MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢT LUẬN VĂN . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v
MỤC LỤC. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ. viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.5
5. Phương pháp nghiên cứu.5
6. Những đóng góp mới của đề tài .6
7. Bố cục của đề tài .6
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
GẮN VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI.7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI
CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI .7
1.1.1. Khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.7
1.1.2. Khái niệm, nội dung của công bằng và tiến bộ xã hội.14
1.1.3. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng, tiến bộ xã hội.17
1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội -
tính tất yếu phải gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội .21
1.2. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ VIỆC THỰC HIỆN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI .24
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước .25
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CÔNG
BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY.29
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.29
2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Huế, tỉnh Thừa ThiênHuế.31
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ.38
2.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2012.38
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung về công bằng và tiến bộ xã hội ở thànhphố Huế.50
2.2.3. Những khuyết điểm, yếu kém và nguyên nhân .61
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GẮN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở THÀNH
PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.68
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ HUẾ.68
3.1.1. Quan điểm.68
3.1.2. Một số chỉ tiêu .70
3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN
TỐT SỰ KẾT HỢP GẮN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ
TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HUẾ .72
3.2.1. Định hướng .72
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa tăng trưởng
kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội.76
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.96
PHỤ LỤC.100
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN
114 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng và tiến bộ xã hội ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05, bình quân tăng
16,4%/năm.
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Huế
( giai đoạn 2006 - 2011)
Giá trị sản xuất CN-TTCN
Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ đồng 1.537 2.017 2.361 2.819 3.344 4.019
Giá trị sản xất hàng xuất khẩu Triệu USD 14,7 25,0 35,0 35,0 45,0 57,2
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Huế
Ngành nông nghiệp
Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh,
nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá, nhiều cây
trồng, vật nuôi có năng suất khá cao, hướng đến sản xuất sản phẩm sạch, sản phẩm
có giá trị cao, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. Năng suất lúa từ
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
44
50tạ/ha năm 2005 lên 56 tạ/ha năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010
ước đạt trên 151 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 5,6%.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Cơ cấu cây
trồng, vật nuôi từng bước được chuyển dịch theo xu thế phát triển nông nghiệp kết
hợp với phát triển đô thị và phục vụ du lịch. Đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất. Xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nông nghiệp.
Đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
trong nông thôn. Thông qua các nguồn vốn, các dự án xóa đói giảm nghèo đã phát
huy hiệu quả. Thực hiện tốt nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng(tính theo giá hiện hành)
Danh mục 2007 2008 2009 2010 2011
Trồng trọt 64.376 92.901 88.988 105.238 137.645
Lúa 26.532 49.923 38.051 46.426 64.575
Cây lương thực khác 5.597 4.395 4.008 4.948 7.726
Cây công nghiệp 3.506 3.060 2.918 4.226 4.506
Cây ăn quả 9.346 10.434 13.196 12.049 17.412
Rau, đậu và gia vị 16.162 21.842 17.554 22.769 26.746
Cây khác 3.233 3.247 13.261 14.820 16.680
Chăn nuôi 23.310 31.653 25.204 24.585 33.357
Gia súc 23.130 31.301 24.783 24.192 32.859
Gia cầm 180 288 347 338 430
Chăn nuôi khác 180 64 74 55 68
Dịch vụ phục vụ trồng trọt
và chăn nuôi
26.833 18.786 26.230 30.671 29.120
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Huế
Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Đồng
thời, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản (tính theo giá thực tế) trong GDP giảm
liên tục: từ 1,7% năm 2006 giảm còn 1,5% năm 2008, và còn 1,1% năm 2010 và
0.8% năm 2012. Đây là xu hướng tiến bộ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
thành phố Huế.
Trong chăn nuôi, công tác tiêm phòng cho gia súc được thực hiện tốt; các
loại dịch bệnh sớm được phát hiện và ngăn chặn. Thường xuyên tiến hành kiểm tra,
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giết mổ gia súc, gia cầm, xử
lý tiêu độc...
Về thu ngân sách
Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh
thường xuyên xảy ra nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, cơ chế về thu
ngân sách thực hiện theo Luật Ngân sách mới, chính sách thường xuyên vận dụng,
thay đổi, bổ sung để kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Bổ sung
thêm một số nguồn thu, khai thác và chống thất thu một số nguồn thu thuế nên thu
ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, năm 2006 thu trên địa
bàn là 638.826 triệu đồng (thu của thành phố là 257.726 triệu đồng), năm 2010 thu
trên địa bàn 1.850 tỷ (thu của thành phố là 709.900 triệu đồng), tăng 2,76 lần (thu
địa bàn tăng 2,9 lần), tốc độ tăng bình quân 28,8% so với năm 2006. Và đến năm
2011 thì thu ngân sách đã tăng lên 1.900.000 triệu đồng (trong đó thu của thành phố
đạt 745.395 triệu đồng).
Đạt được các chỉ tiêu trên, thành phố đã xây dựng được cơ chế tạo nguồn thu
mới: tìm các nguồn vốn từ TW, khai thác các nguồn tài trợ cho các dự án, bán đất
xen ghép, đổi đất lấy hạ tầng, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo nghị định 61,
sắp xếp các trụ sở cơ quan hành chính dôi dư theo Nghị định 09, đấu thầu các dự án
đầu tư kinh tế, đầu tư cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, đồng
thời điều chỉnh hợp lý các mức thu phí, lệ phí. Triển khai thực hiện tốt các Luật
Thuế, khuyến khích phát triển kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu và phát triển
nguồn thu mới, tổ chức thu tốt các loại quỹ.
Bảng 2.7: Thu ngân sách của thành phố Huế
THU
NGÂN SÁCH Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thu ngân sách
trên địa bàn
Triệu
đồng 466.372 638.826 987.045 1.094.508 1.540.847 1.850.000 1.900.000
Thu ngân sách
thành phố
Triệu
đồng 153.000 257.726 270.572 308.702 402.894 709.900 745.395
Nguồn : Chi cục thống kê thành phố Huế
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
H
ế
46
Công tác đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thành phố đã
tranh thủ tối đa thời cơ, huy động cao nhất mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cho
kinh tế - xã hội, trọng tâm là đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo đảm an
sinh xã hội và phát triển bền vững. Đến nay, hầu hết các công trình, dự án trong kế
hoạch năm năm 2006 - 2010 đã cơ bản hoàn thành. Nhiều dự án được đầu tư xây
dựng với quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đô thị Huế ngày càng khang trang, bộ mặt
của thành phố ngày càng đổi mới với nhiều khu đô thị mới được hình thành.
Năm 2012 thành phố đã tiến hành đầu tư 16 dự án, trong đó có một số dự án
trọng điểm như: Dự án nâng cấp đô thị Huế; dự án cải thiện môi trường nước thành phố;
cải tạo sông Ngự Hà, An Cựu, khu vực Thượng Thành; các dự án mở rộng, chỉnh trang
các tuyến đường Điện Biên Phủ, Đống Đa, Chương Dương, bến xe Nguyễn Hoàng.
Hoàn thành dự án Trung tâm hành chính thành phố, trụ sở Thành ủy, các khu tái định cư.
Phối hợp triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án mở rộng
đường Nguyễn Chí Thanh (Huế - Quảng Điền), đường Đống Đa, nâng cấp đường tỉnh lộ
12B (Huế - Hương Trà), chỉnh trang Quốc lộ 1A đoạn Huế - Tứ Hạ.
Trong công tác quy hoạch: Thành phố đã tập trung đầu tư cho công tác quy
hoạch hệ thống đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh. Đã hoàn thành khu
quy hoạch Tây An Hòa với diện tích 260ha, khu quy hoạch Cồn Dã Viên 11ha, khu
quy hoạch Thủy Biều 500ha, khu quy hoạch văn hóa du lịch Kim Long, khu Hương
Long, Thủy Xuân, Cồn Hến, Điều chỉnh quy hoạch dân cư phía bắc thành phố
(phường Hương Sơ và An Hòa) với diện tích 700ha.
Công tác đầu tư: Đã được thành phố chú trọng với tổng số vốn đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn trong 5 năm ước đạt 11.046 tỷ đồng. Trong đó vốn thuộc
ngân sách nhà nước ước đạt 5.737,8 tỷ đồng (Ngân sách TW: 816,4 tỷ đồng, Ngân
sách địa phương 4.921,4 tỷ đồng), vốn đầu tư của các doanh nghiệp ước đạt 929,4
tỷ đồng, vốn đầu tư của dân cư ước đạt 3.951,4 tỷ đồng, vốn viện trợ (ODA,
NGO...) ước đạt 226,2 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 201,2 tỷ đồng. Trong
đó nguồn vốn thuộc ngân sách thành phố 1.262,3 tỷ đồng.
Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
48
Bảng 2.8: Tình hình vốn đầu tư của thành phố Huế giai đoạn 2006 - 2010
Danh mục Thời kỳ 2006 - 2010
Bình quân
2006 -2010
Vốn đầu tư xây dựng Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn đầu tư trên địa bàn Triệu đồng 1.302.477 1.457.476 2.199.048 2.067.609 2.511.020 2.887.000 118.6
- Nhà nước Triệu đồng 584.030 801.864 1.046.246 1.052.668 1.361.060 1.482.000 116.6
+ Trung ương quản lý Triệu đồng 151.264 157.598 232.973 142.972 125.900 157.000 99.9
+ Địa phương quản lý Triệu đồng 432.766 644.266 813.273 909.696 1.235.160 1.325.000 119.8
* Tỉnh quản lý Triệu đồng 321.533 541.198 706.075 699.276 852.359 925.000 114.3
* Thành phố quản lý Triệu đồng 98.322 103.068 107.198 210.420 382.801 400.000 140.4
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Triệu đồng 77.200 207.751 215.382 139.000 212.320 225.000 102.0
- Vốn đầu tư của dân cư Triệu đồng 641.247 774.684 688.372 635.363 868.000 985.000 106.2
- Vốn viện trợ (ODA, NGO..) Triệu đồng 125.000 173.177 49.048 30.578 69.640 105.000 88.2
Nguồn : Chi cục thống kê thành phố Huế
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Tóm lại: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều
biến động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế,
nhưng dưới sự lãnh đạo của TW, lãnh đạo và điều hành trực tiếp của tỉnh, với các
Nghị quyết, chính sách đúng đắn, hợp lý, có tính đột phá; toàn Đảng bộ và nhân dân
thành phố Huế đã đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vượt qua những khó khăn để đẩy mạnh
phát triển kinh tế.
Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt kế hoạch do Thành ủy và HĐND
thành phố đề ra. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở tốc độ khá; huy động tốt nguồn nội
lực và sự đầu tư.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Hoạt động dịch vụ,
thương mại tiếp tục có sự đầu tư lớn và đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị;
chất lượng dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
trong đời sống của nhân dân, hệ thống thương mại cấp cao đang dần được hình
thành và phát triển, sức cạnh tranh ngày càng được nâng cao. Hoạt động du lịch -
dich vụ đang dần phục hồi sau khủng hoảng.
Thu ngân sách liên tục trong nhiều năm, nhưng tốc độ tăng chậm lại trong
những năm 2011 - 2012, điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế.
Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh.
Chương trình hành động của UBND Thành phố về phòng chống tham nhũng, thực
hành tiết kiệm chống lãng phí được tập trung vào việc rà soát sửa đổi, bổ sung và
xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm chủ động ngăn
ngừa tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo xử lý kiên quyết, công khai, đúng pháp luật các
vụ việc vi phạm về tài chính, gây bức xúc trong dư luận.
Tuy nhiên, nhìn chung bên cạnh những thành tựu đạt được trên thì tăng
trưởng kinh tế của thành phố Huế trong thời gian qua vẫn còn chậm và chưa ổn
định, vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài cũng như nội tại. Thu nhập bình
quân đầu người tính trên mặt bằng chung là có tăng lên nhưng trên thực tế số người có
thu nhập ở dưới mức trung bình còn rất nhiều, đặc biệt là những người dân vạn đò,
Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
những người lao động không có việc làm ổn định như xe thồ, bốc vác, buôn bán
nhỏ...Đối chiếu với các mục tiêu kinh tế - xã hội, năm 2012 thành phố Huế đã đạt
được những chỉ tiêu cơ bản sau:
1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): tăng 14 %
2. Doanh thu du lịch trên địa bàn: tăng 20 %
3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn: tăng 25 %
4. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn: tăng 15 %
5. Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu: 60 triệu USD
6. Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành):1.700 USD
7. Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 711,922 tỷ đồng
8. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn: 3.200 tỷ đồng
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung về công bằng và tiến bộ xã hội ở
thành phố Huế
Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao đã góp phần
thúc đẩy việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội trên địa bàn thành phố Huế theo
hướng tích cực. Điều này, được thể hiện rõ trong các lĩnh vực cơ bản sau:
Về giáo dục - đào tạo
Trong 5 năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố không
ngừng được tăng cường và phát triển. Ngành giáo dục - đào tạo thành phố đã tích
cực triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng và nhà nước, đặc biệt đã tổ
chức thực hiện tốt và có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”. Triển khai đồng bộ các cuộc vận động lớn và phong trào thi
đua “Dạy tốt - học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra khả năng tăng thu ngân sách. Nhờ vậy, chi
ngân sách cho giáo dục trong thời gian qua được quan tâm và đạt tỷ trọng cao, năm
sau nhiều hơn năm trước. Trong giai đoạn 2006 - 2011, trong chi ngân sách của
thành phố thì chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đạt bình quân 1.293 triệu
đồng. Tính theo số tuyệt đối thì ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục tại thành phố
Huế tăng nhanh trong thời gian qua: năm 2005 là 59.063 triệu đồng, năm 2007 là
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
95.690 triệu đồng, năm 2009 là 138.075 triệu đồng và năm 2011 là 191.776 triệu
đồng - luôn đạt tỷ lệ 80/20 (tỷ lệ chi cho con người và chi cho hoạt động chuyên
môn khác) theo quy định. Nhờ sự quan tâm đúng mức nên trong thời gian qua thành
phố Huế đã đầu tư cho giáo dục với một tỉ trọng cao từ 18% - 19%/năm/trong tổng
GDP của thành phố.
Qua đó, cơ hội tiếp cận giáo dục của nhân dân ngày càng mở rộng, mạng
lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở hầu hết các phường, xã trong thành phố. Hàng
năm ở thành phố đều tiến hành chống xuống cấp (trường, lớp), bổ sung trang thiết
bị, đồ dùng dạy học nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc phục vụ
dạy và học. Huy động mọi nguồn lực trong cũng như ngoài nước để đầu tư cho lĩnh
vực giáo dục một cách toàn diện. Toàn thành phố có 49 trường mầm non, 39 trường
Tiểu học, 24 trường THCS (trong đó có 18 trường mầm non tư thục, 2 trường tiểu
học tư thục). Tỷ lệ huy động cháu nhà trẻ ra lớp đạt 35,8% (chỉ tiêu quy định của
tỉnh là 25%), mẫu giáo đạt 77,8%, cháu năm tuổi đạt 98,5%. Tỷ lệ huy động trẻ 6
tuổi vào lớp 1 đạt trên 99,6%. Có 69,8% học sinh tiểu học và 25,5% học sinh THCS
được học 2 buổi/ngày. Hiện nay toàn thành phố có 28 trường chuẩn Quốc gia, đạt tỷ
lệ 28,6% (Mầm non: 7 trường, Tiểu học:15 trường, THCS: 6 trường, trong đó có 2
trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: Tiểu học Trần Quốc Toản và trường Mầm non
1). Qua đó, hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố ngày càng được hoàn
thiện với các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, với nhiều loại hình, phương thức
giáo dục.. tạo nhiều cơ hội học tập đa dạng cho nhân dân.
Tỷ lệ biết chữ và nhập học giáo dục các cấp ngày càng tăng. Do cơ sở
trường, lớp được mở rộng đều khắp các phường đã tạo điều kiện, cơ hội học tập
thuận lợi cho con em nhân dân địa phương. Chất lượng giáo dục được quan tâm
đặc biệt và ngày một tốt hơn. Hàng năm có trên 99% học sinh lớp 5 hoàn thành
chương trình Tiểu học, có trên 97% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS. Số lượng học
sinh giỏi, học sinh năng khiếu tiếp tục tăng. Liên tục 5 năm năm qua thành phố
được tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
phổ cập giáo dục THCS và có 12/27 phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học
Trư
ờng
Đạ
i h
c K
inh
tế H
uế
52
(không tính tiêu chí nghề). Các trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong việc hoàn
thành và duy trì được hàng năm kết quả phổ cập giáo dục.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được lãnh đạo Đảng, chính quyền
các cấp chăm lo đầu tư, xây dựng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học, chất
lượng ngày một tốt hơn. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn trên 98%, tiểu
học trên 99%, THCS trên 97% trong đó tỷ lệ trên chuẩn đối với mầm non là 59%,
tiểu học và THCS là 73%. Số đảng viên là giáo viên trong toàn ngành tăng, hiện có
778 đảng viên, đạt tỷ lệ 23,7%. Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt được thường
xuyên quan tâm đẩy mạnh. số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi
đua các cấp hàng năm đạt tỷ lệ cao.
Tổng chi ngân sách hàng năm của thành phố cho tất cả các lĩnh vực là: Năm
2006 là 265,639 triệu đồng, năm 2010 là 909.773 triệu đồng, tăng 3,42 lần so với
năm 2006. Và năm 1011 là 973.457 triệu đồng. Chi ngân sách bình quân hàng năm
tăng 36%, chủ yếu chi đầu tư xây dựng hạ tầng và chỉnh trang đô thị, chi sự nghiệp
phát triển giáo dục - đào tạo, môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó
chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là nhiều nhất và tăng lên theo từng năm, năm
2006 là 82.365 triệu đồng, sang năm 2009 là 138.075 triệu đồng, thì đến năm 2011
thành phố đã chi tới 191.776 triệu đồng cho sự nghiệp giáo dục. Điều này chứng tỏ
sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn luôn là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện đầu tư và phát triển hệ thống y tế. Quy
mô và năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế ngày càng được nâng cao.Trên
địa bàn thành phố ngày càng có nhiều cơ sở khám chữa bệnh như: Bệnh viện Đại
học Y Huế, Bệnh viện TW Huế và hệ thống trung tâm y tế, phòng khám, trạm xá,
các bệnh viện và phòng khám tư nhân. Tính đến năm 2012 thì thành phố Huế có 41
cơ sở y tế nhà nước và 3 cơ sở tư nhân bao gồm 11 bệnh viện, 2 phòng khám đa
khoa khu vực, 1 nhà hộ sinh và 27 trạm y tế phường với tất cả 3.511 giường bệnh
trong đó 104 là giường bệnh tư nhân. Có 3.221 cán bộ y tế trong đó ngành y là
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
2.799 người (1.226 người có trình độ bác sỹ trở lên, 185 người là y sỹ và 1.388
người là y tá và nữ hộ sinh), và 422 người là ngành dược (79 người có trình độ là
dược sỹ cao cấp, 261 người là trình độ dược sỹ trung cấp và 82 người là dược tá).
Hiện tại mạng lưới y tế ở các cơ sở được củng cố và phát triển, 100% phường đạt
kết quả xóa trắng về y tế, các trạm y tế đã đạt chuẩn với đủ đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sanh, y
sĩ sản, nhi...
Người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng dễ dàng hơn. Trung
tâm y tế của thành phố được quan tâm đầu tư có đủ phương tiện, thiết bị khám chữa
bệnh với mô hình một cửa, một dấu, không để bệnh nhân ngồi chờ lâu quá, đã đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thực hiện chế độ khám, chữa bệnh cho
các đối tượng chính sách, người dân tộc, người nghèo. Cấp hàng ngàn thẻ bảo hiểm
khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi với số tiền miễn phí hàng năm lên
đến cả trăm triệu đồng.
Về chăm sóc sức khỏe cộng đồng thành phố cũng đã thực hiện tốt công tác
truyền thông phòng chống dịch bệnh đặc biệt là những dịch bệnh có nguy cơ lây lan
cao như: Dịch cúm H1N1, H5N1, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyếttriển khai đến từng
hộ gia đình về các chương trình mục tiêu quốc gia như phòng chống bệnh mù loà,
sốt rét, lao..đồng thời làm tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh, vệ sinh an
toàn thực phẩm, quản lý các bệnh xã hội, đảm bảo môi trường nên 5 năm qua chưa
có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác phòng, chống HIV/AIDS và ngăn chặn các bệnh
dịch nguy hiểm được quan tâm. Thực hiện tốt việc chăm sóc những người bị nhiễm
chất độc màu da cam. Tổ chức thường xuyên các đợt khám chữa bệnh cho các gia
đình chính sách, hộ nghèo miễn phí .
Đồng thời cũng tổ chức tốt nhiệm vụ điều trị và sơ cấp cứu tại trung tâm y tế,
phòng khám, trạm xá kịp thời để chuyển lên các tuyến trên vừa đáp ứng nhu cầu
điều trị tại chỗ, nâng cao trình độ và trách nhiệm của y bác sỹ.
Về chính sách lao động, giải quyết việc làm, thu nhập
Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, là yếu tố quyết định để
phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội,
đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
54
Trong những năm qua, với mức tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định thành
phố Huế đã có nhiều điều kiện hơn để thực hiện các chính sách giải quyết việc làm
cho người người lao động, tạo ra được nhiều cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho
người lao động chuyển từ việc làm có thu nhập thấp sang việc làm có thu nhập cao
hơn, từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang những việc làm có năng suất cao hơn
trong khu vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ - du lịch. Với phương châm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát huy nội lực để giải quyết việc làm tại chổ, kết
hợp với mở rộng, phát triển việc làm ngoài tỉnh và chú trọng công tác xuất khẩu lao
động; tạo môi trường thuận lợi về hạ tầng sản xuất, hành lang pháp lý, thủ tục hành
chính thông thoáng để người dân tự lập tổ chức sản xuất, tự tạo công ăn việc làm
cho bản thân; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất để tạo
thêm nhiều việc làm mới thu hút lao động. Thành phố Huế đã thực hiện có hiệu quả
các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; tạo điều kiện về vốn, kinh
nghiệm, thông tin thị trường cho người lao động thông qua các chương trình khuyến
công, khuyến nông - lâm - ngư, các trung tâm hỗ trợ giới thiệu việc làm và giao
dịch lao động. Những nỗ lực đó đã mang lại những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực
giải quyết việc làm. Số lao động được giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm
đạt từ 8.000lđ - 10.000lđ; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60% - 70%.
Về cơ cấu lao động phân theo ngành trong giai đoạn vừa qua cũng có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, thể hiện ở xu hướng gia tăng tỷ trọng lao động
trong nhóm ngành CNXD và DV - DL, năm 2007 có 10.900 lao động, năm 2009
tăng lên 11.652 lao động, năm 2011 là 13.182 lao động. Còn ngược lại tỷ lệ lao
động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp lại có xu hướng giảm cụ thể năm
2007 là 17.245 lao động, năm 2009 là 16.191 lao động và đến năm 2011 chỉ còn
13.825 lao động. Đây là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm
qua của thành phố Huế. Tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm và tỷ lệ lao
động trong nông - lâm - thủy sản mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Song song với vấn đề giải quyết việc làm là công tác đào tạo lao động có tay
nghề. Các trường Trung cấp nghề Huế tiếp tục được thành phố quan tâm đầu tư về
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường công tác tuyển sinh ở nhiều ngành, nhiều
lớp, phối hợp đào tạo liên kết với tổ chức REACH. Trong năm 2012, trường có 626
học viên được đào tạo ở các ngành nghề may công nghiệp, tin học văn phòng, nhân
viên bàn bar, nhân viên bán hàng và 1000 học viên được đào tạo nghề nông nghiệp
và phi nông nghiệp.
Công tác đào tạo nghề ngắn hạn ở trong các doanh nghiệp tư nhân cũng ngày
càng phát triển gắn với đào tạo những ngành nghề có nhu cầu đào tạo trên thị trường
như: mộc mỹ nghệ, đúc đồng, thiết kế mỹ thuật, cắt tóc thẩm mỹ, sửa xe máy, sửa chữa
điện dân dụng; mô hình này phù hợp với nhu cầu của người lao động đó là vừa học
nghề, vừa có thực tiễn và được tiếp nhận vào làm việc sau khóa đào tạo.
Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện tăng thu nhập bình quân đầu người.
Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước; từ 750USD năm 2006
lên 1350 USD năm 2010. Trong 2 năm gần đây thu nhập bình quân đầu người của
thành phố Huế đã tăng lên rất nhanh 1500USD năm 2011 và năm 2012 là
1700USD.
Bảng 2.9: Thu nhập bình quân đầu người của thành phố Huế ( giai đoạn 06 - 12)
Đơn vị: USD
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Bình quân
2006 - 2012
Thu nhập
bình quân
750 825 954 1076 1350 1500 1700 1194
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Huế
Về công tác xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội
Xóa đói giảm nghèo là chính sách, là lĩnh vực hoạt động thực tiễn cụ thể và
thiết thực nhất để hạn chế sự bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thành phố Huế
đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói
trên địa bàn. Một số chính sách cụ thể đã triển khai như: Hỗ trợ tín dụng cho các đối
tượng nghèo phát triển sản xuất kinh doanh; tổ chức tập huấn cho người nghèo về
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
56
các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề; hỗ trợ về nhà ở, đất ở,
đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; thực
hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, mua BHYT. Hỗ trợ con em hộ
nghèo được tới trường bằng cách miễn giãm học phí. Thực hiện xã hội hóa công tác
xóa đói giảm nghèo. Những chính sách này đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn thành phố trong những năm qua.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, thành phố Huế đã có 3.464 hộ thoát nghèo.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo thành phố hiện nay theo tiêu chí của Chính phủ là
3,5%, hộ cận nghèo còn 4,74%. Số lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng từ ngân
hàng chính sách xã hội là 40.871 hộ, với số tiền trên 289 tỷ đồng. Nhiều hộ sử dụng
có hiệu quả, trả vốn đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp. Nhờ đó đã
có nhiều hộ thoát nghèo, cuộc sống dần dần được ổn định.
Thực hiện tốt Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám
chữa bệnh cho người nghèo. Số người nghèo được cấp thẻ BHYT hằng năm trên 22,5
nghìn người, ước 5 năm qua đã có 80.370 lượt người nghèo được khám chữa bệnh
ngoại trú với tổng kinh phí điều trị 1.515 tỷ đồng. Số bệnh nhân nghèo được khám
chữa bệnh nội trú là: 1.950 lượt; tổng kinh phí điều trị lên đến: 706.895.000đ.
Về chương trình nhà ở và xóa nhà tạm cho các gia đình hộ nghèo. Thành phố
đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 563 căn nhà với
tổng số tiền trên 6,95 tỷ đồng (trong đó xây dựng mới 253 căn, sửa chữa 310 căn).
Về chương trình giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo và hộ cận nghèo của
thành phố giảm hẳn, năm 2011 trên địa bàn thành phố chỉ còn 2.966 hộ nghèo với
11.424 khẩu, tỷ lệ 4,26%; 3.114 hộ cận nghèo với 12.779 khẩu, tỷ lệ 4,47%.
Mặc dù
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_truong_kinh_te_gan_voi_cong_bang_va_tien_bo_xa_hoi_o_thanh_pho_hue_tinh_thua_thien_hue_2701_191.pdf