Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục mục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ. 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản . 12
1.1.2. Khái niệm về tạo động lực làm việc . 14
1.1.3. Khái niệm về đội ngũ giáo viên THCS . 16
1.1.4. Khái niệm về tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS . 18
1.2. Một số cách thức tạo động lực làm việc cho giáo viên Trung học cơ sở 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên Trung học
cơ sở . 26
1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về các quy định, chính sách của nhà nước đối với
giáo viên Trung học cơ sở . 26
1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về các trường Trung học cơ sở . 28
1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân giáo viên Trung học cơ sở . 30
1.4. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho giáo viên Trung học cơ sở ở một
số địa phương . 32
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình . 32
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội . 33
1.4.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng . 34
Tiểu kết chương 1 . 36
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM
VIỆC CHO GIÁO VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH. 37
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương . 37
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Trạch tỉnh quảng bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bảo vệ tốt môi trường sinh thái,
tăng cường an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội,
cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình quân hàng năm giai đoạn từ 2011 -
2015 đạt 13,6% và giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt 18,4%. Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ: Đến năm 2015 là: 17%, 44% và 39%; Thu
nhập bình quân đầu người: Năm 2015 đạt 29 triệu đồng.
39
- Sản lượng lương thực: Năm 2015 đạt 62 ngàn tấn; đến năm 2017 hoàn
thiện cơ bản mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và
hành khách giữa huyện với các nơi khác trong nước và giữa các xã trong
huyện.
- Về Giáo dục và Đào tạo: Năm 2018 có 91% trường phổ thông đạt
chuẩn Quốc gia; có 80% lao động trong độ tuổi được đào tạo qua ít nhất một
nghề.
- Về Y tế: Năm 2018 có 93% trạm y tế đạt chuẩn y tế Quốc gia; tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 6%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng
hàng năm đạt: 96%; tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét còn 0,15%
- Về dân số - lao động: Năm 2018 dân số 22,1 vạn người (chưa tính dân
số tăng cơ học); tỷ lệ phát triển tự nhiên: 0,6%; lao động: 11 - 12 vạn người.
- Về văn hóa: Năm 2018 có trên 90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa,
trên 90% làng bản, tiểu khu, cơ quan đơn vị đạt làng văn hóa, 95% xã có bưu
điện văn hóa xã.
- Về thể thao: Năm 2018 có 50% số gia đình thể thao.
- Về công tác giảm nghèo: Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3 - 4 %.
- Về thu ngân sách: Năm 2018 đạt 3.200 tỷ đồng. Đảm bảo quốc phòng
an ninh trên địa bàn luôn ổn định.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Quảng Trạch
2.2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp
Trong những năm trước đây, quy mô, mạng lưới các trường Trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Trạch tương đối ổn định, giữ vững 18
trường.
40
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh THCS
Năm học TS trường TS lớp
TS học
sinh
Bình quân
hs/lớp
Tỷ lệ huy
động vào lớp
6
2014 - 2015 18 195 6422 32,9 99,2
2015 - 2016 18 193 6417 33,2 99,5
2016 - 2017 18 188 6299 33,5 99,6
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 6/2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng học sinh giảm tương đối nhanh
(trong vòng 3 năm đã giảm 123 em, trung bình mỗi năm giảm hơn 41 em).
Tuy vậy số lớp toàn huyện giảm không nhiều (07 lớp) do phân chia số học
sinh bình quân/lớp ngày một tăng. Mặt khác, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học
được tuyển sinh vào lớp 6 luôn luôn đạt ở mức cao (trên 99%). Nguyên nhân
của số học sinh giảm là do chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình ngày càng
phát huy có hiệu quả, một phần nữa là do tình trạng dân số trong độ tuổi sinh
đẻ di cư ra thành phố, các khu công nghiệp ngày một tăng.
Tính đến năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 18 trường THCS, 188
lớp với 6299 học sinh, được phân bố theo từng trường THCS trên địa bàn
huyện Quảng Trạch như sau:
41
Bảng 2.2: Danh sách, số lượng lớp, học sinh của các trường THCS
TT Tên trường THCS
lớp 6 lớp 7 lớp 8 lớp 9 Tổng số
TS
lớp
TS
HS
TS
lớp
TS
HS
TS
lớp
TS
HS
TS
lớp
TS
HS
TS
lớp
TS
HS
1 Quảng Đông 2 85 2 81 2 79 2 79 8 324
2 Quảng Phú 4 147 4 147 4 170 3 121 15 585
3 Quảng Kim 2 49 1 40 2 53 2 46 7 188
4 Quảng Hợp 3 118 3 89 3 96 3 96 12 399
5 Quảng Châu 4 125 1 146 3 115 4 140 15 526
6 Quảng Tùng 3 100 3 93 3 103 2 73 11 369
7 Cảnh Dương 4 169 3 128 3 106 2 77 12 480
8 Quảng Hưng 3 109 3 103 4 131 4 117 14 460
9 Quảng Xuân 4 158 5 197 5 190 5 155 19 700
10 Quảng Thanh 2 48 2 54 2 64 2 46 8 212
11 Quảng Trường 2 51 1 41 1 38 2 42 6 172
12 Quảng Liên 1 41 1 38 2 61 2 47 6 187
13 Phù Hóa 2 59 2 60 2 57 2 48 8 224
14 Cảnh Hóa 2 64 2 59 2 62 2 55 8 240
15 Quảng Phương 3 99 3 122 3 106 4 123 13 450
16 Quảng Tiến 2 58 2 48 2 51 2 57 8 214
17 Quảng Thạch 2 63 2 76 2 55 2 49 8 243
18 Quảng Lưu 2 76 2 85 3 84 3 94 10 339
Tổng 47 1619 45 1607 48 1621 48 1465 188 6299
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 6/2017)
Trong 18 trường THCS của huyện có 05 trường Đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1 và 2. Số lớp học, số học sinh được bố trí theo quy định của Điều lệ
trường trung học. Lớp học được tổ chức theo quy định, Số học sinh trong một
lớp được bố trí không quá 45 em/lớp theo quy định. Các địa điểm của trường
cũng được bố trí, xây dựng hợp lý.
42
2.2.2. Đội ngũ giáo viên tại các trường Trung học cơ sở huyện
Quảng Trạch
Giáo viên trong các trường THCS huyện Quảng Trạch được xét cả về
số lượng và chất lượng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các nhiệm vụ dạy
và học của các trường THCS và đáp ứng được yêu cầu của giáo dục huyện
Quảng Trạch.
2.2.2.1. Về số lượng đội ngũ giáo viên các Trường THCS của huyện
Đến năm học 2016 - 2017, Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên làm
việc tại các trường THCS thuộc UBND huyện Quảng Trạch là 446 người,
Trong đó: Cán bộ quản lý: 36 người; Tổng phụ trách Đội: 16 người;
Nhân viên: 73 người; Giáo viên: 321 người.
Nữ là 121 người (chiếm 27,19%); đảng viên có 336 người (chiếm
75,39%).
2.2.2.2. Về chất lượng đội ngũ giáo viên tại các trường THCS của
huyện
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý [17].
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục
và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, Trung học
cơ sở đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng cán bộ ngành càng
được nâng cao, năng lực quản lý ngày càng được củng cố và phát huy hiệu
quả công tác. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền
cơ sở và các chi bộ Đảng tại các nhà trường được phát huy hiệu quả, có tác
dụng tích cực trong công tác cán bộ ở các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một
bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc
biệt là năng lực quản lý. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó:
43
Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường THCS huyện
Năm học TS trường
TS
CBQL
Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm
ĐH và
trên ĐH CĐ
Chưa
đạt
chuẩn
Tốt Khá Đạt y/c
Chưa
đạt
y/c
2014 - 2015 18 33 28 4 1 24 7 2 0
2015 - 2016 18 35 32 2 1 28 6 1 0
2016 - 2017 18 36 36 0 0 28 6 2 0
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 6/2017)
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học
cơ sở ngày một nâng cao. Đến năm học 2014 - 2015 không còn cán bộ quản
lý có trình độ cao đẳng, toàn đại học và trên đại học. Bên cạnh đó công tác
đánh giá xếp loại cán bộ quản lý được tiến hành nghiêm túc. Hàng năm,
Phòng giáo dục kiên quyết sàng lọc số cán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, điều này có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý Trung học
cơ sở nói riêng.
Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS: Giáo viên là nhân tố tiên quyết
làm nên chất lượng giáo dục. Hiện nay, chất lượng của một bộ phận giáo viên
rất đáng lo ngại. Bởi một trong những nguyên nhân quan trọng là: Qua nhiều
năm giảng dạy có những kiến thức cũ không sử dụng đã bị quên đi, những
kiến thức mới không được bổ sung củng cố và tích luỹ, việc bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tác động của cơ chế thị
trường, đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn. Lương của giáo viên chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút số sinh viên giỏi,
xuất sắc vào các trường sư phạm mặc dù nhà nước đã có chính sách miễn học
phí cho sinh viên các trường sư phạm. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng
giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ giáo viên.
44
Bảng 2.4: Đội ngũ giáo viên THCS huyện Quảng Trạch qua các năm
từ 2014 - 2017
Năm
học
TS
lớp
TS
Đội
ngũ
giáo
viên
Trong
đó:
Giáo
viên
Trình độ
đào tạo Xếp loại hàng năm
GV dạy giỏi
các cấp
ĐH CĐ TC Tốt Khá TB Yếu Tỉnh Huyện
2014 -
2015
195 468 334 385 18 75 117 335 11 5 11 75
2015 -
2016
193 463 336 394 16 73 116 330 10 7 10 77
2016 -
2017
188 446 321 383 15 60 112 319 13 2 12 80
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 7/2017)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được
nhu cầu giảng dạy của huyện. Số giáo viên chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt tỷ
lệ cao, hầu hết có trình độ đại học và cao đẳng, chiếm 99,3%; số trung cấp
thuộc đối tượng nhân viên; điều này có tác dụng lớn đến nâng cao chất lượng
giáo dục.
Từ năm học 2014 - 2015 đến nay, đội ngũ giáo viên của huyện đã có sự
biến động về số lượng, giảm dần về số lượng, nhưng có tăng dần về chất
lượng. Về số lượng, từ năm học 2014 - 2015 có 468 người (CBQL: 36; TPT:
18; Giáo viên: 334; Nhân viên: 80); giảm dần đến năm học 2016 - 2017 có
446 (CBQL: 36; Tổng phụ trách: 16; Giáo viên: 321; Nhân viên: 73), giảm 22
người so với năm học 2014 - 2015 ; Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS của
huyện đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước, nhu cầu phát triển của huyện, của tỉnh. Yếu tố giảm
giáo viên cũng là một khó khăn nhất định trong quản lý đội ngũ giáo viên, tạo
nên sự lo lắng, mất ổn định và việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo
viên ở các trường cũng khó khăn.
45
- Về độ tuổi: Trong tổng số 446 đội ngũ giáo viên được phân theo độ
tuổi như sau:
Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giáo viên THCS theo độ tuổi
Có thể nói, đội ngũ giáo viên từ 50 tuổi trở lên và dưới 30 tuổi chiếm tỷ
lệ thấp (chỉ chiếm 17,1%), còn lại từ độ tuổi 30 - dưới 50 (chiếm 65,4%). Đây
là độ tuổi hội tụ đầy đủ kinh nghiệm và trình độ nhằm làm việc tốt nhất, đồng
thời sẽ còn đủ sức khoẻ và thời gian để học hỏi nâng cao trình độ. Độ tuổi
trên 50 có nhiều kinh nghiệm thực tế để giải quyết công việc nhưng lại khó
tiếp thu những kỹ năng mới và cũng khó có thể thích nghi với những thay đổi,
đặc biệt là công cuộc đổi mới dạy và học hiện nay.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 321/446 giáo viên trực tiếp
giảng dạy tại các trường THCS huyện Quảng Trạch, thì có 100%, đạt chuẩn,
trong đó: Trên chuẩn 314/321 giáo viên: 98%, tỷ lệ: 2,08 giáo viên/lớp.
46
Biểu 2.2: Biểu cơ cấu đội ngũ GV THCS theo trình độ chuyên môn
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, Trình độ chuyên môn của giáo viên tại các
trường THCS huyện Quảng Trạch hiện nay có thể nói là cao: có 03 người
trình độ tiến sĩ (chiếm 0,93 %), trong khi đó có một số huyện trên địa bàn tỉnh
không có tiến sĩ; 95 người đạt trình độ thạc sĩ (chiếm 29,59 %), 191 người đạt
trình độ đại học (chiếm 59,50 %), còn lại là cao đẳng chiếm 7,78%.
- Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp giáo viên tại các trường THCS của
huyện Quảng Trạch.
Biểu 2.3: Biểu cơ cấu GV THCS theo chức danh nghề nghiệp
47
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, Số lượng giáo viên THCS đã đủ điều kiện giữ
chức danh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư liên tịch số
22/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV, ngày 16/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn,
chức danh nghề nghiệp GV THCS công lập, chiếm tỷ lệ lớn 68,65%; Từ đó
thể hiện được năng lực, trình độ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả công tác.
- Về trình độ lý luận chính trị: tính theo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên các trường THCS của huyện Quảng Trạch là 466 người, kết
quả khảo sát thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu 2.4: Cơ cấu đội ngũ GV THCS huyện Quảng Trạch theo trình độ
lý luận chính trị
Qua biểu đồ 2.4, số lượng đội ngũ giáo viên các Trường THCS của
huyện Quảng Trạch đạt trình độ lý luận chính trị Trung cấp và Sơ cấp chiếm
tỷ lệ cao. Trong đó, số lượng giáo viên THCS có trình độ lý luận chính trị
trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,08%. Trong thời gian tới, UBND huyện
sẽ phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh, Học viện Hành chính Quốc
gia để nâng cao trình độ Chính trị cho đội ngũ giáo viên THCS của huyện
Quảng Trạch.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ:
48
Bảng 2.5: Trình độ tin học và ngoại ngữ đội ngũ GV THCS
huyện Quảng Trạch
Đơn vị: Người, %
Nội dung
Trình độ A Trình độ B Trình độ C Trình độ tin A1,
A2 và NN B1
TỔNG
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Tin học 117 26,23 310 69,50 0 0 19 4,26 446 100
Ngoại ngữ 42 9,15 203 45,56 131 29,45 70 15,75 446 100
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 6/2017)
Qua bảng 2.4 cho ta thấy: Về trình độ tin học: Các trường THCS trên
địa bàn huyện Quảng Trạch có 446 cán bộ, nhân viên và giáo viên, có 117 đạt
trình độ A (soạn thảo văn bản) chiếm tỷ lệ 26,23%; 310 trình độ B (tin học
văn phòng) chiếm tỷ lệ 69,50%; còn số giáo viên ở trình độ A2 (quy định theo
Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT về quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin) là 19 người chiếm tỷ lệ 4,26%. Như vậy, theo yêu cầu đối với
đội ngũ giáo viên THCS đòi hỏi phải có tin học trình độ A1, A2 trở lên, thì
đội ngũ giáo viên của các trường THCS chưa đạt yêu cầu, cần phải đào tạo,
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn mới.
Về trình độ ngoại ngữ: Đa số đội ngũ CBQL, nhân viên, giáo viên có trình
độ ngoại ngữ tiếng Anh, còn có tiếng Trung, tiếng Pháp nhưng rất ít; số đội ngũ
trình độ B chiếm tỷ lệ khá cao là 203 người, chiếm tỷ lệ 45,56% và ở trình độ C
là 131 người chiếm tỷ lệ 29,45%, còn trình độ B1 (theo chuẩn Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) là
trình độ chuẩn yêu cầu của giáo viên THCS nhưng lại chiếm tỷ lệ thấp, chí 70
người, chiếm tỷ lệ 15,75%.
49
Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức
thương mại quốc tế WTO, nền giáo dục Việt nam đang đổi mới theo hướng
công nghệ thông tin và giảng dạy ngoại ngữ, nên đây là một điểm mà các nhà
trường THCS cần lưu ý để đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên nhà trường nhằm đẩm bảo đủ chuẩn và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
của xã hội.
2.2.3. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ dạy và học các trường Trung
học cơ sở
Trong những năm qua nhờ thực hiện nhiều chủ trương của Đảng và nhà
nước về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường bằng nhiều
chương trình mục tiêu như chương trình kiên cố hoá trường lớp học của chính
phủ, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và bằng
các nguồn vốn vay của các tổ chức nước ngoài như WB, ADB; sự giúp đỡ của
các nhà hảo tâm trong và ngoài nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ,
UBND huyện trong việc thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
cộng với sự vận dụng đúng đắn, có hiệu quả của các xã trên toàn huyện đã
đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện đã có
33 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó: Mầm non: 05 trường, Tiểu học: 22
trường, THCS: 06 trường.
Hiện nay, tính riêng cấp Trung học cơ sở, toàn huyện có 85 phòng học
cao tầng và phòng kiên cố, số còn lại là phòng học cấp 4. Tất cả các trường
THCS đều có khuôn viên nhà trường, đó là một khu riêng biệt, có tường rào,
cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý,
luôn sạch, đẹp, có đủ phòng học cho học sinh. Các trường có diện tích sử
dụng ít nhất từ 10m2/học sinh trở lên. Có 100% nhà trường THCS có phòng
làm việc của Hiệu trưởng; 100% trường THCS có khu sân chơi sạch, đảm bảo
vệ sinh và có cây bóng mát. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo
50
viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và
ngoài nhà trường. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên
nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn. Có 95 % trường THCS có hệ thống công
nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có
Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu
quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
Tuy nhiên, do thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa
được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong cả nước bắt đầu từ năm học
2005 - 2006 nên số lượng các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ
môn đang từng bước được hoàn thiện. Tính năm học 2014 - 2015 toàn huyện
còn thiếu 12 phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn và 12 kho chứa;
nhưng đến năm học 2016 - 2017, toàn huyện còn 08 phòng thí nghiệm, phòng
thực hành bộ môn và 9 kho chứa. Một số trường chưa có phòng làm việc cho
hiệu phó, đang ngồi ghép với văn phòng, phòng họp cũng đang còn ghép với
phòng truyền thống; chỉ có khoảng 20% các trường THCS có khu luyện tập
thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Còn lại đang thực hiện ghép với các phòng.
2.3. Thực trạng động lực làm việc của giáo viên tại các trường
Trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Để làm rõ những vấn đề thực trạng động lực làm việc giáo viên cấp
THCS, tác giả tiếp cận thông qua việc khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, tiến
hành phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát một số đối tượng có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan, đa dạng trong việc khảo sát ý
kiến về các nội dung liên quan đến động lực làm việc của giáo viên các
trường THCS, tác giả lựa chọn đối tượng điều tra như đã mô tả ở phần
phương pháp nghiên cứu. Kết quả thể hiện thực trạng động lực làm việc của
51
giáo viên THCS huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình qua khảo sát 118 giáo
viên cụ thể như sau:
2.3.1. Về mức độ tham gia của người giáo viên vào công việc
2.3.1.1. Mức độ tập trung vào công việc
Với câu hỏi: “Xin quý Thầy/Cô cho biết, mức độ tập trung trong công
việc của mình như thế nào”. Kết quả sau khi xử lý được thể hiện ở biểu số 2.5
Biểu 2.5: Biểu tự đánh giá mức độ tập trung trong công việc của giáo viên
Từ khảo sát ở Biểu 2.5 có thể thấy ý kiến tự đánh giá ở mức độ “Tập
trung cao” và “Khá tập trung” của giáo viên trong công việc chiếm đa số
(87,6%), với tỉ lệ chiếm đa số như trên cho thấy giáo viên đã có ý thức thực
hiện cao trong công việc được giao. Tỉ lệ giáo viên tự đánh giá ở mức độ “còn
sao nhảng” và “không tập trung” chiếm 12,4%.
Việc ảnh hưởng đến mức độ tập trung trong công việc của giáo viên
THCS, tác giả luận văn tiến hành tìm nguyên nhân. Thông qua bảng tự đánh
giá của người tham gia khảo sát thì 100% người được khảo sát cho rằng các
yếu tố “Tâm lý, sức khoẻ cá nhân”, “ngoại cảnh tại nơi làm việc”, “các yếu tố
từ gia đình” và “các yếu tố khác từ xã hội” đều tác động đến mức độ tập trung
của giáo viên khi thực thi nhiệm vụ. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu
52
trên được thể hiện tại bảng 2.6.
Bảng 2.6: Bảng yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung làm việc của
giáo viên THCS
Yếu tố
Mức độ
Ảnh hưởng
nhiều
Ảnh hưởng
ít
Không ảnh
hưởng
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Tâm lý, sức khoẻ cá nhân 56 47,5% 40 33,9% 22 18,6%
Ngoại cảnh tại nơi làm việc 54 45,8% 58 49,2% 06 5,1%
Các yếu tố từ gia đình 69 58,5% 46 39% 03 2,5%
Các yếu tố khác từ môi trường xã hội 26 22% 80 67,8% 12 10,2%
(Nguồn: Số liệu điều tra tại các trường THCS huyện Quảng Trạch, tháng
6/2017)
Từ Bảng 2.6 có thể nhận thấy các yếu tố tác động lớn nhất tới mức độ
tập trung của giáo viên THCS trong công việc là từ “Các yếu tố từ gia đình”
(58,5%) và “yếu tố tâm lý, sức khoẻ” (47,5%) của cá nhân giáo viên.
Trong tự đánh giá tập trung vào công việc của giáo viên THCS ở mức độ
cao, song thực tế mức độ thiếu tập trung lại khá phổ biến. Theo quan sát của
tác giả ngoài thời gian lên lớp khi có tiết giảng, thời gian theo quy định còn
lại của giáo viên trong một ngày làm việc thường được sử dụng vào việc riêng
của cá nhân. Điển hình như tán gẫu, gọi điện thoại, chơi game, hoặc giải
quyết các việc cá nhân như đón con, đi chợ hoặc đi muộn, về sớm Để xảy
ra tình trạng phổ biến như vậy tại các nhà trường, phải thẳng thắn nhận thấy
rằng, đây là lỗi thuộc trách nhiệm của các nhà quản lý và vấn đề về ý thức của
bản thân người giáo viên. Điều này gây một ảnh hưởng xấu đến tác phong
làm việc của cơ quan sự nghiệp, thậm chí nó còn trở thành một điều hiển
nhiên, được thừa nhận một cách công khai. Trong đánh giá cuối năm, giáo
viên đó vẫn được khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí còn
được nhận danh hiệu lao động tiên tiến hay chiến sĩ thi đua Hoặc một tình
53
huống phổ biến khác khi liên hệ công việc với một số giáo viên trong giờ
hành chính thì nhận được câu trả lời rằng đang đi đón con, hôm nay không có
tiết nên không thể nhận nhiệm vụ, Việc quản lý lỏng lẻo đã vô hình chung
trở thành điều kiện cho các giáo viên tự do bớt xén thời gian làm việc của nhà
trường. Và điều này đương nhiên vừa ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, vừa
ảnh hưởng đến tác phong làm việc của người giáo viên, càng làm giảm đi
động lực làm việc của họ.
2.3.1.2. Mức độ kiên trì, nỗ lực trước những nhiệm vụ khó khăn để đạt
mục tiêu và kết quả
Với câu hỏi: Xin quý Thầy/Cô cho biết thái độ khi được giao công việc
phức tạp, khó khăn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ hoàn thành”.
Khi được giao công việc phức tạp, khó khăn, đòi hỏi cao về chất lượng,
tiến độ hoàn thành như đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn luyện học sinh
giỏi, nghiên cứu khoa học thì yêu cầu giáo viên phải nỗ lực làm việc nhiều
hơn cả về thời gian và công sức. Trong điều kiện các yếu tố về lương, thưởng,
môi trường và điều kiện làm việc vẫn giữ nguyên thì việc đánh giá giáo viên
có động lực làm việc hay không thể hiện thông qua mức độ nỗ lực trong công
việc. Kết quả thu được thể hiện trong Bảng 2.7
Bảng 2.7: Bảng thái độ của giáo viên khi được giao công việc khó khăn
Thái độ Kết quả SL Tỷ lệ
Nhận việc và cảm thấy thú vị, hào hứng 61 51,7%
Nhận việc một cách miễn cưỡng 33 27,9%
Nhận việc một cách lo lắng (do không tự tin
về năng lực) 18 15,2%
Từ chối, đưa lý do thoái thác. 06 5,0%
(Nguồn: Số liệu điều tra tại các trường THCS huyện Quảng Trạch, tháng
6/2017)
54
Tỷ lệ giáo viên trong nhà trường sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khó khăn,
phức tạp tuy chiếm đa số phiếu khảo sát, tuy nhiên tỷ lệ giáo viên do dự hoặc
nhận trách nhiệm một cách miễn cưỡng, làm việc với tâm lý không thoải mái
và từ chối vẫn còn ở mức cao. Có một số nguyên nhân lý giải cho kết quả trên
là do: Giáo viên không tự tin vào năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân;
do họ so sánh khi phải làm việc nhiều hơn người khác mà vẫn chỉ nhận được
mức lương như nhau; do tâm lý ngại thay đổi, thích công việc ổn định, yên
vị Điều này tạo nên những biểu hiện tiêu cực trong trường, ảnh hưởng đến
việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hoàn thành mục tiêu của nhà
trường.
Trong môi trường tập thể việc do dự đùn đẩy và từ chối công việc được
giao ở một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn tồn tại và gây hiệu ứng tiêu cực ảnh
hưởng tới các giáo viên khác trong hội đồng giáo dục. Vì vậy, đòi hỏi bản
thân mỗi thầy cô phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
và kỹ năng nghề nghiệp; hoạt động tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ có
vai trò quan trọng, giúp giáo viên tự hoàn thiện, phát triển và khẳng định vai
trò của mình trong trường; giúp nhà trường có nguồn nhân lực chất lượng
cao, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của đơn vị trong xã hội.
Chính vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần có những cách thức
quản lý, biện pháp hỗ trợ, tiêu chí đánh giá thay đổi để giúp cho giáo viên
nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện khả năng vượt khó trong công việc.
2.3.1.3. Mức độ tham gia vào các hoạt động tập thể
Mỗi nhà trường đều có các hoạt động phong trào, trong đó phong
trào dạy học và phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khoá, thể dục thể
thao, văn hoá văn nghệ những hoạt động này không thể tách rời bởi
chúng có tác động tích cực đến hoạt động dạy và học làm cho học sinh có
tinh thần thoải mái hơn, hứng thú hơn và thúc đẩy việc học tập trong nhà
55
trường, nâng cao được chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó còn giúp học sinh
phát triển cả về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”, các em biết yêu cái hay, cái đẹp
biết tôn trọng giữ gìn sức khoẻ, biết đề cao tinh thần tương thân, tương ái,
biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và đặc biệt là các giá trị
văn hoá lịch sử địa phương. Tuy nhiên, qua khảo sát một số giáo viên chưa
hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động đó nên còn bỏ ngỏ
xem nhẹ thậm chí còn cho rằng nhiệm vụ của mình chỉ dạy học còn các
hoạt động khác là của nhà trường hoặc còn đổ lỗi cho cơ chế thị trường và
nếu có tham gia thì cũng là chiếu lệ, qua loa.
Biểu 2.6: Biểu tự đánh giá mức độ tham gia trong các hoạt động tập thể
Từ Biểu 2.6 có thể thấy đa phần giáo viên đã có ý thức tham gia vào các
hoạt động tập thể, ngoại khoá của nhà trường một cách tích cực. Bên cạnh đó
cũng còn không ít các thầy cô giáo chưa thực sự nhiệt tình với các hoạt động
này, chỉ tham gia cho đầy đủ, chiếu lệ. Cá biệt còn có một số trường hợp không
tham gia. Điều này đánh giá một phần động lực làm việc của giáo viên THCS
trong phạm vi khảo sát còn đang rất hạn chế và đòi hỏi nhà quản lý quan tâm
đúng mức để tạo động lực cho giáo viên thông qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_doi_ngu_giao_vien_cac_tru.pdf