Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ. 3

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU. 4

PHẦN MỞ ĐẦU . 5

1. Lý do chọn đề tài. 5

2. Lịch sử vấn đề. 5

3. Đối tượng nghiên cứu . 9

4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu. 9

Chương 1: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG THƠ HOÀNG CẦM . 11

1. Vấn đề chất thơ. 11

2. Chất trữ tình trong thơ Hoàng Cầm. 13

Chương 2: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM. 42

1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật thơ. 42

2. Tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, từ tư duy lãng mạn đến tư duy tượngtrưng. 44

KẾT LUẬN . 92

pdf107 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng đôi mắt, vừa được nhìn bằng cảm giác. Ông luôn cảm giác thế giới bằng con mắt thơ vừa nữ tính vừa u huyền lo âu. Ông cảm giác trong cái nghiêng ngửa của đất trời, cái chập chờn của mộng ảo, cái mờ mịt của khói sương. Trong "Những thế giới nghệ thuật thơ”, Trần Đình Sử viết: "Thơ lãng mạn đem lại một nguyên tắc miêu tả mới" : "Tả chân sự vật bằng trực cảm mang nội dung tâm lý va tưởng tượng” (86 - tr50). Ở đây Hoàng Cầm không chỉ tả chân sụ vật bằng trực cảm mà thường là sự vụt hiện của dòng vô thức giữa những câu thơ, bài thơ lồ lộ cảm xúc . 3. Hoàng Cầm xuất hiện như là những nhà thơ kháng chiến nhưng chỉ có 2 bài khá hay được biết đến. Đó là bài "Đêm liên hoan" và "Bên kia sông Đuống. Bài sau nổi tiếng hơn và nổi tiếng đến ngày nay cũng chỉ vì cái dáng đời "Nằm nghiêng nghiêng” của con sông ám vào đời ông. Thời đại mới đương nhiên, cảm xúc mới. Tuy nhiên Hoàng Cầm không đi theo con đường của Tố Hữu, của Xuân Diệu, của Chế Lan Viên. Ông cũng không di theo những tìm tòi về hình thức mới của Nguyễn Đình Thi, Trần Dần một cách thái quá. Đặc biệt sau năm 1954 cho đến suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả nước lên đường, còn ông thì lặng lẽ, âm thầm và chắt chiu. Ông không hòa vào cái “ta" của thời đại mà trở về với cội nguồn, cái "cội nguồn đầy ải thơ ông. Do đó nguồn cảm xúc của thơ ông có khác. Nó trở về với chính bản thể của ông : "Tôi về nhặt lá đáy khe Ném lên cao ..... lặng mình nghe .... thật người" ( Tu ) Có lẽ vì vậy mà thơ ông không mang cái âm hưởng dạt dào, hùng tráng của "sử thi” dân tộc, cũng không mang cái mặc cảm bị bỏ rơi. Chất thơ ông như chính con người ông, tâm hồn ông, một tâm hồn dành trọn cho thi ca . Nghiên cứu những điều này để thấy rõ tư duy nghệ thuật của thơ Hoàng Cầm mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần sau : Chương 2: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM 1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật thơ. 1.1. Sáng tạo nghệ thuật là một lĩnh vực của hoạt động tinh thần. Nó là biểu hiện cụ thể của tư duy tinh thần trong quá trình nhận thức và chiếm lĩnh thế giới. Từ thời cổ đại thơ ca được xem như là biểu hiện của ý thức thần thoại,của tư duy thần thoại trong quá trình khám phá những huyền bí của thế giới. Lịch sử phát triển của nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng là lịch sử phát triển của các kiểu tư duy nghệ thuật. Mỗi thời đại, mỗi dân tộc đều có những phương thức hhận thức và chiếm lĩnh thế giới khác nhau. Mỗi nhà văn, nhà thơ, do đó cũng có những kiểu tư duy nghệ thuật khác nhau. Trong "150 thuật ngữ văn học" Lại Nguyên Ân cho rằng tư duy nghệ thuật là" một dạng hoạt động trí tuệ, nhằm sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Và ông viết tiếp:"Bẩn chất, thực chất của tư duy nghệ thuật bị quy định bởi phương thức vừa tinh thần vừa thực tiễn của việc chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật bởi tính chất của việc phản ảnh thế giới bằng nghệ thuật (4 - tr 368). Như vậy bản chất của tư duy nghệ thuật theo ông bị quy định bởi các phương thức, các phương tiện nghệ thuật "Những nét tiêu biểu của tư duy nghệ thuật là : Tính chọn lọc cao về thẩm mỹ, tính liên tưởng, tính ấn dụ". Như vậy các phương thức, phương tiện nghệ thuật là hình thức, là "cái biểu đạt” của tư duy nghệ thuật. Hegel, nhà Mỹ học cổ điển Đức trong phần bàn luận về “Tác phẩm nghệ thuật với tính cách một sản phẩm của hoạt động con người” nhận xét: "Nhu cầu chung về nghệ thuật là xuất phát từ các cố gắng hợp lý của con người muốn nhận thức một cách tinh thần cái thế giới bên ngoài và cái thế giới bên trong bằng cách hình dung nó là một đối tượng ở đấy y nhận ra cái "tôi" của y. Mặt khác, y làm cho nhu cầu này về tự do tinh thần được thỏa mãn bằng cách nhận thức cái tồn tại là cho mình và mặt khác. Ở chỗ y thể hiện ra ngoài các tồn tại ấy vì mình và bằng cách nhân đôi mình lên làm cho cái tồn tại ở trong nội tâm của y trở thành trực quan và có thể nhận thức được đối với y và đối với những người khác? (44 – tr.98). Cái mà Hegel gọi là "nhận thúc tinh thần" "nhận thức cái tồn tại cho mình" chính là tư duy nghệ thuật dưới góc độ là một hoạt động chủ quan đặc thù của chủ thể thẩm mỹ. Quan niệm có tính chủ quan duy mỹ ở đây của Hegel nhằm mục đích loại trừ các hoạt động lý tính trong nhận thức nghệ thuật, phân biệt tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học. Tu duy khoa học là tư duy logic luôn phát triển theo hướng trừu tượng hóa, khái quát hóa và vô hình hóa. Còn tự duy nghệ thuật thì cụ thể hóa, hình tượng hóa,là "sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thúc chủ quan" (93 – tr.54). Tư duy nghệ thuật cho phép chúng ta nhận thức được những thế giới vô hình, cái tiềm thức, cái vô thức. cái thế giới bất định của con người "dấu hiệu cốt yếu của tu duy nghê thuật là tính giả thiết, là năng lực suy tư cái bất định. Những giả thiết được tạo dựng, các mảng hiện thực "vô hình" được soi rọi, cái khoảng trống và sự "không biết" được khắc phục, tất cả đều nhờ cái tưởng tượng năng sản hiện diện ở hoạt động nghệ thuật như chất xúc tác của tư tưởng sáng tạo" (4 - tr370) . 1.2/- Như vậy chúng ta đã nắm được bản chất đặc trưng của tư duy nghệ thuật. Vậy tư duy nghệ thuật được biểu hiện cụ thể như thế nào trên tác phẩm nghệ thuật? ở đây chúng ta nói đến văn học và cụ thể là thơ ca. Vậy tư duy nghệ thuật được biểu hiện cụ thể như thế nào trên văn bản thơ ca? Lại Nguyên Ân trong "150 thuật ngữ văn học” cho rằng:"tư tưởng, quan niệm của tác phẩm được xây dụng trên cơ sở tư duy nghệ thuật, việc lựa chọn các phương tiện biểu hiện cũng dựa trên cơ sở tư duy nghệ thuật' (4-tr 370). Như vậy tư tưởng, quan niệm của tác phẩm được xây dựng trên cơ sở tư duy nghệ thuật, việg lựa chọn các phương tiện biểu hiện là sự hiện thực hóa của tư duy nghệ thuật . Trước hết tư duy nghệ thuật được biểu hiện ở cái "tôi" cá nhân,Nguyễn Bá Thành cho rằng : "Đặc điểm quan trong nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy (93 - tr56). Cái tôi vừa là chủ thể thẩm mỹ vừa là phương tiện biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Tìm hiểu cái “tôi” của nhà thơ tức là đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, của nhà thơ . Thế nhưng quan trọng hơn, đặc biệt hơn đối với thơ đó là ngôn ngữ: "Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy” (Saussure) "Thơ là một nghệ thuật tự biểu hiện bằng ngôn ngữ: (Humbolt); (Dẫn theo Hà Minh Đức - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại - NXB Giáo Dục) không có ngôn ngữ thì không có thơ ca. Ngôn ngữ trong văn chương là ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc biệt đối vôi thơ nó là một thứ "siêu ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ ca trong quá trình phát triển của nó không chỉ làm chức năng truyền đạt, thông báo, không chỉ là cống cụ của tư duy nghệ thuật mà còn là mục đích của nghệ thuật. Quan niệm trên của Jacobson cho phép chúng ta tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà thơ ở chiều sâu nhất, tinh vi nhất, khám phá được tâm hồn. cảm hứng thẩm mỹ của nhà thơ. Nguyễn Bá Thành trong công trình nghiên cứu "Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại” cũng cho rằng “Ngôn ngữ thơ, đối với nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện, vừa có ý nghĩa mục đích (93 - tr64) . Thể thơ cũng là một phương diện quan trọng của tư duy nghệ thuật. Thể thơ chính là sự biểu đạt đời sống tâm hồn của nhà thơ "khi nhà thơ lựa chọn một thể nào đó để sáng tác cùng có nghĩa là lựa chọn một khả năng diễn đạt phù hợp với điệu thức tâm hồn mình, phù hợp với cảm xúc cần bộc lộ. Do vây. đề cập đến thể thơ cũng là đề cập đến một phương diện của tư duy nghệ thuật” (25 – tr122). Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu văn học, mỗi tác giả đều thành công ở những thể loại nhất định. Đối với thơ cũng vậy;các thể thơ biểu hiện sự vận động của tư duy nghệ thuật thơ. Thể thơ, do đó không chỉ là hình thức của thơ ca;mà còn là mạch tư duy của nhà thơ theo những hệ thống nhất định. Nó là một chỉnh thể của cấu trúc tư duy nghệ thuật. Nguyễn Bá Thành cho rằng "còn tư duy thơ biện đại và sự vận động giải tỏa. phát triển theo mạch thẳng, tiến tới một triết lý" (93 - tr334). Thể tho cho phép nhà thơ biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của mình theo những hệ thống logic nội tại . 2. Tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, từ tư duy lãng mạn đến tư duy tượng trưng. 2.1. Cái “tôi” trong thơ Hoàng Cầm – từ cái “tôi” khẳng định đến “tôi” hoài nghi, cái “tôi” vô thức: Sáng tác thơ ca là một quá trình biểu hiện, là cảm hứng rung động mãnh liệt của chủ thể thẩm mỹ. Hegel viết "nguồn gốc và điểm tựa của nó là chủ thể, và chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nội dung (dẫn theo 34 - tr61). Thợ ca từ xưa đến nay luôn đề cập đến cái tôi. Quá trình phát triển của cái tôi là quá trình phát triển của tư duy nghệ thuật, ở thơ cổ cái tôi luôn được ẩn giấu, luôn bị che khuất bởi những quan niệm xã hội. ở thơ lãng mạn cái tôi là khát vọng khẳng định mãnh liệt với thơ hậu lãng mạn đã có những bước phát triển khác, nó trở về với những hoài nghi, những dục vọng của tiềm thức vô thức. nó đối diện vói sự sống - cái chết (trừ thơ ca cách mạng với cái "ta" hoành tráng lấn át cái tôi). Hoàng cầm, nhà thơ hậu lãng mạn Việt Nam khởi đi từ cuối cái "tôi" của thơ lãng mạn đến cái tôi của tượng trưng, ông có những khát vọng về bản ngã của mình nhưng ông cũng biểu hiện những hoài nghi, những suy ngẫm, những khoảnh khắc của dòng vô thức chợt hiện . 2.1.1- Cái "tôi” cá nhân trong thơ Hoàng Cầm trước hết là cái tôi của "bản ngã đòi được khẳng định", ông có cái tôi vừa khát khao vừa lạc lõng, vừa cô độc. Ở phương diện này. nó là cái tôi lãng mạn. Ông tự họa mình : "Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh Đì mài tìm sim chẳng chín" (Về với ta) "Ta con chào mào khát nước về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm " (Về với ta) "Ta con chim cu về gù rặng tre Đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng " (Về với ta) "Ta con phù du ao trời chật chội Đứng cánh bèo, đo gió lặng tìm sao" (Về với ta) Trước hết ta nhận thấy cái ''tôi” khẳng định ở ông. Nhưng nó là sự khẳng định mất mát. ông đang cố tìm kiếm trong sự mất mát, trong cái lỡ làng, dang dở mạch tư duy. Cái tôi của ông dường như luôn hướng về nơi bất định . Không phải một mà nhiều lần, Hoàng Cầm luôn so sánh mình với những con vật, những con vật bé nhỏ thu mình trong "chiếc đảo hồn tôi” " Đã đi cá Đườg kiếm chân rêu có nghe dế gọi Hẳn là con dế sầu đi Ong rưng rưng bay đứng nắng mai hoa mướp rơi đầy cổng ngõ Tổ chích chòe cây mít tiếng chân truyền kẽ lá phân vân" . (Đi mãi) Ở đây không phải là tư duy bằng phương tiện của con ong, cái kiến mà là những tiếng vọng mơ hồ của một cái " tô i ” luôn ẩn chứa. tiếng vọng của tuổi thơ, một tuổi thơ "hao hao cổ tích mờ xanh tuyệt cùng". Như đã nói ở phần trước Hoàng Cầm mang một cái tôi khát khao . " Khát dòng sông em Sóng sánh bờ mi cong" (Phía sau thư cầu hôn) ' Khát hôm mai cháy khôn nguôi Nuột nà răng cắn tím môi nôi tình" (Thêm) " Nước khát chiều sóng ngực em đâu" (Lỡ hẹn sông Hương) "Những khao khát một đêm dài trắng muột Ấm êm em trong trắng thịt da đêm " (Nhớ xa) Cái tôi khát khao ấy đi liền với cái tôi say mê : "Cơn say cuối đời Cứ ngồi mà thương" (Phía sau thư cầu hôn) " Và dai dắng em ơi Là cơn say khái lá " (Nhớ ...lá) "trên ngực tròn hương tím thức đêm say" Cái tôi khát khao, say mê trong thơ Hoàng Cầm khác với cái tôi khát khao giao cảm của Xuân Diệu "Hỡi xuân hồng. ta muốn cắn vào ngươi” và cũng khác với cái say của Vũ Hoàng Chương. "Đưa hồn say về tận cuối trời Quên". Cái tôi khát khao và say mê của Hoàng Cầm luôn được kìm nén, được dồn nén. Đó là một cái tôi chứa đầy ẩn ức, những ẩn ức của tuổi thơ, những ẩn ức của cuôc đời. Tất cả những ẩn ức đó không phải được ông cố tình giãi bày trên trang thơ, mà nó cứ thoáng chợt hiện lên từ cõi tâm linh, từ trong vô thức . Nhưng trước hết cái tôi Hoàng Cầm là cái tôi tiếp theo của mạch tư duy lãng mạn. Nó là cái tôi của tình yêu. Chính xác hơn nó là cái tôi trăn trở kiếm tìm. Cái tôi đầy trắc trở của ông là hình bóng của sự mải miết kiếm tìm : "Em mười hai tuổi tìm theo chị Qua cầu Bà Sấm bến Cô Mưa Đi ... ! ngày tháng lụi tìm không thấy Giải yếm lòng trai mãi phất cờ" (Quả vườn ổi) Sự tỉm kiếm tình yêu ở ông như một trò chơi cút bắt. Cái "tôi" ấy cứ như mải miết đi về nơi vô cùng, vô tận. Nơi ấy dường như là hư vô, dường như là tiếng vọng của miền tâm linh sâu thẳm : " Từ thuở ấy em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời!.. - Ới Diêu bông !.. " (Lá Diêu Bông) Tiếng vọng ấy chính là tiếng gọi thảng thốt của một tâm hồn ngập tràn những cô đơn, những mất mát những đau thương, những hy vọng le lói. Tất cả như cứ trĩu nặng trên đôi vai cỏ độc . "Bỗng dưng gió biển ngập hồn tôi Một ánh buồn le lói ngập tràn Một dáng gầy băng qua xứ tuyết Một miền danạ dờ nép đơn côi" (Ngỏ với gió biển) Và sự cô đơn thật đáng thương cho cái tôi đi hết nẻo đời và đi hết hành trình thơ ca . "'Bảy mươi đứng phía ngoẹo cười Tám mươi đứng khóc nẻo đời chưa khô " (Hai ngả) "Coi ly tan xé cuộc này Phó xa một bóng âm đầy số khong" (Thua một không) Có những bài thơ đọc qua thấy thật bình thường không có gì đặc sắc. Nhưng đọc kỹ mới thấy cái bùi ngùi, cái hụt hẫng, cái đoạn kiếp trong con người Hoàng Cầm. Ở đó cái "tôi” cứ ám ảnh ta một nỗi buồn sâu lắng, cái buồn thương cho một thân phận đang nuốt nghẹn ; "Tiễn em sang sân bay Đưa em về nhà chồng Đưa em xuống nghĩa trang Đưa em vào hư không Giờ này em bay rồi Kiếp này bao giờ xong" (Tiễn đưa) Bài thơ xem qua thật bình thường nhưng ẩn chứa một cái tôi đầy tâm trạng. Không đau đớn, không gào khóc. nhẹ nhàng mà chứa đựng mất mát. Ở đây mạch tư duy tâm trạng hướng đến những nỗi niềm thực hơn là hướng đến câu chữ. Hồn vía của bài thơ. Do đó có sức truyền cảm mãnh liệt. Cái ngậm ngùi của một thân phận dường như được chính tác giả bỏ quên trong tiềm thức "Tôi bỏ lại phía bên kia núi tím Tiếng hú hồn đêm nguyệt cầm long phím Bỗng bật đèn soi xác tiễn tàn nhang Tôi bỏ lại phía bên kìa núi tím Nhức nhối ngực trần căng - xe tim chìm lỉm Bến sông chiều le lói gọi xanh xưa"' (Hai phía núi) Những "tiếng hú hồn đêm" những "nhức nhối ngực trần' được bỏ lại như cứ xoáy vào âm vận của câu thơ. Nó tạo một sự bức bách, sự mất mát. Sự mất mát sau bao nhiêu kiếm tìm vô vọng . "Anh đì về phía không em Em đi về phía dài thêm bão bùng" (Hai ngả) 2.1.2- Có thể nói cái tôi tìm kiếm của Hoàng Cầm là cái tôi cô đơn mong manh dễ vỡ: "Còn một cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ. điềm tĩnh hơn. trầm lắng hơn, sâu sắc hơn nhưng lại là tiếng lòng riêng muốn giải tỏa những ẩn ức kiểu" "Men đá vàng". "Lớp men tráng lên những đau thương của cuộc đời tan vỡ" (107 – tr16). Nhưng có lẽ cái sâu sắc hơn ở đây mà nhà nghiên cứu Hoài Việt muốn nói đến là cái tôi ẩn ức, cái tôi dồn nén từ sâu thẳm của vô thức, của những trực giác kinh nghiệm. Do đó, với Hoàng Cầm bên cạnh cái tôi khẳng định đầy chất lãng mạn là một cái tôi hoài nghi. Hoài nghi với chính mình, hoài nghi sự tồn tại. Chính sự hoài nghi làm cho cảm hứng thơ ông. dường như không xác định. Cái tôi của Hoàng Cầm là cái tôi khách quan trình bày những vô định : "Em đi mãi những đường làng ngơ ngắt Nhặt lá la đan mũ chiêu quân Hát vẩn vơ lời sẩm chợ Gậy mù ngửi hơi đường lạ bóng cây rợp mát lưng gù Chiều lá dứa tít mù chong chóng Gió mát này mẹ quạt từ chênh chếch nẻo tàu trăng " (Đợi mùa) Cái hình ảnh "em đi”, “chiều”, "gió mát'" "mẹ quạt” rất thực được đặt trong bức tranh của "đường làng ngơ ngắt của "lá la đan", "lời sẩm chợ" và "nẻo tàn trăng” tạo nên một trường liên tưởng mà người đọc phải tự thể nghiệm. Cái tôi không hiện ra, nó bí ẩn, nó mơ hồ như chính cõi lòng vô định của nhà thơ. Tương tự như vậy là một đoạn thơ khác : "Dó lụa lật trang sang chữ triện quan tài . Bóng người cô ruộ t Mây uốn hàng cau cúi ngó vành môi Sông trôi xa còn ngoái về xem gót chân uyển chuyển Bao nhiêu núi đồi kinh Bắc Dịch sường thông sang xúm xít quanh hàng mi nắng đọng hồ tròng" (Đèn nhang 2 ) Có hình ảnh của một người cô rất thực với ''vành môi' với "gót chân" với "hàng mi nhưng nó lại hướng đến một thế giới khác, một thế giới xa vời ẩn chứa trong một chủ thể đầy tâm trạng, một chủ thể luôn ray rứt với hiện tại, hoài nghi hiện tai bằng những hoài vọng về quá khứ. Tứ thơ cứ như cố tình lạc đi, như cố tình dẫn người đọc đến nơi hư vô, ma quái : "Đi đâu Tràng mày xếch vòng cung Bắn nái chiều mai váng đỏ Châu chấu ma vờn cổ yếm xây" (Đền thổ) Với Hoàng Cầm ông không hề chối từ thực tại nhưng cái bóng của ông cứ lặn lội về quá khứ. Ông trình bày thực tại để trở về quá khứ, để cảm nhận những mong manh của quá khứ như một giấc mơ, cái tôi ấy là "mảnh rách' của giấc mơ: "Từ cuộng lá xưa tôi lạc lối Men bờ cong quên bẵng nẻo về Em đừng hỏi mãi tôi câu ấy Mảnh rách còn xanh quanh giấc mê " (Đừng hỏi) Đó là những "giấc mơ dang dở" những giấc mơ tàn men say ” . Cái quá khứ được cảm nhận ở một góc của tâm linh là cái dấn thân của thơ Hoàng Cầm. Nó được trải nghiệm trong một thế giới đầy những biến động, một thế giới đầy những ẩn ức luôn giày vò ông như một cơn mê kỳ là : "Chợt mê thét giữa sân Nét mác chữ thiên toạc lưng trâu mộng " (Đêm hỏa) Đó là cái mê thét của "giấc mơ dang dở" : "Coi thanh ép móng Bao giờ lim gãy đá tan Ngủ lại giấc mơ dang dở Chủm cao căng nứt mạch tằm" (Ngủ lại giấc mơ) Cái tôi của ông là cái tôi của cơn mơ, những cơn mơ vừa dữ dội, vừa âm ỉ, vừa xa vắng : "'Đùn quạ khoang mang vệt bóng trăng thừa Ném xuống cầu ao em cởi áo chiều xưa" (Gái hậu Lê ) Có lẽ chính giấc mơ đã tạo cho thơ sự liên tưởng kỳ lạ. Cái liên tưởng giữa giấc mơ mang hình "nét mác chữ thiên", giữa "chủm cao" và "mạch tằm" giữa "đàn quạ khoang' và người con gái ngày xưa đang tắm. Đó là cái liên tưởng biểu hiện sự phi lý của tồn tại, là cái ảo vọng giữa thực tại và giấc mơ. giữa hiện tai và quá khứ. Một quá khứ luôn mang mặc cảm về con người, về cuộc đời. Một quá khứ luôn ẩn chứa, luôn tiềm ẩn . Cái tuổi thơ của Hoàng Cầm, tuổi thơ của mảnh đất huê tình và lảng đảng khói sương : "Con tắm ao lội ngòi Tồng ngồng đi tìm hoa dại" ị (Đứa trẻ) Và đưa trẻ ấy cứ thơ thẩn, đan si trong niềm ảo mộng của tình ái : "Ngày chị bảo em quên Tranh tố nữ long hồ gián nhấm Mất chân đi Má đội tổ tò vò Cuốn chiếu xa rồ i thơ thẩn vách chiêm bao" (Nước sông thương) Chính vì vậy cái tôi trong thơ ông mang những ẩn ức, không phải dễ gì mà hiểu được. Nó là cái vô lý, cái phi thực tại. cái không hàm chứa nghĩa trong câu chữ: Nó toát ra như một giấc mơ cứ kéo dài, cứ ngâm xa mang một sức lan tỏa kỳ lạ . " Đành khất mắt đen anh Trầm lâm đăm chiêu nhiều chiều thiên kỷ nhớ Em hôn nồng - dạ - lan - anh hôn mê nhạt nhòa các thiên đình" (Tương biệt hành) Câu chữ có vẻ như lụa là quá xá những cái hồn thì cứ âm âm, vọng vọng . "Tiếng gì dưới ấy Cỏ phải tiếng vang Tìm tiếng vang mình Chui vào cửa hẹp Cửa khép ..." (Đêm nắng) Đó là cái tiếng vang từ sâu thẳm của chính tâm hồn nhà thơ, là tiếng vọng của một tuổi thơ luôn chất chứa tâm trạng và nỗi niềm. Tâm trạng và nỗi niềm ấy đi vào chiều sâu những bí ẩn của một thế giới siêu nghiệm, hòa tan cả hiện tại và quá khứ. giữa thực và ảo . Như vậy chúng ta có thể thấy với thơ Hoàng Cầm, trước hết đó là cái tôi luôn khát khao giao cảm. Đó là mạch tư duy của chủ nghĩa lãng mạn. Ông khởi đi từ tư duy lãng mạn và nó cứ theo suốt thơ ông. Cái tôi của ông là cái tôi của tình yêu, của tan vỡ, của những tâm trạng, những nỗi niềm. Đó là cái tôi cô độc luôn lặn lội, luôn tìm kiếm ở quá khứ, tìm kiếm trong sự vô vọng của cuộc đời, và sự hờ hững của con người. Cái tôi của Hoàng Cầm là cái tôi chấp nhận, cái tôi chứa đựng . Nhưng, bằng cái tôi Hoàng Cầm hướng đến một thế giới khác, một thế giới siêu nghiệm bí ẩn, hướng nội ở độ sâu thẳm nhất. Cái tôi ấy lặn lội ở quá khứ với những hoài nghi. những ẩn ức đã chìm sâu vào tiềm thức. Ở phương diện này tư duy thơ Hoàng Cầm, ở một mức độ nhất định chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng. Nhưng ông không phải là Bích Khê, là Nguyễn Xuân Sanh. Ông có một lối đi riêng, lối đi tìm cái thế giới vĩnh hằng. Nơi đó ông bắt gặp thơ tượng trưng như là một sự ngẫu nhiên. Do đó có thể nói với cái "tôi" trữ tình Hoàng Cầm đã mang đến cho thơ ca Việt Nam những yếu tố của thơ tượng trưng đã được đồng hóa bở i tâm hồn Việt Nam. Nó không siêu thoát, không bí hiểm. Nó cứ mờ ảo và xa xăm với nhiều trường liên tưởng, nhiều trường nghĩa . 2.2- Thể thơ Hoàng Cầm : 2.2.1- Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình đi tìm sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Với thơ ca nếu không có một hình thức thích hợp thi nhà thơ không thể bộc lộ tâm trạng vả tinh cảm của mình, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong công trình "Thợ ca Viêt Nam - hình thúc và thể loại' cho rằng . "Nhờ có hình thức thơ thích hợp nên trạng thái cảm xúc và lối cấu tứ của nhà thơ mới phong phú và đa dạng hơn" (78 - tr83). Lê Tiến Dũng thì cho rằng "khi nhà thơ lụa chọn một thể nào đó để sáng tác cũng có nghĩa là lựa chọn một khả năng diễn đạt phù hóp với điệu thức tâm hồn mình, phù hợp với cảm xúc cần bộc lộ. Do vây, đề cập đến thể thơ củng là đề cập đến một phương diện của tư duy nghệ thuật (25 – tr122). Do đó đề cập đến tư duy nghệ thuật của nhà thơ không thể bỏ qua một hình thức quan trọng là thể thơ. Thể thơ là chất liệu mà nhà thơ trình bày, gởi gắm bộc lộ. Nó chính là hình ảnh trực quan của tư duy thơ, là một phương thức biểu hiên nghệ thuật và mục đích sáng tạo nghệ thuật . Hoàng Cầm xuất hiện sau cuộc Cách mạng lần thứ nhất của thơ ca Việt Nam. về mặt thể thơ, từ thơ mới, thơ ca Việt Nam đã tiến một bước dài về thể loại vượt qua những quy phạm của thơ cổ, thơ Đường luật. Thể loại luôn mang tính lịch sử cụ thể của nó. Lê Tiến Dũng nhận xét "Trong những thời đại nhất định có những thể loại nhất định". Thơ mới đã hoàn thành sứ mệnh tạo ra thơ tự do trên cơ sở của thơ cổ. Hoài Thanh đã tổng kết thể loại thơ mới trong "Thi nhân Việt Nam" : "Thể Đường luật vừa động đến là tan. Những bài Đường Luật của Quách Tấn dầu được hoan nghênh cũng khó làm sống lại phép đối chủ, đối câu cùng các nội dung chặt chẽ của thể thơ Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh. Không hẳn là cổ phong, cổ phong ngày xưa đà thúc lại thành Đường luật thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do luật đường giản và nới ra cho nên êm tai hơn. Cũng có lẽ vì nó ra vần bằng hơn vần trắc Ca trù biến thành thơ tám chữ. Thể thơ này ra đời từ trước 1936, nghĩa là trước khi Ô. Thao Thao đề xướng yêu vận mất. Phần nhiều vần liên châu. Lục bát vận được trân trọng : ảnh hưởng của truyện Kiều và ca dao. Song thất lục bát cơ hồ chết, không hiểu vì sao. Thơ bốn chữ trước chỉ thấy trao bài vè, nay cất lên hàng những thể thơ nghiêm chỉnh. Lục ngôn thể trước chỉ thấy trong Bạch Vân Thi Tập thỉnh thoảng cũng được dùng. Từ khúc mà hồi đầu mà người ta toan đưa làm thề chính thức của thơ mới, đã chất dần cùng với thơ tự do. Luật đổi thanh rất tự nhiên trong thơ Việt vẫn chi phối hết thảy các thể thơ" (91 - tr42) Có thể nói Hoài Thanh đã tổng kết toàn bộ những cách tân về thể thơ của thơ mới. Tuy nhiên sau 1945 thơ ca Việt Nam đã có những biến chuyển khá mạnh mẽ. Bên cạnh các nhà thơ lãng mạn đi theo Cách mạng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Lưu Trọng Lư và cả Tố Hữu đã xuất hiện một lớp những nhà thơ thế hệ mới. Họ không bằng lòng với quan niệm cảm xúc mới, hình thức cũ. Họ đòi hỏi thời đại mới, cảm xúc mới, phải có một hình thức thơ mới. Đó là Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Quang Dũng và Hoàng Cầm ... Họ bắt đầu những tìm tòi mới về hình thức. Trước hết phải kể đến Nguyễn Đình Thi, ông tâm sự : "Tôi mong đi tới những câu thơ như lời nói thường mà đến một độ cảm xúc "mãnh liệt”. Nếu cần, nói hơi dài, dùng những câu dài. Nếu hơi ngắn, nói ngắn" (Dấn theo Vương Trí Nhàn 114 - tr 327). Hình thức thơ, thể thơ, theo ông phải là giai điệu, là điệu thức của cảm xúc. Cũng trong bài viết này vương Trí Nhàn kết luận "theo tôi, Nguyễn Đình Thi đã xuất phát từ một luận điểm đúng: "Hình thức cũ không đủ nữa. Thời đại mới phải tìm đến những hình thúc mới'" (114-tr330) . Hoàng Cầm, dù trước 1945 có làm một vài bải thơ nhung ông xuất phát từ không khí này, từ chủ trương đi tìm những thể nghiệm mới đặc biệt là sau 1954, sau Nhân văn Giai phẩm (tất nhiên những bài thơ trong "Về Kinh Bắc” mới chỉ được công bố xuất bản gần đây). Thể thơ Hoàng Cầm biểu hiện mạch phát triển của tư duy nghệ thuật, biểu hiện độ rung động của cảm xúc của thơ ông . Từ những đánh giá trên có thể nhận thấy những đặc trưng của thể thơ Hoàng Cầm trong bối cảnh lịch sử, cụ thể và phát triển theo những quy luật của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng . 2.2.2- Các thể thơ chủ yếu của Hoàng Cầm : Hoàng Cầm xuất bản k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_07_3029216775_2805_1872271.pdf
Tài liệu liên quan