MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 3
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 4
II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM 6
1. Thanh toán không dùng tiền mặt trước thời kỳ đổi mới. 6
2. Thanh toán không dùng tiền mặt thời kỳ đổi mới đến nay 6
III. CÁC QUY ĐỊNH TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 7
1. Qui định chung 8
2. Qui định đối với bên chi trả (bên mua) 8
3. Qui định đối với bên thụ hưởng. 9
4. Qui định đối với Ngân hàng 9
IV. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 9
1. Pháp luật 10
2. Khoa học và công nghệ 10
3. Tâm lý 10
V. NỘI DUNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 11
1. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền 11
2. Uỷ nhiệm thu 13
3. Hình thức séc thanh toán 14
4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 17
5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 18
VI. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG 20
1. Phương thức thanh toán liên hàng 20
2. Phương thức thanh toán bù trừ 21
3. Thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 22
CHƯƠNG II 23
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 23
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 23
1. Vài nét sơ lược về Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 23
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 24
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 35
1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 35
2. Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 39
3. Tình hình vận dụng các phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 46
4. Những tồn tại và nguyên nhân trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 48
CHƯƠNG III 50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 50
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 50
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 51
1. Đào tạo cán bộ 52
2. Giải pháp về séc 52
3. Tiếp tục triển khai chủ trương mở và sử dụng tài khoản cá nhân. 53
4. Cải tiến các phương tiện thanh toán. 53
5. Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng. 55
6. Giải pháp về hiện đại hóa công nghệ thanh toán. 55
7. Công tác Marketing 56
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57
1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 57
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 58
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
MỤC LỤC 62
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới ngày 01/01/1995, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam không chỉ là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một kiểu Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ chủ yếu là huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và phát triển hoạt động như một Ngân hàng thương mại nhưng lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm là đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị trực thuộc khối xây lắp. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có trụ sở đặt tại 4B Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Cơ cấu tổ chức gồm 16 phòng ban trong đó có 8 phòng ban, 8 phòng kinh doanh trực tiếp, 2 phòng giao dịch và 3 chi nhánh huyện trực thuộc: Đông Anh, Thanh Trì , Cầu Giấy.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có 21 đầu mối, khoảng 320 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội (trang sau)
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
2.1 Những thuận lợi và khó khăn
* Những khó khăn:
Tuy là một trong những Ngân hàng ra đời từ rất sớm (cách đây đã 45 năm® nhưng mãi cho tới năm 1995 Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thanh toán. Trong quá trình chuyển đổi này Ngân hàng đã gặp những khó khăn nhất định.
Từ 01/01/1995 Ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ Ngân sách cấp trả về Tổng cục đầu tư và phát triển - Bộ tài chính hay nói cách khác là bộ phận cấp phát vốn Ngân sách tách khỏi hệ thống Ngân hàng đầu tư. Điều này đã gây ra một sự biến động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thêm vào đó Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội lại hoạt động trên địa bàn có nhiều Ngân hàng, điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Ngân hàng cũng thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trên địa bàn đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và chiến lược thu hút khách hàng.
Ban giám đốc
4B - Lê Thánh Tông
Phòng
Tín dụng 1
Phòng
Tín dụng 2
Phòng
Tín dụng 3
Phòng
Tín dụng 4
Phòng
KTĐN & TTQT
Phòng
Giao dịch 1
(Yết Kiêu)
Điểm giao dịch số 6 (Đồng Tâm)
Phòng
Giao dịch 2
Phương Mai
Điểm giao dịch số 10 (Tuệ Tĩnh)
Phòng
Nguồn vốn kinh doanh
Phòng
Tổ chức cán bộ
Phòng
Thẩm định KTKT&TVĐT
Phòng
Kiểm tra nội bộ
Phòng
Thông tin điện toán
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng
Ngân quỹ
Văn phòng
Chi nhánh Cầu Giấy
(Cầu Giấy)
Chi nhánh Đông Anh
(Đông Anh)
Chi nhánh Thanh Trì
(Giải Phóng)
* Những thuận lợi:
Mặc dù đã gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng với sự chỉ đạo linh hoạt sáng tạo kịp thời của Ban giám đốc và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Qua mấy năm chuyển sang hoạt động kinh doanh nghiệp vụ kinh tế đối ngoại bước đầu đem lại hiệu quả cao góp phần không nhỏ vào việc mở rộng đối tượng khách hàng. Sự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và sự vận dụng một cách linh hoạt có hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại trên thế giới giúp Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đứng vững và tiếp tục lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sự ra đời của Luật Ngân hàng tạo thuận lợi về môi trường pháp lý cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Trong năm 2001, 2002, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều khó khăn của sự suy giảm kinh tế thế giới và thiên tai lũ lụt trong nước, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã từng bước vững chắc hòa nhập cùng với cơ chế thị trường và là một trong những Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển, góp một phần đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện định hướng kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã triển khai đồng bộ các hoạt động kinh doanh nhằm đổi mới, mở rộng kinh doanh vừa phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung, vừa ổn định việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, Ngân hàng đã kịp thời áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình nhất là trong quá trình thanh toán với khách hàng thì giảm được thời gian luân chuyển vốn, chính xác…
2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội.
Năm 2002 cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, sự lớn mạnh của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại ở thủ đô nói riêng vả cả nước nói chung, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã từng bước hòa nhập vào xu thế chung của đất nước, tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Dựa trên nền tảng phát triển vững chắc của những năm trước cùng với sự chỉ đạo kịp thời linh hoạt và định hướng đúng đắn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Thành Uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố hfn và Ngân hàng Nhà nước cùng với truyền thống 45 năm, phát huy sức mạnh nội lực nên năm qua Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã có những bước tiến cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã giao cho và trở thành một trong những đơn vị đứng đầu hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và trên địa bàn Hà Nội.
Ngoài nhiệm vụ như các Ngân hàng thương mại thì Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội còn thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao cho hệ thống Ngân hàng Đầu tư là huy động vốn để cho vay trọng tâm trọng điểm cho đầu tư và phát triển theo kế hoạch Nhà nước.
Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội ngày càng kinh doanh có hiệu quả. Ta có thể thấy rõ kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội qua bảng (trang sau).
Qua bảng số liệu tập hợp về tình hình hoạt động kinh doanh, ta thấy như sau (Bảng 2.1)
* Về công tác huy động vốn:
Nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng, từ ngày Ngân hàng chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn Ngân sách cấp không còn. Do đó Ngân hàng buộc phải có những biện pháp hữu hiệu để tăng khối lượng vốn huy động nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
(Xem bảng 2.1 trang sau)
Nhờ vào việc đa phương hóa đa dạng hóa các hình thức và các biện pháp huy động vốn phục vụ cho việc đầu tư và đồng thời Ngân hàng cũng có nhiều biện pháp cũng như chính sách nhằm khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư có nhịp độ tăng trưởng lành mạnh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
Cụ thể, qua bảng số liệu trên ta thấy: Huy động vốn năm 2002 tăng 37,44% (số tuyệt đốt tăng 1.085.312 triệu đồng) so với năm 2001. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân của hệ thống và trên địa bàn Hà Nội.
Cơ cấu vốn huy động trong 2 năm qua cũng có một số thay đổi nhỏ được mô tả bằng biểu đồ 2.1 sau đây:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng nguồn vốn huy động năm 2001, 2002 của Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội.
Bảng 2.1 Tình hình huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
VND
ngoại tệ quy VND
Tổng số
VND
ngoại tệ quy VND
Tổng số
Huy động vốn
1.863.696
1.035.268
2.898.964
2.732.764
1.251.511
3.984.275
I. Tiền gửi
1.687.813
815.689
2.503.502
2.475.020
1.051.244
3.526.264
1. Ngắn hạn
1.485.738
476.769
1.962.507
2.387.776
843.318/
3.231.094
Tiền gửi TCKT
997.966
102.138
1.100.104
1.605.086
96.939
1.702.025
Tiền gửi tiết kiệm
397.975
228.924
626.899
435.662
729.939
1.165.601
Kỳ phiếu, trái phiếu
89.797
145.707
235.504
347.029
16.441
363.480
2. Trung, dài hạn
202.075
338.920
540.995
87.244
207.926
295.170
II. Vay TCTD
129.935
60.342
190.277
160.602
34.459
195.061
III. Nguồn vốn ODA
125
146.351
146.476
125
131.218
131.363
IV. Huy động khác
45.823
12.887
58.710
97.017
34.590
131.607
Sử dụng vốn
1.876.041
1.022.923
2.898.964
2.739.710
1.244.565
3.984.275
I. Nghiệp vụ cho vay
1.310.397
481.010
1.791.407
2.079.427
478.268
2.557.695
1. Cho vay ngắn hạn
977.489
213.732
1.191.221
1.577.048
186.538
1.763.586
2. Cho vay trung hạn
94.108
44.046
153.154
457.791
94.257
552.048
3. Cho vay dài hạn
223.779
210.515
419.729
131.218
131.218
4. Cho vay đồng tài trợ
12.718
42.304
66.255
66.255
5. Khoanh, chờ xử lý
29.586
29.586
44.588
44.588
II. Sử dụng vốn khác
565.644
541.913
1.107.557
660.282
766.297
1.426.579
Có được kết quả như trên ngoài những biện pháp, chính sách cụ thể như áp dụng lãi suất nhạy bén, thích hợp thì Ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện chương trình huy động vốn theo chỉ đạo của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Quán triệt tư tưởng coi trọng công tác huy động vốn, tiếp tục duy trì các hình thức huy động vốn đồng thời đa dạng hóa các công cụ và hình thức huy động vốn mới. Đồng thời Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại tăng thêm tiện ích cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng đã áp dụng việc huy động vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhiều kỳ hạn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
* Công tác sử dụng vốn:
Song song với công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã có những kết quả đáng khích lệ. Thực hiện mục tiêu “đi vay để cho vay”. Bước sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế như một Ngân hàng thương mại trong môi trường khó khăn đầy thử thách nhưng với quyết tâm cao và sự nhất trí từ Ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã tìm mọi cách, mọi biện pháp để duy trì và mở rộng cho vay đồng thời giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, kinh doanh tổng hợp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu và khả năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng trong điều kiện an toàn và hiệu quả, đáp ứng tối đa nhu cầu cho khách hàng mới. Do đó công tác sử dụng vốn năm 2002 đã tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với năm trước.
Được đánh giá là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Hà Nội, Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã đáp ứng một khối lượng tín dụng đáng kể phục vụ tốt cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Hoạt động tín dụng đầu t của Ngân hàng năm 2002 so với năm 2001 tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Khối lượng tín dụng năm 2002 tăng 766.288 triệu đồng (tương ứng 42,78%). Trong đó, khối lượng tín dụng trung hạn về tỷ lệ tương đối tăng khá cao 299,59% (tăng 413.894 triệu đồng).
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng cũng được tăng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2002 là 0,72% tổng dư Nợ, giảm rất nhiều so với năm 2001 (tỷ lệ nợ quá hạn năm 2001 là 1,655). Đây là một thành công lớn Ngân hàng cần phát huy hơn nữa.
Tỷ trọng các khoản cho vay cũng có một số thay đổi.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nghiệp vụ cho vay năm 2001, 2002 của Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội.
Có được kết quả như vậy là do ngay từ đầu Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã đề ra chiến lược sử dụng vốn thích hợp, thực hiện tốt các qui định trong công tác huy động vốn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của tín dụng nhanh như vậy nhưng chi nhánh vẫn luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động tín dụng, việc cho vay được chú ý chặt chẽ trong quy trình đảm bảo tính pháp lý, cho vay đúng nguyên tắc và đảm bảo chất lượng tín dụng.
* Dịch vụ thu phí bảo hành:
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ thì Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội tiếp tục mở rộng các dịch vụ Ngân hàng; bên cạnh đó cũng đề ra một số định hướng tăng dịch vụ bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu cầu trong sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Trong năm qua, doanh số bảo lãnh đạt 9.203 triệu đồng, tăng 56% so với năm 2001 (5.899 triệu đồng).
* Công tác kho quỹ:
Thấy được tầm quan trọng của công tác thanh toán là góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với sự hỗ trợ của các công trình phần mềm kế toán thanh toán trên mạng, công tác kế toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác. Mặc dù khối lượng công việc lớn do các hoạt động của chi nhánh không ngừng mở rộng nhưng công tác kế toán, kho quỹ có sự phối hợp chặt chẽ đã đảm bảo tuyệt đối an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê, chế độ an toàn kho quỹ góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội.
Tóm lại: Trong 2 năm 2001, 2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn như: các chỉ tiêu kinh tế sụt giảm, giá cả của một số hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam bị giảm mạnh và đặc biệt là sự kiện khủng bố ngày 11/09 tại Mỹ và cùng với nó là điều kiện trong nước gặp những khó khăn như thiên tai lũ lụt… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong cả nước. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động như vậy nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã không ngừng phấn đấu đê nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do Ngân hàng đã có định hướng đúng đắn như mở rộng tiếp thị quảng cáo có trọng tâm trọng điểm, nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng do đó tạo được lượng tiền gửi, tiền vay lớn ổn định để tăng khối lượng khách hàng đến với Ngân hàng nhằm tạo đà để tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2001 -2005. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần phải phấn đấu hơn nữa.
- Việc huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự cố gắng hơn nữa của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội.
- Chưa tìm được nhiều dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay phục vụ chủ trương kích cầu của Nhà nước.
- Kết quả hoạt động kinh doanh chính vẫn là tín dụng mặc dù các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh đã được đa dạng và chú trọng.
- Cần chú trọng và có bước đi thích hợp để thu hút khách hàng xuất khẩu nhằm tạo nguồn ngoại tệ ổn định, lâu dài để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngoại tệ huy động.
* Định hướng năm 2003:
Bước sang năm 2003, nền kinh tế của đất nước này đã duy trì được tốc độ tăng trưởng sau thời kỳ đổi mới, ngành Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội nói riêng đã thực hiện được vai trò của mình trong công tác phục vụ đời sống chính trị xã hội và kinh tế đất nước. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã đón nhận Huân chương độc lập và danh hiệu đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới được Đảng và Nhà nước trao tặng đã tạo niềm tin, phấn khởi và tự hào, quyết tâm phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình. Với quyết tâm cao cán bộ công nhân viên cố gắng thực hiện mục tiêu đề ra năm 2003, thực hiện cơ cấu lại Ngân hàng với phương châm cơ cấu lại và phát triển vững chắc, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, lành mạnh và nâng cao năng lực tài chính, tăng năng lực phục vụ theo cơ chế thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển vững chắc và đảm bảo an toàn hệ thống.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội luôn coi trọng công tác thanh toán, luôn ý thức được rằng mọi khách hàng khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đều mong muốn thanh toán, kịp thời, chính xác và đảm bảo an toàn tài sản cho mình. Để chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao và phấn đấu thực hiện tốt vai trò là trung gian thanh toán thì Ngân hàng phải chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thanh toán viên thành thạo nghiệp vụ và nắm chắc quy trình về thanh toán.
Từ khi pháp lệnh Ngân hàng ra đời (tháng 5/1990), Ngân hàng Trung ương đã thành lập trung tâm tin học Ngân hàng và trang bị hệ thống máy vi tính từ Trung ương đến các chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố và một số quận huyện lớn. Tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống thanh toán để phục vụ cho công tác thanh toán thay thế cho việc làm thủ công do đó hiệu quả thanh toán được nâng cao, thời gian thanh toán rút ngắn từ đó làm cho khách hàng yên tâm tin tưởng, nâng cao uy tín cho khách hàng. Đến nay chi nhánh liên tục trang bị thêm máy vi tính để đảm bảo phục vụ kinh doanh và chỉ đạo điều hành, đồng thời hoàn chỉnh nối mạng tại hội sở và 3 chi nhánh huyện.
Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội được thực hiện bằng các phương thức thanh toán sau:
- Trong phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử: Chi nhánh đã thực hiện thanh toán với các Ngân hàng cùng hệ thống bằng mạng vi tính. Điều này đã giải quyết được tình trạng thanh toán liên hàng chậm trễ. Mỗi món tiền nếu thanh toán bằng liên hàng phải mất từ 5 - 7 ngày (do phải chuyển tiền bằng thư) thì nay với phương thức mới đã có thể chuyển được ngay trong ngày. Theo quy trình này việc kiểm soát và xử lý của trung tâm kiểm soát diễn ra nhanh gọn và Ngân hàng có thể phát hiện kịp thời các khoản thất lạc… Nhờ vậy thanh toán chính xác, rút ngắn thời gian thanh toán, vốn chu chuyển nhanh.
- Trong phương thức thanh toán bù trừ Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã thực hiện thanh toán với các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Trong mỗi ngày làm việc thì thanh toán viên phụ trách khâu thanh toán bù trừ tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội sẽ đi thực hiện thanh toán bù trừ và giao nhận trực tiếp 2 phiên (buổi sáng 9 giờ và buổi chiều 13 giờ 30). Tại phiên thanh toán bù trừ, thanh toán viên giao nhận chứng từ trực tiếp với các Ngân hàng thành viên, tại bàn giao dịch thanh toán viên có đủ thẩm quyền xử lý các trường hợp phát sinh ngay tại phiên giao dịch.
Ngoài ra Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội còn tham gia thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian qua, doanh số thanh toán tăng lên một cách rõ rệt, nhất là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua bảng 2.2 “Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội năm 2001 - 2002) (Xem bảng 2.2 trang sau).
Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội tương đối cao đó là một kết quả đáng mừng. Việc thanh toán qua Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội được mở rộng không dừng lại ở thanh toán trên địa bàn mà mở rộng thanh toán ra toàn quốc. Việc thanh toán doanh số tăng lên rõ rệt cụ thể: Năm 2002 về thanh toán không dùng tiền mặt với số món là 79316 trên tổng số 104.363 món chiếm 76% tổng số món thanh toán chung đạt doanh số 11.921.332 triệu đồng nên tổng doanh số thanh toán chung là 15.018.259 triệu đồng, đạt 79% tổng doanh số thanh toán. Trong khi đó năm 2001 tổng số món thanh toán chung là 107100 đạt doanh số 14.937.982 triệu đồng, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 72828 món với doanh số là 11.670.748 triệu đồng chiếm 78% tổng doanh số thanh toán. Qua số liệu trên có thể thấy qua 2 năm, về số món thanh toán không dùng tiền mặt tăng 6488 món tương ứng tăng 250.584 triệu đồng.
Ta thấy doanh số thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm tăng, tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội là hợp lý. Năm 2001 chiếm 32% tổng số món chung đạt doanh số thanh toán 3.267.234 triệu đồng, chiếm 22% tổng doanh số thanh toán. Năm 2002 với số món thanh toán bằng tiền mặt chiếm 24% tổng số món thanh toán đạt doanh số 3.096.927 triệu đồng. Qua đây , ta thấy rằng trong hai năm qua ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã có những biện pháp tích cực giảm thấp tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt đồng thời nâng cao hình thức thanh toán không dùng tiền mặt , qua đó góp phần tạo nên thói quen sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư .
Qua đó ta thấy khối lượng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng, được củng cố và hoàn thiện và có vai trò quan trọng trong thanh toán.
Có được những kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng có sự chuyển đổi, đổi mới chủ trương chính sách của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, vận dụng kịp thời công nghệ tin học tiên tiến hiện đại trên thế giới vào qui trình thanh toán nâng cao chất lượng trong khâu thanh toán, bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và có tâm huyết với công việc của mình.
Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội thực hiện tốt một phần cũng nhờ vào công tác tiến bộ hoạt động có hiệu quả, việc chuyển tiền từ tiền mặt sang chuyển khoản diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Nhờ vậy uy tín của Ngân hàng ngày càng tăng lên tạo điều kiện tiếp tục mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới để nâng cao hơn doanh số thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng doanh số thanh toán chung của Ngân hàng.
Mặt khác, nhờ thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho quỹ nên Ngân hàng luôn duy trì được mức tồn quỹ tiền mặt, đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng nên sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng tăng. Đây cũng là một trong những nhân tố tạo niềm tin tưởng đối với khách hàng giúp thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
2. Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền điện tử giữa các Ngân hàng cùng hệ thống thanh toán bù trừ với các Ngân hàng thương mại khác, các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội và thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và hiện nay đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng với các ngân hàng khác hệ thống.
Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng công cụ truyền thống như uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, các loại séc, …. đối với hình thức thanh toán thư tín dụng trong nước ít được áp dụng. Ngân hàng chỉ thanh toán được số lượng món ít chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, riêng đối với thẻ thanh toán thì tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chưa được áp dụng mà loại hình này mới được triển khai ở một số Ngân hàng như Ngoại thương, Công thương nhưng cũng chưa phải là loại hình thanh toán phổ biến. Khi có nhu cầu thanh toán thì khách hàng thường lựa chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp nhất, vừa đáp ứng tính chính xác, an toàn trong thanh toán, vừa nhanh chóng kịp thời nhằm mang lại lợi ích kinh tế. Căn cứ chủ yếu mà khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là:
+ Qui định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán.
+ Điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị hoặc cá nhân tham gia thanh toán.
+ Mức độ tín nhiệm bạn hàng.
+ Thói quen sử dụng hình thức thanh toán.
+ Trình độ cán bộ và trang thiết bị thanh toán của Ngân hàng.
Như đã thấy trong thời gian qua thì thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trên tổng số thanh toán chung, được thể hiện qua việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội năm 2001 - 2002 như sau: (Xem bảng 2.3 trang sau)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong 2 năm 2001 - 2002 Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chủ yếu tập trung vào các hình thức thanh toán như Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, séc thanh toán. Năm 2001 doanh số hoạt động là 11.670.748 triệu đồng đến năm 2002 đạt 11.921.332 triệu đồng, tăng 250.584 triệu đồng (tăng 2,1% so với năm 2001). Trong các hình thức thanh toán trê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 61.doc