều kiện cho tổ chức sản xuất nông nghiệp, nông dân nhanh chóng khôi phục, ổn định sản xuất. Một số ví dụ liên kết doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long Với lợi thế về sản suất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, hàng năm, các địa phƣơng phía Nam đã đóng góp vào xuất khẩu gạo với sản lƣợng lớn nhất cả nƣớc. Việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới đây ở khu vực này. Với mục tiêu tăng năng suất bình quân và tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa theo hƣớng thâm canh bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trƣờng, tiêu thụ hết lúa hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nông dân, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là cụ thể hóa chủ trƣơng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/ 6/ 2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trƣơng mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nƣớc, không chỉ trên cây lúa mà các cây trồng khác. Với phƣơng châm “Nông dân nhỏ nhƣng cánh đồng mẫu lớn”, mục tiêu là sẽ dần hình thành những vùng nguyên liệu lúa chất lƣợng cao cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngay từ đầu năm 2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại các tỉnh Nam Bộ. Chủ trƣơng này đã đƣợc các địa phƣơng, doanh nghiệp, nông dân hƣởng ứng tích cực, bƣớc đầu thu đƣợc kết quả quan trọng. 36 Mô hình xuất phát từ rất nhiều điểm trình diễn tại hầu hết các tỉnh, thành phố, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô diện tích từ vài ha đến vài chục ha với rất nhiều hình thức với nội dung thực hiện đa dạng và phong phú, các cánh đồng canh tác áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới đƣợc áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, với sự đầu tƣ mạnh mẽ về cơ giới và thủy lợi. Sự phát triển các cánh đồng liên kết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nơi đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa với nhiều tên gọi và quy mô khác nhau tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Nhiều địa phƣơng nhƣ Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh chƣơng trình sản xuất lúa chất lƣợng cao trên diện tích khá lớn, nhƣ tại tỉnh Long An, vụ đông xuân năm 2010-2011, đã triển khai thực hiện 1.000ha tại các huyện Đức Huệ, Tân Hƣng, Vĩnh Hƣng, Tân Thạnh, Mộc Hóa. Hay nhƣ ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất theo hƣớng hiện đại, bắt đầu từ Hợp tác xã Tân Cƣờng huyện Tam Nông, Hợp tác xã Thắng Lợi huyện Tháp Mƣời. Đến nay, toàn tỉnh đã có chục mô hình với diện tích hàng nghìn ha và trên một nghìn hộ tham gia. Các hộ tham gia các mô hình đều đã đƣợc hƣớng dẫn ghi chép quá trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hƣớng VietGAP. Còn tại tỉnh An Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã triển khai mô xây dựng vùng nguyên liệu trong vụ đông xuân với quy mô một nghìn ha tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn và Tịnh Biên. Hình thức liên kết là công ty cung cấp đầu vào cho nông dân, hỗ trợ sấy lúa cho nông dân và lƣu kho trong một tháng không tính chi phí lƣu kho. Công ty xuất nhập khẩu An Giang đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu tại Châu Thành và Thoại Sơn với quy mô 900 ha. Hình thức liên kết là cung cấp phân bón cho nông dân và sẽ thu mua lúa cho nông dân sau khi thu hoạch với giá cao hơn thị trƣờng là 200 đồng/kg nếu lúa đạt chất lƣợng theo yêu cầu của công ty. Thành phố Cần Thơ cũng đã xây dựng đƣợc 5 nhóm nông dân tham gia mô hình “Cộng đồng sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc 37 bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa theo hƣớng GAP” tại huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền, quận Thốt Nốt, quận Bình Thủy bằng nguồn tài trợ của tổ chức lƣơng thực thế giới. Hoặc xây dựng mô hình quản lý rầy nâu trên diện rộng bằng biện pháp sinh học, kết quả là đã phân phối 2.000 kg chế phẩm Ometar cho nông dân phun trừ rầy nâu hại lúa. Điều này đã giúp nông dân thay đổi tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy bằng chế phẩm sinh học, hạn chế tình trạng bộc phát rầy, giảm từ 2 đến 4 số lần sử dụng thuốc trừ rầy/vụ, giảm ô nhiễm môi trƣờng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.v.v Có thể khẳng định, trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” các bên tham gia đều thụ hƣởng các lợi ích một cách cao nhất, trong đó nông dân đƣợc hƣởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ nhiều nhất. “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ đƣợc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trong sản xuất, từng bƣớc đƣợc dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nƣớc đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ, các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị hạt gạo, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận. Qua đánh giá hiệu quả kinh tế trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số địa phƣơng cho thấy lợi nhuận thu đƣợc từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha, nguyên nhân do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí sản xuất nhƣ lƣợng giống xạ, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh Với phƣơng thức tổ chức đa dạng trên nền tảng của những mô hình canh tác lúa đã đƣợc xây dựng, nhiều hình thức đơn giản, dễ thực hiện, dựa trên điều kiện thực tế của địa phƣơng, các nội dung thực hiện phù hợp với kỹ thuật và trình độ canh tác của nông dân trong vùng, cùng với đó là các cơ quan, đơn vị chuyên môn tham gia, triển khai thực hiện có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, trình diễn mô hình. Qua đây, bƣớc đầu hình thành các mô hình khép kín từ sản xuất đến thu mua hoặc có liên kết của nhiều đơn vị tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo hình thức khép kín. Hình thành nhận thức sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, theo 38 nhu cầu tiêu thụ, chú ý đến phẩm chất lúa gạo và có chú ý đến nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu. Bên cạnh những kết quả ban đầu, hoạt động liên kết doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cƣờng liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo ở những vùng sản xuất lúa trọng điểm, đồng thời làm giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Tuy nhiên, hoạt động liên kết này chƣa thật sự phát huy tác dụng. Trên thực tế, một số hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất đã có bề dày về kỹ năng điều hành, có năng lực hoạt động và tham gia thƣơng thảo ký kết hợp đồng và hiện tại đã có một số doanh nghiệp liên kết với nông dân tổ chức sản xuất khá thành công. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” cũng đã gặp phải không ít khó khăn, đó là phần lớn các hộ nông dân trồng lúa có diện tích trồng lúa nhỏ, đặc biệt ở các tỉnh có diện tích manh mún, sản xuất lúa theo hƣớng tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chƣa có hƣớng sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn. Đa phần, ngƣời nông dân chƣa tiếp cận đƣợc nhiều với quy trình sản xuất lúa theo VietGAP, trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật bị hạn chế, nhận thức về sản xuất cây trồng an toàn chƣa đƣợc nâng cao, việc ghi chép nhật ký sản xuất là một yêu cầu quan trọng nhƣng chƣa đƣợc nông dân quan tâm đúng mức. Việc sản xuất lúa không có tính kế hoạch cao thƣờng theo tập quán, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nên khả năng đáp ứng đƣợc thị trƣờng xuất khẩu gạo lớn là khó khăn. Một yếu tố khó khăn nữa, đó là sản xuất lúa có hiệu quả thấp, do đó các lao động chính thƣờng chuyển sang tham gia các hoạt động dịch vụ khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên lao động khan hiếm, giá thuê công lao động tăng cao. Trong những năm qua, các doanh nghiệp chƣa mạnh dạn đầu tƣ, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hƣởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa gạo, trong khi đó, mối liên kết 4 nhà chƣa đƣợc chặt chẽ do còn thiếu doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm, hiện tại, có một vài doanh nghiệp thu mua lúa trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” nhƣng với quy mô nhỏ từ vài trăm 39 đến vài nghìn ha và không có năng lực mở rộng diện tích thu mua do thiếu nguồn nhân lực, phƣơng tiện, nguồn vốn và hệ thống thu mua, một số doanh nghiệp tích cực tham gia, đang đầu tƣ lớn xây dựng hệ thống kho chứa, sấy, chế biến nhƣng lâu nay do chƣa hoặc mới tham gia xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo nên thị trƣờng còn hạn chế, vẫn phải bán sản phẩm thông qua một doanh nghiệp xuất khẩu khác. Trong khi phƣơng thức phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo mua sản phẩm thông qua thƣơng lái từ nhiều nguồn khác nhau nên sản phẩm không cùng một giống, không cùng thời điểm thu hoạch, phƣơng thức phơi sấy, chế biến nên chất lƣợng gạo chƣa cao, chƣa đồng đều, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu gạo Việt Nam. Liên kết trong nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc Qua khảo sát tại các địa phƣơng cho thấy, nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền có chất lƣợng tốt, nhƣng sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu, thiếu chỉ dẫn địa lý. Nhiều loại nông sản chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về thủ tục đăng ký, kiểm định chất lƣợng, phƣơng thức thanh toán, mẫu mã bao bì sản phẩm chƣa hấp dẫn... cho nên không đủ tiêu chuẩn đƣa vào tiêu thụ trong các hệ thống phân phối hiện đại nhƣ siêu thị, cửa hàng tiện ích tại Hà Nội. Ðể giúp các địa phƣơng khắc phục những hạn chế này, các doanh nghiệp phân phối lớn của Hà Nội đã tƣ vấn hỗ trợ các địa phƣơng thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói, lấy giấy chứng nhận kiểm định chất lƣợng sản phẩm, tem truy suất nguồn gốc để hàng hóa đủ tiêu chuẩn đƣa vào kênh phân phối hiện đại. Từ năm 2016 đến 2018, Hà Nội phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức hai hội nghị, 28 hoạt động giao thƣơng kết nối sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm; 18 tuần lễ trái cây, nông sản các địa phƣơng khu vực phía bắc tại Hà Nội; ký kết gần 1.000 biên bản ghi nhớ giữa các nhà sản xuất các tỉnh, thành phố với các nhà phân phối của Hà Nội... Ðến nay đã có hơn 500 sản phẩm mới của các địa phƣơng đƣợc các nhà phân phối của Hà Nội đƣa vào kênh phân phối trên địa bàn và triển khai vào hệ thống phân phối toàn quốc. Nhiều nông sản thực phẩm của các địa phƣơng, sau khi đƣợc các đơn vị của Hà Nội hỗ trợ xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu, đã đƣợc ngƣời tiêu dùng Thủ đô biết đến, ƣu tiên lựa chọn nhƣ: cam Cao Phong (Hòa Bình), vải thiều Thanh Hà (Hải Dƣơng), na Chi 40 Lăng (Lạng Sơn), nhãn lồng Hƣng Yên, nhãn Sơn La, rau củ an toàn của Sơn La, Hải Dƣơng, Sa Pa (Lào Cai)... Ngoài việc hỗ trợ các nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ doanh nghiệp 28 tỉnh phía bắc đƣa các sản phẩm nhƣ chè, cà-phê, thực phẩm chế biến, quả vải, quả chanh leo, quả thanh long, các loại gia vị, thực phẩm đóng hộp... vào hệ thống phân phối tại nƣớc ngoài, nhƣ hệ thống Aeon (Nhật Bản), Lottemart (Hàn Quốc), Centragroup (Thái-lan), chợ đầu mối Ringis (Pháp). Một số doanh nghiệp thƣơng mại chủ lực của Hà Nội nhƣ Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội (Hapro) chủ động liên kết với các địa phƣơng, tạo nguồn hàng hóa chất lƣợng cao, đƣa vào bán tại hệ thống siêu thị Hapromart, Intimex, Seika Mart và xuất khẩu mặt hàng vải tƣơi và các loại rau vụ đông sang thị trƣờng các nƣớc Ðông - Nam Á và Ðu-bai, góp phần quảng bá thƣơng hiệu nông sản Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. Chính quyền các địa phƣơng cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Hà Nội đầu tƣ xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến nông sản tại các địa phƣơng, tạo nguồn hàng bền vững. Tại tỉnh Lào Cai, hiện có năm doanh nghiệp của Hà Nội phối hợp Chi cục Quản lý chất lƣợng nông, lâm sản và thủy sản Lào Cai, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai sản xuất và cung ứng gạo đặc sản Séng Cù, rau sạch... cho thị trƣờng Hà Nội. Tại tỉnh Sơn La, các tập đoàn kinh tế lớn nhƣ: TH, Vingroup, Quế Lâm, Công ty CP Tập đoàn FLC; các công ty: Vina T&T, GreenPath, chế biến thực phẩm xuất khẩu Ðồng Dao... đã đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trang trại trồng trọt, cơ sở chế biến nông sản. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nhƣ Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên... tuy giá trị sản xuất nông nghiệp hiện chỉ chiếm 10% GRDP của địa phƣơng, nhƣng với nguồn lao động dồi dào, đất đai phì nhiêu, giao thông thuận tiện... cũng quyết tâm chuyển dịch sản xuất theo mô hình phát triển nông nghiệp sạch, an toàn. 41 Tại tỉnh Bắc Ninh hai năm nay đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, cải cách thủ tục hành chính để thu hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh, nhất là doanh nghiệp của Hà Nội đầu tƣ vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, đem lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho ngƣời lao động trên địa bàn. Có thể kể đến nhƣ: mô hình trồng rau tía tô trong nhà lƣới tại huyện Lƣơng Tài của Công ty May mặc Hồ Gƣơm; mô hình trang trại trồng trọt - chăn nuôi công nghệ cao của Công ty cổ phần Ðầu tƣ và Xây dựng Delco - chi nhánh Bắc Ninh với diện tích 5 ha đất sản xuất, cho thu nhập khoảng 3 tỷ đồng/ha/năm... Ở tỉnh Hải Dƣơng, đến nay đã xây dựng đƣợc 51 cơ sở sản xuất rau, củ, quả an toàn đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP, diện tích 662 ha, sản lƣợng đạt hơn 13.600 tấn/năm, chuyên cung cấp cho các siêu thị lớn, cửa hàng rau quả an toàn và phục vụ xuất khẩu. Trong đó, có gần 132 ha trồng vải tại 13 vùng đƣợc cấp mã số xuất khẩu đi Mỹ, Ô-xtrây-li-a, các nƣớc EU. Cách làm bài bản trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu đã giúp nông sản các địa phƣơng hai năm gần đây đều đƣợc mùa, đƣợc giá, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trƣởng mạnh mẽ, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Tại Lạng Sơn, nhờ kết nối tiêu thụ mà nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản đƣợc tiêu thụ nhanh, giá cả ổn định, mang lợi nhuận cho ngƣời sản xuất. Hơn 100 nghìn tấn rau đặc sản đƣợc trồng chủ yếu ở TP Lạng Sơn, các huyện Cao Lộc và Lộc Bình mang lại giá trị hơn 800 tỷ đồng. Ðáng chú ý là cây na, với hơn 355 ha, năm qua cho sản lƣợng lên đến 3.500 tấn, doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng, nhiều hộ dân trồng na đạt lợi nhuận từ 100 triệu đến 150 triệu đồng/năm. Ở Lào Cai, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa tập trung ở huyện Sa Pa đã góp phần nâng giá trị canh tác lên 50 triệu đồng/ha, cải thiện đời sống của ngƣời dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa Lê Tân Phong cho biết: "Do lợi thế về thổ nhƣỡng, khí hậu cho nên ở đây, mỗi năm ngƣời dân có thể sản xuất đƣợc từ ba đến bốn vụ rau, với sản lƣợng 1.500 tấn; bên cạnh đó cung ứng hàng triệu bông hoa hồng và hàng chục nghìn chậu địa lan cho thị trƣờng Hà Nội. Giá trị sản xuất nông nghiệp của riêng Sa Pa đạt hơn 50 tỷ đồng/năm". 42 Tuy vậy, kết quả hợp tác, liên kết tiêu thụ nông sản ở các tỉnh phía bắc vẫn còn một số khó khăn, bất cập do sản xuất các mặt hàng nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ; việc quản lý chất lƣợng sản phẩm trong quá trình trồng và lƣu thông, công tác bảo quản, sơ chế còn hạn chế; còn ít doanh nghiệp lớn làm đầu mối thu mua hàng hóa cho nông dân, dẫn đến khi các doanh nghiệp phân phối cần lƣợng hàng hóa lớn với chất lƣợng bảo đảm, đồng nhất gặp khó khăn. Một cán bộ chuyên thu mua hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Hà Nội phản ánh, vùng nguyên liệu xuất khẩu còn phân tán, giống cây chƣa đồng đều, diện tích đƣợc cấp mã vùng trồng, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn an toàn còn thấp so với tổng diện tích; còn phát sinh lúng túng trong tổ chức thu hoạch nông sản theo thời vụ, làm chậm tiến độ đơn hàng xuất khẩu 2 2 Li n kết doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp Hiện nay, năng lực và khả năng cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (DN CNHT) Việt Nam còn hạn chế, rõ nhất là mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, phần lớn các DN trong nƣớc chỉ là DN cấp 3, cấp 4 và chỉ một số ít trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2. Sản phẩm chủ yếu là lin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tang_cuong_lien_ket_doanh_nghiep_de_phat_trien_kinh.pdf
Tài liệu liên quan