Luận văn Tạo động lực làm việc cho công chức ở ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8

7. Kết cấu của luận văn . 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC . 10

1.1. Lý luận chung về động lực làm việc và tạo động lực làm việc. 10

1.1.1. Một số khái niệm 10

1.1.1.1. Động lực. 10

1.1.1.2. Động lực làm việc . 11

1.1.1.3. Tạo động lực làm việc . 12

1.1.2. Bản chất của tạo động lực làm việc . . 12

1.1.3. Vai trò của tạo động lực làm việc . 13

1.1.4. Một số học thuyết cơ bản về động lực và tạo động lực làm việc . 14

1.1.4.1. Thuyết nhu cầu của Maslow . 14

1.1.4.2. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom . 16

1.1.4.3. Thuyết cân bằng của Stacy Adams 17

1.1.4.4. Thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke . 18

pdf144 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo động lực làm việc cho công chức ở ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta thấy rằng việc tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước là rất quan trọng và cần thiết. Công tác này giữ vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác thực thi công vụ. Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các yếu tố liên quan đến các vấn đề lý luận cơ bản về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả đi nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức ở Chương 2 và đề xuất những giải pháp trong Chương 3 của luận văn. 50 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM 2.1. Giới thiệu tổng quan về Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý và đội ngũ công chức làm việc tại Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Phủ Lý là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế và là đô thị loại III của tỉnh Hà Nam, nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, Sông Châu và Sông Nhuệ rất thuận lợi về giao thông thủy bộ. Phía Đông giáp huyện Bình Lục, phía Tây giáp huyện Kim Bảng, phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, phía Bắc giáp huyện Duy Tiên. Thành phố Phủ Lý có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá thuận lợi để phát triển. Nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là giao điểm của các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, nhất là tuyến Bắc Nam, do vậy Phủ Lý có thị trường lớn, điều kiện tốt để mở rộng giao lưu, thu hút đầu tư và tiếp nhận sự hỗ trợ nhiều mặt của các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế trong vùng, nhất là của Thủ đô Hà Nội. Thành phố Phủ Lý có 8.787,30 ha diện tích tự nhiên, với 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường: Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Thanh Châu, Liêm Chính, Châu Sơn, Lam Hạ, Thanh Tuyền và 10 xã: Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình. Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của Thành phố 51 chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn Thành phố Phủ Lý có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Thành phố Phủ Lý có 136.654 nhân khẩu, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh, trong đó dân số thành thị chiếm 59%. Nguồn nhân lực của thành phố Phủ Lý khá dồi dào, hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động là 38.500 người, chiếm 51% dân số. Nhìn chung dân cư của Phủ Lý có trình độ học vấn cao nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, số lao động có kỹ thuật không nhiều. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai. 2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường 1A, đường 21... Đây là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của Phủ Lý tuy không nhiều, nhưng có chất lượng tốt và còn nhiều khả năng thâm canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tài nguyên nước: Nằm ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu và có nhiều ao, hồ nên Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do lưu lượng dòng chảy dao động lớn nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Phủ Lý nằm ở hạ lưu nên nguồn nước có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở thượng nguồn Hà Nội, Hà Đông,...). Tài nguyên nước ngầm phong phú nhưng chất lượng không cao nên việc khai thác sử dụng bị hạn chế. 52 Tài nguyên khoáng sản: Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như đá vôi, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đá xây dựng Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét sản để xuất xi măng và đất sét để sản xuất gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng khác... nên Phủ Lý có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Tiềm năng du lịch: Phủ Lý nằm trong khu vực có tài nguyên du lịch khá phong phú, kể cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn như khu vục Kẽm Trống (Thanh Liêm), núi Cấm - Ngũ Động Sơn (Kim Bảng), động Cô Đôi (Kim Bảng), núi Đọi (Duy Tiền) và nhiều di tích lịch sử gắn với các lễ hội khác... Mặc dù các khu vực trên không thuộc địa bàn thị xã nhưng đều cách Phủ Lý không xa, giao thông đi lại thuận tiện nên Phủ Lý cũng có điều kiện tốt để phát triển du lịch. Đặc biệt, tuyến đường thủy dọc theo sông Đáy từ Phủ Lý đi chùa Hương được coi là tuyến du lịch sinh thái trên sông có nhiều triển vọng. 2.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng thu ngân sách ước đạt: 783,218 tỷ đồng. Trong đó, số thu theo phân cấp cho thành phố đạt: 499,968 tỷ đồng vượt 15,1% kế hoạch, vượt 6,45% so với Nghị quyết HĐND thành phố. Phủ Lý luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đó công nghiệp tăng 15-16% năm, nông nghiệp tăng khoảng 4% năm và dịch vụ tăng 20%. Cơ cấu kinh tế cũng đang có bước chuyển đổi tích cực: - Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần và đạt 37,4%; dịch vụ đạt 50,3%; nông nghiệp giảm xuống còn 12,3%. 53 - Giá trị xuất khẩu ước đạt 138,2 triệu USD bằng 100% so với kế hoạch. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 41,65 triệu đồng/người/năm, đạt 100% kế hoạch, tăng 11,7 %. - Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới đạt: 2.121/2.100 người và giải quyết việc làm thêm đạt: 2.175/2150 người, vượt 1% so với kế hoạch. Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị và thực tiễn cuộc sống. 100% số xã, phường đã có trạm y tế (trong đó có 11/12 trạm đã được kiên cố hoá); 100% thôn, xóm có y tá, y bác sĩ; 81% hộ đạt gia đình văn hóa; 100% số xã, phường đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; 7 trường đạt chuẩn quốc gia; số học sinh giỏi quốc gia ngày càng tăng. 2.1.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Với vị trí địa lý thuận lợi, đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, thành phố Phủ Lý là một thành phố trẻ năng động có rất nhiều điều kiện, yếu tố thuận lợi để phát triển. Với mục tiêu là khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH - HĐH, định hướng trở thành đô thị loại II trước năm 2019. Vì vậy, để phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của địa phương thì công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý là rất quan trọng. Bởi lẽ, đây chính là đội ngũ hạt nhân trực tiếp quản lý và thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương nhằm phát triển thành phố Phủ Lý theo đúng mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, bản thân đội ngũ công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý cũng đã nhận thức được tầm quan 54 trọng của mình, luôn có ý thức trách nhiệm, nỗ lực hết mình trong công việc nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển chung đã đề ra, từ đó tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ công chức. 2.1.2. Tổng quan về cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam UBND thành phố Phủ Lý có cơ cấu tổ chức gồm 2 khối phòng, ban là khối quản lý nhà nước và khối đơn vị sự nghiệp công lập. Khối quản lý nhà nước bao gồm 12 phòng chuyên môn: Văn phòng HĐND – UBND thành phố; phòng Nội vụ; phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; phòng Tài chính – Kế hoạch; phòng Kinh tế; phòng Tư pháp; phòng Tài nguyên – Môi trường; Thanh tra thành phố; phòng Quản lý đô thị; Phòng Văn hóa và Thông tin; phòng Y tế; phòng Giáo dục và Đào tạo. Khối đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Đài phát thanh; hội Chữ thập đỏ; trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình; đội quản lý Trật tự xây dựng đô thị thành phố; trung tâm Phát triển quỹ đất; ban Giải phóng mặt bằng thành phố; ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng số I; ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng số II; ban quản lý Dự án phát triển đô thị. Có thể khái quát bộ máy tổ chức các phòng, ban tại UBND thành phố Phủ Lý thông qua sơ đồ sau: 55 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức các phòng ban của Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý Chủ tịch, các phó chủ tịch Văn phòng HĐND và UBND Phòng Nội vụ Đài phát thanh Phòng Lao động – TB và XH Phòng Tài chính – kế hoạch Ban quản lý dự án phát triển đô thị Phòng Kinh tế Phòng Tư pháp Hội Chữ thập đỏ Phòng Tài nguyên – môi trường Thanh tra Trung tâm Dân số KHHGĐ Phòng Văn hóa thông tin Phòng Y tế Ban giải phóng mặt bằng Phòng quản lý đô thị Đội quản lý TTXD đô thị Ban quản lý dự án ĐTXD số I Phòng Giáo dục và Đào tạo Trung tâm phát triển quỹ đất Ban quản lý dự án ĐTXD số II 56 Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND thành phố Phủ Lý được quy định theo nghị định số 37/2014/NĐ-CP ban hành ngày 05/05/2014 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2.1.3. Vài nét về đội ngũ công chức làm việc tại Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý 2.1.3.1. Đặc điểm nhân sự Theo thống kê của phòng Nội vụ, Công chức làm việc tại UBND thành phố Phủ Lý hiện nay bao gồm công chức tại 12 phòng chuyên môn và trưởng các đơn vị sự nghiệp (9 đơn vị sự nghiệp) hiện có 91 người (trong đó, 12 phòng chuyên môn: 82 người, 9 đơn vị sự nghiệp: 9 người). Đặc điểm về đội ngũ công chức cụ thể như sau: a) Về số lượng, độ tuổi, giới tính (bảng 2, bảng 3 phụ lục 1) * Về cơ cấu số lượng: Năm 2017, theo ngạch công chức tại UBND thành phố có: 02 chuyên viên chính và tương đương (chiếm 2,2%); 89 chuyên viên và tương đương (chiếm 97,8%). Theo phân bổ biên chế công chức hành chính (bảng 1 phụ lục 1): năm 2017 chỉ tiêu được giao là 101 công chức, tính đến cuối năm 2017 UBND thành phố có 91 công chức như vậy thiếu so với chỉ tiêu được giao là 19 công chức; năm 2018 dự kiến chỉ tiêu là 99 công chức như vậy cần bổ sung thêm 17 công chức. * Về cơ cấu độ tuổi: 57 Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi, giới tính của công chức UBND thành phố Phủ Lý Nội dung Số người Tỷ lệ % Giới tính Nam 49 53,8 Nữ 42 46,2 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 13 14,2 Từ 31-40 tuổi 35 38,4 Từ 41-50 tuổi 24 26,3 Trên 50 tuổi 19 21,1 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Phủ Lý) - Qua bảng 2.1, ta có thể thấy độ tuổi của công chức tại UBND thành phố từ 31 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 35 người là 38,4%. Phần lớn trong số này đều là những công chức có thâm niên làm việc, có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, hăng say công tác, nhạy bén và có khả năng tiếp thu những tri thức mới nhanh chóng, đây là đội ngũ kế cận trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch quản lý. - Công chức độ tuổi từ 41 – 50 tuổi có 24 người, chiếm 26,3%. Đây là độ tuổi với thâm niên công tác cao, là lực lượng nòng cốt, ở độ tuổi này những kỹ năng nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Số công chức này vẫn có khả năng tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng của đội ngũ công chức tại UBND thành phố. - Công chức trên 50 tuổi có 19 người, chiếm 21,1%. Đây là số công chức có thâm niên nghề nghiệp cao, phần lớn họ hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, là lực lượng đầu đàn. Tuy nhiên, số công chức này sắp đến tuổi về hưu nên cần có lực lượng kế cận kịp thời. - Số công chức dưới 30 tuổi có 13 người, chiếm tỷ lệ 14,2%. Số lượng công chức này tuy không nhiều nhưng là lực lượng hết sức quan trọng. Với 58 mục tiêu trẻ hóa đội ngũ công chức, số công chức này có tuổi đời trẻ, sung sức, có sức khỏe, lòng nhiệt tình, không ngại thử thách, có khả năng thích ứng nhanh với tri thức mới và khoa học hiện đại. Số công chức này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ của mình cùng với sự nhạy bén và những điều kiện thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho họ vươn lên nhanh chóng, là nguồn nhân lực bổ sung, kế cận kịp thời cho đội ngũ công chức trên 50 tuổi. Do có sự khác biệt về độ tuổi nên nhu cầu đối với công việc ở mỗi nhóm tuổi cũng có sự khác nhau. Đối với những công chức trẻ, họ rất quan tâm đến các chế độ đãi ngộ, còn với đội ngũ công chức lâu năm họ sẽ quan tâm đến việc thăng tiến. Vì vậy, nhà lãnh đạo nên quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm tuổi để có các biện pháp tạo động lực làm việc hợp lý. * Cơ cấu về giới tính: Qua thống kê cho thấy tỷ lệ công chức nữ so với công chức nam chênh lệch không nhiều. Cơ cấu lao động về giới tại UBND thành phố Phủ Lý nhìn chung là tương đối đồng đều, vấn đề bình đẳng giới đang được thực hiện trong hoạt động thực thi công vụ, đây là một tỷ lệ khá lý tưởng mà không phải địa phương nào cũng đạt được. Sự cân đối giữa tỉ lệ nam nữ cũng giúp tạo ra bầu không khí hài hòa, thân thiện giữa các thành viên trong đơn vị, tạo tâm lý thoải mái cho công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời kết quả trên còn thể hiện sự quan tâm về vấn đề giới trong công tác nhân sự thời gian qua của tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng cần phải chú ý đến một số đặc điểm về giới tính của công chức như sau: - Số công chức nữ chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là những người trẻ, trong độ tuổi lập gia đình và sinh con, vì vậy hiện tượng công chức nữ nghỉ chế độ thai sản và nghỉ việc chăm con ốm thường xuyên xảy ra nên nguy cơ hiếu hụt công chức trong thực thi công vụ là khá cao. 59 - Do đặc điểm về giới, phụ nữ phải chăm lo cho gia đình nên việc đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ là một sự cố gắng lớn. Với đức tính cẩn thận, chu đáo, phụ nữ thường làm tốt hơn nam giới, song họ thường có tư tưởng an phận, điều kiện và nhu cầu học tập ở trình độ cao ít. Vì thế, trong công tác quản lý, phát triển công chức nhà lãnh đạo cần chú ý đến những điều kiện, khả năng đặc trưng về giới để có biện pháp động viên, khuyến khích giúp công chức nữ phát huy thế mạnh, khắc phục được những hạn chế, khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. b) Về cơ cấu ngạch bậc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Bảng 2.2: Ngạch bậc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức UBND thành phố Phủ Lý Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Ngạch bậc Chuyên viên chính 2 2,2 Chuyên viên 89 97,8 Trình độ chuyên môn Thạc sỹ 16 17,5 Cử nhân 75 82,5 Tin học 91 100 Ngoại ngữ 91 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố) Theo kết quả bảng 2.2 cho thấy: Số công chức là chuyên viên chính chiếm 2,2%, còn lại là chuyên viên chiếm 97,8%. Số công chức có trình độ đào tạo cử nhân là 75 người, chiếm 82,5%; trình độ thạc sỹ là 16 người, chiếm 17,5%; không có tiến sỹ, cao đẳng và trung cấp. Qua đây, ta có thể thấy rằng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm việc tại UBND thành phố là rất cao, 100% công chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học, được tuyển dụng và bố trí đúng chuyên môn, tiêu chuẩn vị trí công việc, đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực thi công vụ. 60 Tuy nhiên, số lượng công chức có trình độ đào tạo sau đại học còn khá khiêm tốn. Vì vậy, để chuẩn hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức trong thời gian tới, trước hết cần có sự nỗ lực từ chính bản thân mỗi công chức, bên cạnh đó nhà lãnh đạo cũng cần có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa chính sách đào tạo, phát triển, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức. Đồng thời có chính sách thu hút, tuyển dụng được những nhân tài có chất lượng cao, còn trẻ về làm việc tại địa phương. Về trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ công chức khá cao, 100% công chức có bằng tin học và ngoại ngữ, đã có chứng chỉ và sử dụng thành thạo những kỹ năng cơ bản, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại. Như vậy, ta có thể thấy rằng con số này chỉ đáp ứng được về cơ bản hiệu quả giải quyết công việc, chưa có công chức có trình độ cao về tin học và ngoại ngữ. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả thực thi công vụ, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, trong thời gian tới nhà lãnh đạo, quản lý cần quan tâm đến công tác nâng cao hơn nữa trình độ đào tạo ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ công chức để có thể đáp ứng được với nhu cầu hiện nay. 2.1.3.2. Đánh giá chung về đội ngũ công chức Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý - Nhìn chung, đội ngũ công chức làm việc tại UBND thành phố Phủ Lý chưa được đồng bộ về số lượng và chất lượng, số lượng công chức có trình độ tin học và ngoại ngữ chỉ ở mức cơ bản, chưa có trình độ cao nên còn gặp nhiều khó khăn trong công việc, đặc biệt là trong giai đoạn cải cách hành chính như hiện nay. 61 - So với những năm trước, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức thành phố đã có nhiều thay đổi, số lượng công chức có bằng cử nhân và thạc sỹ tăng cao. Năm 2016, có 15 công chức có trình độ cao đẳng nhưng đến nay con số này đã không còn. Để có được kết quả này thể hiện lãnh đạo UBND thành phố đã thực hiện tốt công tác quản lý, những chính sách trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức nhằm tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần vào việc đạt được những kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. - Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tuyển dụng còn gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù UBND tỉnh và UBND thành phố đã có nhiều chính sách ưu đãi thu hút trí thức nhưng việc tuyển dụng những người có trình độ cao về công tác tại địa phương còn rất hạn chế. - Đội ngũ công chức ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức mới và những thành tựu khoa học công nghệ mới trên thế giới. Nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp nên việc tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm công tác ở các địa phương trong nước và nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của thành phố còn nhiều khó khăn. 2.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý 2.2.1. Quan điểm, nhận thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về vấn đề tạo động lực làm việc cho công chức Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước, để làm được điều này đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Một trong những giải pháp được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đó là công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả, trong đó cán bộ, công chức phải thực sự là công bộc của 62 nhân dân, giỏi chuyên môn và hết lòng phục vụ nhân dân. Trong bất cứ một tổ chức nào, nguồn nhân lực chính là hạt nhân quyết định đến sự tồn vong của tổ chức đó, và đặc biệt trong khu vực công, đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến việc đạt được mục tiêu trong tiến trình đổi mới đất nước. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhằm đạt hiệu quả cao trong giải quyết công vụ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước đó là công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, động cơ làm việc tích cực của cán bộ, công chức sẽ thúc đẩy không chỉ hoạt động của cá nhân mà còn đem lại hiệu quả hoạt động cho tổ chức, xã hội. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức có động cơ tiêu cực, vụ lợi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, làm mất hình ảnh của tổ chức trong xã hội đối với công dân. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII xác định phát triển nguồn nhân lực là 1 trong 6 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.Nhận thức được vấn đề này, cùng với những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành và chỉ đạo cho UBND thành phố Phủ Lý thực hiện các chính sách, kế hoạch về đào tạo, phát triển, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Quan điểm, nhận thức của UBND tỉnh Hà Nam về tầm quan trọng của đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao được thể hiện tại các văn bản pháp lý cụ thể như sau: 63 - Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Tỉnh uỷ Hà Nam về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020; - Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; - Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2020; - Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020. - Kế hoạch số 2323/KH-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/9/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành về chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. - Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016. 2.2.2. Đánh giá thực trạng chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Hà Nam Thu hút nhân tài, đãi ngộ trí thức là một trong những chính sách lớn mà tỉnh Hà Nam đã thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21 nhằm khuyến 64 khích, phát huy năng lực của đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 08/4/2015 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND về chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Theo đó, đối tượng được áp dụng đó là cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh và cấp huyện; người tốt nghiệp xuất sắc tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học chính quy công lập trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận. Thạc sỹ có bằng tốt nghiệp đại học chính quy công lập đạt loại giỏi trở lên; bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I,II; người có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, học vị Tiến sỹ. Với mục đích là nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, công chức và viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về tỉnh công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo được động lực làm việc cho đội ngũ công chức. Các chính sách được đưa ra đó là: được bố trí và sử dụng đúng chuyên môn, khả năng nghề nghiệp; được tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để phát huy trình độ, năng lực, sở trường trong công tác. Được ngân sách tỉnh trợ cấp khoản ban đầu: đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học sau đại học là 5triệu đồng/người/khóa học, sau khi tốt nghiệp Tiến sỹ là 80 triệu đồng/người, Thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I là 10 triệu đồng/người, chuyên khoa II là 20 triệu đồng/người. Đây cũng chính là một trong những biện pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức của tỉnh, thúc đẩy họ không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng trước những yêu cầu đổi mới hiện nay cũng như tạo ra cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_cong_chuc_o_uy_ban_nhan_d.pdf
Tài liệu liên quan