MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP
7
1.1. Quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát
viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự
7
1.1.1. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự 7
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong
tố tụng hình sự
11
1.2. Những yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp liên
quan đến nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
28
1.2.1. Những yêu cầu về đổi mới bộ máy tổ chức các cơ quan tư
pháp nói chung và Cơ quan Viện kiểm sát nói riêng liên quan
đến Kiểm sát viên
28
1.2.2. Những yêu cầu về tố chất bên trong Kiểm sát viên đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của mình
33
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ
37
2.1. Khái quát về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân và
tình hình chung về đội ngũ Kiểm sát viên của Viện kiểm sát ở
giai đoạn hiện nay
37
18 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của mình
33
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ
37
2.1. Khái quát về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân và
tình hình chung về đội ngũ Kiểm sát viên của Viện kiểm sát ở
giai đoạn hiện nay
37
2.2. Tình hình Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm
40
2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Kiểm sát viên
40
2.2.2. Những tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Kiểm sát viên
51
2.2.3. Những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu sót trong thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
65
Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUYỀN
HẠN CHO KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ
80
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tăng quyền hạn, trách nhiệm
của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng hình sự
81
3.2. Bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung những kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ liên quan đến tăng quyền hạn, trách nhiệm cho Kiểm sát viên
86
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện quyền
hạn, trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên trong quá trình
tiến hành tố tụng
88
3.4. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện công
tác đối với đội ngũ Kiểm sát viên
89
3.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng nói chung và của Viện kiểm sát nói
riêng
90
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Viện kiểm sát, theo quy đị nh của Hiến pháp và pháp luật, thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và thực
hành quyền công tố.
Tuy nhiên, người thực hiện chức năng của Viện kiểm sát chính là Kiểm
sát viên. Hay nói cách khác, những thành công cũng như những thất bại của Viện
kiểm sát trong thực hiện chức năng của mình đều phụ thuộc vào thái độ,
trách nhiệm, năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức của Kiểm sát viên. Chính
vì vậy, Kiểm sát viên giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ quan Viện kiểm
sát các cấp.
Nếu so sánh với quy đị nh của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và
các văn bản pháp luật có liên quan, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có
những quy đị nh về quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nói chung, Kiểm
sát viên nói riêng đã rõ ràng hơn theo hướng từng bước tăng thẩm quyền cho
Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án hình sự.
Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự có quy đị nh về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên cho thấy,
những quy đị nh tại Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự chưa bảo đảm được yêu
cầu để Viện kiểm sát chủ động thực hiện đúng chức năng của mình trong
tình hình án hình sự ngày một tăng lên và tính phức tạp ngày càng cao. Đã
xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết các vụ án
hình sự mà lẽ ra, đã không xảy ra nếu các Kiểm sát viên được trang bị các
quyền năng pháp lý một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn. Thấy được tình hình
này, trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra sự cần thiết phải:
Phân đị nh rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách
nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo
hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát
viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng
cao tính độc lập và chị u trách nhiệm trước pháp luật[11].
Như vậy, vấn đề tăng thẩm quyền cho những người tiến hành tố tụng
nói chung, trong đó có Kiểm sát viên là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với
những người tiến hành tố tụng nói chung và Kiểm sát viên nói riêng. Điều này
đặt ra sự cần thiết nghiên cứu để đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật
tố tụng hình sự về thẩm quyền của Kiểm sát viên. Đó là lý do tại sao tác giả
chọn đề tài: "Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tiến
hành tố tụng hình sự - một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp
ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu
một cách đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên trong
tố tụng hình sự để đưa ra đề xuất liên quan đến tính hợp lý trong những quy
đị nh của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên nói
chung và tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên nói riêng. Tuy
nhiên, có một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Ví dụ, đề tài
khoa học cấp Bộ của TS. Lê Hữu Thể, Viện Nghiên cứu khoa học Kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao: "Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra các vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính
trị ". Đây là một công trình khoa học được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu
các quy đị nh trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 nhằm luận giải cơ sở pháp lý và vai trò của
Viện kiểm sát trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra; đánh giá khái quát thực tiễn hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong những năm
qua nhằm phân tích tìm ra những nguyên nhân của các kết quả và những
mặt còn hạn chế. Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết
số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002. Luận văn thạc sĩ luật học của Phương Lan
về: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩ a trong giải quyết các vụ án hình
sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở Hà Nội", Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh (2004). Đây được coi là công trình nghiên cứu
chuyên khảo đầu tiên về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩ a trong hoạt
động giải quyết vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở Hà
Nội. Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc làm sáng tỏ cơ sở
lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩ a nói chung và pháp chế xã hội chủ
nghĩ a trong việc giải quyết vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện nói riêng; đánh giá thực trạng pháp chế trong hoạt động giải quyết các
vụ án hình sự của các Viện kiểm sát cấp huyện trên đị a bàn thành phố Hà
Nội, qua đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp góp phần tăng cường
pháp chế trong việc giải quyết vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, được biết cũng chưa có bài
viết nào đăng trên các tạp chí pháp lý đề cập vấn đề tăng thẩm quyền cho
Kiểm sát viên. Trong một số cuộc hội thảo khoa học do Viện kiểm sát chủ trì
cũng như trong nhiều báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát hàng năm đều ghi
nhận, bên cạnh những thành tích đạt được trong thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp, đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát còn có
nhiều vấn đề. Ví dụ, nhận xét của Viện kiểm sát cho rằng, đội ngũ Kiểm sát
viên hiện nay còn nhiều yếu kém: ý thức trách nhiệm của một bộ phận Kiểm
sát viên chưa cao; năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, của nhiều
Kiểm sát viên còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay; việc quản
lý, chỉ đạo, điều hành kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm
sát cấp dưới chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối hợp giữa Viện
kiểm sát các cấp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong nhiều lĩ nh vực còn
chưa kị p thời; công tác phối hợp, chỉ đạo giải quyết án còn yếu. Trong đội
ngũ Kiểm sát viên còn một bộ phận sa sút về phẩm chất đạo đức và trách
nhiệm nghề nghiệp, nên đã có người vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trung bình mỗi năm có khoảng
40 đến 50 trường hợp Kiểm sát viên vi phạm pháp luật khi thực thi nhiệm vụ
đến mức phải xử lý. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có nhiều, nhưng
nguyên nhân cơ bản vẫn là quy đị nh của pháp luật tố tụng hình sự chưa được
đầy đủ, rõ ràng, trong khi đó, không ít Kiểm sát viên không nắm vững quy
đị nh của pháp luật nên đã mắc vào các sai phạm trong thực thi nhiệm vụ của
mình. Do vậy, có thể coi đây là nghiên cứu đầu tiên về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Kiểm sát viên và vấn đề tăng thẩm quyền cho họ trong thực
thi nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà
nước trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp
ở nước ta đến năm 2020.
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu đề tài này là làm rõ được những bất cập
trong những quy đị nh hiện nay về Kiểm sát viên, trên cơ sở đó đưa ra những
đề xuất về tăng thẩm quyền tố tụng cho Kiểm sát viên khi họ thực thi nhiệm
vụ của tố tụng hình sự đặt ra, liên quan đến Viện kiểm sát để họ có đầy đủ
điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó trong giai
đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Nội dung nghiên cứu đề cập đến khái niệm, đối tượng, phạm vi quyền
hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự, đi sâu phân tích
các quy đị nh của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; thực trạng tình hình
thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự;
đề xuất giải pháp hoàn thiện về vấn đề này.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu về quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của
Kiểm sát viên thuộc cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình tiến
hành tố tụng hình sự theo quy đị nh của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ở
các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Qua đó phân tích, đánh giá,
liên hệ với thực tiễn, đưa ra kiến nghị , giải pháp nhằm luận chứng cho việc
cần tăng cường và hoàn thiện các quyền năng và trách nhiệm pháp lý của
Kiểm sát viên tại các giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản nêu trên nhằm hoàn
thiện quyền năng pháp lý cho Kiểm sát viên khi tiến hành tố tụng hình sự.
Luận văn không đề cập tới vấn đề:
- Hệ thống Viện kiểm sát quân sự;
- Các chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng cơ quan Viện kiểm sát
nhân dân trong và ngoài quá trình tiến hành tố tụng
- Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết đị nh của Tòa án, thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩ a
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước ta về tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp, về mối quan hệ giữa
các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự, về yêu cầu
đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền, về cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường đị nh hướng xã hội chủ
nghĩ a, về yêu cầu đặt ra của quá trình cải cách tư pháp
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên
cứu cụ thể khác như: thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp
lị ch sử, phương pháp khảo sát thực tiễn, tham khảo ý kiến của các cán bộ
tiến hành tố tụng ở các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là các Kiểm sát
viên trong ngành Kiểm sát nhân dân đã có bề dày thực tiễn trong tiến hành tố
tụng hình sự.
6. Những đóng góp của luận văn
Có thể coi những nội dung sau đây được đề cập trong luận văn là
những đóng góp cho khoa học luật tố tụng hình sự hiện nay:
- Phân tích một cách có căn cứ khoa học về chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của Kiểm sát viên được quy đị nh trong Bộ luật tố tụng hình sự và
các văn bản pháp luật có liên quan cũng như thực tế áp dụng pháp luật hiện
nay; những bất cập trong các quy đị nh này, gây nên những trở ngại cho
Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tố tụng hình
sự;
- Những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, góp
phần vào việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân trong thời gian tới theo tinh thần cải cách tư pháp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quy đị nh của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm
sát viên trong tố tụng hình sự và những yêu cầu đặt ra trong cải cách tư pháp.
Chương 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự.
Chương 3: Những kiến nghị , giải pháp tăng cường quyền hạn cho
Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự.
Chương 1
QUY ĐỊ NH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ
YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP
1.1. QUY ĐỊ NH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
1.1.1. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
Trong khoa học pháp lý nói chung, vị trí, vai trò của một chủ thể
quan hệ pháp luật (cơ quan, tổ chức, cá nhân) được hiểu là tổng hợp các
quy đị nh của pháp luật làm cơ sở cho sự tồn tại, tổ chức, hoạt động cũng như
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể đó; làm căn cứ để phân biệt, tạo
nên sự độc lập của chủ thể đó so với các chủ thể khác.
Về nguyên tắc cũng như theo lôgích của vấn đề thì vị trí, vai trò của
Kiểm sát viên phải thống nhất, không thể tách rời vị trí, vai trò của hệ thống
cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói chung. Trong lĩ nh vực tố tụng hình sự
cũng vậy, quá trình hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
Viện kiểm sát nhân dân không thể triển khai tác nghiệp tập thể mà phải
thông qua những cá nhân đại diện thường xuyên. Những mà cá nhân này
chính là những Kiểm sát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ trong từng
giai đoạn, từng công việc cụ thể thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ a Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung và theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2002 thì Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập
trung thống nhất theo ngành dọc, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có vị trí
độc lập về tổ chức và hoạt động trong của bộ máy nhà nước để thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các
hoạt động tư pháp nói chung.
Trong tố tụng hình sự ở nước ta, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát
nhân dân nói chung và của Kiểm sát viên nói riêng được ghi nhận, thể hiện
trong các quy đị nh của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Trước hết, theo
quy đị nh của Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát là
một trong những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và Kiểm sát viên là một
trong những người tiến hành tố tụng. Đồng thời theo quy đị nh tại Điều 23 Bộ
luật tố tụng hình sự thì:
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình
sự, quyết đị nh việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án. Viện
kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có
trách nhiệm phát hiện kị p thời vi phạm pháp luật của các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy đị nh để loại trừ
việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này. Viện
kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều
phải được xử lý kị p thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội
phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội [30].
Như vậy, để Viện kiểm sát thực hiện được chức năng nhiệm vụ nêu
trên, Kiểm sát viên chính là người đại diện cho Viện kiểm sát để thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng
đối với vụ án hình sự cụ thể mà Kiểm sát viên được phân công. Kiểm sát
viên phải chị u trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm
sát về những hành vi và quyết đị nh của mình. Để hiểu rõ hơn vị trí, vai trò
của Kiểm sát viên cần thiết phải thống nhất quan điểm về quyền công tố,
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Trong khoa học luật tố tụng hình sự, việc xác đị nh phạm vi quyền
công tố và thực hành quyền công tố có ý nghĩ a lý luận và thực tiễn rất quan
trọng. Giải quyết được rõ ràng, rành mạch vấn đề trên giúp cho việc nhận
thức đầy đủ, chính xác vị trí, vai trò của Viện kiểm sát và Kiểm sát viên
trong tố tụng hình sự. Các tài liệu pháp lý ở nước ta hiện nay chỉ đề cập đến
vấn đề quyền công tố và cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Khái
niệm thực hành quyền công tố cũng như nội dung, phạm vi, mối quan hệ giữa
thực hành quyền công tố với thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tư pháp còn ít được đề cập. Một số chuyên đề gần
đây ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Viện kiểm sát nhân dân đị a
phương khi đề cập đến hoạt động thực hành quyền công tố cũng mới chỉ đưa
ra được một số biện pháp pháp lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm sát hình sự như: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, kiểm sát thi
hành án.
Những vấn đề liên quan đến quyền công tố, thực hành quyền công tố,
chúng tôi đồng ý với những quan điểm đưa ra của TS. Lê Hữu Thể và TS. Trần
Văn Độ. Theo tác giả Lê Hữu Thể:
Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này
thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện
(ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát). Để phát hiện tội phạm và truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều
này, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách
nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác đị nh
tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết đị nh truy tố bị
can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa [32].
Và theo TS. Trần Văn Độ khi đưa ra quan điểm về thực hành quyền công
tố của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thì cho rằng: "Thực hành
quyền công tố là thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy đị nh của pháp
luật tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa
người phạm tội ra xét xử trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó" [12].
Theo Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi thì kiểm sát các hoạt
động tư pháp là một chức năng của Viện kiểm sát. Chức năng này là một
dạng giám sát nhà nước về tư pháp. Đây là hoạt động mang tính quyền lực
Nhà nước. Khác với hoạt động giám sát khác của Nhà nước, kiểm sát các
hoạt động tư pháp là sự giám sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơ
quan tư pháp và các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp và đương
nhiên, giám sát các hoạt động tư pháp hình sự là một phần công việc thực
hiện chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát. Trong quá trình tiến hành tố
tụng hình sự, mục đích của kiểm sát là nhằm bảo đảm cho pháp luật được áp
dụng nghiêm chỉ nh và thống nhất ở các quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Trong các giai đoạn tố tụng đã nêu, Viện kiểm sát áp dụng những biện pháp
do Bộ luật tố tụng hình sự quy đị nh để loại trừ việc vi phạm pháp luật của
bất kỳ cơ quan tư pháp hoặc cán bộ tư pháp nào. Đối tượng của kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp ở các giai đoạn tố tụng từ
điều tra đến xét xử là hành vi xử sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, của cơ quan Tòa án
cùng cấp với Hội đồng xét xử tương ứng với nó, của những cá nhân tiến hành
tố tụng như Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân nhân, Thư ký Tòa án,
của những cá nhân và tổ chức khác khi tham gia tố tụng hình sự. Cụ thể hơn,
đối tượng kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự của Viện kiểm sát chủ yếu
tập trung vào hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp và các cơ
quan được giao thẩm quyền thực hiện một số hoạt động tư pháp trong hoạt
động tố tụng hình sự.
Theo các quy chế hiện hành do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban
hành về công tác kiểm sát điều tra, xét xử đang được áp dụng cho toàn ngành
kiểm sát, cũng như theo kết quả các công trình nghiên cứu về khoa học công
tác kiểm sát thì phạm vi của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt
động tư pháp hình sự bắt đầu từ khi vụ án hình sự được khởi tố (một số
trường hợp có thể được tiến hành trước khi khởi tố như việc áp dụng biện
pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ v.v) và kết thúc khi
người phạm tội đã thi hành xong bản án.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2004), Báo cáo sơ kết hai năm triển khai
thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị , Hà Nội.
2. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
3. Dương Thanh Biểu (2007), Tuyển tập các quyết đị nh kháng nghị giám
đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
4. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
5. Lê Cảm (2007), "Các mô hình lý luận về tổ chức hệ thống Viện công tố
trong chiến lược cải cách tư pháp", Kiểm sát, (14).
6. Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an (2003), Một số vấn đề cơ bản trong chỉ
đạo và tổ chức điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.
7. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Dung (2004), "Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Việt
Nam", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01 của
Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
12. Trần Văn Độ (1999), "Một số vấn đề về quyền công tố", Kỷ yếu đề tài
cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt
động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Hà Nội.
13. Đỗ Văn Đương (2007), "Tiếp tục sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo tinh
thần cải cách tư pháp", Kiểm sát, (1).
14. Đỗ Văn Đương (2008), "Cần phân đị nh rõ thẩm quyền hành chính với trách
nhiệm và quyền hạn tố tụng trong tố tụng hình sự", Kiểm sát, (18-20).
15. Phạm Hồng Hải (2007), "Bảo đảm tính độc lập của Điều tra viên, Kiểm
sát viên, Thẩm phán nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng
hình sự", Kiểm sát, (18).
16. Phạm Hồng Hải (2008), "Vai trò trách nhiệm của Kiểm sát viên trong quá
trình thực hành quyền công tố nhà nước nhìn dưới góc độ Luật sư",
Kiểm sát, (3).
17. Võ Trí Hảo (2004), "Vai trò giải thích pháp luật của Tòa án", Trong
sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà
nước pháp quyền; Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Dương Xuân Kính (2005), "Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ", Kiểm sát, (8).
19. Trương Đắc Linh (2008), "Một số ý kiến đổi mới tổ chức Viện kiểm sát trong
chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay", Kiểm sát, (14).
20. Hoàng Nghĩ a Mai (2006), "Một vài suy nghĩ về công tác đào tạo Kiểm
sát viên trong lĩ nh vực thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử các vụ án hình sự", Kiểm sát, (15).
21. Hoàng Nghĩ a Mai (2008), "Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát và
Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, không bỏ lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội", Kiểm sát, (3);
22. Nguyễn Đức Mai (2007), "Bàn về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình
sự", Kiểm sát, (17).
23. Mai Thị Nam (2008), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả
hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự", Kiểm sát, (13).
24. Mai Thị Nam (2008), "Bàn về trách nhiệm của Kiểm sát viên giữ quyền
công tố tại phiên tòa hình sự", Kiểm sát, (19).
25. Khuất Văn Nga (2006), "Kết quả thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về
cải cách tư pháp", Kiểm sát, (5).
26. Trần Văn Nho (2003) "Một số thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc bắt rễ vào đội
ngũ cán bộ có chức có quyền trong vụ án Trương Văn Cam và đồng
bọn", Công an nhân dân, (5).
27. Nguyễn Thái Phúc (2008), "Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam những
vấn đề lý luận và thực tiễn", Kiểm sát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_02206_8424_2010083.pdf