Luận văn Thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước tại bộ nội vụ

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iii

MỤC LỤC.iv

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA HOẠT ĐỘNG TUYỂN

DỤNG CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC . 9

1.1. Khái quát về thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan

nhà nước. 9

1.1.1. Khái niệm thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan

nhà nước. 9

1.1.2. Đặc điểm thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan

nhà nước. 11

1.1.3. Vai trò thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan

nhà nước. 16

1.1.4. Chủ thể, đối tượng của thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức

trong cơ quan nhà nước. 18

1.2. Quy trình thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà

nước. 20

1.2.1. Chuẩn bị thanh tra . 20

1.2.2. Tiến hành thanh tra. 23

1.2.3. Kết thúc thanh tra . 25

1.3. Nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà

nước. 27

1.3.1. Thanh tra căn cứ tuyển dụng, điều kiện đăng ký dự tuyển, thẩm

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước tại bộ nội vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ hoạt động theo quy định của pháp luật. 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện các nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ 2.2.1. Thực trạng thanh tra căn cứ tuyển dụng, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền tuyển dụng công chức 2.2.1.1. Căn cứ tuyển dụng công chức Theo Điều 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ, khi tuyển dụng công chức phải có các căn cứ sau: - Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. - Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức. - Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Qua các cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Nội vụ liên quan đến tuyển dụng công chức tại 24 Bộ, cơ quan, tổ chức và 61 tỉnh, thành phố trực thuộc 45 Trung ương cho thấy, một số cơ quan, đơn vị khi tuyển dụng công chức chưa đối chiếu với các căn cứ hoặc thực hiện nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, trong đó có các tỉnh Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ, Tây ninh, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông. Số đơn vị thực hiện đầy đủ các căn cứ tuyển dụng công chức là 67/85, chiếm 78,8%. 2.2.1.2. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức có thể xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng. Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức quy định, những người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Đủ 18 tuổi trở lên. - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng. - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. - Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ. - Có các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Qua thanh tra, phần lớn các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt về điều kiện tuyển dụng công chức, đề ra các tiêu chuẩn tuyển dụng.Tuy nhiên vẫn còn một số cơ quan, đơn vị khi thông báo công khai còn thiếu các điều kiện theo quy định. Một số cơ quan, đơn vị khi xây dựng căn cứ tuyển dụng công chức còn chưa xác định, mô tả vị trí việc làm đối với vị trí dự tuyển; quy định các điều kiện khác chưa phù hợp với quy định, như phải có bằng đại học chính 46 quy, quy định có kinh nghiệm công tác.Trong kỳ thi tuyển công chức năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Tây Ninh quy định thêm điều kiện dự tuyển đối với người dự tuyển không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh là không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức. Có đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu của vị trí tuyển dụng chưa phù hợp với Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt; bổ sung điều kiện dự thi nhưng không báo cáo Bộ xem xét, phê duyệt hoặc có hồ sơ dự thi không đáp ứng đầy đủ tiêu chí quy định nhưng vẫn được Hội đồng thi tuyển đánh giá đạt tiêu chuẩn để được dự thi. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Tây Ninh quy định điều kiện đăng ký dự tuyển và phê duyệt nhu cầu tuyển dụng của một số vị trí việc làm yêu cầu chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng. Số các cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng quy định về điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức không nhiều, gồm 05 đơn vị: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tây Ninh, Khánh Hòa, chiếm khoảng 5 %. 2.2.1.3. Thẩm quyền trong tuyển dụng công chức Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2018 và các văn bản hướng dẫn, thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước gồm các cơ quan sau: a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý; b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý; d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý; 47 Các cơ quan, đơn vị được thanh tra đều thực hiện đúng thẩm quyền tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2010/NĐ-CP và Thông tư 13/2010/TT-BNV. Các cơ quan, đơn vị được phân cấp tuyển dụng công chức đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt theo quy định. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, quy định cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước bao gồm: a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý; b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý; d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 quy định thêm thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước cho tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. 2.2.1.4. Thành lập Hội đồng thi tuyển, xét tuyển công chức Căn cứ vào số lượng người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan 48 có thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển khi tổ chức thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ chức xét tuyển.Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức (dưới 30 thí sinh), bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giúp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng công chức theo quy định. Khi thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức một số cơ quan, đơn vị ban hành quyết định thành lập nhưng không đúng thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP là 05 - 07 thành viên(Hội đồng thi tuyển công chức năm 2014 ở Tây Ninh có 09 thành viên; Bình Dương: 10 thành viên; Đồng Tháp: 06 thành viên; Bộ Tài nguyên và Môi trường: 10 thành viên;). Hội đồng thi tuyển công chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Y tế, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập trước khi hết thời hạn nhận hồ sơ tuyển dụnglà không đúng quy định Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Hội đồng tuyển dụng công chức tại Bộ Y tế năm 2014 không có Phó Chủ tịch Hội đồng là không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2010/NĐ-CP. Ở một số cơ quan, đơn vị bố trí Trưởng Ban phúc khảo đồng thời làm Trưởng Ban chấm thi (Kiên Giang); thành viên Ban coi thi đồng thời là thành viên Ban chấm thi (Hà Tĩnh). Tại Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, thành viên Ban phúc khảo cũng là thành viên Ban chấm thi. 2.2.2. Thực trạng thanh tra thi tuyển công chức 2.2.2.1. Các môn thi và hình thức thi Điều 8 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định các môn thi và hình thức thi tuyển công chức bao gồm: - Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính 49 nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. - Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. - Môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc thiểu số. - Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau: - Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau: + Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; + Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. 50 - Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên. Nhìn chung các cơ quan, tổ chức được thanh tra thực hiện tốt quy định về môn thi, hình thức thi tuyển công chức. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học, thời gian làm bài thi ở một số kỳ thi không đúng quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP. Tại Hội đồng thi tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ quy định thời gian làm bài thi môn Kiến thức chung và Nghiệp vụ chuyên ngành thi viết 120 phút; môn Ngoại ngữ thi viết 60 phút hoặc thi vấn đáp, thời gian từ 15 đến 30 phút; môn Tin học văn phòng thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 30 phút;Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2017 không tổ chức thi viết môn chuyên ngành. Tại kỳ thi tuyển dụng công chức năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban chứng khoán - Bộ Tài chính, Hội đồng tuyển dụng đã để thí sinh ngồi gần nhau sử dụng cùng một đề thi trong môn thi trắc nghiệm tin học và ngoại ngữ là không đúng Khoản 4 Điều 11 Quy chế thi tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Các cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng quy định về môn thi và hình thức thi công chức không nhiều. Có 06 cơ quan, đơn vị, chiếm 7,1%. 2.2.2.2. Ra đề thi, chấm thi và công bố kết quả thi tuyển Điều 11 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định nội dung đề thi phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; kết cấu đề thi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Mỗi đề thi phải có đáp án và thang điểm chi tiết. Đề thi phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi trắc nghiệm, phải chuẩn bị ít nhất 51 02 đề thi chính thức và 02 đề thi dự phòng. Thí sinh ngồi gần nhau không được sử dụng đề thi giống nhau. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi vấn đáp, phải chuẩn bị ít nhất 30 đề thi, được nhân bản để thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên. Kết quả thanh tra cho thấy, phần lớn các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt các quy định trong khâu ra đề thi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, đề thi môn Kiến thức chung quá dài, không phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh, thang điểm các câu hỏi thi không phù hợp. Ban đề thi của kỳ thi tuyển dụng công chức năm 2013 do Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương không bảo đảm bí mật đề thi, đáp án thi. Hội đồng thi tuyển công chức tại Nghệ An, Tuyên Quang không thành lập Ban đề thi; các môn thi trắc nghiệm chỉ có 01 đề chính thức và 01 đề dự phòng; cho thí sinh ngồi cạnh nhau cùng sử dụng một đề thi. Kỳ thi tuyển công chức tại Quảng Bình năm 2010 và Hà Tĩnh năm 2015 khi xây dựng đề thi không ghi thang điểm từng câu hoặc không có thang điểm chi tiết cho đáp án môn thi kiến thức chung. Điều 16 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định thành viên chấm thi căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt để chấm thi; mỗi bài thi được 02 thành viên chấm thi độc lập. Điểm của bài thi phải được thành viên chấm thi ghi rõ bằng số và bằng chữ vào phần dành để ghi điểm trên bài thi và trên bảng tổng hợp điểm chấm thi, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của 02 thành viên chấm thi ở bên cạnh nơi ghi điểm đã sửa chữa. Qua công tác thanh tra, nhận thấy việc chấm thi ở nhiều cơ quan, đơn vị có nhiều hạn chế. Tại Hội đồng thi công chức của tỉnh Hà Giang, Kiên Giang, Kon Tum đáp án các đề thi không có thang điểm chi tiết; chấm thi chưa sát với 52 đáp án, không phản ánh mỗi bài thi được 02 giám khảo chấm độc lập. Hội đồng thi tuyển công chức tại Nghệ An, Tuyên Quang xác định điểm thành phần của các câu hỏi thi không phù hợp. Việc tổ chức thi tuyển công chức tại Quảng Bình năm 2010 và Hà Tĩnh năm 2015 còn có một số nội dung thực hiện không đúng quy định như: không ghi thang điểm chi tiết cho đáp án môn thi kiến thức chung; việc chấm thi đối với một số bài thi chưa sát với đáp án, thang điểm; danh sách kết quả thi tuyển công chức không dự kiến người trúng tuyển; kỳ thi tuyển dụng năm 2012 của Bộ Tài nguyên và môi trường: đáp án của một số môn thi không ghi chi tiết nội dung và điểm của từng ý trong câu; Một số bài thi chấm chưa sát đáp án, có bài thi điểm tổng hợp chưa thống nhất với điểm chấm chi tiết hoặc điểm chấm lần đầu bị gạch để ghi điểm chấm phúc khảo. Thanh tra hoạt động thi tuyển công chức năm 2016 cho thấy, Hội đồng thi tuyển công chức ở Tây Ninh, Đắk Lắk, Nghệ An, đáp án không bám sát với câu hỏi thi, thang điểm cho từng nội dung không phù hợp. Ở các Hội đồng thi này còn cósai sót trong việc chấm điểm môn ngoại ngữ, tổng hợp điểm chưa phù hợp với quy định tại Điều 16 Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV; Tại Bộ Giao thông vận tải có 01 kỳ thi chỉ lấy kết quả điểm chấm của 01 cán bộ chấm mà không tính bình quân điểm chấm của 02 cán bộ chấm khi điểm chấm chênh lệch từ 10% trở xuống giữa 02 cán bộ chấm; 03 kỳ thi có một số bài thi ngoại ngữ, tin học tổng hợp điểm không chính xác so kết quả đã chấm, chấm điểm chưa sát đáp án, thang điểm tuy nhiên không ảnh hưởng kết quả tuyển dụng;01 kỳ thi có một số phiếu chấm thi có sửa chữa điểm nhưng không có chữ ký xác nhận bên cạnh phần sửa chữa là không đúng quy định tại Điều 16 Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Một số phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm có sửa số điểm nhưng không có chữ ký của 02 giám khảo tại Hội đồng thi tỉnh Long An, Hà Giang là 53 thực hiện không đúng quy định tại Khoản 3 Điều 16 Quy chế thi tuyển; có bảng tổng hợp điểm nhưng không ghi số điểm trung bình. Tại Hội đồng thi tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Yên Bái, một số khâu trong quá trình tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo chưa được lập thành biên bản; sau khi có kết quả thi, Hội đồng tuyển dụng công chức không gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển tới người dự tuyển. Tại Hội đồng thi tỉnh Đắc Nông, Bạc Liêu, việc điều chỉnh vị trí tuyển dụng và chỉ tiêu tuyển dụng, phê duyệt kết quả tuyển dụng bổ sung đối với công chức sau khi có kết quả thi tuyển là không đúng quy định. Tại nhiều Hội đồng thi tuyển công chức như Tiền Giang, Bạc Liêu, Lai Châu, thời gian chấm phúc khảo tại kỳ thi năm 2014 kéo dài so với quy định. Ở một số Hội đồng thi, các câu hỏi thi vấn đáp có đánh dấu vào đề thi; thí sinh trả lời trong phần thi vấn đáp tốt hơn nhưng lại được số điểm thấp hơn thí sinh khác. Việc Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt báo cáo kết quả thi tuyển thông qua Tờ trình do Vụ Tổ chức cán bộ lập mà không ban hành quyết định công nhận kết quả thi tuyển là không đúng với quy định (đây là nhiệm vụ của Hội đồng thi lập). Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Long An, Hà Giang đã gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chưa phê duyệt kết quả trúng tuyển là thực hiện không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Tỉnh Bạc Liêu, Nam Định, Hà Giang không niêm yết công khai kết quả thi tuyển, không lập danh sách dự kiến người trúng tuyển để niêm yết tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử theo đúng quy định. Qua công tác thanh tra cho thấy, các cơ quan, đơn vị được thanh tra đã chấp hành tương đối tốt các quy định về ra đề thi, chấm thi và công bố kết quả thi tuyển. Các vi phạm xảy ra nhiều ở khâu chấm thi: thành viên chấm thi không 54 bám sát vào nội dung bài thi và đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt; mỗi bài thi được 02 thành viên chấm thi độc lập. Đây là hạn chế khá phổ biến trong chấm tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. Số cơ quan, đơn vị vị phạm các quy định trong chấm thi môn Kiến thức chung là 31/85, chiếm 36,5%. 2.2.3.Thực trạng thanh tra việc tuyển dụng công chức trong trường hợp đặc biệt Các cơ quan, đơn vị được thanh tra tuy đã thực hiện tốt các quy định về việc tuyển công chức trong trường hợp đặc biệt, nhưng một số cơ quan, đơn vị đã không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch hoặc có thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng không đúng thành phần và số lượng thành viên theo quy định. Tỉnh Nam Định, Tây Ninh, Thanh Hóa không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch mà sử dụng Hội đồng tuyển dụng công chức của tỉnh để thực hiện việc xét duyệt là không đúng với quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Qua công tác thanh tra, Thanh tra Bộ Nội vụ nhận thấy có một số cơ quan, đơn vị quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được tuyển dụng công chức không qua thi tuyển theo chính sách thu hút của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa đúng (chủ yếu ở các tỉnh). Quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên của một số cơ quan, đơn vị có nội dung không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.Các tỉnh quyết định tuyển dụng công chức không qua thi tuyển theo chính sách thu hút đối với 116 trường hợp:Nghệ An: 77 trường hợp; Quảng Ninh: 16 trường hợp; Quảng trị: 33 trường hợp không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Tỉnh Nghệ An, Thành phố Cần Thơ tuyển dụng công chức không qua thi 55 tuyển đối với một số trường hợp không đúng quy định; sử dụng kết quả thi tuyển của tỉnh khác để ra quyết định tuyển dụng công chức là không phù hợp. Trước khi tổ chức kiểm tra, sát hạch, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định về hình thức và nội dung sát hạch là không đúng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV (phải do Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện).Hội đồng kiểm tra, sát hạch của Bộ Tài chính tuyển dụng đặc biệt công chức của 07 đơn vị trực thuộc năm 2017 nhưng không báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về hình thức, nội dung sát hạch trước khi tổ chức sát hạch là không đúng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2012/TT-BNV. Tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để kiểm tra, sát hạch về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí việc làm cần tuyển đối với các trường hợp tuyển dụng đặc biệt theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV.Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch tỉnh Long An là Phó Giám đốc Sở Nội vụ là không đúng với quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV (phải là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức). Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận 04 trường hợp đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước mà không gửi văn bản lấy ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ trước khi tuyển dụng. Tại tỉnh Bình Định, Tiền Giang có 08 trường hợp không có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ và 04 trường hợp được tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển theo chính sách thu hút của tỉnh là không đúng quy định.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh này cũng không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch mà giao cho các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hoặc có thành lập nhưng không có tài liệu thể hiện việc đã tiến hành kiểm tra, sát hạch trình độ, năng lực của các ứng viên; không có văn bản 56 báo cáo Bộ Nội vụ sau khi quyết định tuyển dụng các trường hợp là viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tại tỉnh Lâm Đồng, Bạc Liêu năm 2018 có 06 trường hợp (Lâm Đồng có 04 trường hợp; Bạc Liêu có 03 trường hợp) tại thời điểm có quyết định tuyển dụng công chức không qua thi tuyển chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, trong đó có 03 trường hợp có bằng đại học chưa đủ 05 năm; 04 trường hợp chưa có đủ thời gian công tác 60 tháng trong ngành, lĩnh vực cần tuyển là thực hiện không đúng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV. Hội đồng kiểm tra, sát hạch ở các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đắc Nông không báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hình thức và nội dung sát hạch trong tuyển dụng các trường hợp đặc biệt; có 35 trường hợp trước khi được tuyển dụng nhưng người được tuyển dụng có thời gian làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển không đủ 60 tháng (không kể thời gian tập sự, thử việc) là không đúng quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Việc tuyển dụng đặc biệt đối với những người tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ trong nước; những người tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung dài hạn loại giỏi tại các trường công lập trong nước và con liệt sỹ tại Nam Định, Vĩnh Phúc là không đúng đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với các trường hợp được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển tại UBND Thành phố Hà Hội và Lâm Đồng đã tiếp nhận không qua thi tuyển đối với một số trường hợp chưa đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn và quy trình xem xét tiếp nhận; số lượng thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch không đúng theo quy định và không quy định tự giải thể sau khi 57 hoàn thành nhiệm vụ là không đúng quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Hậu Giang đã ban hành quyết định quy định về chính sách thu hút để tuyển thẳng vào công chức không qua thi tuyển đối với một số trường hợp không đúng với đối tượng được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Số lượng thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch các trường hợp tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt không đúng quy định tại Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV (quy định có 05 hoặc 07 thành viên). Nhiều trường hợp là viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được thủ trưởng các cơ quan, tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc, Kiên Giang biệt phái, trưng tập đến công tác tại cơ quan hành chính nhà nước sau đó được xét chuyển thành công chức. Hội đồng kiểm tra, sát hạch công chức không qua thi tuyển của tỉnh Hưng Yên, Nam Định không báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định về hình thức, nội dung sát hạch. Bộ Y tế khôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thanh_tra_hoat_dong_tuyen_dung_trong_co_quan_nha_nu.pdf
Tài liệu liên quan