Luận văn Tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồvà bảng biểu

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO

BÁC SĨ TUYẾN HUYỆN. 8

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn . 8

1.1.1. Viên chức và viên chức là bác sĩ tuyến huyện . 8

1.1.2. Động lực làm việc và tạo động lực làm việc . 10

1.2. Một số học thuyết về tạo động lực làm việc . 13

1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow . 13

1.2.2. Học thuyết hai nhân tố . 15

1.3. Bác sĩ tuyến huyện và tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện . 17

1.3.1. Bác sĩ tuyến huyện . 17

1.3.2. Tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện . 18

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho bác sĩ . 24

1.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trườnglàm việc . 24

1.4.2. Yếu tố thuộc về con người . 25

1.4.3. Yếu tố thuộc về tổ chức . 27

Tiểu kết chương1 . 29

Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO BÁC SĨ

TUYẾN HUYỆN THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 30

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế, gồm: - Văn phòng; - Thanh tra; - Phòng Tổ chức cán bộ; - Phòng Nghiệp vụ Y; - Phòng Nghiệp vụ Dược; - Phòng Kế hoạch - Tài chính; - Phòng Bảo hiểm Y tế. Các cơ quan trực thuộc Sở Y tế: gồm 02 Chi cục - Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. 35 Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế: gồm 24 đơn vị - Bệnh viện Đa khoa Chân Mây; - Bệnh viện Đa khoa Bình Điền; - Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh; - Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh; - Bệnh viện Mắt Huế; - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế; - Bệnh viện Tâm thần Huế; - Bệnh viện Phong - Da liễu tỉnh; - Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh; - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; - Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh; - Trung tâm Pháp y tỉnh; - Trung tâm Vận chuyển cấp cứu; - Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh; - Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ; Trong đó có 09 trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố (trung tâm y tế huyện), gồm: - Trung tâm Y tế thành phố Huế; - Trung tâm Y tế huyện Phong Điền; - Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền; - Trung tâm Y tế thị xã Hương Thuỷ; - Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà; - Trung tâm Y tế huyện Phú Vang; - Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc; - Trung tâm Y tế huyện Nam Đông; - Trung tâm Y tế huyện A Lưới. 36 SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sơ đồ 2.1: Đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG (07 Phòng) CHI CỤC (02 Chi Cục) CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA & CHUYÊN KHOA TUYẾN TỈNH (09 Bệnh viện) CÁC TRUNG TÂM TUYẾN TỈNH ( 06 Trung tâm) TTYT HUYỆN (09 Trung tâm) 1. Văn phòng 2. Thanh tra 3. Phòng Tổ chức cán bộ 4. Phòng Nghiệp vụ Y 5. Phòng Nghiệp vụ Dược 6. Phòng Kế hoạch - Tài chính 7. Phòng Bảo hiểm y tế 1. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm 1. BVĐK Bình Điền 2. BVĐK Chân Mây 3. BV Phong- Da liễu 4. BV Lao và Bệnh Phổi 5. BV Y học cổ truyền 6. BV Phục hồi chức năng 7. BV Mắt Huế 8. BV Răng Hàm Mặt Huế 9. BV Tâm thần Huế 1.TT Kiểm soát bệnh tật 2. TT Kiểm nghiệm Thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm 3. TT Vận chuyển Cấp cứu 4. TT Giám định Y khoa 5. TT Pháp y 6. Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ 1. TTYT thành phố Huế 2. TTYT huyện Phong Điền 3. TTYT huyện Quảng Điền 4. TTYT thị xã Hương Thủy 5. TTYT thị xã Hương Trà 6. TTYT huyện Phú Vang 7. TTYT huyện Phú Lộc 8. TTYT huyện Nam Đông 9. TTYT huyện A Lưới 37 2.3. Khái quát đội ngũ bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có 09 Trung tâm Y tế huyện. Số lượng, chất lượng đội ngũ bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế được thể hiện rõ qua một số tiêu chí cụ thể như: Số lượng, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, 2.3.1. Số lượng bác sĩ tuyến huyện Tính đến 31/12/2018, 09 Trung tâm Y tế huyện có 305 bác sĩ. Từ năm 2014 đến 2018, số lượng bác sĩ có sự biến động qua các năm, cụ thể biểu hiện qua bảng sau: Bảng 2.2. Số lượng bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế giai đoạn 2014 - 2018 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 224 228 255 289 305 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng 2.2 cho thấy, số lượng bác sĩ làm việc tại 09 trung tâm y tế huyện trong 5 năm (từ năm 2014 đến 2018) không có sự biến động lớn về số lượng. Đội ngũ bác sĩ tuyến huyện được tuyển dụng hàng năm qua hình thức thi tuyển tại Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên nhu cầu thực tế về vị trí việc làm của 09 trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố. Qua thực tế công tác tuyển dụng từ năm 2014 đến năm 2018, số bác sĩ tuyển dụng được rất ít so với chỉ tiêu nhu cầu tuyển dụng của Sở Y tế. Từ năm 2014 đến năm 2018 Sở Y tế tuyển dụng được 56 bác sĩ, trong khi đó có đến 83 bác sĩ nghỉ hưu, 26 bác sĩ chuyển công tác, 21 bác sĩ thôi việc. Sở Y tế đã hợp đồng với Trường Đại học Y Dược Huế đào tạo những sinh viên thi tuyển vào Trường Đại học Y Dược Huế, chuyên ngành bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học cổ truyền thiếu 38 từ 0.5 điểm trở xuống, sau khi ra trường được Sở Y tế bố trí công tác tại các Trung tâm Y tế huyện. Số bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng này đã đáp ứng một phần nhu cầu về bác sĩ cho Sở Y tế. Từ năm 2016, số lượng bác sĩ tăng nhiều hơn so với các năm trước, do từ khi có Thông tư liên tịch số 56/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2015 của liên bộ Bộ Y tế, Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế và Thông tư số 29/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, nên Sở Y tế đã tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho các y sĩ đa khoa, y sĩ y học cổ truyền đã tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền diện đào tạo chuyên tu. Qua hai hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng và thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nguồn nhân lực bác sĩ của Sở Y tế đã được bổ sung hàng năm, đặc biệt là 09 Trung tâm Y tế huyện. Do đặc thù các đơn vị đóng xa trung tâm thành phố nên việc tuyển dụng bác sĩ đã khó, tuyển được bác sĩ làm việc tại 09 Trung tâm Y tế huyện càng khó khăn hơn. 2.3.2. Cơ cấu giới tính của bác sĩ tuyến huyện Cơ cấu giới tính của bác sĩ tuyến huyện có sự biến động, tỷ lệ bác sĩ nữ tăng lên qua từng năm, cụ thể được thể hiện qua bảng sau: 39 Bảng 2.3. Cơ cấu giới tính của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế giai đoạn 2014 - 2018 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số BS Tỷ lệ % nữ Tổng số BS Tỷ lệ % nữ Tổng số BS Tỷ lệ % nữ Tổng số BS Tỷ lệ % nữ Tổng số BS Tỷ lệ % nữ 224 53 23,7% 228 61 26,8% 253 65 25,7% 289 88 30,4% 305 95 31,1% Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng 2.3 ta thấy rằng số lượng bác sĩ nữ tuyến huyện có tăng lên theo từng năm. Điều này cho thấy đang có sự thay đổi tích cực, dần tiến tới sự cân đối về giới tính trong đội ngũ bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên số lượng bác sĩ nữ luôn thấp hơn số lượng bác sĩ nam, tỷ lệ này là phù hợp bởi với đặc thù công việc là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công việc có tính chất căng thẳng, cường độ làm việc cao, môi trường làm việc có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm cao Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường phải chăm lo gia đình nên việc đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ, phấn đấu khẳng định bản thân có phần bị hạn chế. Vì vậy, trong công tác quản lý cần quan tâm để động viên, khuyến khích giúp các bác sĩ nữ khắc phục những khó khăn, hạn chế của bản thân, có thêm động lực làm việc. 2.3.3. Cơ cấu độ tuổi của bác sĩ tuyến huyện Sự biến động theo độ tuổi của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua bảng sau: 40 Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế giai đoạn 2014 - 2018 Độ tuổi/Tỷ lệ % Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Từ 30 tuổi trở xuống 35 (15,6) 38 (16,7) 46 (18,2) 47 (16,3) 53 (17,4) Từ 31 đến 40 tuổi 73 (32,6) 75 (32,9) 88 (34,8) 105 (36,3) 112 (36,7) Từ 41 đến 50 tuổi 67 (29,9) 69 (30,3) 78 (30,8) 98 (33.9) 104 (34,1) Từ 51 trở lên 49 (21,9) 46 (20,1) 41 (16,2) 39 (13,5) 36 (11,8) Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, bác sĩ có độ tuổi từ 51 trở lên giảm dần qua các năm, đây là số bác sĩ có thâm niên công tác, trình độ chuyên môn cao, phần lớn giữ các chức vụ quản lý ở các khoa/phòng. Đây là số bác sĩ sắp đến tuổi nghỉ hưu nên trong thời gian tới các đơn vị cần có kế hoạch tuyển dụng bổ sung, đào tạo, tranh thủ kinh nghiệm từ số bác sĩ này để có lớp bác sĩ mới thay thế trong tương lai. Nhóm bác sĩ độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ từ 29,9% đến 34,1% trong tổng số bác sĩ của từng năm, đây là số bác sĩ thường đã được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, đã qua đào tạo các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, Đây là lực lượng nòng cốt của các đơn vị, chín muồi về kỹ thuật chuyên môn, năng lực công tác đã được khẳng định qua thực tiễn. Nhóm bác sĩ độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm tỷ lệ từ 32,6% đến 36,7% trong tổng số bác sĩ của từng năm, được đào tạo chuyên sâu, nhiệt tình, hăng say trong công tác, tiếp cận nhanh với kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại, muốn khẳng định năng lực bản thân. Đây là đội ngũ bác sĩ có thể kế thừa, thay thế kịp thời đội ngũ bác sĩ lớn tuổi trong đơn vị. Nhóm bác sĩ độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp, đây là số bác sĩ mới ra 41 trường, được tuyển dụng vào công tác tại các đơn vị. Đây là số bác sĩ cần được đào tạo chuyên sâu, còn thiếu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn, cần tiếp tục rèn luyện để khẳng định bản thân. Do đặc điểm về độ tuổi khác nhau, nên mỗi nhóm tuổi có các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc khác nhau, do đó các nhà quản lý cần có biện pháp đãi ngộ và khuyến khích hợp lý nhằm tạo động lực làm việc phù hợp cho từng nhóm bác sĩ. 2.3.4. Cơ cấu về trình độ chuyên môn của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Bác sĩ là người trực tiếp chăm lo sức khỏe cho nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Do đó, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ cần liên tục cập nhật kiến thức để có trình độ chuyên môn cao,phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong công tác. Trình độ chuyên môn của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế trong giai đoạn 2014 - 2018 được thể hiện như sau: Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế giai đoạn 2014 - 2018 Năm Tổng số bác sĩ Trình độ chuyên môn Tiến sĩ Chuyên khoa II Thạc sĩ Chuyên khoa I Đại học 2014 224 0 13 17 118 76 2015 228 0 14 16 115 83 2016 253 0 16 16 112 110 2017 289 0 17 11 122 139 2018 305 0 16 14 137 138 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy số lượng bác sĩ chuyên khoa I tăng lên qua các năm chứng tỏ công tác đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ bác sĩ được quan tâm, tuy nhiên chủ yếu ở mức đào tạo chuyên khoa I. Số lượng bác sĩ chuyên khoa II qua các năm tăng rất ít hoặc giảm đi, lý do của điều này là do các bác 42 sĩ có trình độchuyên môn chuyên khoa II thường là những bác sĩ trong diện lãnh đạo, các bác sĩ này phần nhiều làlớn tuổi, đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó số lượng bác sĩ được đào tạo về chuyên môn của chuyên khoa II rất ít, một phần do đơn vị không cử đi đào tạo, một phần do bản thân các bác sĩ không có kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn do bản thân nhận thấy không phù hợp với yêu cầu cấp thiết của đơn vị. Ngoài ra số lượng bác sĩ có trình độ thạc sĩ giảm dần qua các năm, lý do của điều này là do các đơn vị không cử các bác sĩ đi đào tạo trình độ thạc sĩ, chỉ cử các bác sĩ đi đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II hoặc định hướng chuyên khoa. Số bác sĩ chưa qua đào tạo sau đại học còn chiếm tỷ lệ khá cao, điều này cho thấy việc cử bác sĩ đi đào tạo sau đại học gặp khó khăn do thiếu bác sĩ làm việc, không thể cử một lúc nhiều bác sĩ đi học, điều này ảnh hưởng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện. 2.4. Hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của các Trung tâm Y tế. Có không ít lãnh đạo các đơn vị cho rằng, động lực thúc đẩy bác sĩ tuyến huyện làm việc tốt hơn chỉ cần chú trọng đến chính sách tiền lương, ưu đãi là đủ. Cách nhìn nhận này là chưa toàn diện và thiếu tính hệ thống. Trên thực tế, để khuyến khích tính tích cực, sự hăng say làm việc cho đội ngũ bác sĩ cần quan tâm đến cả một hệ thống các yếu tố như môi trường làm việc, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công việc, khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm Để có cơ sở đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện, tác giả tiếp cận thông qua việc khảo sát, nghiên cứu thực tiễn và tiến hành phỏng vấn một số bác sĩ.Đồng thời, để đảm bảo tính khách quan tác giả 43 đã thực hiện khảo sát đối với 291 bác sĩ làm việc tại 09 Trung tâm Y tế huyện. Số phiếu điều tra phát ra 291 phiếu, số phiếu điều tra thu vào 291 phiếu, số phiếu hợp lệ 287 phiếu ( đạt 98,6%). 2.4.1. Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập Các Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp công lập nên tiền lương của bác sĩ được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, do đó tiền lương của bác sĩ tăng chủ yếu phụ thuộc vào thâm niên công tác và mức lương tối thiểu chung của Nhà nước được điều chỉnh hàng năm. Tiền lương của bác sĩ mang tính ổn định theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên bác sĩ có cơ hội được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Theo Thông tư số 08/2003/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2003 về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ, bác sĩ được tăng lương trước thời hạn sẽ rút ngắn thời gian nâng bậc lương theo 4 mức 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Đây cũng chính là một trong những động lực để bác sĩ phấn đấu trong công việc. Bên cạnh tiền lương, thu nhập của bác sĩ còn có tiền phẫu thuật, thủ thuật, trực gác theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương phẫu thuật, thủ thuật, trực gác của bác sĩ trong các cơ sở y tế công lập; Các loại phụ cấp được quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư số 07/2005/TT- BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;Thông tư số 44 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức; Các chế độ ưu đãi, thu hút đối với các bác sĩ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Đây cũng là khoản thu nhập quan trọng trong việc đảm bảo đời sống vật chất cũng như việc thu hút và duy trì đội ngũ bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ được nhận thu nhập tăng thêm từ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng và thông qua toàn thể đơn vị tại Hội nghị công nhân viên chức đầu năm và hàng năm được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế. Đây cũng là loại kích thích về tài chính, có tác dụng tích cực đối với bác sĩ trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn, tạo cho họ một động lực làm việc tốt hơn. Tuy nhiên nguồn thu nhập tăng thêm của bác sĩ không ổn định, khoản thu nhập này phụ thuộc vào nguồn thu của đơn vị đạt được nhiều hay ít. Đối với người bác sĩ làm việc tại các Trung tâm Y tế huyện thì tiền lương chính là khoản thu nhập chính trong hệ thống thù lao mà người bác sĩ nhận được. Khoản tiền này sẽ giúp cho bác sĩ trang trải các chi tiêu, sinh hoạt cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bác sĩ cũng như cuộc sống gia đình họ. Nếu tiền lương cao, xứng đáng thì sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp người bác sĩ nâng cao hiệu quả làm việc của mình. Đối với bệnh viện thì tiền lương là khoản chi phí bỏ ra để duy trì và thu hút bác sĩ giỏi. Do đó, bệnh viện phải biết tận dụng tối đa chức năng của tiền lương để tạo động lực làm việc cho bác sĩ. Tuy nhiên, qua đánh giá mức độ hài lòng đối với thu nhập hiện tại của bác sĩ qua câu hỏi “Bác sĩ thấy mức thu nhập hiện tại khi làm việc tại bệnh viện có đảm bảo cuộc sống không”. Kết quả thu được qua biểu đồ 2.1. 45 Biểu đồ 2.1: Mức độ đảm bảo cuộc sống từ thu nhập của bác sĩ Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy: có19bác sĩ (chiếm 6,6%) cho rằng rất đảm bảo,có 26 bác sĩ (chiếm 9,1%) cho rằng đảm bảo, còn lại 199 bác sĩ (chiếm 69,3%) cho rằng không đảm bảo, 43 bác sĩ (chiếm 15%) cho rằng rất không đảm bảo. Như vậy số bác sĩ cho rằng không đảm bảo là rất lớn. Qua kết quả khảo sát và tìm hiểu thêm về các bác sĩ thì số bác sĩ cho rằng rất đảm bảo hoặc đảm bảo đều ở các bác sĩ có độ tuổi 51 trở lên, đây là số bác sĩ phần lớn giữ các chức vụ quản lý ở các khoa/phòng, có thâm niên công tác trên 25 năm nên có phụ cấp chức vụ, bậc lương thường ở bậc 8 trở lên của ngạch bác sĩ hạng III hoặc bậc 4 trở lên của ngạch bác sĩ chính. Phần lớn bác sĩ cho rằng không đảm bảo cuộc sống đều ở nhóm bác sĩ dưới 40 tuổi. Đây là số bác sĩ phần lớn không giữ chức vụ, thâm niên công tác ít, hầu như đã có gia đình và nuôi con nhỏ. Qua đó cho thấy mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định đối với bác sĩ còn quá thấp, mức lương không đảm bảo cho cuộc sống của bác sĩ. Tìm hiểu thêm về thu nhập tăng thêm từ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, tác giả đặt câu hỏi “Xin bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với chính Rất đảm bảo 07% Đảm bảo 09% Không đảm bảo 69% Rất không đảm bảo 15% 46 sáchphúc lợi cho bác sĩ?”. Kết quả thu được,có 51 bác sĩ (chiếm 17,7%) cảm thấy rất hài lòng, có 68 bác sĩ (chiếm 23,7%) cảm thấy hài lòng, còn lại 140 bác sĩ (chiếm 48,8%)cảm thấy không hài lòng, 28 bác sĩ (chiếm 9,8%)cảm thấy rất không hài lòng. Kết quả khảo sát cho thấy số bác sĩ cảm thấy không hài lòng chủ yếu ở các bệnh viện có cách tính thu nhập tăng thêm theo hệ số lương, dẫn đến có sự chênh lệch lớn về mức thu nhập tăng thêm và mức thu nhập tăng thêm của một số bác sĩ thấp hơn so với các hộ lý công tác lâu năm, trong khi để bác sĩ ra trường mất thời gian đào tạo là 6 năm, tính chất công việc căng thẳng, áp lực, liên quan đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy khi tác giả hỏi “Ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện Bác sĩ có làm gì thêm để tăng thu nhập không?”. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.6: Bác sĩ làm thêm ngoài giờ Nội dung Kết quả Số bác sĩ Tỷ lệ % Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập 36/287 12,5 Khám chữa bệnh tại các phòng khám tư nhân 129/287 45 Công việc khác 75/287 26,1 Không làm gì 47/287 16,4 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát Qua khảo sát cho thấy có đến 81,3% bác sĩ tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập, các phòng khám tư nhân và làm công việc khác ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện để tăng thu nhập. Điều đó cho thấy, mức lương theo quy định của Nhà nước không đảm bảo cuộc sống nên các bác sĩ tham gia làm thêm để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình, do đó các bác sĩ không an tâm công tác, thiếu nhiệt tình trong công việc sẽ ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc và hiệu quả thực hiện 47 công việc. Đây cũng chính là lý do khiến các bác sĩ xin thôi việc hoặc không đăng ký tuyển dụng vào làm việc tại các bệnh viện công lập hoặc tuyển vào sau khi đi học về xin thôi việc để đến làm việc những nơi có thu nhập cao hơn mặc dù chấp nhận đền bù kinh phí đào tạo. 2.4.2. Tạo động lực làm việc thông qua môi trườnglàm việc Môi trường làm việc của các bác sĩ là bệnh viện, môi trường làm việc mang tính đặc thù so với hầu hết các môi trường làm việc khác. Bác sĩ phải làm việc trong môi trường có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm, dịch bệnh (trong đó có những bệnh tối nguy hiểm như Cúm H5N1, dịch tả, dịch hạch, HIV/AIDS,), thường xuyên tiếp xúc với các chất như phân, nước tiểu, bệnh phẩm, các loại hóa chất độc hại, tia phóng xạ,.; Đối tượng phục vụ là các bệnh nhân, cần có nhu cầu người nhà bên cạnh chăm sóc, trong hoàn cảnh đó, cả bệnh nhân và ngưởi nhà bệnh nhân thường có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, cáu gắt, bực bội dễ dẫn đến mất kiểm soát về hành vi, lời nói trong lúc giao tiếp với cán bộ y tế, trong đó có bác sĩ. Trong môi trường làm việc đó,khiến cho đội ngũ bác sĩ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng và áp lực,làm giảm sút động lực làm việc của bác sĩ. Do đó, việc người lãnh đạo sâu sát, gần gũi biết động viên, an ủi, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của đội ngũ bác sĩ, sự quan tâm, thái độ thân thiện, cởi mở phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong công việc là rất quan trọng, giúp cho các bác sĩ giải tỏa căng thẳng, tạo không khí làm việc thân thiện, thoải mái, giảm áp lực, từ đó tạo thêm động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ. Bên cạnh đó, các bệnh viện cần được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo, trang thiết bị an toàn cho việc khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường tính chuyên nghiệp của các bác sĩ mang lạichất lượng khám bệnh, chữa bệnh tốt hơn cho nhân dân. Môi trường làm việc ảnh hưởng đến khả năng, hứng thú làm việc và sự 48 gắn bó của bác sĩ với bệnh viện. Nhiều bác sĩ có năng lực, trình độ chuyên môn cao xin thôi việc hoặc chuyển công tác vì môi trường làm việc không tốt. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của bác sĩ đối với môi trường làm việc thể hiện qua bảng 2.7. Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của bác sĩ đối với môi trường làm việc Các tiêu chí Mức độ/Tỷ lệ% Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 1. Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc 67 23,4% 81 28,2% 108 37,6% 31 10.8% 2. Đối với mối quan hệ đồng nghiệp 105 36,6% 144 50,2% 29 10.1% 9 3,1% 3. Đối với phong cách lãnh đạo 58 20,2% 141 49,2% 56 19,5% 32 11,1% Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy có 48,4% bác sĩ không hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này phù hợp với tình hình thực tế tại các Trung tâm Y tế huyện. Mặc dù trong thời gian qua các Trung tâm Y tế đã nâng cấp sửa chữa, xây mới thêm cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, nhưng phần lớn các bệnh viện đều đã được xây dựng từ lâu, một số phòng làm việc đã xuống cấp, hệ thống các khoa/phòng được bố trí không còn phù hợp, nhiều trang thiết bị sử dụng đã lâu, lạc hậu trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát. Đây chính là lý do làm giảm động lực làm việc của bác sĩ do sự thiếu hụt trang thiết bị, máy móc làm cản trở, hạn chế việc khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ. Đối với mối quan hệ đồng nghiệp, qua khảo sát yếu tố này có mức độ 49 hài lòng rất cao với 86,8% bác sĩ cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp. Điều này phản ánh được đặc trưng của môi trường bệnh viện. Trong môi trường bệnh viện sự cạnh tranh không phổ biến, công việc ổn định, vị trí việc làm được xác định rõ ràng nên dẫn đến các quan hệ có tính chất lâu dài. Với cường độ làm việc cao, tính chất công việc căng thẳng nên hầu hết cán bộ y tế đều có sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, nhờ đó mọi người giảm bớt được sự căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nhờ có sự đồng cảm với nỗi đau của người bệnh nên tất cả cán bộ y tế đều hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau nâng cao tay nghề để đạt được kết quả khám chữa bệnh tốt hơn. Đây cũng chính là nhân tố giúp các bác sĩ có thêm động lực làm việc. Đối với phong cách lãnh đạo, kết quả khảo sát cho thấy, có 69,4% bác sĩ cảm thấy hài lòng và rất hài lòng đối với phong cách lãnh đạo, đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên vẫn còn 30,6% bác sĩ cảm thấy không hài lòng đối với phong cách lãnh đạo tại đơn vị mình. Tìm hiểu sâu ý kiến của các bác sĩ cho thấy các bác sĩ cảm thấy rất hài lòng và hài lòng hầu hết tập trung ở các bệnh viện có lãnh đạo luôn cởi mở, chia sẻ, động viên, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc dân chủ, ngoài công việc quản lý, lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp tham gia công tác chuyên môn tại các khoa điều trị, biết lắng nghe ý kiến của mọi người, mọi chủ trương, chính sách của bệnh viện đều được truyền đạt đến tất cả nhân viên, giữa lãnh đạo bệnh viện và nhân viên tạo được sự gần gũi, hiểu nhau hơn, tạo được sự đoàn kết cao trong nội bộ bệnh viện. Chính điều này là động lực cho đội ngũ bác sĩ thêm hăng say làm việc, gắn bó lâu dài với bệnh viện.Còn lại, các ý kiến cảm thấy không hài lòng với phong cách lãnh đạo phần nhiều tập trung ở bệnh viện có lãnh đạo đơn 50 vịchưa có tầm nhìn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_bac_si_tuyen_huyen_thuoc.pdf
Tài liệu liên quan