Luận văn Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU. 1

1. Lý do chọn ñề tài . 1

2. Mục ñích nghiên cứu . 1

3. Phạm vi nghiên cứu . 2

4. Phương pháp nghiên cứu . 2

5. Bố cục của ñề tài . 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN

DÂN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH . 3

1.1. Một số khái niệm cơ bản . 3

1.1.1. Khái niệm vụ án hành chính . 3

1.1.2. Khái niệm quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính . 3

1.1.3. Khái niệm khiếu kiện hành chính . 5

1.1.4. Khái niệm thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của toà án . 7

1.2. Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính trước

khi ban hành Luật tố tụng hành chính. 8

1.2.1. Giai ñoạn từ ngày 01/07/1996 ñến ngày 04/01/1999 . 8

1.2.2. Giai ñoạn từ ngày 05/01/1999 ñến ngày 31/05/2006 . 13

1.2.3. Giai ñoạn từ ngày 01/06/2006 ñến ngày 30/06/2011 . 14

CHƯƠNG 2: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG GIẢI

QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH. 17

2.1. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính . 17

2.1.1. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử củaTòa án nhân dân cấp tỉnh . 17

2.1.2. Xác ñịnh thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp vừa có ñơn khiếu nại,

vừa có ñơn khởi kiện . 21

2.1.3. Chuyển vụ án hành chính . 22

2.1.4. Nhập hoặc tách vụ án hành chính . 23

2.1.5. Thẩm quyền của Hội ñồng xét xử sơ thẩm . 23

2.2. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh trong xét xử phúc thẩm vụ án hành chính . 24

2.2.1. Tính chất của xét xử phúc thẩm . 24

2.2.2. Phạm vi xét xử phúc thẩm . 25

2.2.3.Thẩm quyền ra quyết ñịnh của tòa án cấp phúc thẩm . 25

2.2.4. Thẩm quyền quyết ñịnh của Hội ñồng xét xử phúc thẩm . 27

2.3. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính

theo thủ tục giám ñốc thẩm, tái thẩm . 28

2.3.1. Tính chất của giám ñốc thẩm, tái thẩm . 28

2.3.2. Phạm vi và thẩm quyền giám ñốc thẩm, tái thẩm . 29

2.3.3. Thẩm quyền quyết ñịnh của Hội ñồng giám ñốc thẩm, tái thẩm . 29

CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH: THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 32

3.1. Tìm hiểu về thực tiển giải quyết án vụ án hànhchính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh32

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế ñịnh về thẩm quyền của Toà án nhân

dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính . 40

pdf52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh Theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm các loại khiếu kiện hành chính sau:32 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính; Đây là những cơ quan nhà nước ở trung ương. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm,33 vì thế, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp 32 Xem khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2010 33 Xem Điều 20 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2002 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 18 SVTH: Huỳnh Thị Canh tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá nhân, hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 điều 3034 và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính; Đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính của những cơ quan chức năng thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương tại điểm a35 và những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người khởi kiện có cư trú, làm việc hoặc trụ sở. Theo quy định của Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ, các tổ chức của Bộ gồ có:36 Vụ, Văn Phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục và tương đương, cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài. Như vậy, cơ quan chức năng thuộc Bộ gồm: Thanh tra, Cục, Tổng cục. Trong trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; 34, 35Xem điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2010 36 Xem thêm tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 19 SVTH: Huỳnh Thị Canh Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó, ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, chuyên viên của Sở, Cục thuế, Cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục thú y, …sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tỉnh nào sẽ do Tòa án nhân dân tỉnh đó giải quyết. Ví dụ:37 Tháng 3-2010, Công ty trách nhiệm hữu hạn Võ Trần tố cáo lên cơ quan Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ là Công ty Phi Long bán mực in giả nhãn hiệu Canon, HP (loại hàng hóa Công ty Võ Trần được bảo hộ hợp pháp). Sau đó, Đội Quản lý thị trường số 6 đã kiểm tra, lập biên bản, niêm phong, tạm giữ 48 hộp mực in của Công ty Phi Long để giám định. Thế rồi dù không đưa hàng hóa niêm phong đi giám định nhưng cơ quan quản lý thị trường vẫn lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và đề xuất chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ ra quyết định xử phạt. Sau đó, chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra Quyết định số 1177 xử phạt Công ty Phi Long hơn 197 triệu đồng và tiêu hủy 48 hộp mực in. Ông Tuấn khiếu nại đề nghị hủy quyết định này nhưng bị bác đơn nên khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; 37 Xem tại địa chỉ : Can-Tho/7136083.epi Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 20 SVTH: Huỳnh Thị Canh Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật Tố tụng hành chính. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ quan đại diện ngoại giao theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009 là Đại sứ quán.38 Người có thẩm quyền trong cơ quan Đại sứ quán là: đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại sứ, công sứ, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba, tùy viên. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế. Như vậy, chỉ có quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao (là Đại sứ quán) và người có thẩm quyền trong cơ quan này mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, Bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, Bộ, ngành trung ương. Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kỷ luật buộc thôi việc làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: Bà C cư trú tại tỉnh A, là chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh B bị Giám đốc Sở ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nếu không đồng ý, bà C khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh B. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ 38 Xem khoản 1 Điều 4 Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 21 SVTH: Huỳnh Thị Canh Công thương và Hội đồng Cạnh tranh. Đây là cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú, làm việc (cá nhân) hoặc có trụ sở (tổ chức) sẽ giải quyết. Ví dụ: Công ty H có trụ sở tại thành phố A bị Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh xử phạt 50.000.000 về hành vi bán hàng đa cấp bất chính và, không đồng ý, Công ty H khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu hủy quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định bác yêu cầu khiếu nại. Công ty H khởi kiện. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân thành phố A. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Trường hợp này theo Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính hướng dẫn các khiếu kiện Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết như sau:39 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện mà các Thẩm phán của Tòa án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi; Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. 2.1.2. Xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện Đối tượng khởi kiện hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan 39 Xem Điều 4 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 22 SVTH: Huỳnh Thị Canh nhà nước, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức… Theo quy định của pháp luật, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm bởi các đối tượng trên bằng con đường khiếu nại hoặc khởi kiện. Tóm lại, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể lựa chọn chon mình 1 trong 2 con đường trên. Một trong những nội dung bắt buộc trong đơn khởi kiện là: cam đoan không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.40 Thế nhưng, có những trường hợp, cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời vừa khiếu nại đến cơ quan hành chính, vừa khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Do đó luật dự liệu trường hợp này giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện, tức là Tòa án sẽ phải yêu cầu người khởi kiện lập văn bản lựa chọn cơ quan giải quyết, người khởi kiện chỉ có thể lựa chọn hoặc là khởi kiện hoặc là khiếu nại.41 “Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện”.42 2.1.3. Chuyển vụ án hành chính43 Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét vụ án có phải là vụ án hành chính hay là vụ án dân sự, kinh tế, lao động… và xem vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án khác hay không. Nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp tỉnh sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.44 40 Xem điểm g khoản 1 Điều 105 Luật tố tụng hành chính 2010 41 Xem thêm khoản 1 Điều 5 Nghị Quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Luật tố tụng hành chính 2010 42 Khoản 1 Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2010 43 Khoản 1 Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 23 SVTH: Huỳnh Thị Canh 2.1.4. Nhập hoặc tách vụ án hành chính Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án có thể nhập hai hay nhiều vụ án hành chính đã thụ lý riêng biệt để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:45 Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính; Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Tòa án có thể tách một vụ án hành chính đã thụ lý thành nhiều vụ án hành chính khác nhau trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều người khởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quan với nhau.46 2.1.5. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án cấp tỉnh xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.47 Khi xét xử vụ án, Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau:48 Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà 44 Xem khoản 2 Điều 32 luật tố tụng hành chính 2010 45 Xem khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố tụng hành chính 2010 46 Xem khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố tụng hành chính 2010 47 Xem khoản 1 Điều 163 Luật tố tụng hành chính 2010 48 Xem khoản 2 Điều 163 Luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 24 SVTH: Huỳnh Thị Canh nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh; Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. 2.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong xét xử phúc thẩm vụ án hành chính 2.2.1. Tính chất của xét xử phúc thẩm Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật, các phán quyết của Tòa án đưa ra chưa có hiệu lực thi hành trên thực tế. Trong thời gian bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự hoặc người đại diện của đương sự và Viện kiểm sát xét thấy bán án, quyết định thiếu chính xác, khách quan hoặc có những sai lầm thiếu sót thì có Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 25 SVTH: Huỳnh Thị Canh quyền làm đơn kháng cáo, kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại lần hai theo thủ tục phúc thẩm. Vậy, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.49 Cuối cùng, thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là việc Tòa án cấp tỉnh xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Mục đích của việc xét xử phúc thẩm là: Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính;50 Sửa chữa những sai lầm, thiếu sót, khuyết điểm mà Tòa án cấp sơ thẩm đã vướng phải trong quá trình xét xử; Tạo điều kiện cho Tòa án cấp trên kiểm tra chất lượng của Tòa án cấp dưới, thông qua đó hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới cho phù hợp với pháp luật và thực tế khách quan. 2.2.2. Phạm vi xét xử phúc thẩm51 Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị. 2.2.3. Thẩm quyền ra các quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền ra các quyết định sau: 49 Xem Điều 173 Luật tố tụng hành chính 2010 50 Xem khoản 1 Điều 19 Luật tố tụng hành chính 2010 51 Xem Điều 190 Luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 26 SVTH: Huỳnh Thị Canh Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án nếu vụ án rơi vào các trường hợp:52 Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; hoặc đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; hoặc đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự; hoặc trường hợp cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc vụ việc khác có liên quan. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp vụ án rơi vào các trường hợp:53 Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; hoặc trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận; hoặc người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; hoặc người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu; hoặc các trường hợp phải trả lại đơn kiện quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật tố tụng hành chính mà Tòa án đã thụ lý.54 Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị; Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án, để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có 52 Xem thêm Điều 197 và khoản 1 Điều 118 Luật tố tụng hành chính 2010 53 Xem khoản 1 Điều 198 Luật tố tụng hành chính 2010 54 Xm thêm tại điểm a khoản 1 Điều 120 Luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 27 SVTH: Huỳnh Thị Canh tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại chương V Luật tố tụng hành chính.55 Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. 2.2.4. Thẩm quyền quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm56 Khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền ra một trong các quyết định sau: Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định, bản án sơ thẩm khi toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm hợp pháp và có căn cứ; Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp: Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật tố tụng hành chính;57 hoặc việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên Tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật tố tụng hành chính;58 Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. 55 Xem thêm Điều 199 và chương V Luật tố tụng hành chính 2010 56 Xem Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2010 57 Xem Chương VI Luật tố tụng hành chính 2010 58 Xem khoản 1 Điều 120 Luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 28 SVTH: Huỳnh Thị Canh 2.3. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Theo quy định tại điều 19 Luật tố tụng hành chính 2010,59 hoạt động xét xử của Tòa án gồm hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Trong đó cấp sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên và cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai nếu như bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Việc xét xử phúc thẩm được tiến hành khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Khi Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án hoặc ra quyết định, bản án, quyết định này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra bản án hoặc quyết định và bản án, quyết định này không bị kháng cáo và sẽ đi vào giai đoạn thi hành án. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được bảo đảm thi hành theo nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định.60 Thực tế cho thấy có những trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, sai lầm. Để kịp thời phát hiện nhanh, sữa chữa những sai lầm, thiếu sót, pháp luật tố tụng hành chính quy định những thủ tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà có căn cứ cho rằng bản án, quyết định đó là thiếu chính xác. Khác với xét xử phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không được coi là một cấp xét xử và một hoạt động xét xử mà đây chỉ là thủ tục xem xét lại hồ sơ vụ án để tìm ra những sai lầm, thiếu sót của bản án, quyết định đang có hiêu lực thi hành. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền.61 2.3.1. Tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm 59 Xem Điều 19 Luật tố tụng hành chính 2010 60 Xem Điều 21 Luật tố tụng hành chính 2010 61 Xem thêm Điều 212 và Điều 235 luật tố tụng hành chính 2010 Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 29 SVTH: Huỳnh Thị Canh Giám đốc thẩm là xét lại bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTh7849m quy7873n c7911a tamp242a amp225n nhamp226n damp226n c7845p t7881nh trong .pdf
Tài liệu liên quan