MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung .2
I. Một số vấn đề lý luận về dự án đầu tư .2
1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển . .2
2. Dự án đầu tư và sự cần thiết phải đầu tư theo dự án . .5
3. Các bước của quá trình soạn thảo dự án đầu tư . .7
4.Nội dung phân tích trong quá trình soạn thảo dự án khả thi . 8
II. Những vấn đề lý luận chung về thẩm định Dự án đầu tư 12
1. Khái niệm đầu tư và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư .12
2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư 13
3.Căn cứ để thẩm định .14
4. Các quan điểm đánh giá trong quá trình thẩm định dự án .16
5. Phương pháp thẩm định và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định .20
6. Nội dung thẩm định tài chính dự án . .22
ChươngII: Thực trạng công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam . .36
I. Khái quát quá trình hoạt động của VP Bank thời gian qua . 36
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại VP Bank . 41
1. Quy trình thẩm định tại VP Bank . 42
2. Nội dụng thẩm định 43
Dự án sản xuất bữa ăn trên máy bay . 49
3. Đánh giá tình hình thẩm định dự án đầu tư tạI VP Bank .67
Chương 3:Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VP Bank .76
I. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại VP Bank . .76
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại VP Bank 76
1. Về phương pháp thẩm định .78
2. Về thông tin 82
3.Về nhân tố con người .85
4. Về trang thiết bị .86
5. Về cơ cấu tổ chức điều hành .87
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại VP BANK: .88
1. Với Chính phủ, Bộ, Ngành và chính quyền địa phương .88
2. Đối với ngân hàng nhà nước .90
3. Với doanh nghiệp vay vốn .91
Kết luận .92
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:
Cán bộ nhân viên VP Bank tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên hướng dẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan. Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VP Bank.
1.2. Tiếp nhận hồ sơ vay:
Hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT-BKH-ĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nộ dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT-BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06.
1.3. Thẩm định dự án:
- Cán bộ phòng tín dụng doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi mặt bằng cách xem xét các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư, tình hình pháp lý tài chính của chủ đầu tư từ đó đưa ra ý kiến.
Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng doanh nghiệp xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính của, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ... của chủ đầu tư.
- Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay vốn.
- Đối với những dự án lớn phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì cần phải lập hội đồng thẩm định để xem xét, thẩm định dự án.
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh (trong và ngoài nước), thanh toán mua bán ngoại tệ…của khách hàng. Thẩm định và có ý kiến đề xuất để cấp trên làm cơ sở xem xét quyết định cho vay vốn. Tập hợp hồ sơ tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng; thuyết trình về tờ trình thẩm định khách hàng trước ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng.
Phòng đánh giá tài sản thế chấp cầm cố thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp, thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay.
1.4. Quyết định của người có thẩm quyền:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, các cán bộ có nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư, lập thành tờ trình, trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng quyết định, cán bộ thẩm định có thể nhận xét khách quan về hồ sơ xin vay vốn.
Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng (tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự án vay vốn hay không.
Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án. Và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thoả thuận của 2 bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình tiến hành dự án để đảm bảo khả năng thanh toán của dự án.
2. Nội dụng thẩm định:
VP Bank đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng áp dụng trong toàn hệ thống, trong đó qu
2.1. Thẩm định về tư cách pháp lý:
2.1.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp trong nước:
- Xem xét quyết định (hoặc giấy phép) thành lập
+ Các TCT 91 phải có quyết định thành lập của thủ tướng chính phủ ký.
+ Các TCT 90 phải có quyết định thành lập do bộ trưởng quản lý nghành ký.
+ Các doanh nghiệp thuộc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định thành lập.
+ Hợp tác xã phải có biên bản hội nghị thành lập Hợp tác xã.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: do sở KHĐT nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với Hợp tác xã đăng ký kinh doanh do UBND huyện cấp, trừ trường hợp kinh doanh trong các nghành nghề theo quy định riêng của chính phủ thì do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương cấp.
- Điều lệ: Điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền thành lập xác nhận đối với điều lệ HTX phải được UBND quận huyện xác nhận .
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng
2.1.2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Hợp đồng liên doanh được ký kết đúng quy định của pháp luật.
Điều lệ: đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.
Danh sách HĐQT và tổng giám đốc có xác nhận của bộ hoặc sở KH-ĐT.
Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh .Lưu ý: Những giấy tờ có thời hạn cần kiểm tra đối chiếu với thời điểm hiện tại xem còn hiệu lực hay không và còn trong bao lâu.
2.2. Thẩm địnhvề lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách chủ doanh nghiệp:
2.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp:
- Xuất xứ hình thành doanh nghiệp.
- Các bước ngoặt lớn đã trải qua: Thay đổi quy mô, công nghệ, loại sản phẩm, bộ máy điều hành ...
- Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của doanh nghiệp.
- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
2.2.2. Tư cách pháp lý của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp:
- Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình.
- Trình độ học vấn, chuyên môn.
- Trình độ quản lý, hiều biết pháp luật .
- Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương trường.
2.2.3. Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thương trường:
- Khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào ? nước nào ? mối quan hệ làm ăn có bền vững không ?
- Mặt hàng của doanh nghiệp chiếm thị trường được bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùng nghành nghề, việc sản xuất kinh doanh có ổn định không ?
2.2.4. Đánh giá về quan hệ khách hàng với VP Bank và các tổ chức tín dụng khác:
- Đánh giá về giao dịch tài khoản trong quá khứ.
- Đánh giá về cấp tín dụng trong quá khứ.
2.3. Thẩm định về tài chính:
2.3.1. Thẩm định dự án:
(1). Thẩm định dự án vay vốn ngắn hạn:
-Tính hợp pháp của phương án kinh doanh.
- Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hoá của phương án trong hiện tại và trong tương lai.
- Đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm do dự án nêu ra.
- Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc triển khai dự án.
+ Khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong dự án hay không.
+ Khách hàng có những lợi thế gì để đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra để thực hiện dự án.
+ Các điều kiện về khách quan, chủ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến việc triển khai hiệu quả của phương án.
+ Các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án và các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế tác hại của rủi ro.
- Xác định nhu cầu vay vốn và phương án trả nợ.
* Đối với cho vay từng lần:
Nhu cầu = Nhu cầu vốn để __ Vốn tự có __ Vốn tự huy
vay vốn tiến hành dự án tham gia dự án động
* Đối với cho vay theo hạn mức.
Hạn mức TD = Nhu cầu vay vốn - Vốn lưu động – Vốn khác .
Kỳ kế hoạch lưu động kỳ kế hoạch tự có
Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch/ số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch.
= + + +
Số vòng quay vốn lưu động bình quân trong kỳ kế hoạch = 365/ số ngày bình quân của chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng tồn kho + thời gian quay vòng khoản phải thu .
- Xác định doanh thu và lợi nhuận (hiệu quả) của dự án
- Xác định thời gian để thực hiện dự án hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh để xác định thời hạn cho vay.
- Xác định nguồn trả nợ từ nguồn thu của dự án và các nguồn thu khác
- Phân tích lưu chuyển tiền tệ của dự án để bảo đảm có nguồn tiền thực tế dùng trả nợ.
- Đánh giá chung về nhu cầu vay của khách hàng.
(2). Thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn:
Đối với những dự án vay vốn trung, dài hạn mức độ thẩm định phức tạp hơn, nội dung thẩm định sâu hơn so với các dự án vay vốn ngắn hạn. Phải được xem xét một cách tổng quát và toàn diện.
* Phân tích thị trường - Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Làm rõ lịch sử ra đời và phát triển của sản phẩm, vai trò của sản phẩm trong sản xuất và đời sống, xem xét hiện tại sản phẩm đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống. Sản phẩm của dự án có ưu nhược điểm gì so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường (trong nước và quốc tế). Xác định khả năng sản phẩm được chấp nhận trên thị trường dự kiến so với đời dự án dự kiến.
Về thị trường, làm rõ khu vực thị trường dự kiến tiêu thụ sản phẩm, dự báo nhu cầu sản phẩm, mức độ cạnh tranh từ đó xác định thị phần tối đa và tối thiểu của dự án.
* Phân tích khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án:
Phân tích, đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, điện nước, nhiên liệu, năng lượng, bán thành phẩm, đánh giá cả về số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, tính ổn định của nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào.
* Thẩm đinh quy mô công suất, công nghệ mà dự án sử dụng.
Đánh giá quy mô có hợp lý không, quy mô hợp lý phụ thuộc vào thị phần dự kiến cho đầu ra của dự án.
Công nghệ sử dụng có phù hợp với điều kiện của Việt nam, công nghệ sản xuất ở đâu, từ bao giờ, giá thành, có phù hợp với nguồn nguyên vật liệu đầu vào và công suất của dự án, có gây ô nhiễm môi trường ?
* Thẩm định về địa điểm và môi trường nơi dự án thực hiện:
Kiểm tra về số liệu khảo sát địa chất công trường, khí hậu thuỷ văn liên quan đến dự án, địa điểm có thuận tiện về giao thông, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có ? xem xét về giải pháp xây dựng, phải tuân thủ quy hoạch kiến trúc địa phương.
Làm rõ ảnh hưởng của dự án tới môi trường xung quanh, phải tuân thủ các quy định về môi trường do pháp luật quy định.
* Thẩm định về phương diện tổ chức- lao động:
Xem xét cơ cấu tổ chức, bố trí, phân công lao động, việc sử dụng lao động, chế độ làm việc, bảo hiểm, tiền lương.
* Xem xét các điều kiện liên quan đến dự án:
Tính khả thi, quy định của pháp luật, dự án có nằm trong lĩnh vực được ưu tiên không ? thuế có được miễn, giảm, ưu tiên.
* Xem xét các kết quả thu chi của dự án:
Xác định các khoản thu, chi của cả đời dự án, xem xét mức độ ổn định, biến động của các khoản thu chi, các yếu tố tác động đến các khoản thu chi.
* Xem xét các chỉ tiêu hiệu quả tài chính:
- Giá trị hiện tại thuần của dự án
NPV =-
Trong đó: Bt: Lợi ích thu được năm t
Ct: Chi phí phải bỏ ra năm t
r: Tỷ lệ chiết khấu
n: Tuổi thọ của dự án
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư: Tính toán xem xét dự án có khẳ năng thu hồi vốn được không, bao giờ thì thu lại được toàn bộ số lượng vốn đã bỏ ra.Thời gian này phải nhỏ hơn đời dự án .
- Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR):
Nếu IRR < r , dự án sẽ lỗ, tức NPV <0
Nếu IRR = r , dự án sẽ hoà vốn, tức NPV =0
Nếu IRR > r, dự án sẽ có lãi, tức NPV > 0
( r là tỷ lệ chiết khấu được chọn )
- Phân tích độ nhạy của dự án:
Dự án có độ an toàn cao là dự án tỏ ra hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh.
Xem xét khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục, hạn chế.
* Xác định nguồn trả nợ và phương án trả nợ của dự án:
Nguồn trả nợ có thể gồm: Lợi nhuận dành để trả nợ, quỹ khấu hao cơ bản và có thể do doanh nghiệp huy động ngoài đầu tư.
Doanh nghiệp phải ghi rõ nguồn trả nợ, phương án trả nợ, điều kiện đảm bảo, phương án xử lý khi không tuân thủ đúng cam kết.
Thẩm định độ an toàn về vốn đầu tư: Nguồn vốn huy động phải được đảm bảo đủ về số lượng và phù hợp với tiến độ đầu tư. Phải đảm bảo về mặt pháp lý và có cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn được huy động.
2.3.2. Thẩm đinh về thực lực tài chính của khách hàng:
(1). Đánh giá khái quát tình hình tài chính:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các nghành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu (nếu có).
- Kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước, quý trước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi.
- Tình hình công nợ: Nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
- Tình hình thanh toán với người mua, người bán.
- Tình hình thanh toán với ngân sách, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nhận xét tình hình kinh doanh qua các năm.
(2). Phân tích các hồ sơ tài chính :
Trong phân tích tài chính, căn cứ vào các quy định về kiểm toán nhà nước, và tình hình thực tế cũng như những kinh nghiệm của mình, VP Bank xác định một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
- Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ suất tài trợ = nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng số nguồn vốn
Tiêu chuẩn chỉ tiêu này > 0.3
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xét bao gồm:
+ Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ tổng nợ ngắn hạn.
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tiêu chuẩn 1.
+ Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = tổng vốn bằng tiền / tổng số tài sản lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Nếu chỉ tiêu này > 0.5 hoặc < 0.1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Tiêu chuẩn từ 0.1 đến 0.5
+ Tỷ suất thanh toán tức thời = tổng vốn bằng tiền/ tổng nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này mà >0.5 tức là tình hình thanh toán tương đối khả quan.
Chỉ tiêu này mà <0.5 tức là doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể phải bán gấp sản phẩm hàng hoá để trả nợ.
Tiêu chuẩn 0.5.
2.3.3. Đánh giá chung và kết luận:
- Đánh giá thực trạng kinh doanh.
- Đánh giá khả năng hoàn trả.
- Đánh giá tính hợp lý của nhu cầu vay vốn.
- Đánh giá hiệu quả của phương án vay.
- Kiến nghị có cho vay hay không.
Nếu cho vay thì đề xuất số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, loại hình tín dụng, mục đích khoản vay, các biện pháp quản lý, kiểm tra phòng ngừa rủi ro.
Để thấy rõ hơn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VP Bank chúng ta xem xét quá trình thẩm định một dự án cụ thể tại VP Bank:
Dự án sản xuất bữa ăn trên máy bay
Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính hiệu quả của dự án vay vốn.
I. Thẩm định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp vay vốn:
1.Tư cách pháp nhân:
- Tên khách hàng: Công ty sản xuất bữa ăn trên máy bay VN/CX Catering Services
Các bên tham gia liên doanh:
+ Bên Việt Nam: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
+ Bên nước ngoài: Công ty Cathay Pacific Services Ltd (Hồng Kông).
- Trụ sở và địa điểm sản xuất: Sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giấy phép đầu tư số 632/GP ngày 12/7/1993 của Uỷ ban Nhà nước hợp tác và đầu tư nay là Bộ Kế hoach và Đầu tư.
- Vốn pháp định khi thành lập: 650.000 USD theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên là50/50 bằng tiền mặt.
Tổng vốn đầu tư ban đầu: 1.446.000 USD, trong đó có 800.000 USD là vay của phía nước ngoài.
- Thời gian hoạt động: 20 năm, kể từ ngày 12/7/1993.
- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất bữa ăn cho khách hàng trên máy bay đường bay nội địa và quốc tế có trạm đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ cấu tổ chức và diều hành.
+ Hội đồng quản trị: gồm 7 thành viên, bên Việt Nam 4 thành viên, bên Nước ngoài 3 thành viên. Chủ tịch đương nhiệm là ông Trần văn Vĩnh. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất trong liên doanh.
+ Tổng giám đốc: Ông Trần văn Bằng, quốc tịch Việt Nam.
- Tổng số nhân viên gồm 296 người.
Đánh giá: Công ty hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, công ty có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn Ngân hàng.
* Mục đích vay vốn của công ty:
Năm 1995 công ty thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư (tăng thêm) là 10.645.144 USD.
Gồm: + Quyền sử dụng đất: 1.378.000 USD.
+ Mua sắm thiết bị: 9.731.734 USD.
Để thực hiện đầu tư dự án trên, công ty đã đầu tư vượt dự kiến là 1.393.732 USD đưa tổng tài sản cố định của công ty lên 13.023.732 USD.
- Về nguồn vốn đầu tư: Thay vì đi vay toàn bộ số tiền là 8,338 triệu USD như dự kiến ban đầu, công ty chỉ vay 4,5 triệu USD và đã dùng lợi nhuận các năm 1995, 1996 với số tiền là 4.902.717 USD để đầu tư.
Nay do tình hình thay đổi và để phát triển tính tự chủ tài chính cho công ty đối với các công ty mẹ, Hội đồng quản trị công ty quyết định tìm nguồn vốn khác thay thế phần lợi nhuận đã giữ lại để đầu tư. Vì vậy, công ty muốn vay vốn trung hạn:
Số tiền vay dự kiến: Vay VNĐ tương đương 4 triệu USD.
Thời hạn là 4 năm, kể cả thời gian ân hạn là 5 năm.
Lãi xuất: Thả nổi và bằng lãi suất huy động 12 tháng cộng 0,2%/ tháng (tức là khoảng 0,8 đến 0,9%/tháng).
2. Quá trình thành lập và phát triển:
1. Ngày 12/7/1993 liên doanh VN/CX được thành lập bởi 2 pháp nhân: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (thuộc bộ giao thông vận tải) và Cathay Pacific Catering Services Limited. Có:
- Vốn pháp định là 650.000 USD theo tỷ lệ góp của mỗi bên là 50/50, bằng tiền mặt.
- Tổng vốn đầu tư là 1.446.000 USD, trong đó có 800.000 USD là vay của phía nước ngoài.
2. Ngày 1/2/1996, Công ty liên doanh được Bộ Kế hoạch- Đầu tư chấp thuận tăng vố và đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất. Cụ thể:
- Vốn pháp định tăng lên là 4.602.000 USD.
+ Phía Việt Nam góp 2.437.000 USD, chiếm 60% vốn pháp định, gồm:
Tiền thuê đất đã trả 20 năm: 1.431.080 USD.
Tiền mặt là: 504.000 USD.
Lợi nhuận để lại của năm 1994 là: 500.000 USD.
+ Phía Nước ngoài: 1.625.000 USD, chiếm 40% vồn pháp định, gồm:
Tiền góp giai đoạn I: 325.000 USD.
Lợi nhuận để lại năm 1994: 500.000 USD.
Tiền vay của giai đoạn I chuyển thành vốn góp: 800.000 USD.
- Tổng vốn đầu tư tăng từ 1.446.000 USD lên 12.400.000 USD.
Gồm: Vốn cố định: 11.895.000 USD
Vốn lưu động: 505.000 USD.
- Công ty được hưởng ưu đãi theo Luật đầu tư Nước ngoài tại Việt nam, đặc biệt là miễn thuế thu nhập trong 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo và chịu thuế suất 15% trong 7 năm tiếp theo, những năm còn lại chịu mức thuế suất 25%.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của liên doanh VN/CX:
3.1. Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp thức ăn cho các chuyến bay nội địa và nước ngoài. Hoạt động này chiếm 85%-90% tổng doanh thu.
Ngoài sản xuất, công ty mở thêm dịch vụ rửa khay ăn cho các hãng hàng không, cung cấp thức ăn hoặc bánh cao cấp cho các nhà hàng và khách sạn cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, do sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh. Doanh thu từ các dich vụ này chiếm 10%-15% tổng doanh thu.
* Khách hàng:
Các khách hàng thường xuyên của công ty là các hãng hàng không có tuyến đường bay qua sân bay Tân Sơn Nhất, như: Việt Nam Airlines, Jal, Cathay Pacific Airway, Aeroflot …Trong đó khách hàng chính là Việt Nam Ailines.
Nhìn chung khách hàng của công ty đều là các hãng bay có uy tín trên khu vực và thế giới vì vậy hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán.
* Phương thức bán hàng:
Đối với khách hàng truyền thống: Đầu năm sẽ ký lại hợp đồng cho cả năm. Sau đó theo từng mùa, khách hàng đưa ra các thực đơn, công ty sẽ làm mẫu để khách hàng duyệt. Khi phê duyệt mẫu khách hàng sẽ đặt về số lượng và chính xác lại số suất ăn 24h trước khi giao hàng.
Đối với khách hàng mới công ty sẽ tiếp thị qua bữa tiệc của các ngày lễ do công ty đứng ra tổ chức hoặc qua các mối quan hệ quen biết. Việc ký hợp đồng phải bắt đầu từ các thực đơn của khách hàng và qua bước phê duyệt hàng mẫu.
Khi các hãng đã ký hợp đồng sẽ phải chuyển trước các khay đựng thức ăn. Công ty sẽ xếp thức ăn vào khay sạch và nhận lại các khay bẩn để rửa và chuẩn bị cho lần giao hàng sau.
Khách hàng được phép trả tiền hàng và dịch vụ sau 1 tháng, đối với khách hàng lớn thường có trích tỷ lệ hoa hồng.
3.2. Ưu thế và các đối thủ cạnh tranh:
* Ưu thế:
- Sản phẩm của công ty là thức ăn, không vận chuyển đi xa và bảo quản lâu, điều này tạo cho lợi thế công ty độc quyền cung cấp cho các chuyến bay nội địa và gần như độc quyền cho các chuyến bay quốc tế qua sân bay Tân Sơn Nhất.
- Công nghệ thiết bị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, mẫu mã và mùi vị.
- Nhờ 2 phía liên doanh là Việt Nam Airlines và Cathay Pacific, chiếm 50% chuyến bay quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất nên việc lấy suất ăn của công ty là đương nhiên. Về phía Cathay Pacific Services rất có kinh nghiệm về mối quan hệ và uy tín cũng như bề dày lịch sử trong lĩnh vực sản xuất này. Các khách hàng hiện nay của công ty do phía đối tác nước ngoài tiếp thị.
* Đối thủ cạnh tranh:
Công ty chỉ có đối thủ cạnh tranh trong khu vực, gần nhất là công ty sản xuất bữa ăn máy bay của Thái lan do thức ăn ngon, phong phú và giá rất cạnh tranh, xa hơn nữa là các công ty của Hồng Kông, Đài loan. Ngoài ra, các công ty cung cấp bữa ăn máy bay của chính các hãng bay, nhưng các công ty này chỉ có thế mạnh tại các chuyến bay ngắn vì đặc điểm của sản phẩm này phải dùng ngay, không bảo quản được lâu và rất dễ hỏng.
4. Tình hình tài chính:
Tất cả các báo cáo tài chính của công ty từ năm 1998 trở về trước đều được kiểm toán. Các số liệu đưa ra rõ ràng, chính xác và đầy đủ.
Các báo cáo tài chính được lập cho từng tháng và thường xuyên cập nhật trên hệ thống máy tính, nhờ đó công tác quản lý tài chính của công ty rất chặt chẽ, chính xác.
Các số liệu tài chính cơ bản:
1. Bảng cân đối kế toán:
Các chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
9/2000
Tài sản
1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
+Tiền
+Các khoản phải thu
+Hàng tồn kho
+TSLĐ khác
2.TSCĐ và đầu tư dài hạn
- TSCĐ hữu hình
15.018.405
1.994.673
264.509
1.588.260
141.904
0
13.023.732
13.023732
16.654.678
3.852.989
2.467.879
1.186.646
198.464
0
12.801.689
12.801.689
14.067.891
2.578.482
1.358.835
1.080.602
139.045
0
11.489.409
11.489.409
12.841.527
2.649.185
1.480.150
1.004.019
132.804
32.212
10.192.34210.192.342
13.128.254
3.968.845
2.491.003
1.203.625
143.920
130.297
9.159.409
9.159.409
Nguồn vốn
1. Nợ phải trả
+Nợ ngân hàng, trong đó:
.Vay Ngân hàng
. Phải trả người bán
+Nợ khác
+Nợ dài hạn
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
15.018.405
5.624.802
1.079.109
0
1.079.109
45.693
4.500.000
9.393.603
16.654.678
6.986.618
1.049.118
0
1.049.118
2.000.000
3.937.500
9.668.060
14.067.891
5.927.568
683.655
0
683.655
2.431.413
2.812.500
8.140.323
12.841.527
2.504.735
517.429
0
413.531
499.806
1.687.500
10.336.792
13.128.257
1.372.691
757.767
0
511.112
52.424
562.500
11.755.563
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Các chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
9/2000
DT thuần từ HĐKD
Trong đó: Xuất khẩu
Giá vốn hàng bán
9.867.954
4.119.214
9.697.810
4.062.688
8.675.653
6.661.359
5.412.030
8.742.237
6.847.493
5.236.924
7.607.132
4.084.931
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
2.872.166
2.263.183
2.245.610
2.536.924
2.719.241
Lợi nhuận sau thuế
2.826.954
2.263.183
2.079.416
2.307.159
2.489.584
3. Các tỷ suất cơ bản.
Các chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
9/2000
1.Khả năng thanh toán:
Thanh toán nhanh=(TSLĐ-HTK)/TS nợ
Khả năng TT ngắn hạn=TSLĐ/TS nợ NH
0.329
0.355
0.523
0.551
0.412
0.435
1.055
1.058
2.786
2.891
2.Khả năng tự chủ tài chính và cơ cấu vốn
Vốn CSH/Nguồn vốn
Vốn vay/Nguồn vốn
Các khoản nợ phải trả/nguồn vốn
Các khoản nợ phải trả/Vốn CSH
0.625
0.300
0.375
0.599
0.581
0.236
0.419
0.723
0.805
0.200
0.421
0.728
0.805
0.131
0.195
0.242
0.895
0.043
0.105
0.117
3.Khả năng sử dung vốn
LN ròng/Vốn CSH
LN ròng/Tổng tài sản có
LN từ hoạt động KD/Doanh thu
LN thuần từ hoạt động KD/giá vốn
Giá vốn/Doanh thu
0.301
0.188
0.291
0.697
0.417
0.234
0.136
0.233
0.557
0.419
0.255
0.148
0.259
0.415
0.624
0.223
0.180
0.297
0.496
0.599
0.212
0.190
0.357
0.666
0.537
4. Chu kỳ kinh doanh:
Các chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
9/2000
Số vòng lưu chuyển hàng dự trữ
29
20
22
39
34
Số ngày dự trữ bình quân
12
18
16
9
11
Số vòng thu được từ các khoản phải thu
6
8
8
9
6
Số ngày TB vòng quay các khoản phải thu
57
43
44
41
57
Chu kỳ kinh doanh
69
61
60
50
68
Nhận xét về tài chính:
- Do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu á xảy ra năm 1997 dẫn đến một số hãng hàng không phải cắt giảm số lượng đường bay, chuyến bay đến Việt Nam. Do vậy doanh thu của công ty trong các năm 1997-1998 bị giảm. Từ năm 1999 trở lại đây, nền kinh tế các nước trong khu vực đang phục hồi, số lượng các chuyến bay tăng, do vậy doanh thu của công ty cũng tăng theo đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2000 đã tăng 19,49% so với cùng kỳ năm 1999. Trong tổng doanh thu, doanh thu hàng xuất khẩu thường chiếm 75%-80% (chủ yếu cung cấp suất ăn cho các hãng bay nước ngoài quá cảnh tại Việt Nam).
- Từ khi thành lập đến nay công ty kinh doanh rất có hiệu quả, kể cả trong những năm khó khăn nhất 1997-1998 thì lợi nhuận của công ty cũng đạt trên 2 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt trên 21%. Đây là tỷ suất cao so với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
- Tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần chủ yếu là do tài sản cố định giảm, các loại tài sản khác không biến động nhiều.
- Tỷ suất đầu tư tài sản cố định trên tổng nguồn vốn của công ty chiếm tỷ lệ cao (khoảng 80%), lượng hàng hoá dự trữ thường ở mức thấp điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty và phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33908.doc