MỞ ĐẦU . . 1
1. Lý do chọn đề tài . .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . .2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .4
3.1 Mục đích 4
3.2 Nhiệm vụ .5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . .5
4.1 Đối tượng nghiên cứu . 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu . .5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .5
5.1 Phương pháp luận . .5
5.2 Phương pháp nghiên cứu . .6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .6
6.1 Ý nghĩa lý luận . . .6
6.2 Ý nghĩa thực tiễn . . .6
7. Kết cấu của luận văn . .7
NỘI DUNG . .8
CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH .8
NHÀ NưỚC . .8
1.1. Ngân sách nhà nước và vai trò của ngân sách nhà nước .8
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước . . .8
1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước .11
1.1.3. Hệ thống ngân sách nhà nước. .12
1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã . . .14
1.2.1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
cấp xã . . .14
1.2.2. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã. .18
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như thế
nào cho hợp lý, hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát.
(1)
40
Như vậy, sự phát triển kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu,
chi NSNN nói chung và NSX nói riêng, mặt khác chi tiêu công cũng là yếu tố
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.4. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã của một số
địa phƣơng và bài học đối với Huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa
phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình
Tiền Hải là một huyện thuộc tỉnh Thái Bình, công tác thu, chi ngân
sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thời gian qua đã phục vụ kịp thời sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng nông thôn
mới. Từ kết quả đạt được, Tiền Hải đã rút ra nhiều kinh nghiệm cho công tác
thu, chi ngân sách Nhà nước cấp xã:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các
lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn
bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại
các nguồn thu.
Thứ hai, đặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vùng đất bãi
triều, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp
dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng
đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự
toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi.
Thứ ba, xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới
(trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương
41
trình mục tiêu). Huyện tiếp tục rà soát, phân loại, sắp xếp các công trình xây
dựng theo thứ tự ưu tiên
Thứ tư, ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường
công tác quản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không
phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong
năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi như dồn
điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng.
Thứ năm, chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác
chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để
bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại Huyện Hàm Thuận Bắc,
tỉnh Bình Thuận
Huyện Hàm Thuận Bắc là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, về
kinh tế chủ yếu là huyện thuần nông, bên cạnh đó huyện là nơi có khung cảnh
thiên nhiên rất hữu tình nhưng tiềm năng thiên nhiên và du lịch của vùng đất
này vẫn chưa được đánh thức. Trong thời gian qua đã đạt được kết quả thu,
chi tương đối toàn diện, trong quản lý thu chi ngân sách cấp xã tại Huyện
Hàm Thuận Bắc, kinh nghiệm rút ra là:
Thứ nhất, Huyện tập trung chỉ đạo thu thuế môn bài, nhất là nguồn thu
từ thuế xây dựng cơ bản nhà ở tư nhân và thu thuế qua hình thức sử dụng hóa
đơn lẻ; đối với lĩnh vực thu khấu trừ, Chi Cục thuế đôn đốc thu thuế phát
sinhhàng tháng; chỉ đạo Ban Quản lý dự án, KBNN và các cơ quan liên quan
kiểm tra, giám sát việc kê khai nộp thuế hoạt động xây dựng cơ bản, nhất là
các doanh nghiệp xây dựng công trình từ nguồn NSNN, các nhà thầu xây
dựng ngoài tỉnh, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp.
42
Từ đó góp phần đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thuế phát sinh làm tăng
thu ngân sách.
Thứ hai, rà soát các nguồn thu từ đầu năm để xây dựng dự toán thu sát
với tình hình thực tế”. Vì vậy, ngay sau khi có dự toán pháp lệnh tỉnh giao,
Chi Cục thuế đã chủ động tham mưu với UBND huyện giao chỉ tiêu cho các
xã, thị trấn và các ngành có liên quan sớm ngay từ đầu năm. Đồng thời, tổ
chức tổng kết thu ngân sách năm trước, đề ra giải pháp thu ngân sách năm
hiện hành, giao nhiệm vụ thu cho các xã, thị trấn, các ngành có liên quan, từ
đó có sự chủ động trong công tác thu ngân sách.
Thứ ba, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự toán thu ngân
sách hằng năm đều có phân định trách nhiệm cụ thể trong công tác phối hợp
điều hành thu trên địa bàn huyện. Đặc biệt, huyện phát động các phong trào
thi đua trong nội bộ ngành, gắn bình xét thi đua với phấn đấu hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu thu ngân sách được giao ngay từ tháng đầu, quý đầu năm và duy
trì đều đặn trong từng tháng, từng quý.
Do vậy, đến thời điểm hiện nay huyện Hàm Thuận Bắc luôn là địa
phương thuộc nhóm dẫn đầu của tỉnh trong công tác quản lý NSNN trong
nhiều năm liền.
1.4.2. Bài học rút ra đối với Huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Thứ nhất, đổi mới quản lý NSNN trong thực hiện điều hành thu, chi
ngân sách, tạo điều kiện tăng nguồn thu và sử dụng ngân sách hiệu quả, tiết
kiệm.
Thứ hai, phân bổ giao chỉ tiêu thu cho cơ quan, đơn vị tổ chức thu và
UBND các xã, thị trấn bám sát tình hình thực tế; phân định trách nhiệm cụ thể
trong công tác phối hợp điều hành thu NSNN; tập trung áp dụng triệt để các
biện pháp nhằm tăng thu NSNN.
43
Thứ ba, phân bổ và giao dự toán chi NSNN theo hướng tiết kiệm, cắt
giảm các khoản chi không cần thiết; tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sử
dụng ngânsách bám sát dự toán được giao, chủ động thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách
và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm, thu hồi về NSNN theo
các kết luận sau thanh tra, kiểm tra
Thứ năm, coi trọng công tác công khai tài chính ngân sách; phát huy vai
trò giám sát của nhân dân trong việc sử dụng NSNN đúng mục đích, hiệu lực,
hiệu quả.
Thứ sáu, gắn công tác quản lý NSNN với thi đua, khen thưởng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương đầu tiên, luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc những nội
dung lý luận về quản lý NSNN và đi sâu tìm hiểu vấn đề quản lý NSNN cấp
xã. Cụ thể những vấn đề về lý luận được hệ thống là: những vấn đề cơ bản về
NSNN, các nội dung quản lý NSNN cấp xã; các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý NSNN cấp xã; tìm hiểu kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã ở
một số địa phương. Từ đó, củng cố và bổ sung thêm hệ thống lý luận và rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Huyện Trảng Bàng.
Những nội dung lý luận nghiên cứu trong chương này tạo nền tảng cần
thiết để thực hiện nội dung phân tích thực trạng trong chương 2, từ đó đưa ra
những định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN cấp xã tại Huyện
Trảng Bàng trong chương 3 của luận văn.
44
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Trảng
Bàng ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Trảng Bàng nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh, Diện tích tự nhiên
toàn huyện 34.027,30 ha (diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 75%) gồm 10
xã và 01 thị trấn. Tổng dân số toàn huyện là 183.385 người, dân số trong độ
tuổi lao động chiếm khoảng trên 65% dân số, lực lượng lao động qua đào tạo
đạt trên 63% (năm 2018).
Huyện Trảng Bàng cách TP.HCM 40km, cách Củ Chi 12km, cách
Thành Phố Tây Ninh 50km, cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài khoảng 25km, có
14,5km đường biên giới giáp với Campuchia. Trảng Bàng là cửa ngõ phía
Tây của TPHCM và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là cánh cửa của Tây
Ninh liên hệ với TP.HCM và các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Các đường giao thông từ Tây Ninh về TPHCM và đi các tỉnh đều phải qua
Trảng Bàng, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng của
vùng như: Đường xuyên Á (quốc lộ 22) qua Phnompenh và đường quốc lộ
22B nối Xiêm Riệp - Campuchia tới Tỉnh Tây Ninh, Dự án phát triển Đường
Tây Ninh xuyên Việt từ Bắc vào Nam, tuyến đường Cao tốc và đường sắt
HCM - Mộc Bài, QL14C. Ngoài ra, Trảng Bàng còn có 02 con sông Vàm Cỏ
Đông và sông Sài Gòn chảy qua rất thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Huyện Trảng Bàng có truyền thống cách mạng kiên cường, yêu quê
hương, quí trọng độc lập dân tộc, cần cù sáng tạo trong lao động, là vùng đất
45
hai lần anh hùng. Nơi đặt nhiều căn cứ cách mạng của tỉnh và Miền Đông
Nam Bộ, được thủ tướng Chính phủ hai lần phong tặng Danh hiệu Anh Hùng.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bàng
Với vị trí, đặc điểm lịch sử văn hóa đó Trảng Bàng rất thuận lợi để phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Là huyện nằm trong nhóm địa phương có sự
phát triển Kinh tế - Xã hội dẫn đầu tỉnh Tây Ninh, có nhiều tiềm năng phát
triển các loại hình du lịch sinh thái, nông nghiệp đô thị với các đặc sản nông
nghiệp, nghề truyền thống. Trong tương lai sẽ đầu tư xây dựng để trở thành
một cực tăng trưởng lớn ở phía Nam của Tỉnh trên cơ sở phát huy hiệu quả
kinh tế - xã hội và môi trường của các dự án phát triển Khu công nghiệp: Linh
Trung III, Phước Đông - Bời Lời, Trảng Bàng, Thành Thành Công; các trung
tâm dịch vụ - du lịch và nông nghiệp kỹ thuật cao gắn kết với các dự án kết
46
cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng. Thực hiện chương trình phát triển đô thị của
tỉnh Tây Ninh định hướng đến năm 2030, Huyện Trảng Bàng đã đề ra các
định hướng phát triển kinh tế huyện giai đoạn 2015 – 2020, và tầm nhìn đến
năm 2030 để đưa huyện Trảng Bàng phát triển toàn diện đảm bảo các tiêu chí
được công nhận là Thị xã Trảng Bàng trong giai đoạn 2015-2020 và lên
Thành phố giai đoạn 2025-2030.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều xí nghiệp và đặc biệt là 4 khu
công nghiệp đi vào hoạt động bao gồm Khu chế xuất Linh Trung III, Khu
công nghiệp Trảng Bàng, Khu công nghiệp Thành Thành Công và một phần
khu công nghiệp – Đô thị - dịch vụ Phước Đông – Bời Lời nên lực lượng lao
động tăng cơ học khá cao. Tổng số lao động tại các khu công nghiệp trên địa
bàn huyện trên 50.000 lao động; có 222 Dự án đầu tư tại các khu công nghiệp,
tổng số vốn đầu tư 1 tỷ 758 triệu USD. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn
huyện đạt 16.707 tỷ đồng ( năm 2018), đóng góp khoảng trên 25% tổng giá trị
sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong giai đoạn 2015 đến nay thì tốc độ tăng
giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 8%/năm.
Tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 22.755 tỷ đồng vào năm 2018, 6
tháng đầu năm 2019 đạt 10.443 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
bình quân đạt 7,23%/ năm. Cơ cấu giá trị có sự dịch chuyển theo hướng giảm
tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp ,
thương mại, khách sạn, nhà hàng trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn
huyện.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,18%/ năm, năm
2018 đạt 3.702 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.473 tỷ đồng. Tổng diện
tích gieo trồng trên 49.000 ha/ năm. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
47
xuất hàng hóa, coi trọng giá trị gia tăng; sản xuất nông nghiệp sạch, nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xuất hiện các mô hình gắn kết giữa sản xuất
và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Xây dựng các quy hoạch sản xuất nông nghiệp
trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế của huyện.
Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2018 là 1.240
tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2019 đạt 667,4 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm
10,74%/ năm. Tổng số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện hiện tại là
7.726 hộ với tổng số vốn đăng ký là 798 tỷ 704 triệu đồng
Về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng Nông thôn
mới: cập nhật đến ngày 30/6/2019, các xã đạt được các tiêu chí sau: Xã đạt 19
tiêu chí có 05 xã: An Tịnh, An Hòa, Lộc Hưng, Gia Lộc, Bình Thạnh. Xã đạt
16 tiêu chí có 01 xã: Gia Bình; Xã đạt 13 tiêu chí có 02 xã: Hưng Thuận, Đôn
Thuận; Xã đạt 12 tiêu chí có 01 xã: Phước Chỉ; Xã đạt 11 tiêu chí có 01 xã:
Phước Lưu.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt
120 tỷ 773 triệu đồng/ Kế hoạch là 190 tỷ đồng, đạt 63,56% so dự toán, tăng
34,48% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách 305 tỷ 926 triệu đồng/ 569 tỷ 018
triệu đồng, đạt 53,76% so dự toán và tăng 44% so cùng kỳ.
Tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019 đã phân khai là
145 tỷ 364 triệu đồng. Trong đó: vốn Trung ương đã phân khai là 9 tỷ 434
triệu đồng; vốn tỉnh hỗ trợ mục tiêu 106 tỷ 300 triệu đồng, vốn cân đối ngân
sách huyện 29 tỷ 630 triệu đồng. Ước giá trị khối lượng thực hiện 6 tháng đầu
năm 2019 là 56 tỷ 303 triệu đồng, đạt 39 % KH vốn đã phân khai ( Ước giải
ngân 6 tháng đầu năm 2019: 45 tỷ 193 triệu đồng, đạt 31 % KH vốn đã phân
khai.)
48
Về tiến độ thực hiện các thủ tục, quy trình để thành lập thị xã Trảng
Bàng: Đối với Lập quy hoạch chung Đô thị Trảng Bàng: huyện phối hợp với
đơn vị tư vấn (Viện Kiến trúc Quốc Gia - Bộ Xây Dựng) đã hoàn chỉnh hồ sơ
đồ án quy hoạch chung đô thị huyện Trảng Bàng theo ý kiến Bộ Xây dựng tại
công văn số 1681/BXD-QHKT; đang trình Sở Xây dựng thẩm định, UBND
tỉnh phê duyệt. Đối với Đề án phân loại Đô Thị Trảng Bàng là đô thị loại IV
đã thông qua UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh; đang hoàn
thiện trình Bộ Xây dựng. Đối với Đề án thành lập thị xã Trảng Bàng và các
phường thuộc Thị xã Trảng Bàng: đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương,
phê duyệt lập nhiệm vụ và dự toán Đề án, hiện đơn vị tư vấn đang thu thập
thông tin viết đề án.
Trong những năm qua huyện luôn quan tâm thực hiện tốt, hoàn thành
nhiệm vụ về văn hóa - xã hội, chăm lo tốt cho các đối tượng chính sách, gia
đình có công cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là trong các dịp lễ
kỷ niệm, tết. Lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng nội dung hình thức
hoạt động và tuyên truyền cổ động đa dạng, phong phú, các phong trào thể
thao quần chúng đáp ứng được yêu cầu, góp phần phục vụ tốt về văn hóa tinh
thần của Nhân dân, ổn định chính trị trên địa bàn huyện. Hoạt động y tế được
tập trung, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về chăm sóc sức khỏe nhân
dân, phòng chống dịch bệnh. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao,
đáp ứng yêu cầu giảng dạy, công tác phổ cập được duy trì thực hiện tốt, cơ sở
vật chất thiết bị đạy học được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa.
Công tác giảm nghèo được tập trung thực hiện, triển khai có chỉ tiêu cụ thể và
đạt Nghị quyết đề ra. Công tác an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời
theo quy định. Công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề được quan tâm, góp
phần hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm.
49
Công tác Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn
định. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả, thực hiện công tác
chuyên môn, xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến an ninh chính trị,
không để bị động bất ngờ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm.
Các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, có sự phối hợp giữa chặc chẽ
giữa các lực lượng với cấp ủy, chính quyền và các ngành, các tổ chức chính
trị - xã hội, kết quả an ninh chính trị được ổn định, ứng phó tốt với mọi tình
huống xảy ra, không để mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến tình hình chính trị,
đời sống nhân dân trong huyện.
Công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo được
thực hiện đúng quy định, giải quyết cơ bản xong các vụ việc khiếu nại kéo
dài, không để xảy ra điểm nóng tụ tập đông người về khiếu nại, tố cáo tại
huyện cũng như kéo đến các cơ quan trung ương.
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và các Quy hoạch kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội huyện Trảng Bàng trong những năm tiếp theo đã được phê
duyệt, Lãnh đạo Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân Trảng Bàng tiếp tục
huy động hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, vững
chắc theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Phát huy tính chủ động,
sáng tạo của nền kinh tế. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện Trảng Bàng
thành Thị xã và đến năm 2030 Trảng Bàng là đô thị loại III. Tập trung đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, phát triển
đô thị Trảng Bàng trở thành đô thị hạt nhân trong cực phát triển trọng điểm
đối trọng phía Tây Bắc vùng TP. Hồ Chí Minh và là đô thị động lực thúc đẩy
phát triển nhanh vùng biên giới Tây Nam, là đô thị hạt nhân của 3 tỉnh Tây
Ninh - Long An - Bình Phước.
50
- Phát triển công nghiệp trên địa bàn trở thành ngành sản xuất hiện đại,
giá trị gia tăng cao, năng lực cạnh tranh và bền vững, gắn kết sâu rộng và
nâng dần vị thế trong mạng lưới sản xuất công nghiệp của tỉnh, của vùng và
hội nhập quốc tế.
- Giữ vững tốc độ gia tăng tổng giá trị sản xuất qua các năm, thu hút
đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại gắn liền với quá trình
đô thị hóa và phát triển kinh tế; phát triển các khu phố thương mại, hệ thống
trung tâm thương mại, siêu thị, chợ bán lẻ; khuyến khích các loại hình dịch vụ
khác sạn nhà hàng, dịch vụ ăn uống, Trảng Bàng trở thành điểm dừng chân
trên tuyến đường Xuyên Á và các tuyến giao thông thương mại, trung chuyển
hàng hóa qua biên giới, các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Tạo một bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, thu hút đầu tư
vốn, kỹ thuật, công nghệ, tích tụ ruộng đất phát triển nền nông nghiệp sản
xuất hàng hóa lớn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, sạch, gắn
sản xuất, chế biến, tìm kiếm, mở rộng thị trường tạo giá trị gia tăng cao đối
với các sản phẩm nông nghiệp.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân
sách nhà nước cấp xã trên địa bàn Huyện Trảng Bàng
Với những đặc điểm kinh tế - xã hội như trên cũng như những thuận lợi
khó khăn đã ảnh hưởng ít nhiều đến quản lý chi ngân sách của Huyện như:
Thứ nhất, kinh tế của huyện Trảng Bàng đang trong quá trình phát
triển, chưa đồng bộ, như chi cho công tác đầu tư các công trình giao thông
nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới;
Thứ hai, nguồn thu ngân sách ở các xã chưa cao trên địa bàn huyện nền
kinh tế phát triển vẫn còn thấp thậm chí thu ngân sách xã không đủ chi cân
đối ngân sách của xã.
51
Thứ ba, địa bàn Huyện khá lớn, với sự di cư cơ học của dân số tăng
nhanh dẫn đến nhu cầu đầu tư chi đầu tư phát triển kinh tế xã hội cũng cần có
sự điều chỉnh tăng để đáp ứng yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi thu
ngân sách trên địa bàn chưa cao, đây cũng là áp lực lớn đối với quản lý chi
ngân sách tại Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
Với những tác động như vậy từ tình hình kinh tế xã hội, việc điều hành
ngân sách gặp không ít khó khăn nhất là việc giao chi ngân sách cho các đơn
vị trên địa bàn Huyện. Nói chung, trong điều hành thu chi ngân sách đã đảm
bảo, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Huyện.
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên
địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
2.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn
Huyện Trảng Bàng
Về thu NSNN cấp xã trên địa bàn huyện:
Công tác thu NSNN có tính chất quyết định đến cân đối ngân sách nên
Huyện luôn xác định công tác thu NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu, luôn bám sát sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh về nhiệm vụ thu
NSNN, đặt ra mục tiêu phấn đấu thu NSNN đạt và vượt chỉ tiêu Tỉnh và
Huyện giao hằng năm. Ban lãnh đạo huyện tập trung chỉ đạo các ngành mà
trực tiếp là Chi Cục thuế, KBNN phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch
huyện và các cơ quan chức năng có liên quan nổ lực phấn đấu hoàn thành mục
tiêu thu NSNN hằng năm. Căn cứ mục tiêu thu NSNN đề ra hằng năm, Huyện
giao nhiệm vụ thu cho các xã, thị trấn, các ngành có liên quan, phân định trách
nhiệm cụ thể trong công tác phối hợp điều hành thu trên địa bàn, từ năm 2014
đến 2018 như sau:
52
Bảng 2.2: Tình hình thu NSNN cấp xã trên địa bàn huyện
giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Dự
toán
Thực hiện
Tỷ lệ % so
với dự
toán
Tỷ lệ % so
với thực
hiện năm
trƣớc
Chênh lệch
tuyệt đối
giữa số
thực hiện
và dự toán
Tốc độ
tăng
bình
quân
2014 36,900 36,9621 100,17% 0,621
21,76%
2015 38,900 41,4858 106,65% 112,24% 25,858
2016 46,900 48,1769 102,72% 116,13% 12,769
2017 52,200 55,1055 105,57% 114,38% 29,055
2018 66,300 81,2484 122,55% 147,44% 149,484
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NSNN huyện Trảng Bàng từ năm 2014-2018)
Kết quả thu NSNN nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 -
2018 đạt 109,03% so với dự toán và đạt mức tăng bình quân 21,76%/năm.
Thu NSNN qua hầu hết các năm đều đạt chỉ tiêu, nhưng chỉ vượt chỉ tiêu ở
mức dưới 10%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự khó khăn của nền kinh tế,
mặc khác Huyện triển khai thực hiện chủ trương miễn, giảm, giãn thuế theo
tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và Nghị
quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về ban hành một số
chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân; thực hiện việc
giảm 30% thuế TNDN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động theo Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/05/2012 của
Bộ Tài chính. Riêng năm 2018, thu NSNN trên địa bàn huyện vượt so với chỉ
53
tiêu giao là 22,55%. Mức tăng cao đột biến so với mặt bằng chung các năm
đạt được là do nền kinh tế của huyện bước phát triển khởi sắc cùng với tình
hình biến động đất đai theo chiều hướng tăng ngày càng cao dẫn đến “cơn sốt
đất” diễn ra sôi nổi trên địa bàn huyện Trảng Bàng.
Qua đó ta thấy rõ sự tác động của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mặc dù Huyện đã thực hiện các chính
sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, nhưng do phần lớn các các doanh nghiệp
trên địa bàn huyện là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có rất nhiều doanh nghiệp kê
khai lỗ, không phát sinh doanh thu làm ảnh hưởng giảm nguồn thu. Khoản
thu từ thuế là khoản thu phản ánh quy mô, mức độ sản xuất, kinh doanh của
địa phương, do đó Huyện luôn xác định đây là nguồn thu vô cùng quan trọng,
phải là nguồn thu mang tính ổn định, lâu dài cho ngân sách cấp xã. Huyện tích
cực và sâu sát trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện đồng bộ các biện
pháp khai thác, quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu như:
- Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu
nộp ngân sách trên địa bàn huyện; chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan
liên quan trong việc đấu tranh chống các hành vi gian lận, trốn thuế, chống
thất thu về thuế và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn cấp xã.
- Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế
đối với người nộp thuế, phí và lệ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp
thuế tháo gỡ khó khăn.
- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó
khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế huyện
tăng trưởng, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Tình hình chi ngân sách:
54
Trên cơ sở Luật NSNN hiện hành và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của huyện, UBND huyện thực hiện điều hành chi NSĐP trên tinh
thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
Bảng 2.3: Tổng hợp chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHI NSĐP 2014 2015 2016 2017 2018
TỔNG CỘNG 90,1487 99,8099 136,8426 137,7343 141,1440
Tổng chi (Không kể số
ghi chi)
87,6524
97,1988
135,5213
136,3712
138,4995
I. Chi đầu tư 9,3351 15,4720 50,0090 40,4718 32,4629
1. Chi đầu tư phát triển 9,1832 13,1480 47,0607 37,2174 29,5394
2. Chi đầu tư phát triển khác 0,1519 2,3240 2,9483 3,2544 2,9235
II. Chi thường xuyên 68,9270 75,4887 83,2988 93,6979 102,4313
1. Sự nghiệp kinh tế 5,6183 4,9790 5,9009 7,5782 10,1908
2. Sự nghiệp GDĐT 3,20420 38,0077 40,8078 44,0560 43,6783
3. Sự nghiệp y tế 3,3182 3,5202 4,3987 3,9562 7,9162
4. Sự nghiệp văn hóa
nghệ thuật
0,5440
0,5897
0,6260
0,8316
0,8767
5. Thể dục thể thao 0,1563 0,1781 0,1877 0,3305 0,2014
6. Sự nghiệp xã hội 6,7817 6,4756 8,7290 10,8777 12,2279
7. QLNN, đảng, đoàn thể 15,6886 16,7276 18,1748 20,3566 22,3596
8. An ninh quốc phòng
và trật tự an toàn xã hội
3,1184
3,5733
4,0103
3,9750
4,3538
9. Chi khác 1,6595 1,4374 0,4637 0,5727 0,6192
55
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện Trảng Bàng từ năm 2014-2018)
Bảng số liệu tại Bảng 2.3 đã khái quát tình hình chi NSĐP từ năm 2014
đến năm 2018, tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 12,12%. Tỷ lệ (%) thực
hiện chi năm sau so với năm trước không đồng đều, cụ thể năm 2015 đạt
110,89%; năm 2016 đạt 139,43%; năm 2017 đạt 100,63%; năm 2018 đạt
101,56%.
Tỷ lệ này phản ánh sự ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt chi tiêu
của Nhà nước, Huyện chỉ đạo tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách huyện,
trong đó có ngân sách xã thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi thường
xuyên, cắt giảm một số khoản chi không hoặc chưa cần thiết, chủ động cân
đối sử dụng kinh phí được giao để thực hiện các nhiệm vụ mới phát sinh, hạn
chế tối đa việc đề nghị bổ sung từ ngân sách huyện. Riê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thac_si_quan_ly_cong_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_cap.pdf