Luận văn Thái độ của sinh viên đại học thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh đối với giá trị sống

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .7

4. Giả thuyết nghiên cứu .7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.8

6. Giới hạn nghiên cứu: .8

7. Phương pháp nghiên cứu .8

8. Cấu trúc luận văn .9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ SỐNG CỦASINH VIÊN . 11

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .11

1.1.1. Trên thế giới .11

1.1.2. Ở Việt Nam .12

1.2. Những vấn đề lý luận về thái độ đối với giá trị sống của sinh viên.13

1.2.1. Lý luận về thái độ.13

1.2.2. Giá trị và giá trị sống.20

1.2.3. Thái độ của sinh viên đối với giá trị sống .39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THỂ

DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ SỐNG . 46

2.1. Thể thức nghiên cứu .46

2.1.1. Khách thể nghiên cứu.46

2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu .48

2.2. Thực trạng thái độ của sinh viên Đại học Thể dục thể thao TP Hồ Chí minh đối

với một số giá trị sống.51

2.2.1. Nhận thức của sinh viên Đại học TDTT TP HCM đối với giá trị sống.51

2.2.2. Thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của giá trị sống .52

2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với 4 giá trị sống .57

2.2.4. Thái độ ứng xử của sinh viên Đại học TDTT TP HCM đối với 4 giá trị sống.624

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với giá trị sống .66

2.3. Một số biện pháp xây dựng thái độ tích cực đối với giá trị sống cho sinh viên .73

2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .73

2.3.2. Đề xuất một số biện pháp.74

2.3.3. Khảo sát mức độ hiệu quả của một số biện pháp xây dựng thái độ tích cực đối với

giá trị sống cho sinh viên.76

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ . 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86

PHỤ LỤC . 90

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thái độ của sinh viên đại học thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh đối với giá trị sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định, trong đó có sự tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục là một hiện tượng có tính quy luật của việc phát triển cá nhân. Do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống và của giáo dục, trong quá trình hoạt động ý thức và tự ý thức của con người đã được hình thành. Con người đối chiếu hứng thú và nhu 43 cầu của bản thân với hoàn cảnh và yêu cầu của xã hội, lựa chọn những phương tiện cần thiết của lối sống và cách cư xử. Có thể nhận thấy sự tự giáo dục có vai trò quan trọng giúp cho cá nhân nhìn nhận ra những ưu điểm để phát huy và hạn chế khuyết điểm để phấn đấu nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhất. Một cá nhân có sự phát triển về tự ý thức, tự đánh giá biết định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào cho có ý nghĩa, họ biết lựa chọn những gì là đúng đắn, phù hợp với chính bản thân và với xã hội. Con người là một thực thể xã hội luôn hoạt động tích cực. Sức mạnh của con người thể hiện ở chỗ bản thân nó có thể uốn nắn mình, phát triển và làm cho mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn. b. Các yếu tố khách quan (yếu tố bên ngoài) * Gia đình Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường sống, hoạt động và giao tiếp gần nhất của mỗi cá nhân. Gia đình có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục với mỗi thành viên, đặc biệt là giáo dục các giá trị truyền thống. Môi trường văn hóa gia đình được tạo dựng trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên ruột thịt trong gia đình. Trong đó, những người con cháu nhận được sự giáo dục, dạy bảo từ những người lớn trong gia đình, dòng họ. Những suy nghĩ, tình cảm, lối sống của những người lớn trong gia đình ít nhiều cũng có tác động đến con cái, đặc biệt lá trẻ nhỏ. Các giá trị truyền thống mà mỗi người lĩnh hội được phụ thuộc vào địa vị, kinh tế, nghề nghiệp, truyền thống, nếp sống, văn hóa của gia đình và các thành viên trong gia đình. Cũng như những giá trị mà những người có uy tín trong gia đình lựa chọn, như yêu thương, đoàn kết, hi sinh, tin tưởng, chia sẻtrong gia đình đều tác động đến sự lựa chọn giá trị sống của các thành viên trẻ tuổi. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, khi mà sợi dây huyết thống nối kết các thành viên trong gia đình có phần lỏng lẻo thì điều cần thiết trong mỗi gia đình là xây dựng văn hóa và truyền thống gia đình. Truyền thống gia đình là một động lực, một một sức mạnh tinh thần thôi thúc mỗi cá nhân phải phấn đấu, vững tin khi bước 44 vào đời. Bên cạnh đó, truyền thống gia đình còn có tác dụng bảo vệ và chống lại sự tha hóa của con người trong thời buổi phức tập hiện nay, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các giá trị sống cho thế hệ trẻ. * Nhà trường Bên cạnh sự tác động của gia đình, nhà trường cũng tác động mạnh mẽ đến việc nhận thức và hình thành thái độ về các giá trị sống cho sinh viên. Trước tiên, nội dung và chương trình học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức của sinh viên. Đặc biệt là một số môn đang được dạy ở trường đại học TDTT như nhóm môn kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, Đàm phán và thương lượng khách hàng Phương pháp giảng dạy và thái độ ứng xử của giảng viên cũng có tác dụng củng cố, hình thành nên các giá trị sống cho sinh viên. Một giảng viên giỏi, nhiệt tình trong cuộc sống và làm việc sẽ tác động tích cực đến nhận thức của sinh viên. Bên cạnh đó, sự gương mẫu, uy tín của thầy cô có tác dụng củng có nhận thức, có sức thuyết phục và góp phần hình thành những tình cảm đạo đức, niềm tin, sự kì vọng và ngưỡng mộ nơi sinh viên. Ngoài ra, lối sống của bạn bè, các đợt thực tập nghề nghiệp, các hoạt động giao lưu trong trường cũng có ảnh hưởng nhất định đến thái độ của sinh viên đối với các giá trị sống. Vì vậy, xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, tiên tiến, thân thiện, một bầu không khí cởi mở sẽ có những tác dụng tích cực và hiệu quả đối với sự hình thành những giá trị sống cho sinh viên. * Xã hội Xã hội là môi trường rộng lớn bao quanh cuộc sống của con người. Xã hội tác động đến từng cá nhân thông qua các hoạt động đa dạng như tuyên truyền, vận động, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu, phản đối những hành vi vô đạo đức. Chính vai trò và nhiệm vụ như vậy nên xã hội có tác động rất lớn đến việc điều chỉnh suy nghĩ, hành vi con người. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông, phim ảnh, mạng 45 internet cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến lối sống của sinh viên, cả mặt tích cực và tiêu cực, một phần cũng xuất phát từ tỏ thái độ đối với các giá trị sống. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Thái độ của sinh viên là hệ thống suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá của sinh viên trước những giá trị sống. Căn cứ vào họ hành động để cải tạo thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Thái độ của sinh viên đối với các giá trị sống trong đề tài được biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức – thái độ - hành vi. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với các giá trị sống bao gồm: các yếu tố chủ quan ( bản thân sinh viên) và các yếu tố khách quan (tác động từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội) 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ SỐNG 2.1. Thể thức nghiên cứu 2.1.1. Khách thể nghiên cứu 2.1.1.1. Đôi nét về trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM Tiền thân là Trường Trung học TDTT miền nam, được thành lập ngày 28/01/1976 (Quyết định số 68 của Tổng cục TDTT), đến ngày 26/10/1977 Trường đổi tên thành Trường Trung học TDTT Trung ương II. Đến ngày 18/9/1985 theo Quyết định số 234 của Hội đồng Bộ trưởng, Trường lại một lần nữa được đổi tên thành Trường ĐH TDTT II. Năm 2008, theo Quyết định 149/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ về các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Trường ĐH TDTT II được đổi tên thành Trường ĐH TDTT Tp. HCM. Hơn 35 năm qua, Trường đã đào tạo 7.751 cán bộ có trình độ thạc sĩ, cử nhân, cao đẳng và Trung cấp TDTT, trong đó có 31 khóa ĐH chính quy; 57 khóa ĐH tại chức. Đồng thời, từ năm 1995 Trường bắt đầu đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, đến nay có 17 khóa đào tạo với 360 thạc sỹ GDH, năm 2013 trường được Bộ GD và ĐT giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sỹ khoa học Giáo dục với 2 chuyên ngành GDTC và Huấn luyện thể thao. Ngoài ra, Trường cũng đã đào tạo 1.826 trình độ cao đẳng, chuyên tu và trung cấp TDTT. Liên kết với các đơn vị quốc tế trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường: Học viện Thể thao Thượng Hải, Đại học Thể thao Thiên Tân, Đại học thể thao Thẩm Dương (Trung Quốc), Đại học TT quốc gia Hàn Quốc, Đại học Tổng hợp Burapha (Thái Lan)... 47 2.1.1.2. Khách thể nghiên cứu Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Giới tính Nam 138 54,8 Nữ 114 45,2 Khoa đào tạo Giáo dục thể chất 88 34,9 Huấn luyện thể thao 85 33,7 Quản lý thể thao 79 31,3 Trình độ đào tạo Năm đầu 121 48,0 Năm cuối 131 52,0 Nơi ở Cùng gia đình 14 5,6 Phòng trọ 149 59,1 Người quen 25 9,9 Kí túc xá 64 25,4 Học lực Giỏi 3 1,2 Khá 140 55,6 Trung Bình 109 43,3 Bảng khảo sát được tiến hành trên 300 sinh viên ở ba khoa: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao và Quản lý thể thao . Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thu được 252 phiếu hợp lệ . Có thể mô tả những đặc điểm của khách thể nghiên cứu như sau: - Mẫu khách thể nghiên cứu gồm 252 sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Tp. HCM. Trong đó gồm: 88 (34,9) SV khoa GDTC, 85 (33,7%) SV khoa HLTT và 79 (31,3%) SV khoa QLTT - Về giới tính: Trong số 252 SV được khảo sát có 114 nữ (chiếm 45,2%) còn lại là 138 nam (chiếm 54,8%), 131 SV học năm thứ ba và năm thứ tư (sinh viên năm cuối chiếm 52%) 48 - Về nơi ở: Chỉ có 14 SV ở cùng gia đình (chiếm 5,6%) còn lại 238 SV ở phòng trọ, KTX hoặc ở cùng người quen (chiếm 94,4%) - Về trình độ đào tạo: Có 121SV năm đầu (chiếm 48%) và 131 SVnăm cuối (chiếm 52%) - Về học lực: Chỉ có 3 SV học lực giỏi (chiếm 1,2%), 140 SV học lực khá (chiếm 55,6%) và 109% SV có học lực trung bình (chiếm 43,3%) Nhìn chung mẫu nghiên cứu được lựa chọn mang tính chất khách quan, ngẫu nhiên và có thể tin tưởng được trong đề tài. 2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu và cơ sở lý luận chúng tôi xây dựng bảng khảo sát thái độ của SV trường DH TDTT TPHCM đối với các giá trị sống (Xem Phụ lục). Bảng hỏi gồm có hai phần: Phần một: Các thông tin cá nhân của sinh viên: giới tính, khoa đào tạo, trình độ đào tạo, nơi ở hiện tại. Phần hai: bao gồm 6 câu hỏi khảo sát về các nội dung chính của đề tài, cụ thể: * Câu 1: Mục đích: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về định nghĩa giá trị sống. Dựa trên việc tham khảo tài liệu và thăm dò mở, người nghiên cứu đưa ra 6 quan niệm về giá trị sống. Đó là các quan niệm sau: giá trị sống là lí tưởng sống của cá nhân; là đạo lý sống của con người, triết lý sống của mỗi cá nhân, là danh vọng của cải vật chất mà mỗi người mong muốn có được; là kĩ năng sống; là những điều mà mỗi người cho là tốt, quan trọng và cần thiết với bản thân họ; là những giá trị được cá nhân nhận thức là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có khả năng chi phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận. Cách tính điểm: là câu hỏi có nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn được thống kê tần số và phần trăm lựa chọn. * Câu 2: Tìm hiểu thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của 12 giá trị sống. Người trả lời sẽ chọn 1 trong 3 mức độ: quan trọng, bình thường và không quan trọng 49 Cách tính điểm: Để có thể đo đếm và so sánh được các mức độ đó, chúng tôi gán cho mỗi mức độ một số điểm mang tính chất ước lệ. Cách tính điểm như sau: Quan trọng: 3 điểm Bình thường: 2 điểm Không quan trọng: 1 điểm Tương ứng với mức đánh giá: Mức 3: Cao,với ĐTB từ 2,5 đến 3 Mức 2: Trung bình, với ĐTB từ 1,5 đến 2,5 Mức 1: Thấp, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 Đối với câu 2, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức độ quan trọng, bình thường và không quan trọng, điểm trung bình, độ lệch chuẩn; thứ hạng, kiểm nghiệm sự khác biệt theo các phương diện giới tính, trình độ đào tạo và khoa đào tạo, học lực và nơi ở. * Câu 3: Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với 4 giá trị sống: Tôn trọng; Trung thực; Tự do và yêu thương. Người nghiên cứu đưa ra 3 mức độ: phù hợp, phân vân và không phù hợp. Cách tính điểm như sau: Phù hợp: 3 điểm Phân vân: 2 điểm Không phù hợp: 1 điểm Tương ứng với mức đánh giá: Mức 3: Cao,với ĐTB từ 2,5 đến 3 Mức 2: Trung bình, với ĐTB từ 1,5 đến 2,5 Mức 1: Thấp, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1.5 Đối với câu 3, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức độ phù hợp, phân vân và không phù hợp, điểm trung bình, độ lệch chuẩn; thứ hạng. * Câu 4: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức các giá trị sống của SV. Nội dung này người nghiên cứu đưa ra 30 mệnh đề theo bốn nhóm yếu tố chính: xã hội, nhà trường, gia đình, và bản thân. Trong đó, yếu tố xã hội từ mệnh đề 1 đến 5, 50 19 đến 24, yếu tố nhà trường từ mệnh đề 6 đến 11, yếu tố gia đình từ mệnh đề 12 đến 18, các mệnh đề còn lại (25 đến 30) thuộc về yếu tố bản thân. Người trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: không ảnh hưởng, ảnh hưởng rất ít, ảnh hưởng ít, ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng rất nhiều. Để có thể đo đếm và so sánh được các mức độ đó, chúng tôi gán cho mỗi mức độ một số điểm mang tính chất ước lệ. Cách tính điểm như sau: Không ảnh hưởng: 1 điểm Ảnh hưởng rất ít: 2 điểm Ảnh hưởng ít: 3 điểm Ảnh hưởng nhiều: 4 điểm Ảnh hưởng rất nhiều: 5 điểm Tương ứng với mức đánh giá như sau: Mức 1: Không ảnh hưởng, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1.5 Mức 2: Ảnh hưởng rất ít, với ĐTB từ 1,5 đến 2,5 Mức 3: Ảnh hưởng ít, với ĐTB từ 2,5 đến 3,5 Mức 4: Ảnh hưởng nhiều, với ĐTB từ 3,5 đến 4,5 Mức 5: Ảnh hưởng rất nhiều, với ĐTB từ 4,5 đến 5,0 Đối với câu 5, người nghiên cứu tính tần số và phần trăm lựa chọn mức độ ảnh hưởng nhiều (bao gồm mức ảnh hưởng rất nhiều và ảnh hưởng nhiều), điểm trung bình, độ lệch chuẩn, xếp hạng; kiểm nghiệm sự khác biệt theo các phương diện giới tính, trình độ đào tạo và khoa đào tạo, học lực. * Câu 5: Tìm hiểu mức độ hiệu quả của một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống. Đề tài đưa ra 20 biện pháp bao gồm bốn nhóm chính: nhóm biện pháp từ phía gia đình; nhóm biện pháp từ phía nhà trường; nhóm biện pháp từ phía xã hội và nhóm biện pháp từ phía bản thân sinh viên. Người trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: không hiệu quả, ít hiệu quả, khi có khi không, hiệu quả và rất hiệu quả. Tương tự câu 4, người nghiên cứu gán các mức độ với các điểm số tương ứng sau: Không hiệu quả: 1 điểm 51 Ít hiệu quả: 2 điểm Khi có khi không : 3 điểm Hiệu quả: 4 điểm Rất hiệu quả: 5 điểm Tương ứng với mức đánh giá như sau: Mức 1: Không hiệu quả, với ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 Mức 2: Ít hiệu quả, với ĐTB từ 1,5 đến 2,5 Mức 3: Khi có khi không, với ĐTB từ 2,5 đến 3,5 Mức 4: Hiệu quả, với ĐTB từ 3,5 đến 4,5 Mức 5: Rất hiệu quả, với ĐTB từ 4,5 đến 5,0 Đối với câu 5, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, xếp hạng. 2.2. Thực trạng thái độ của sinh viên Đại học Thể dục thể thao TP Hồ Chí minh đối với một số giá trị sống 2.2.1. Nhận thức của sinh viên Đại học TDTT TP HCM đối với giá trị sống Tiến hành tìm hiểu nhận thức của sinh viên về giá trị sống, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi mở trong lần khảo sát thử “Theo bạn, giá trị sống là gì”. Từ đó chúng tôi đã tổng hợp ý kiến mà sinh viên đưa ra kết hợp với cơ sở lý luận của đề tài để thiết kế câu hỏi trong lần khảo sát chính thức. Nhận thức của sinh viên về giá trị sống được thể hiện chi tiết trong bảng 2.2 theo thứ tự từ cao xuống thấp: Bảng 2.2. Nhận thức của sinh viên đối với giá trị sống nói chung STT Nội dung Tần số % Lựa chọn Thứ hạng 1 Những giá trị được cá nhân cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có liên quan đến nhu cầu, động cơ và chi phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận 215 85,0 1 52 2 Đạo lý sống của con người 67 26,6 2 3 Lý tưởng sống của từng cá nhân 50 19,8 3 4 Kỹ năng sống 41 16,3 4 5 Những điều mà mỗi người cho là cần thiết, quan trọng và có ích với bản thân họ 39 15,5 5 6 Triết lý sống của mỗi cá nhân 39 15,5 6 Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, trong 6 nội dung giá trị được nhiều sinh viên lựa chọn nhất là “Những giá trị được cá nhân cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân; những giá trị này có liên quan đến nhu cầu, động cơ và chi phối thái độ, tình cảm, hành vi của người đó trong cuộc sống và được xã hội chấp nhận” chiếm85%, xếp ở vị trí thứ nhất. Điều này cho thấy mức độ nhận thức của sinh viên trường ĐH TDTT TPHCM đối với giá trị sống là khá cao. Các bạn sinh viên đã xác định chính xác khái niệm về giá trị sống. Trong đó có 26,6% SV quan niệm giá trị sống là “đạo lý sống của con người” như vậy là sinh viên đã có sự nhầm lẫn đồng nhất giá trị sống với đạo lý sống. Bên cạnh đó, một số lượng nhỏ sinh viên cho rằng giá trị sống chính là “lý tưởng sống của từng cá nhân, kỹ năng sống; những điều mà mỗi người cho là cần thiết, quan trọng và có ích cho bản thân họ; triết lý sống của mỗi cá nhân”, chiếm dưới 20% sự lựa chọn. Như vậy, kết quả thống kê cho thấy SV đã đồng tình với khái niệm giá trị sống mà người nghiên cứu đã đưa ra trong phần cơ sở lý luận. Từ đó có thể kết luận, bước đầu SV có quan niệm đúng đắn đối với giá trị sống 2.2.2. Thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của giá trị sống 2.2.2.1. Thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của giá trị sống Thái độ của con người là sự đồng tình hay phản đối, cá nhân cho là quan trọng hay không quan trọng hoặc nhận định thế nào về những giá trị của chính mình hay những người xung quanh. 53 Kết quả khảo sát thái độ của sinh viên ĐH TDTT TP. HCM đối với tầm quan trọng của 12 giá trị sống được thể hiện chi tiết ở bảng sau, theo thứ tự từ cao xuống thấp: Bảng 2.3: Thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của giá trị sống STT Nội dung Mức độ Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Quan trọng Bình thường Không quan trọng N % N % N % 1 Đoàn kết 215 85,3 33 13,1 4 1,6 2,83 0,41 1 2 Tôn trọng 213 84,5 34 13,5 5 2,0 2,82 0,43 2 3 Trách nhiệm 211 83,7 37 14,7 4 1,6 2,82 0,42 2 4 Hạnh phúc 199 79,0 51 20,2 2 0,8 2,78 0,43 3 5 Hòa bình 198 78,6 51 20,2 3 1,2 2,77 0,45 4 6 Trung thực 197 78,2 51 20,2 4 1,6 2,76 046 5 7 Yêu thương 194 77,0 56 22,2 2 0,8 2,76 0,44 5 8 Tự do 184 73,0 64 25,4 4 1,6 2,71 0,49 6 9 Hợp tác 159 63,1 87 34,5 6 2,4 2,60 0,53 7 10 Khoan dung 149 59,1 101 40,1 2 0,8 2,58 0,51 8 11 Khiêm tốn 144 57,1 104 41,3 4 1,6 2,55 0,52 9 12 Giản dị 113 44,8 127 50,4 12 4,8 2,40 0,58 10 Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho phép người nghiên cứu rút ra một số nhận xét mang tính khái quát như sau: Tất cả 12 giá trị sống người nghiên cứu đưa ra đều được sinh viên đánh giá ở mức quan trọng với họ (ĐTB rải đều từ 3,53 đến 4,70). Đoàn kết là giá trị được cho là quan trọng nhất (ĐTB = 2,83 chiếm 85,3% sinh viên lựa chọn mức độ quan trọng, xếp thứ 1). Trong đó hai giá trị được SV lựa chọn xếp ở vị trí thứ 2 là Tôn trọng (84,5% SV lựa chọn là quan trọng, ĐTB = 2,82); Trách 54 nhiệm (chiếm 83,7% SV lựa chọn là quan trọng, ĐTB = 2,87). Trong đó đứng ở vị trí thứ 3 đó là giá trị hạnh phúc với 79% SV cho rằng quan trọng. Những giá trị được sinh viên cho là bình thường bao gồm có Hòa bình, Trung thực, Yêu thương, Tự do, Hợp tác chiếm trên 50% lựa chọn (ĐTB từ 2,60 trở lên). Những giá trị được SV cho rằng ít quan trọng hơn so với các giá trị khác đó là Khoan dung, Khiêm tốn, Giản dị Thông qua kết quả trên, thấy rằng các giá trị mà sinh viên lựa chọn nghiêng về các giá trị trong mối quan hệ liên nhân cách với nhóm và cộng đồng là Đoàn kết, Tôn trọng, Trách nhiệm. Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình tầm quan trọng của các giá trị sống 2.2.2.2. So sánh giữa các nhóm điều tra đối với tầm quan trọng của các giá trị sống về các phương diện giới tính, trình độ đào tạo, học lực, nơi ở Khi so sánh mức độ cần thiết của 12 giá trị sống theo các phương diện giới tính, năm thứ và khoa đào tạo, người nghiên cứu thu được kết quả như sau: a. Về phương diện giới tính 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 Đoàn kết Tôn trọng Trách nhiệm Hạnh phúc Hòa bình Trung thực Yêu thương Tự do Hợp tác Khoan dung Khiêm tốn Giản dị ĐTB ĐTB 55 Bảng 2.4. So sánh thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của giá trị sống theo phương diện giới tính Phương diện Giá trị Nam Nữ Kiểm nghiệm Giới tính TB TB F T Hòa bình 2,74 2,82 6,929 0,009 Tôn trọng 2,80 2,87 8,022 0,005 Yêu thương 2,71 2,85 28,028 0,000 Hạnh phúc 2,73 2,86 23,506 0,000 Trách nhiệm 2,78 2,88 14,032 0,000 Tự do 2,64 2,84 42,086 0,000 Hợp tác 2,57 2,67 9,725 0,002 Ghi chú: F: kiểm nghiệm;Với mức xác suất α ≤ 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê Bảng 2.4 cho thấy, có sự khác biệt về mặt đánh giá mức độ quan trọng ở các giá trị Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Tự do và Hợp tác. Từ bảng trên cho thấy ĐTB của nữ cao hơn so với nam. Như vậy nữ đánh giá mức độ cần thiết của các giá trị sống cao hơn so với nam. Điều này có thể do sự khác biệt về đặc điểm tâm sinh lý của nam và nữ sinh viên thể dục thể thao. Nữ giới thường có xu hướng thể hiện bản thân và tỏ ra là những người có tinh thần hợp tác, đoàn kết trong các mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm và cộng đồng. b. Về phương diện trình độ đào tạo Bảng 2.5. So sánh thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của giá trị sống theo phương diện trình độ đào tạo Phương diện Giá trị Năm đầu Năm cuối Kiểm nghiệm Trình độ đào tạo ĐTB ĐTB F T Hòa bình 2,76 2,88 21,735 0,000 Tôn trọng 2,71 2,81 12,961 0,000 Trung thực 2,72 2,80 9,442 0,002 Đoàn kết 2,80 2,87 7,075 0,008 56 Khiêm tốn 2,52 2,58 5,580 0,019 Kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy có khác biệt ý nghĩa trên phương diện trình độ đào tạo thông qua các giá trị Hòa bình; Đoàn kết; Tôn trọng; Trung thực; Khiêm tốn,. ĐTB của SV năm cuối cao hơn SV năm đầu theo thứ tự nội dung các giá trị. Điều này cho ta thấy SV năm cuối có nhiều sự trải nghiệm trong cuộc sống, trong các mối quan hệ, học tập, sự va chạm xã hội, công việc làm thêm nên trú trọng đến các giá trị Hòa bình; Đoàn kết; Tôn trọng c. Về phương diện trình độ khoa đào tạo Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có sự khác biệt trong thái độ của SV các khoa GDTC, HLTT và QLTT về nhận định tầm quan trọng của các GTS ( xem phụ lục) d. Về phương diện học lực Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hầu như không có sự khác biệt khi so sánh biến học lực của SV ( xem phụ lục). Tuy nhiên vẫn còn một giá trị thể hiện sự khác biệt là Trách nhiệm. SV ở nhóm học lực khá tỏ thái độ đánh giá cao hơn ở giá trị này so với các nhóm giỏi và trung bình. Bảng 2.6. So sánh Thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của giá trị sống theo phương diện học lực Tr ác h nh iệ m Học lực ĐTB Kiểm nghiệm F T Giỏi 2,00 12,99 0,00 Khá 2,91 Trung bình 2,72 e. Về phương diện nơi ở Khi so sánh thái độ của SV trường Đại học TDTT TPHCM về tầm quan trọng của GTS theo phương diện nơi ở chúng thu được kết quả là có sự khác biệt không đáng kể ở nhóm này, chỉ khác biệt về giá trị khiêm tốn thể hiện ở bảng 2.7. 57 Bảng 2.7. So sánh thái độ của sinh viên về tầm quan trọng của giá trị sống theo phương diện nơi ở K hi êm tố n Nơi ở ĐTB Kiểm nghiệm F T Cùng gia đình 2,71 3,28 0,022 Phòng trọ 2,47 Cùng người quen 2,56 Ký túc xá 2,70 Ta thấy những SV ở cùng gia đình và ký túc xá tỏ thái độ đánh giá cao giá trị khiêm tốn hơn những SV ở nhà người quen hay ở ngoài phòng trọ. Điều này cho thấy môi trường phòng trọ bên ngoài có nhiều phức tạp nên SV cũng khắt khe hơn khi tỏ thái độ khiêm tốn. Kết quả thống kê cho thấy thái độ của SV về tầm quan trọng của các GTS là tương đối đồng đều giữa các nhóm so sánh. 2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với 4 giá trị sống a. Thái độ của sinh viên đối với giá trị sống tôn trọng Bảng 2.8. Thái độ của sinh viên đối với giá trị sống tôn trọng ST T Nội dung Mức độ Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Phù hợp Phân vân Không phù hợp % % % Gía trị tôn trọng 1 Tôi luôn đặt niềm tin vào chế độ xã hội mình đang sống 54,8 31,3 13,9 2,41 0,72 3 2 Theo tôi tất cả mọi người đều được tôn trọng vô điều kiện 56,3 37,7 6,0 2,50 0,61 2 3 Theo tôi trong gia đình mọi người cần phải bình đẳng với nhau 64,3 29,0 6,7 2,58 0,62 1 4 Tôi chê bai ý kiến của bạn bè nếu 21,4 30,2 48,4 1,73 0,79 6 58 như ý kiến của họ không đồng nhất ý kiến của tôi 5 Tôi luôn lắng nghe và tin tưởng vào những gì cha mẹ và thầy cô dạy bảo 64,7 28,2 7,1 2,58 0,62 1 6 Với tôi thầy cô chỉ có ý nghĩa khi đứng trên giảng đường 20,6 25,4 54,0 1,67 0,80 7 7 Tôi không làm điều gì xấu hổ với bản thân 40,1 46,0 13,9 2,26 0,69 4 8 Tôi khó chịu với những ai nêu ra nhược điểm của bản thân mình 21,8 36,9 41,3 1,81 0,77 5 Kết quả bảng 2.8 cho thấy hai mệnh đề Tôi luôn lắng nghe và tin tưởng vào những gì cha mẹ và thầy cô dạy bảo chiếm 64,7% ( ĐTB = 2,58); Theo tôi trong gia đình mọi người cần phải bình đẳng với nhau chiếm 64,3% (ĐTB = 2,58); có tỉ lệ SV lựa chọn cao nhất. Đứng ở vị trí thứ 2 là Theo tôi tất cả mọi người đều được tôn trọng vô điều kiện chiếm 56,3% (ĐTB = 2,50) Hai giá trị SV cho là ít phù hợp là Với tôi thầy cô chỉ có ý nghĩa khi đứng trên giảng đường chiếm 20,6% ( ĐTB = 1,67); Tôi chê bai ý kiến của bạn bè nếu như ý kiến của họ không đồng nhất ý kiến của tôi chiếm 21,4% (ĐTB = 1,73) Ngoài ra, hai nội dung Tôi luôn đặt niềm tin vào chế độ xã hội mình đang sống chiếm 54,8% (ĐTB = 2,41)và Theo tôi tất cả mọi người đều được tôn trọng vô điều kiện chiếm 56,3% (ĐTB = 2,50) cũng được SV đánh giá ở mức độ phù hợp cao. Kết qủa thống kê cho thấy thái độ của SV Đại học thể dục thể thao TP HCM đối với những biểu hiện về tôn trọng đối với cha mẹ và thầy cô giáo được đánh giá cao nhất. Điều này cho thấy thế hệ con cái và học trò ngày nay vẫn đặt sự tôn trọng, niềm tin của mình đối với cha mẹ và thầy cô lên vị trí quan trọng nhất và đây là tín hiệu đáng mừng trong thời buổi xã hội đang có nhiều biến đổi sâu sắc theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, thái độ tôn trọng mọi người xung quanh và tôn trọng chế độ xã hội nơi mình sinh sống mà học tập đó cũng chính là phẩm chất nhân cách của mỗi con người. 59 b. Thái độ của sinh viên đối với giá trị sống trung thực Bảng 2.9. Thái độ của sinh viên đối với giá trị sống trung thực ST T Nội dung Mức độ Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ hạng Phù hợp Phân vân Không phù hợp % % % Gía trị sống trung thực 9 Tôi nghĩ việc nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_4089327996_8617_1872367.pdf
Tài liệu liên quan