MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN. 11
1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên.11
1.2. Biểu hiện và mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên. 23
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
của sinh viên. 29
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 34
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP BẮC NINH . 44
3.1. Thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao
đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh . 44
3.2. Những yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của
sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74
PHỤ LỤC
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học muộn vẫn có thể xin giáo viên giảng dạy vào lớp, các em có việc
bận có thể xin giáo viên về sớm một chút hoặc các em có thể nghỉ một vài buổi học
không cần lý do thậm chí có thể học bù học lại được. Nhưng khi đi thực tập, các em
bước vào một môi trường chuyên nghiệp đòi hỏi tác phong công nghiệp thì việc đi muộn
không thể xảy ra hoặc chỉ hãn hữu một lần. Việc nghỉ không lý do hoặc đang làm mà bỏ
vị trí làm việc thì không thể trừ khi có sự đồng ý của người quản lý trực tiếp và sẽ không
có lần thứ 2 xảy ra.
Trong một môi trường hoàn toàn lạ, khi SV đang học và thực hành trên ghế nhà
trường chuyển sang môi trường doanh nghiệp, nó hoàn toàn mới mẻ với các em. Trong
lúc bỡ ngỡ đó, chính giáo viên quản lý mà nhà trường phân công phụ trách các em thực
tập và là động lực vừa là nguồn động viên đối với các em. Nhưng cũng phụ thuộc vào
phương pháp quản lý và phương pháp hướng dẫn của giáo viên. Một giáo viên quá cứng
nhắc cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ, tác phong làm việc của các em. Bất cứ kiến nghị gì
của SV thì người mà SV nghĩ đến đầu tiên là giáo viên quản lý của mình. Nếu giáo viên
quản lý không lắng nghe, không quan tâm thì trong bản thân mỗi em sẽ xảy ra những
khúc mắc có thể dẫn đến những hành vi chán nản, hoặc thường xuyên vi phạm nội quy,
quy định của doanh nghiệp. vì vậy, Giáo viên quản lý SV thực tập càng quan tâm, chú ý
lắng nghe, quan sát tâm tư nguyện vọng của sinh viên bao nhiêu thì nhiệm vụ hoàn thành
khóa thực tập của các em càng tốt bấy nhiêu.
32
Một yếu tố không thể thiếu đối với việc tác động đến thái độ của SV đi thực tập
đó là nhà trường. Nhà trường giữ vai trò giáo dục đạo đức cùng với việc giáo dục tri thức
cho SV. Các em được đào tạo quy củ ở nhà trường sẽ có tâm thế tốt hơn khi bước vào
môi trường thực tập, Ví dụ, ở trường SV thực hiện việc đi học đúng giờ, trong quá trình
thực hành tay nghề tại trường, SV chú tâm nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thì
trong quá trình thực tập SV cũng chú tâm vào công việc cuả mình, không xao nhãng. Vì
vậy đòi hỏi nội quy nhà trường phải thực sự nghiêm khắc từ đó đòi hỏi SV nghiêm túc
hơn trong quá trình thực tập. Bên cạnh việc rèn luyện tri thức thì yếu tố giáo dục đạo đức
cũng rất quan trọng. SV có đạo đức tốt thì sẽ có thái độ chấp hành tốt nội quy quy định
của doanh nghiệp hơn. Hiện nay một số nhà trường đã thực hiện giảng dạy môn học Kỹ
năng mềm mục đích để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trước khi ra
trường. Điều đặc biệt, hầu hết các nhà trường, trước khi các em sinh viên đi thực tập tại
một công ty nào đó thì việc phổ biến những kiến thức về doanh nghiệp đó là cần thiết.
Nhà trường sẽ đưa ra những kinh nghiệm từ các khóa học trước để cho khóa học sau làm
bài học chính vì vậy, nhà trường càng trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng cần
thiết nhất mà doanh nghiệp cần thì SV càng có bàn đạp để thực hiện tốt công việc của
bản thân mình. SV sẽ có tâm thế sẵn sàng với nhiệm vụ mình sẽ được giao và có khả
năng ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trong môi trường doanh nghiệp.
33
Tiểu kết chương
Qua quá trình tổng quan lịch sử nghiên cứu về vấn đề thái độ cho thấy, đây là vấn
đề có ý nghĩa và tầm quan trọng nên được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên
cứu về thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV là vấn đề khá mới mẻ ở nước ta.
Chính vì vậy, nghiên cứu thái độ đối với HĐTT của SV trường CĐ Công Nghiệp Bắc
Ninh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Thái độ đối với HĐTT của SV được thể hiện ở 03 mặt: nhận thức, xúc cảm - tình
cảm, hành vi. Nhận thức về ý nghĩa, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức HĐTT. Xúc cảm -
tình cảm của SV thể hiện ở tính thích thú, tích cực của SV khi tham gia HĐTT. Hành vi
của HĐTT thể hiện ở kết quả thực hiện 09 hành vi: trước khi đi thực tập: Tìm hiểu về
văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ tác phong phù hợp; Tìm hiểu tổng
quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạncủa quá trình sản xuất tại doanh
nghiệp. Trong quá trình thực tập: Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập, đảm bảo kỷ luật
lao động ; Tinh thần làm việc say sưa, năng động; Tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ
năng, kỹ xảo; Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại; Tạo ấn tượng
tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ; Thường xuyên trao đổi với
giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc. Sau thực
tập: Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; Viết và nộp báo cáo.
Bên cạnh những biểu hiện còn có các yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt
động thực tập tại doanh nghiệp đó là những yếu tố chủ quan: Về động cơ; Hứng thú; Nhu
cầu; Năng lực. Những yếu tố khách quan: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tiền hỗ trợ;
Phương pháp của giáo viên quản lý; Nội quy, quy định của cơ quan; Mối quan hệ giữa
nhà trường và doanh nghiệp.
34
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh trước đây là Trường Cao đẳng nghề
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có bề dày hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành. Trường đã
trải qua nhiều thời kì phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Trường Công nghiệp Hà
Bắc, trường Công nhân kỹ thuật Hà Bắc, trường Trung cấp nghề Bắc Ninh.
Sứ mạng của Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh là cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao thuộc các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, như: kế
toán doanh nghiệp, công nghệ thông tin, cơ điện tử, điện công nghiệp, điện tử công
nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, vận hành và sử chữa trạm bơm điện và các nghành nghề
khác theo quy định với các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; Là cơ sở nghiên cứu,
triển khai khoa học công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - kinh doanh đóng góp vào phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ cấu tổ chức của Nhà trường, Theo Quyết định số 901/QĐ-LĐTBXH ngày 28
tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc thành
lập trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh . Sau đó, theo Quyết định số
327/QĐ-LĐTBXH ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã Hội về việc đổi tên Trường Cao đẳng nghề kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh thành
Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh và cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm:
Hội đồng trường, Ban giám hiệu, các Phòng chức năng, các Khoa chuyên môn và các
Hội đồng.
Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao
động trong toàn trường, đến nay Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được
một số thành tự đáng kể như : Nhà trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
cấp độ 3 là cấp độ cao nhất đánh giá chất lượng khối các trường dạy nghề trên toàn quốc
về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động, chất lượng của
học sinh, sinh viên và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, sản
xuất và kinh doanh; 100% đội ngũ giáo viên của nhà trường đều đạt chuẩn giáo viên dạy
nghề theo Quy định của Nhà nước.
. Hiện nay, Nhà trường có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với các tổ chức nước
ngoài như GTV (ITANIA), GIZ (Cộng hòa liên bang Đức)Trên tinh thần hợp tác song
35
phương cùng phát triển, ngoài các tiềm lực về kỹ thuật, các đối trác còn sẵn sàng hỗ trợ
Nhà trường các tài liệu, các chuyên gia, các thiết bị hiện đại và chuyển giao công nghệ
Với mục tiêu phát triển nhà trường trở thành một cơ sở đào tạo trình độ kỹ thuật
cao với công nghệ tiên tiến nên mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên sẽ tập trung chủ
yếu vào nâng cao trình độ và áp dụng các công nghệ dạy học hiện đại vào giảng dạy.
Đặc biệt chú trọng tới đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, đã được tham gia
nhiều các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ, đã tham
gia giáo viên dạy giỏi các cấp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Để khảo sát thực trạng Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh
viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 250 em, gồm
các khoa: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ ô tô, cơ khí chính
xác – Cắt gọt kim loại, Công nghệ hàn, Tự động hóa công nghiệp
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh, địa chỉ:
Số 499 đường Hàn Thuyên, Khu 1 , Đại Phúc, TP Bắc Ninh.
Cùng với đó là 7 doanh nghiệp mà chúng tôi khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Công ty TNHH JH COSVIN (KCN Hạp Lĩnh - Tp Bắc Ninh – Bắc Ninh)
- Công ty TNHH ABB (TS 23 – Đồng Nguyên – Từ Sơn – Bắc Ninh)
- Công ty Canon Việt Nam (TS 10 – KCN Tiên Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh)
- Công ty SamSung Display (Khu Công Nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh)
- Tập đoàn Khoa học – Kỹ Thuật Hồng Hải ( KCN Quế Võ - Vân Dương,- Bắc Ninh)
- Công Ty TNHH Cơ Khí Keosan Vina ( Đường TS25, Phường Đồng Nguyên,
Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh)
- Gara Sửa Chữa Ôtô Phú Sài Gòn( P. Võ Cường, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh)
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý luận
Tiến trình nghiên cứu lý luận: Thu thập, phân tích, lý giải các tài liệu có liên quan
đến thái độ , thái độ đối với hoạt động thực tập của SV
Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái quát hóa những thông tin về vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài, xây dựng cở sở
khoa học về mặt lý luận cho đề tài. Từ đó, phân tíchvà lý giải về mặt khoa học cũng như
tính hợp lý của những quan điểm mà đề tài đã đưa ra.
36
Nội dung: Các vấn đề lý luận về thái độ; hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của
sinh viên; đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên ; thái độ của sinh viên đối vơi hoạt động
thực tập tại doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu bao
gồm: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, văn bản, sách báo trên có sở đó hệ
thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.2. 1. Giai đoạn điều tra thử
* Mục đích nghiên cứu
Xác định độ tin cậy và giá trị của bảng hỏi để chỉnh sửa những câu hỏi chưa phù hợp
*Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi và phương pháp thống kê toán học để tìm và phân
tích vấn đề trong giai đoạn này.
* Khách thể nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu 50 sinh viên, 8 giáo viên quản lý, 4 doanh nghiệp.
2.2.2.2. Giai đoạn điều tra chính thức
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng
vấn sâu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phương pháp xử lý số liệu theo
thống kê toán học được sử dụng trong giai đoạn điều tra chính thức.
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa, tầm
quan trọng của hoạt động thực tập đối với cuộc sống của họ. Những xúc cảm và hành vi
của sinh viên đối với việc thực tập tại các doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng hướng đến thái độ thực tập: Các yếu tố chủ quan và khách
quan tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV.
Để hoàn thành bảng hỏi có nội dung đầy đủ, phù hợp với nội dung nghiên cứu,
chúng tôi tập trung luận giải, phân tích, tổng hợp các nội dung nghiên cứu thực tiễn, lý
luận của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng như Việt Nam về vấn đề thái độ đối với
hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV.
Nội dung bảng hỏi dành cho sinh viên gồm 2 phần:
Phần 1: Tìm hiểu về thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh
+ Biểu hiện về mặt nhận thức: Tương ứng với câu hỏi 1,2,3 trong bảng hỏi
+ Biểu hiện về mặt Xúc cảm – tình cảm: Tương ứng với câu hỏi 4,5 trong bảng hỏi
37
+ Biểu hiện về mặt hành vi: Tương ứng với câu hỏi 6,7 trong bảng hỏi
Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh: tương ứng với câu 8,9
trong bảng hỏi.
Khách thể điều tra: Nghiên cứu được thực hiện trên 250 sinh viên cao đẳng K7 là
SV năm thứ 3 tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.
Nguyên tắc điều tra: Sau quá trình điều tra thử là giai đoạn điều tra chính thức với mỗi
khách thể điều tra được trả lời độc lập, nghiêm túc không được bàn luận với cá nhân khác.
Sau khi khảo sát, tổng hợp phiếu điều tra, chúng tôi xử lý và phân tích kết quả
bằng phần mếm SPSS. Phân tích thống kê mô tả, suy luận được dùng trong nghiên cứu
của đề tài.
Cách tính số điểm trong bảng hỏi:
- Cách tính điểm: Trong bảng hỏi, mỗi thang đo có 4 lựa chọn trả lời: điểm 4 – 3 –
2- 1 cho các lựa chọn như sau:
+ 4 điểm cho các lựa chọn: Rất đồng ý, Rất phù hợp, Rất thích, rất thường xuyên,
tốt, rất ảnh hưởng.
+ 3 điểm cho các lựa chon: Phần lớn đồng ý, phần lớn phù hợp, phần lớn là thích,
thường xuyên, khá, phần lớn ảnh hưởng.
+ 2 điểm cho các lựa chọn: Phần lớn không đồng ý, phần lớn không phù hợp, phần lớn
là không thích, thỉnh thoảng, trung bình, ảnh hưởng một phần.
+ 1 điểm cho các lựa chọn: Không đồng ý, không phù hợp, không thích, không
bao giờ,yếu, không ảnh hưởng.
- Tính điểm: Thang đo 4 mức độ được sử dụng: Thấp, Trung Bình, Khá cao, Cao.
Như vậy ĐTB cho mỗi thang đo (X) tối thiểu là 1 điểm, tối đa là 4 điểm.
Mô tả thang đo: Thang đo sử dụng thang điểm từ 1-4 và khi đó: giá trị khoảng
cách=(Maximum – Minimum) / n=(4-1) / 4=0,75
Ý nghĩa các mức như sau:
+ Mức độ 1: Mức cao: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4
+ Mức độ 2 Mức khá cao: 2,50≤ ĐTB ≤ 3,24
+ Mức độ 3: Mức trung bình: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49
+ Mức độ 4: Mức Mức thấp: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74
Việc lượng hóa thành các mức độ như trên được sử dụng để đánh giá thực trạng
các mặt của biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tâp và đánh giá các yếu tố ảnh
38
hưởng đến thái độ đối vơí hoạt động thực tập của sinh viên trường CĐ Công Nghiệp Bắc
Ninh. Cụ thể:
+ Mặt nhận thức trong thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của
sinh viên trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh: Nhận thức đúng đắn và đầy đủ: 3,25 ≤
ĐTB ≤ 4; Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24; Nhận thức chưa
đúng: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49; Nhận thức không đúng: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74.
+ Mặt xúc cảm trong thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV
trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh: Xúc cảm rất thích và tích cực: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4; Xúc
cảm phần lớn là thích và tích cực: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24; Xúc cảm ở mức phần lớn là không
thích: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49; Xúc cảm không thích và không tích cực 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74.
+ Mặt hành vi trong Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV
trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh: Rất thường xuyên: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4; Thường xuyên:
2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24; Trung bình: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49; Mức yếu : 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74.
+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt động thực
tập tại các doanh nghiệp cuả sinh viên trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh: Rất ảnh
hưởng: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4; phần lớn ảnh hưởng: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24; Ảnh hưởng một phần:
1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49; Không ảnh hưởng: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74.
Trên cơ sở ĐTB từng mặt biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập qua
các thang đo, có thể đánh giá chung về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của SV trường CĐ CNBN như sau:
Thái độ rất tích cực đối với hoạt động thực tập : ĐTB biểu hiện Thái độ đối với
hoạt động thực tập được thể hiện nằm trong khoảng 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4
Thái độ tích cực đối với hoạt động thực tập: ĐTB biểu hiện Thái độ đối với hoạt
động thực tập được thể hiện nằm trong khoảng 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24
Thái độ chưa tích cực đối với hoạt động thực tập : ĐTB biểu hiện Thái độ đối với
hoạt động thực tập được thể hiện nằm trong khoảng 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49
Thái độ không tích cực đối với hoạt động thực tập: ĐTB biểu hiện Thái độ đối với
hoạt động thực tập được thể hiện nằm trong khoảng 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74.
Bên cạnh đó các câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều tra được tính theo số
liệu %.
Nội dung bảng hỏi dành cho giáo viên và doanh nghiệp: Bảng hỏi điều tra cho
giáo viên được thiết kế gồm 5 câu hỏi là những đánh giá của họ về các mặt biểu hiện
nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi đối với hoạt động thực tập của SV.
39
Khách thể điều tra: Nghiên cứu được thực hiện trên 15 người là giáo viên quản lý
thực tập của trường CĐ CNBN và 7 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Cách tính điểm cũng tương tự như của SV.
b.. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để xem xét, tìm hiểu những thông tin chi tiết về các biểu hiện của SV trong quá
trình thực tập tại doanh nghiệp thì phương pháp phỏng vấn sâu cũng được sử dụng.
Phỏng vấn sâu là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết
Về các biểu hiện của SV trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp . Phương pháp này cũng
được thực hiện thường xuyên đối với giáo viên quản lý và doanh nghiệp để nắm rõ về thái
độ đối với hoạt động thực tập của SV cùng với đó là thông báo, đánh giá về kết quả, từ đó
có những đánh giá, điều chỉnh thích hợp.
Mục đích nghiên cứu: Bổ trợ, kiểm tra những nội dung thông tin thu được từ
phương pháp điều tra bảng hỏi từ đó nhận thấy các đặc trưng riêng biệt đối với thái độ
của SV trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.
Khách thể phỏng vấn
10 sinh viên và 5 cán bộ quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh
và 3 doanh nghiệp mà SV thực tập tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Nguyên tắc phỏng vấn: Cuộc phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí cởi
mở, chân tình, tạo ra sự thân thiện và tránh đối đầu với khách thể để tạo cho họ cảm giác
tin tưởng, tâm trạng thoải mái.
Các bước trong quá trình phỏng vấn: Khách thể được trình bày một cách thỏa
mái về những vấn đề người phỏng vấn đặt ra, trong phỏng vấn, phải đưa ra những câu
hỏi thích hợp nhất và vào thời điểm thích hợp.
c. Phương pháp quan sát
Là việc tri giác có chủ đích của một sự vật hiện tượng trong các hoàn cảnh và
thời điểm khác nhau, mục đích thu được những thông tin cần thiết trong quá trình diễn
biến của sự vật, hiện tượng đó. Đây là phương pháp đặc trưng để nhận thức sự vật hiện
tượng. Phương pháp này có thể sử dụng một trong hai trường hợp là đặt giả thuyết sau
đó kiểm chứng và phát hiện ra vấn đề mà mình nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp
này là đem lại cho nhà nghiên cứu những tài liệu cảm tính trực quan, cụ thể có ý nghĩa
khoa học.
Mục đích: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập
tại doanh nghiệp của SV. Bên cạnh đó hỗ trợ nhằm bổ sung một số thông tin nhằm phân tích,
đánh giá, làm rõ kết quả nghiên cứu từ điều tra bằng phiếu hỏi.
40
Cách thức thực hiện: Sử dụng là máy ghi âm, ghi hình. Qua quá trình quan sát và
ghi chép những nội dung thông tin ghi được vào phiếu quan sát.
Tiến hành quan sát trong các hoạt động: Trong quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo của SV tại các doanh nghiệp và khi tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể
thao của đơn vị thực tập.
Nội dung: Quan sát những biểu hiện tâm lý của SV thể hiện trong quá trình thực
tập tại các doanh nghiệp. Đây cũng chính là những biểu hiện thái độ đối với hoạt động
thực tập. Quan sát về sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện
tay nghề, cảm xúc hay hành vi của SV
d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Mục đích: Nhằm giải quyết một phần trong việc phát hiện thái độ đối với hoạt
động thực tập tại doanh nghiệp của SV.
Sản phẩm nghiên cứu là: Sổ theo dõi chuyên cần, kết quả báo cáo thực tập của SV.
e.. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: Xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu làm cơ sở
dữ liệu cho việc đánh giá vấn đề về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
của sinh viên.
Nội dung: Trong phần đánh giá thực trạng phương pháp sử dụng chính là việc xử
lý, thống kê các số liệu có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các nội dung trong phần đánh giá thực trạng.
Sử dụng thống kê toán học như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông tin
định lượng được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, các con số, đã thu thập được từ các
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra bảng hỏi, thực nghiệm, phỏng
vấn sâu, làm cho các kết quả nghiên cứu của đề tài trở nên chính xác, đảm bảo độ tin
cậy hơn.
Các lý thuyết toán học được sử dụng như: Logic, thống kê xác suất. Kỹ thuật vi
xử lý cũng được áp dụng, Công thức toán học để tính toán các dữ liệu liên quan đến đối
tượng từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Cách thức tiến hành: Việc tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, xử lý phần trăm là
những phương pháp xử lý số liệu cơ bản.
2.2.2.3. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên.
a. Mặt nhận thức
Những SV có nhận thức rất tích cực trong HĐTT là những SV có điểm cao ở tiểu
41
thang này:
STT Nội dung
Tổng số
item
Điểm
Thấp
nhất
Cao
nhất
1 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập 11 11 44
2
Nhận thức về nhiệm vụ của bản thân khi tham gia
hoạt động thực tập
15 15 60
3
Nhận thức về hình thức tổ chức hoạt động thực tâp
của doanh nghiệp
6 6 24
Tổng 32 128
Cách tính điểm: Tính điểm trung bình = Tổng điểm/32
Mức 1: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 : Đúng đắn và đầy đủ
Mức 2: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24 : Phần lớn đúng đắn và đầy đủ
Mức 3: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49 : Chưa đúng
Mức 4: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74. : Không đúng
b. Mặt Xúc cảm - tình cảm
Những SV có điểm cao ở tiểu thang này là SV có Mức độ xúc cảm rất tích cực
trong các HĐTT
STT Nội dung
Tổng
số item
Điểm
Thấp
nhất
Cao
nhất
1
Cảm xúc của SV khi thực hiện các hành động trong
HĐTT
9 9 36
2
Tính tích cực về cảm xúc của SV khi thực hiện các hành
động trong HĐTT
9 9 36
Tổng 18 18 72
Cách tính điểm: Tính điểm trung bình = Tổng điểm/18
Mức 1: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 : Rất thích và tích cực
Mức 2: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24 : Phần lớn là thích và tích cực
Mức 3: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49 : Phần lớn là không thích và tích cực
Mức 4: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74. : Không thích và không tích cực
c. Mặt hành động
Những SV có điểm cao ở tiểu thang này là SV thực hiện hành động trong HĐTT
ở mức rất thường xuyên.
42
STT Nội dung
Tổng
số item
Điểm
Thấp
nhất
Cao
nhất
1 Hành vi của SV trong HĐTT tại doanh nghiệp 9 9 36
2 Kết quả thực hiện trong HĐTT tại doanh nghiệp 9 9 36
Tổng 18 18 72
Cách tính điểm: Tính điểm trung bình = Tổng điểm/18
Mức 1: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 : Rất thường xuyên
Mức 2: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24 : Thường xuyên
Mức 3: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49 : Trung bình
Mức 4: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74. : Yếu
Tính mức độ thái độ
Là trung bình trung điểm nhận thức, thái độ và hành động
Mức 1: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 : Thái độ ở mức độ rất tích cực
Mức 2: 2,50 ≤ ĐTB ≤ 3,24 : Thái độ ở mức độ tích cực
Mức 3: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49 : Thái độ ở mức độ chưa tích cực
Mức 4: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74. : Thái độ ở mức độ không tích cực.
Tuy nhiên trong quá trình điều tra thực tế có thể có những vấn đề mới phát
sinh (Có thể có những SV có nhận thức rất tích cực, tình cảm tốt nhưng hành động
lại ở mức yếu; Hoặc có những SV hành động ở mức thường xuyên nhưng nhận thức
không tích cực trong các HĐTT ...). Trong những trường hợp đặc biệt này, chúng tôi
kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu, quá trình quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động
cùng với cộng điểm trung bình trung từ đó rút ra những kết luận có ý nghĩa khoa học
và chính xác. Do đó việc ứng dụng linh hoạt, đồng bộ các phương pháp là rất cần
thiết để nghiên cứu thành công sự thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV.
Tiểu kết chương
Để đánh giá khách quan thực trạng thái độ đối với HĐTT của SV tại doanh
nghiệp, công trình nghiên cứu được chia làm ba giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, nghiên
cứu thử, nghiên cứu thực tiễn. Quá trình nghiên cứu được thực hiện một cách bài bản
theo hệ thống. Luận văn kết hợp linh hoạt các phương pháp nghiên cứu mục đích bổ
sung, tương hỗ cho nhau làm cho kết luận của đề tài có tính thuyết phục và đem lại kết
quả nghiên cứu tin cậy và phong phú: Nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn.
43
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu được sử dụng chính trong đề
tài. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động, xử
lý số liệu theo thống kê toán học.
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được đánh giá
ở 4 mức: Mức 1: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4: Thái độ ở mức độ rất tích cực; Mức 2: 2,50 ≤ ĐTB ≤
3,24: Thái độ ở mức độ tích cực; Mức 3: 1,75 ≤ ĐTB ≤ 2,49 : Thái độ ở mức độ chưa
tích cực; Mức 4: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,74 : Thái độ ở mức độ không tích cực.
Nghiên cứu định lượng và định tính được sử dụng kết hợp đảm bảo chặt chẽ về
mặt khoa học, luôn logic và tường minh. Từ việc p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thai_do_doi_voi_hoat_dong_thuc_tap_tai_doanh_nghiep.pdf