LỜI NÓI ĐẦU . 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 5
1.1 Tổng quan chung về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án
đầu tư . 5
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư .5
1.1.2 Các bước triển khai dự án đầu tư .5
1.1.3 Thẩm định dự án đầu tư.6
1.1.4 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư.7
1.1.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư.10
1.1.6 Những nguyên tắc chính trong thẩm định tài chính dự án đầu tư .10
1.1.7 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.13
1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư . 25
1.2.1 Quan điểm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư .25
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư . 26
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.26
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án
đầu tư . 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẠNG DI ĐỘNG TẠI TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM . . 33
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. 33
2.1.1 Giới thiệu chung về VNPT.33
2.1.2 Đặc thù các dự án đầu tư tại VNPT.35
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VNPT36
97 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đổi nhanh
chóng, việc cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các nhà mạng
không chỉ cạnh tranh với nhau về giá cả dịch vụ mà còn cạnh tranh chất lượng
dịch vụ và đa dạng các loại hình dịch vu.
2.1.2.1 Mạng viễn thông Quốc tế
VNPT hiện đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững mạnh, hiện đại,
sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu quả như cáp quang
biển, cáp quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia
và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.
Ngoài ra, VNPT còn trực tiếp xây dựng các tuyến cáp quang trên đất liền
dung lượng lớn, kết nối trực tiếp tới 3 nước láng giềng: Lào, Campuchia và
Trung Quốc. Hiện VNPT còn đang đầu tư vào tuyến cáp AAE-1(AAE1-Asia
Africa Euro 1) nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi.
2.1.2.2 Mạng băng rộng cố định
VNPT là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa dịch vụ truy nhập
Internet băng rộng ADSL tới người dùng (từ năm 2003) và hiện đang phục vụ
hàng triệu khách hàng trên cả nước. VNPT hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần
thuê bao Internet trên cả nước với tổng dung lượng Internet quốc tế lên tới
hơn 350 Gbps đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa; POP Internet cung cấp dịch
vụ xDSL tốc độ lên tới 15 Mbps trên khắp 63/63 tỉnh thành.
Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT đã nhanh chóng
xây dựng và triển khai mạng băng rộng cáp quang FTTx. Cho tới nay, mạng
băng rộng cáp quang của VNPT đã phủ sóng rộng khắp - tới 96% số xã trên cả
nước và đang tiếp tục được mở rộng.
36
2.1.2.3 Mạng thông tin di động
Với trên 54.000 trạm thu phát sóng (2G và 3G), phủ sóng 63/63 tỉnh
thành trên cả nước, mạng di động của VNPT (VinaPhone) hiện phục vụ
khoảng 25 triệu thuê bao, luôn luôn hỗ trợ khách hàng kết nối mọi lúc, mọi nơi.
Giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực viễn thông, tháng 10/2009
VNPT tiếp tục là doanh nghiệp đầu tiên đưa các dịch vụ di động tiên tiến 3G tới
người dùng Việt Nam và cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm thành công
và đưa vào cung cấp dịch vụ 3G với tốc độ lên tới 42 Mbps.
VNPT cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm mạng di động thế hệ 4G
LTE và hợp tác sản xuất các thiết bị hỗ trợ để sớm đưa các dịch vụ băng rộng di
động tốc độ cao tới người dùng Việt Nam.
2.1.2.4 Hệ thống vệ tinh VINASAT
VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất tại Việt Nam được Nhà nước
và Chính phủ tin tưởng giao trọng trách đầu tư và quản lý hệ thống vệ tinh viễn
thông của Việt Nam.
Tháng 4/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam -
Vinasat-1 lên quỹ đạo ở vị trí 132oE, cách trái đất 35.768 km, khẳng định vị thế
ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung và Ngành viễn thông, CNTT nói
riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 16/5/2012, Vinasat-2 đã được phóng thành công lên quỹ đạo tại vị trí
131,8
o
E. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 giúp tăng khả năng dự phòng về dung
lượng và giảm thiểu rủi ro, tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VNPT
Dự án đầu tư trong ngành Viễn thông thường là các dự án đầu tư lớn, có
giá trị cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Với dự án Viễn thông, do đặc điểm
kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh, các hãng cung cấp thiết bị viễn thông và
các hiệp hội tổ chức viễn thông quốc tế luôn cập nhật tiêu chuẩn mới, đưa ra loại
hình dịch vụ mới cũng như thiết bị mới, do vậy các dự án viễn thông phải được
tính toán lựa chọn công nghệ một cách cẩn thận và phải được triển khai nhanh
(time to market là một chỉ số quan trọng trong triển khai dự án viễn thông).
37
Ngành Viễn thông là một trong những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật công
nghệ cao, công nghệ luôn phải là công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và tiên tiến
nhất. Thiết bị kỹ thuật công nghệ của dự án Viễn thông chủ yếu nhập khẩu từ
nước ngoài. Do đó, khi thực hiện dự án đầu tư phải có đầy đủ thông tin về kỹ
thuật công nghệ, thiết bị mà dự án sử dụng. Xem xét và lựa chọn thiết bị, kỹ
thuật công nghệ phù hợp với đặc điểm của ngành và điều kiện kinh tế, môi
trường... sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí,
nâng cao năng suất lao động.
Dự án đầu tư Viễn thông là đầu tư xây dựng cơ bản, yếu tố con người
không chỉ đòi hỏi phải có trình độ về khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ cao mà còn
phải am hiểu về quản lý xây dựng, nắm vững thủ tục về xây dựng cơ bản, các
luật, văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành trong công tác xây dựng cơ
bản.
Tổng thể một dự án Viễn thông bao gồm các trang thiết bị, kỹ thuật đồng
bộ cấu thành các hệ thống và mạng đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, thực thi
trong một tổng thể các đơn vị, bộ phận chức năng khác nhau.
Các dự án đầu tư Viễn thông thường là các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn,
nên ngoài nguồn vốn của Viễn thông cần phải huy động các nguồn vốn khác.
Một đặc điểm của dự án viễn thông là thiết bị được triển khai trên diện
rộng, việc chồng lấn khu vực cung cấp dịch vụ cũng thường xuyên sảy ra làm
giảm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, VNPT cung cấp cả hai loại hình dịch vụ
băng rộng di động và băng rộng cố định. Chính bản thân các dịch vụ này có cạnh
tranh lẫn nhau và ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của từng dự án. Tuy nhiên
không phải vì điều này mà VNPT hạn chế việc triển khai dịch vụ. Do vậy công
tác thẩm định và chuẩn bị dự án đầu tư là rất quan trọng.
2.2.1 Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư
Dựa trên quy hoạch tổng thể của VNPT đã được phê duyệt, cùng với kế
hoạch triển khai đầu tư nâng cấp mạng lưới, VNPT xây dựng dự án và định cỡ
đầu tư. Một số văn bản pháp lý được sử dụng để làm căn cứ hiện nay như sau:
38
- Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
09/01/2006 về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
nam.
- Quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/06/2010
về việc chuyển công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam thành
công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu.
- Nghị định 25/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/04/2016 về Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam.
- Quyết định sô 335/QĐ-VNPT-HĐTV-KSNB của Hội đồng thành viên
Tập đoàn ngày 29/12/2016 về việc ban hành quy chế làm việc của Hội đồng
thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam.
- Quyết định số 695/QĐ-VNPT-CNM ngày 21/02/2014 của Tổng Giám
đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Về việc phê duyệt kế hoạch phát
triển mạng di động Vinaphone giai đoạn 2014-2015.
- Quyết định số 763/QĐ-VNPT-CNM ngày 23/3/2014 của Tổng giám đốc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc Phê duyệt quy hoạch mạng
vô tuyến Vinaphone giai đoạn 2014-2015;
- Quyết định số 80/QĐ-VNPT-CNM ngày 21/01/2016 của Tổng Giám đốc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Về việc phê duyệt kế hoạch phát triển
mạng di động Vinaphone giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyết định số 134/QĐ-VNPT-CNM ngày 02/02/2016 của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch mạng di động giai đoạn
2016-2020;
- Quyết định số 1025/QĐ-VNPT-HĐTV-KHĐT-CNM ngày 30/12/2015
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc phê duyệt chủ trương đầu
tư các dự án vô tuyến khu vực thành phố và các tỉnh lân cận mạng di động giai
đoạn 2016-2020;
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng số 468/GP-BTTTT và
giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông số 469/GP-BTTTT ngày 14/10/2016 của
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Các văn bản pháp lý của Nhà nước được áp dụng:
- Văn bản số 1882/BTM-KHĐT ngày 29/01/2006 của Bộ Thương mại về
việc góp ý về khung giá trần phí ủy thác; Quyết định số 134/QĐ-KH-HĐQT
39
ngày 20/04/2006 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc phê
duyệt khung giá trần phí ủy thác nhập khẩu thiết bị, dịch vụ và mua bán thiết bị
trọng nước áp dụng trong công tác đấu thầu lựa chọn bên nhận ủy thác: Hiện
nay, mức phí trần ủy thác nhập khẩu thiết bị được áp dụng tại VNPT là 0.3% đối
với thiết bị nhập khẩu và 0.1% đối với thiết bị mua trong nước.
- Quyết định số 89/2004/QĐ-BTC ngày 22/11/2004 của Bộ Tài chính quy
định về phí, lệ phí quản lý chất lượng bưu điện và hoạt động bưu chính viễn
thông: áp dụng mức phí thẩm định thiết bị bưu chính viễn thông là 0.044%.
- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày
13/11/2015 Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây
dựng, Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: mức phí mua bảo hiểm
cháy nổ kho hàng dao động từ 0,15% đến 0,2% /12 tháng, bảo hiểm vận chuyển
nội địa là 0.12% .
- Chính phủ, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về “Quản lý dự
án đầu tư xây dựng”.
- Chính phủ, Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về “Sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP”.
- Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về “Hướng dẫn xác định và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng”
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH 13 ngày 26/11/2013 do Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;
40
2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thiết bị của VNPT
41
Hình II.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư thiết bị
42
Hình II.2 Quy trình chuẩn bị đầu tư dự án thiết bị
43
THUYẾT MINH QUI TRÌNH
1. Đề xuất nhu cầu đầu tư:
- Căn cứ Qui hoạch, Kế hoạch phát triển mạng được duyệt, các đơn vị
(Ban Phát triển mạng, các Ban chức năng, Trung tâm) đề xuất các dự án
cho Kế hoạch đầu tư hàng năm.
2. Thẩm định, tổng hợp, trình duyệt Kế hoạch đầu tư (danh mục dự án
đầu tư):
- Ban Phát triển mạng (Ban PTM), Ban Kế hoạch đầu tư (Ban KHĐT), căn
cứ Qui hoạch, Kế hoạch phát triển mạng, các chỉ tiêu về đầu tư xây dựng được
Tập đoàn giao, thẩm định danh mục dự án.
- Ban KHĐT chủ trì tổng hợp, trình duyệt danh mục đầu tư:
+ Đối với các dự án cấp Tập đoàn phê duyệt: Ban KHĐT dự thảo Tờ trình
của Tổng Công ty (TCT) trình Tập đoàn xin phê duyệt danh mục dự án đầu tư.
Ban KHĐT và các Ban chức năng Tập đoàn thẩm định, trình Lãnh đạo Tập đoàn
phê duyệt danh mục dự án đầu tư.
3. Phân công đơn vị thực hiện dự án đầu tư: Ban KHĐT đề xuất, trình Lãnh
đạo TCT văn bản giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng, thực hiện dự án (sau
đây gọi là Đơn vị được giao nhiệm vụ).
3.1 Trường hợp TCT tự lập dự án:
Đơn vị được giao nhiệm vụ: phân công cán bộ xây dựng dự án (nhiệm vụ
bao gồm cả lập dự toán của dự án).
3.2 Trường hợp TCT thuê Tư vấn lập dự án:
Đơn vị được giao nhiệm vụ:
+ Trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư, dự toán gói
thầu tư vấn (trong trường hợp chỉ định thầu). Ban KHĐT thẩm định, trình Lãnh
đạo TCT phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu;
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo qui trình trong Luật Đấu thầu
43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
4. Trình duyệt chủ trương đầu tư:
44
Xây dựng thuyết minh chủ trương đầu tư:
- Đối với các dự án tự thực hiện lập dự án đầu tư: Đơn vị được giao nhiệm
vụ lập thuyết minh, trình phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Đối với các dự án thuê Tư vấn lập dự án: Đơn vị Tư vấn lập thuyết minh,
đơn vị được giao nhiệm vụ trình phê duyệt chủ trương
Trình duyệt:
- Đối với các dự án Tập đoàn phê duyệt: Ban KHĐT, PTM phối hợp lập tờ
trình Tập đoàn xin phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Đối với các dự án Tổng công ty phê duyệt: Ban KHĐT, PTM thẩm định,
trình Lãnh đạo TCT phê duyệt chủ trương đầu tư.
5. Lập dự án đầu tư:
5.1 Trường hợp đơn vị được giao nhiệm vụ tự thực hiện lập dự án:
Đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự án, chịu trách nhiệm nội dung hiện trạng
mạng lưới, nhu cầu đầu tư, phân tích lựa chọn công nghệ, quy mô đầu tư, lấy các
báo giá phù hợp với giải pháp kỹ thuật; dự toán, kế hoạch đấu thầu, phân tích
hiệu quả đầu tư;
- Trình dự án lên Tổng Giám đốc (TGĐ) TCT.
5.2 Tư vấn lập dự án:
- Đơn vị tư vấn tổ chức lập, trình dự án theo Hợp đồng tư vấn đã ký kết.
6. Thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư:
- Trường hợp dự án cấp Tập đoàn phê duyệt: Ban KHĐT chủ trì, PTM phối
hợp kiểm tra, rà soát nội dung dự án, lập tờ trình của Lãnh đạo Tổng công ty
trình Tập đoàn xem xét, phê duyệt dự án. Ban KHĐT và Ban PTM theo dõi quá
trình thẩm định của Tập đoàn.
- Trường hợp dự án cấp TCT phê duyệt: Ban KHĐT chủ trì, PTM phối hợp
thẩm định, trình TGĐ phê duyệt dự án.
- Trường hợp dự án TCT phân cấp cho Giám đốc (GĐ) các đơn vị trực
thuộc phê duyệt: Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án.
2.2.3 Các tình huống thẩm định
Thẩm định về tính pháp lý của dự án: rà soát lại các văn bản pháp quy
của nhà nước, bên cạnh đó rà soát các văn bản ban hành nội bộ. Ví dụ, trong
45
thẩm định dự án “Mở rộng mạng vô tuyến thành phố HCM và các tỉnh lân cận”,
các căn cứ:
- Căn cứ Quyết định số 763/QĐ-VNPT-VT ngày 23/5/2014 của Tổng giám
đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc Phê duyệt quy hoạch
mạng vô tuyến Vinaphone giai đoạn 2014-2015;
- Căn cứ công văn số 1695/VNPT-VT ngày 30/03/2015 của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam gởi Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNP) V/v Lập dự
án trang bị thiết bị vô tuyến 3G các tỉnh miền Nam năm 2015;
- Căn cứ công văn số 1150/VNPT-VT ngày 03/03/2015 của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam gởi Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNP) V/v Trang
bị mở rộng vùng phủ sóng và tăng tốc độ mạng 3G Vinaphone;
- Căn cứ công văn số 260 ĐH/VT của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam ngày 31/03/2015;
- Căn cứ công văn số 1410/CV-VNP-VT của Công ty Dịch vụ viễn thông
ngày 02/04/2015 V/v: Tiếp tục triển khai U900 refarming GĐ2-2015 tại các tỉnh
SingleRan;
- Căn cứ công văn số 507/VNP2-VT ngày 01/04/2015 của Trung tâm
Vinaphone 2 V/v Đề xuất trang bị module cảnh báo ngoài cho thiết bị RBS-3418
(Ericsson) và RBS -9926 (Alcatel-Lucent);
- Căn cứ công văn số 19/VNP-VT ngày 10/04/2015 của Công ty Dịch vụ
viễn thông V/v Số liệu dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống vô tuyến Kv TpHCM
và các tỉnh lân cận mạng Vinaphone năm 2015;
- Căn cứ công văn số 1032/VNPT-VT ngày 12/02/2015 của Tập đoàn
VNPT V/v Giao nhiệm vụ triển khai dự án thiết bị vô tuyến 3G 2100Mhz khu vực
miền Nam mạng Vinaphone giai đoạn 2014-2015;
- Căn cứ công văn số 1898/VNPT-VT ngày 6/04/2015 của Tập đoàn VNPT
V/v Giao nhiệm vụ triển khai dự án thiết bị vô tuyến 3G 900Mhz Nokia Siemens
khu vực các tỉnh miền Nam, miền Trung mạng Vinaphone;
- Căn cứ công văn số 2218/VNPT-ĐTPT ngày 20/04/2015 của Tập đoàn
BCVT Việt Nam V/v Trách nhiệm mua bảo hiểm trong các dự án vô tuyến mạng
Vinaphone;
46
- Căn cứ Quyết định số 946/QĐ-VNP-ĐTPT ngày 15/03/2015 của Công ty
Dịch vụ Viễn thông gửi Công ty CP Thiết kế Viễn thông Tin học Đà Nẵng v/v:
Phê duyệt chỉ định đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư: Nâng cấp và mở rộng hệ
thống vô tuyến khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mạng Vinaphone
năm 2015;
- Căn cứ văn bản số 1743/VNP-ĐTPT ngày 15/04/2015 của Công ty Dịch
vụ Viễn thông gửi Công ty CP Thiết kế Viễn thông Tin học Đà Nẵng v/v: Đàm
phán ký hợp đồng tư vấn lập DAĐT: Nâng cấp và mở rộng hệ thống vô tuyến
khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mạng Vinaphone năm 2015;
- Căn cứ hợp đồng giao nhận thầu lập dự án đầu tư được ký kết giữa Công
ty Dịch vụ Viễn Thông và Công ty CP Thiết kế Viễn thông Tin học Đà Nẵng;
- Căn cứ kết quả khảo sát thực hiện lập dự án giữa cán bộ Công ty Dịch vụ
Viễn thông và cán bộ Công ty Cổ phần Thiết kế Viễn thông Tin học Đà Nẵng;
Thẩm định về tổng mức đầu tư của dự án: xác định các tham số cấu
thành lên tổng mức đầu tư của dự án, đối với mỗi tham số rà soát chi tiết và kiểm
tra tính tuân thủ và tính chính xác theo các quy định đã được ban hành.
Bảng II.1 Tổng mức đầu tư.
Chi phí quản lý dự án:
CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN KHU VỰC THÀNH PHỐ
VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN MẠNG DI ĐỘNG NĂM 2015
Số Giá trị trước thuế GTGT Tỉ suất Thuế GTGT
TT Khoản mục (USD) (VNĐ) thuế GTGT (VNĐ)
1. Chi phí thiết bị
1.1 Cung cấp và lắp đặt thiết bị hệ thống vô tuyến (USD) (CIP) 18,434,000 10% 40,554,800,000
1.2 Thuế nhập khẩu thiết bị 10% (VNĐ) 40,555,000,000 10% 4,055,500,000
1.3 Phí uỷ thác nhập khẩu 0,3% (VNĐ) 1,217,000,000 10% 121,700,000
1.4 Phí chứng nhận chất lượng TB (VNĐ) 7,000,000 10% 700,000
1.5 Phí thẩm định TB BCVT (0,0602%) (VNĐ) 244,000,000 10% 24,400,000
1.6 Chi phí tiếp nhận TB tại cửa khẩu (VNĐ) 796,000,000 10% 79,600,000
1.7 Phí lưu kho bãi (VNĐ) 2,863,000,000 10% 286,300,000
1.8 Phí bảo hiểm cháy nổ kho hàng - 12 tháng (0,2%) (VNĐ) 902,000,000 10% 90,200,000
1.9 Bảo hiểm vận chuyển nội địa (0,12%) (VNĐ) 543,000,000 10% 54,300,000
1.10 Chi phí vận chuyển thiết bị hệ thống vô tuyến (VNĐ) 6,792,000,000 10% 679,200,000
Cộng 1: 18,434,000 53,919,000,000 45,946,700,000
2. Chi phí quản lý dự án (VNĐ) 4,912,000,000 10% 491,200,000
3. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (VNĐ) 420,000,000 10% 42,000,000
4. Các chi phí khác (VNĐ) 880,000,000 10% 88,000,000
Tổng cộng: 18,434,000 60,131,000,000 46,568,000,000
Ghi chú: Tính quy đổi 1 USD = 22,000 VNĐ
47
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
công trình; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
Các chi phí khác:
- Chi phí kiểm toán, Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo: Thông tư
số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày
18/01/2016 của Bộ Tài chính về quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước.
- Chi phí bảo hiểm lắp đặt công trình công trình: áp dụng theo Quyết định
số 33/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo
hiểm xây dựng, lắp đặt.
Đối với chi phí quản lý dự án, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt
quyết toán, cán bộ thẩm tra sử dụng bảng Excel để tính Bảng tính nội suy giá trị
Nt% các khoản mục chi phí này. Kết quả tính toán giá trị Nt% phù hợp với định
mức quy định.
Bảng II.2 Nội suy giá trị Nt (%)
* B¶ng tÝnh néi suy gi¸ trÞ Nt% c¸c kho¶n môc chi phÝ kh¸c:
L¾p ®Æt HT BSS Tæng HM
Gxl (VN§) 0 0
Gtb_néi (VN§) 53,919,000,000 53,919,000,000
Gtb_ngo¹i (USD) 18,434,000 18,434,000
Sè BTS 1,122 1,122
Gxl+tb/tr¹m 409,507,000 409,507,000
Ghi chó: - TÝnh quy ®æi 1 USD = 22,000 VN§
Gxl (VN§) 0 Gxl 0.000 tû VN§
Gtb (VN§) (quy ®æi) 459,467,000,000 Gtb 459.467 tû VN§
Gxl+tb (VN§) 459,467,000,000 Gxl+tb (VN§) 459.467 tû VN§
Gxl+tb/tr¹m 409,507,000 Gxl+tb/tr¹m 0.410 tû VN§
Kho¶n môc Lo¹i CT Ref Gt Gb Nb Ga Na Gt Nt%
ThiÕt kÕ dù to¸n Tr¹m BTS C2-5 0.410 0.2 1.250 0.5 1.250 0.410 1.2500%
Qu¶n lý dù ¸n HTKT C11 459 200 1.152 500 1.056 459.467 1.0690%
KiÓm to¸n (cả c«ng tr×nh) C12 510.00 500 0.130 1000 0.086 510.000 0.1291%
48
Bảng II.3 Chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư và các chi phí khác
Chi phí dự phòng: không quá 10 %
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về việc
quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thuế GTGT:
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:
Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều Luật thuế giá trị gia tăng.
Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án: Sau khi
thẩm tra tổng mức vốn đầu tư, cán bộ thẩm định xem xét việc phân bổ vốn đầu tư
theo tiến độ thực hiện đầu tư, đặc biệt đối với các dự án triển khai trong thời gian
dài.
- Thẩm định khả năng đảm bảo các nguồn vốn huy động:
Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ
góp vốn
Vốn vay nội tệ, ngoại tệ: xem xét khả năng thực hiện
Vốn vay ưu đãi: khả năng, tiến độ thực hiện
*CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHI PHÍ KHÁC:
Stt Khoản mục Ref Cách tính Nt (%) N trạm Thành tiền
2 Chi phí quản lý dự án:
2.1 Chi phí quản lý dự án: C11 C11 = Gxl+tb x Nt 1.069% 4,912,000,000
Cộng 2: 4,912,000,000
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
3.1 Chi phí lập tổng dự toán C2-5 C2 = G(xl+tb)/1 trạm x Nt (%) x 0,12 x Kll 1.2500% 1,122 70,000,000
3.2 Chi phí lập dự án đầu tư C4 C4 = C2 / 0,12 x 60% 350,000,000
Cộng 3: 420,000,000
4 Chi phí khác
4.1
Chi phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình
(không bao gồm cho phần TB trạm vô tuyến LĐ mới)
Cbh = 2,5/1000 x Gxl+tb 386,000,000
4.2 Chi phí kiểm toán C12 Ckt = 510 tỷ x Nt% x 0,75 0.1291% 494,000,000
Cộng 4: 880,000,000
Cộng:
Ghi chú:
- Kll: trạm thứ 1: K = 1; trạm thứ 2: K = 0,36; trạm thứ 3-10 K = 0,18; trạm thứ 11 trở đi K = 0,1
- Phần chi phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình đối với các trạm vô tuyến mới sẽ do các VT Tỉnh / Thành đảm nhiệm.
49
Nguồn khác: khả năng huy động
Qua việc thẩm định các nội dung này, cán bộ thẩm định sẽ chỉ rõ mức vốn
đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả
năng thực hiện của các nguồn vốn đó.
2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
2.3.1 Tính hợp lý của quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
Đối với VNPT, do đặc thù có các công ty con và viễn thông các tỉnh, do
vậy quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư được phân cấp thành các quy trình
như sau:
Trường hợp dự án cấp Tập đoàn phê duyệt: Ban Kế hoạch Đầu tư
(KHĐT) chủ trì, Ban Phát triển mạng (PTM) phối hợp kiểm tra, rà soát nội dung
dự án, lập tờ trình của Lãnh đạo Tổng công ty trình Tập đoàn xem xét, phê duyệt
dự án. Ban KHĐT và Ban PTM theo dõi quá trình thẩm định của Tập đoàn.
Trường hợp dự án cấp TCT phê duyệt: Ban KHĐT chủ trì, PTM phối
hợp thẩm định, trình TGĐ TCT phê duyệt dự án.
Trường hợp dự án TCT phân cấp cho GĐ các đơn vị trực thuộc phê
duyệt: Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án.
Tuy nhiên tất cả các quy trình này đều tuân thủ theo các bước cụ thể sau:
o Tuân thủ theo hướng dẫn/ quy định của nhà nước có liên quan, các
Thông tư Nghị định của nhà nước liên quan, hệ thống văn bản pháp quy của nhà
nước
o Chủ trương quy hoạch và phát triển mạng lưới của VNPT kết hợp với
sự phát triển công nghệ viễn thông hiện tại và trong tương lai để thẩm định tính
cập nhật của công nghệ và thời gian “sống” của dịch vụ
o Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm:
- Thẩm định tổng vốn đầu tư;
- Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án;
- Thẩm định khả năng đảm bảo các nguồn vốn huy động;
- Thẩm định tỷ suất của dự án đầu tư;
- Thẩm định các khoản thu và các khoản chi phí của dự án đầu tư;
50
- Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư;
- Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư;
- Thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư;
Quy trình hiện nay đảm bảo tuân thủ theo quy định của nhà nước, tuy nhiên
cần nhiều cấp phê duyệt. Đối với các dự án phân cấp, thời gian thẩm định và phê
duyệt ngắn hơn có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên đối với các dự án cấp Tập
đoàn, Tổng công ty, nếu thiếu đồng bộ giữa các bên thì việc chậm trễ là điều
thường xuyên xảy ra.
2.3.2 Chất lượng thông tin để xác định các chỉ tiêu tài chính
Trong công tác thẩm định, việc xác định các chỉ tiêu, định mức tài chính rất
quan trọng. Những yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới việc xác định các chỉ tiêu là:
- Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn và các định mức để xây dựng dự án
- Số liệu khảo sát và các số liệu về kinh tế xã hội, số liệu về tình hình phát triển
thuê bao, dịch vụ.
- Việc so sánh và lựa chọn công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chi phí
đầu tư.
Căn cứ vào kinh tế kỹ thuật:
Trong việc thẩm định tài chính dự án, quy trình của VNPT cũng đã tính tới
tình hình kinh tế trong và ngoài nước để đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ trên
cơ sở đó tính toán được quy mô của dự án. Ngoài ra, VNPT cần phải đánh giá
thêm yếu tố kỹ thuật đây là vấn đề rất quan trọng. Việc lựa chọn công nghệ rất
quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu tư ban đầu, quá trình thu hồi vốn.
Để có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta phân tích
một số dự án cụ thể.
a) Dự án thứ nhất là “Nâng cấp mở rộng hệ thống vô tuyến khu vực thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mạng Vinaphone năm 2015”
Các số liệu khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng như mở rộng vùng
phủ sóng rất quan trọng, việc chồng lấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tham_dinh_tai_chinh_du_an_dau_tu_mang_di_dong_tai_t.pdf