Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ

MỤC LỤC.3

MỞ ĐẦU .6

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 6

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 7

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 12

4.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. 12

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13

6.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN. 14

Chương 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ.15

1.1.QUAN NIỆM VỀ THƠ . 15

1.1.1.Thơ để sống với đời thường và sống cùng giấc mơ phui trước. 17

1.1.2.Thơ là ô cửa mở tôi tình yêu. 21

1.1.3.Thơ tôi là mây trắng của đời tôi. 24

1.2.TỪ QUAN NIỆM THƠ ĐẾN HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG THƠ. 25

1.2.1.Con người công dân mang đậm chất lý tưởng. 27

1.2.2.Con người đời thường. 35

1.2.3.Con người trong cõi mộng và bức chân dung tự họa của nhà thơ. 54

1.2.3.1.Con người trong cõi mộng. 54

1.2.3.2.Bức chân dung tự họa của nhà thơ . 64

Chương 2: NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ LƯU

QUANG VŨ .70

2.1.CẢM HỨNG VỀ ĐẤT NƯỚC - NHÂN DÂN. 70

pdf138 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuối năm mình mới biết... Cảm nhận về thân phận con người còn được thể hiện qua trạng thái cô đơn, bất lực của bản thân nhà thơ trước những vấn đề do chính anh đào xới ra: Muôn người chết đứng lên cùng kẻ sống Những cánh tay như dấu hỏi chìa ra Những cánh tay như buồm thẳng vươn xa Trên biển rộng đợi một lời giải đáp Tôi muốn nói nhưng bốn bề gió lốc... Phải chăng tìm ra lời giải đáp ấy cũng chính là lý giải được nguyên nhân gây ra nỗi thống khổ của những thân phận hiện ra trong giấc mộng đêm ấy. Thế nhưng ở nơi "Đáy vô thức rong rêu nằm ủ rũ" của mình, Lưu Quang Vũ đành bất lực. Vì thế những nhân vật ấy luôn bị quay cuồng trong một vũ điệu bi kịch đầy tuyệt vọng: Lửa trộn mưa trong điệu nhảy quay cuồng Những mặt người như những quả chuông Sáng loe chớp giật. 61 Trong bài thơ "Giấc mơ của anh hề", Lưu Quang Vũ đã đưa người đọc vào thế giới tinh thần của những con người ở "dưới đáy xã hội", mở ra một chiều sâu cảm xúc: Giấc mơ của anh hề Mơ mình thành triệu phú Ấc-lơ-canh nghèo khổ Mỉm cười sau tấm màn nhung Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ Thằng bé mồ côi lạnh giá Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ... Ẩn đằng sau những lời thơ có vẻ khách quan ấy là cả một tâm hồn đa cảm, yêu người và hiểu người. Sự đắng cay nghiệt ngã của thân phận những con người nghèo khổ được anh thấu suốt, anh miêu tả những ước mơ của họ với một thái độ trân trọng pha lẫn xót thương. Thế giới nhân vật hiện lên trong cõi mộng của Lưu Quang Vũ rất phong phú, đa dạng gồm đủ các hạng người: từ những con người bình thường đến những bậc vĩ nhân, từ những con người của đời sống đến những nhân vật của sáng tạo nghệ thuật, từ những nhân vật có thực đến những nhân vật siêu thực... Những nhân vật ấy bao giờ cũng mang tâm trạng buồn khổ, cô đơn. Điều đó phải chăng do Lưu Quang Vũ luôn được "nhào nặn" trong nỗi buồn, vì trải qua nhiều thảm kịch của cuộc đời. Phần lớn những bài thơ này đều được Lưu Quang Vũ viết ra trong thời điểm chiến tranh nên nó gợi cho người đọc cảm giác về một thế giới bị đảo lộn, tàn khốc, vô lý: Bây giờ Người sao Hỏa mắt đèn pha Lưỡi dài bạch tuộc 62 Đã tràn xuống đen ngòm mặt đất Cánh tay ai Mọc trên tường đá rắn Ai dấu dao găm trong áo choàng Đi giữa những hình Manơcanh... (Bây giờ) Vì thế những nhân vật trong cõi mộng của anh luôn hiện ra trong sự phi lý, khác thường: Các cô gái như mèo cười rú Ông luật sư ăn mày cửa chợ Phật Thích Ca đẩy xe bán cá Cãi nhau với bác hàng thùng... (Móng tay trên đá) Không gian trong thơ Lưu Quang Vũ bao giờ cũng là không gian mặt đất và những nhân vật của anh dù là siêu thực vẫn mang bản chất của con người đời thường. Vì thế Huỳnh Như Phương đã nhận xét về Lưu Quang Vũ như sau: "Anh là kẻ mộng du đi giữa trần gian đầy biến động và cũng là người gắn bó với trần gian ngay trong những giấc mơ" [20, 107]. Khát vọng khám phá cuộc sống, khám phá thế giới tinh thần của con người, và những cảm nhận về thân phận con người về sau được anh thể hiện tập trung trong một thể loại khác, đó là kịch. Khác với thơ, trong các vở như "Hồn Trương Ba- da hàng thịt", "Lời nói dối cuối cùng", "Người trong cõi nhớ",... không gian và thời gian được anh dựng lên rất đa dạng, con người có thể thông thương với 3 cõi: mặt đất, âm phủ, thiên đường. Nhưng trong thơ cũng như trong kịch, giữa cảnh tranh tối, tranh sáng, nửa hư nửa thực ấy, các nhân vật hiện lên trong sự giao tranh giữa tốt và xấu để cuối cùng lẽ sống, lẽ làm người, khát vọng hoàn thiện con người và hoàn thiện cuộc sống được tác giả khẳng định một cách say sưa. 63 Không chỉ đề cập đến những thân phận đau khổ trong giấc mộng đêm, ở mảng thơ này Lưu Quang Vũ còn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của anh qua những nhân vật lý tưởng hiện lên trong giấc mộng thơ ca và tình yêu. Sự hiện diện của những nhân vật này đã làm cho thế giới nghệ thuật thơ anh lung linh, quyến rũ đầy đắm say, hư ảo. Đó chính là hình ảnh của nàng Thơ, hình ảnh của người yếu lý tưởng, của những "người đàn bà không có tên", lúc ẩn, lúc hiện bàng bạc trong các trang thơ anh. Thi nhân Đông Tây kim cổ đều không xa lạ với cái đỏng đảnh, chập chờn, hư thực của Nàng Thơ. Octaviô Paj đã từng viết: "Thơ len vào giữa có và không: Thơ nói những gì tôi im, thơ im những gì tôi nói... Thơ tự nói và tự nghe: Thơ cố thật. Và tôi vừa nói "thơ có thật", thơ liền biến mất". Nàng Thơ của Lưu Quang Vũ độc đáo ở chỗ có một gương mặt cụ thể- cái cụ thể của một ảo ảnh - ám ảnh suốt đời thơ anh, đó là: "Gương mặt đẹp chập chờn sau lọ mực", "Người đàn bà không tên", "Người đàn bà chơ vơ", "Người đàn bà đội mũ nồi đàn ông, Áo mưa xám lang thang thành phố lạ", "Người đàn bà cầm trái táo, Mặc áo xanh đi dưới biển lá cây vàng",... Bấy nhiêu hình ảnh đủ để gợi lên cái bí ẩn, xa vời, kỳ lạ mà mê hoặc của hình bóng người đàn bà-nàng Thơ. Bao giờ, người đàn bà- nàng Thơ ấy cũng xuất hiện trong một khung cảnh đầy ắp các yếu tố mang sắc thái hư ảo, xa xôi: Những bãi bể chênh vênh kè đá, trên bãi bể thời gian, biển khơi, thành phố lạ, những nhịp cầu, những cửa kính mờ sương, những ngọn lửa mong manh kè đá, biển lá vàng đang nổi gió,... Kiểu không gian này có tác dụng tô đậm cái bí ẩn, mê hoặc và xa vời của gương mặt Nàng Thơ. Gắn với một gương mặt, một hình dáng cụ thể, song đầy biến ảo, xa vời, thế giới thơ ca ấy mang vẻ đắm đuối, mê hoặc của thơ tình. Đây là tình yêu anh dành cho một người con gái cụ thể, bằng xương bằng thịt, có thật trong đời anh: "Rối rít trong lòng một nỗi em em". Còn đây vẫn là cái rối rít, cuống quít, nồng nàn yêu thương dành cho Nàng Thơ: "Em em là mây trắng của đời tôi", "Thơ tôi là mây trắng của đời tôi",... Tình yêu Lưu Quang Vũ dành cho Nàng Thơ cùng cung bậc dành cho người đàn bà có thật, và đều ở cung cao nhất, mãnh liệt nhất: "Chỉ tin nơi nào có em đến ở. Chỉ sống bằng hen thở của 64 em thôi", "Tôi sống bằng khoảng rộng ở nơi em"... Và cho dù trong hạnh phúc hay đau khổ, trong hy vọng hay tuyệt vọng, Lưu Quang Vũ cũng đều dành cho nàng Thơ, cho người tình- có thật lẫn tưởng tượng- những lời thơ nồng nàn, say đắm nhất. Hình ảnh những người "đàn bà không tên" hiện lên trong cõi mộng tưởng, hư vô đã thể hiện sự mơ ước về một vẻ đẹp hoàn thiện của một người tình lý tưởng, sự khát khao ẩn ức vô hình mà anh không thể nào nắm bắt được, đó là một sự cứu rỗi cho tâm hồn nhiều cô đơn, đau khổ của anh. 1.2.3.2.Bức chân dung tự họa của nhà thơ Khi nghiên cứu về "hình tượng cái tôi" trong thơ Xuân Diệu, Lê Quang Hưng đã khẳng định: "Khi sáng tạo của nhà thơ đã tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ thì tất yếu trong thế giới nghệ thuật ấy có hình tượng cái tôi và hình tượng này đóng vai trò nhân vật trung tâm" [16- 36]. Hay nói cách khác, cái tôi-chân dung tinh thần của nhà thơ- là đối tượng bộc lộ nhiều phương diện của thế giới nghệ thuật nhất. Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ rất phong phú, sinh động cho nên chân dung tinh thần của anh hiện lên trong thơ cũng với rất nhiều dáng vẻ, cứ xuyên suốt, bàng bạc trong các trang thơ anh. Và ở mỗi chặng đường thơ thì bức chân dung ấy lại được vẽ bằng những găm màu riêng: màu hồng, màu xanh, màu xám, hay đa màu. Thơ Lưu Quang Vũ là kiểu thơ bộc bạch, giãi bày. Cái tôi trữ tình xuất hiện nhiều ở dạng tự quan sát, thể nghiệm mình. Điều này được thể hiện qua sự xuất hiện hàng loạt những đại từ nhân xưng trong thơ anh: tôi, ta, anh, ở một số bài khác thì con, ba. Dù với hình thức gì đi nữa thì đó cũng chính là cái tôi tự bộc lộ. Đặc biệt trong phần thơ "Hương cây" có 20 bài thì cả 20 bài đều có chữ "ta", mà không hề thấy bóng dáng của chữ "tôi", điều này hoàn toàn thống nhất với cảm xúc thơ anh. Lúc này anh còn là một chàng trai trẻ mới bước chân vào cuộc sống chiến đấu nên những buồn vui riêng của anh đều hòa vào tập thể, vào tình cảm chung của đất nước. Vì thế hình ảnh anh bộ đội trong tập thơ này cũng chính là hình ảnh của cái tôi tự biểu hiện. về sau "khi nhận thức xã hội sâu hơn, nhất là nhận thức được chính anh, khám phá ra anh" [20, 41], thơ anh bớt dần đi chữ "ta" mà thay vào đấy là chữ "tôi", chữ "anh". Qua thống kê trong hai tập thơ "Bầy ong trong đêm 65 sâu" (40 bài), "Mây trắng của đời tôi" (30 bài) và khoảng 30 bài thơ riêng lẻ khác, chúng tôi thây chữ "tôi", chữ "anh" xuất hiện rất nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ, hầu như ở bài nào cũng có, với tần số dày đặc: chữ "tôi" 284 lần, chữ "anh" 261 lần. Điều đó khẳng định thơ Lưu Quang Vũ chính là thơ bộc lộ nỗi niềm, giãi bày tâm sự, là sự trang trải nỗi lòng của anh với đời. Theo Phong Lê thì "Thơ chính là diện mạo tâm hồn con người, là sự chiêm nghiệm tận thâm sâu những buồn vui của cuộc đời" [40, 435]. Khi tìm hiểu thơ Lưu Quang Vũ chúng tôi thấy cuộc đời anh được thể hiện rõ qua các chặng đường thơ. Có thể nói đời người và đời thơ của anh gắn liền nhau như hình với bóng. Qua thơ người đọc có thể thấy được mọi vui buồn, được mất trong cuộc đời anh, mọi sắc thái tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn anh. Trong thơ ca nói chung cái tôi trữ tình không phải bao giờ cũng đồng nhất với cái tôi của nhà thơ, mà chỉ là sự thống nhất. Nhưng với phần lớn thơ Lưu Quang Vũ thì cái tôi trữ tình cũng chính là cái tôi của nhà thơ, là một "hình thức bộc lộ trực tiếp cảm xúc trong thơ", hay nói cách khác đó cũng chính là bức chân dung tự họa của nhà thơ. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự rung động đầu tiên bao giờ cũng bắt nguồn từ những cảm xúc thành thực. Một cái tôi đích thực là một cái tôi luôn dũng cảm trình bày trạng thái thực của tâm hồn mình. Cái tôi Lưu Quang Vũ là như thế. Nhìn chung có thể thấy chân dung anh hiện lên trong thơ trước hết là một con người rất thành thực. Anh thành thực bộc lộ những tình cảm chủ quan của mình, bộc lộ những nhu cầu, những khát vọng, kể cả những cay đắng thất vọng của bản thân mình. Hành trình thơ Lưu Quang Vũ là hành trình tìm chính bản thân mình. Câu hỏi "Ta là ai? Ta đến làm gì?", "Ta đến làm gì, ta sẽ đi đâu?", "Anh là gì của em, Con người là gì đối với nhau?" (Bài hát trong một cuốn phim cũ) không chỉ ám ảnh anh mà đã từng làm nhức nhối tâm khảm của con người hàng nghìn năm nay. Lưu Quang Vũ đã từng trải qua nhiều đau khổ, mất mát, vì thế anh luôn mang tâm trạng buồn bã, cô đơn. Tâm trạng ấy đã đi vào thơ anh, đặc biệt là thơ giai đoạn những năm 70-72. Anh đã từng nói thật tâm trạng của mình, nghe mà thương mà tội: "Tôi chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh, Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?". Sự 66 chiêm nghiệm hiện thực thời chiến cùng với những đau khổ riêng tư đã khiến cho thế giới con người trong thơ anh thu hẹp lại, nhà thơ khái quát cuộc đời từ cảnh ngộ của riêng mình, anh đối diện với tâm trạng của mình, với cái tôi của mình để khai thác nó. Có lúc anh đã chạm đến tận cùng nỗi cô đơn: Tôi là đứa con cô đơn khỉ ngồi cạnh mẹ Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào Bàn chân hể nghi giữa đường phố lao xao... Tôi là người lính cô đơn ở giữa trung đoàn... Nỗi cô đơn hoàn toàn, nỗi cô đơn khủng khiếp Trước và sau trong và ngoài cuộc đời và trang sách... (Mấy đoạn thơ) Xung quanh anh không có lấy một niềm đồng cảm, cái tôi của anh thấy rõ mình bị biệt lập trong không gian, trong thời gian, luôn cô đơn, lẻ loi. Nỗi buồn, cô đơn luôn ám ảnh anh, có lúc đã đẩy anh vào sự bế tắc, không biết nương tựa vào đâu: Có những lúc tâm hồn tôi rách nát Không biết làm gì không biết đi đâu ! (Có những lúc) Sân khấu cuộc đời bày ra trước mắt anh không phải như điều anh hằng mong ước trước kia: "Mười bảy tuổi lòng ai không hồi hộp, Ngồi trong rạp hát đợi màn lên", hay như vườn địa đàng thuở "Hương cây": "Trong thành phố có một vườn cây mát, Giữa triệu người có em của ta". Mà anh thấy cuộc đời lắm lúc hiện ra trước mắt anh "như một mụ già dâm đãng, Một mớ dấy thừng bẩn thỉu rối ren". Anh cay đắng nhận ra sự tồn tại của mình trong một thời đại đầy bi kịch: Tôi lớn lên giữa thời bạo ngược Biết trông đợi gì, biết tin cậy vào đâu 67 Và anh tự ví mình như con ong: Anh là con ong bay giữa trời lận đận Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao Hay có lúc anh thấy: Đêm như biển bờ bóng tối rất thâm sâu Đời cũng giống như biển kia anh lại giông con tàu Tàu anh đi hoài trên biển vắng Mong tìm được một bóng hình bè bạn Đến bây giờ anh gặp được tàu em Ai ngờ tàu em lại là tàu cướp biển Em cướp hết cuộc đời anh em lấy hết Trói anh vào cột buồm của tình yêu... (Bầy ong trong đêm sâu) Bế tắc trong cuộc đời, mong tìm đến tình yêu để ẩn náu thì ngờ đâu lại chỉ gặp toàn đắng cay chua chát. Tâm trạng của anh làm chúng ta liên tưởng đến tâm sự của Maiakovski: "Vấp đời phàm tục tan vỡ chiếc thuyền tình". Sau lần đổ vỡ thứ nhất anh đành đau đớn nói lời từ biệt: Hai ta không đi một ngả đường dài Không chung nỗi đau không cùng nhịp thở Những gì em cần anh chẳng cổ Em không màng những ngọn gió anh trao... (Từ biệt) Tìm đến với cuộc tình thứ hai cũng chỉ gặp toàn trái đắng, thơ anh không tránh khỏi nuối tiếc, chua chát vì: "Chúng ta gặp nhau quá muộn trong đời" và vì: "Chúng ta cách 68 nhau như buổi sáng cách buổi chiều, Chẳng dám mong một lần gặp gỡ". Và anh đã đi đến cùng sự tan nát, đổ vỡ: “Tôi còn gì mà đau khổ nữa em". Anh như con chim bị tên sợ cành cây cong, nên "Quen thất vọng tôi hồ nghỉ mọi chuyện". Thế nhưng vì "tâm hồn anh là một thể phức hợp những đối cực và nghịch lý", vì thế "lẫn lộn trong anh là một tâm trạng vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, vừa hoài nghi lại vừa khao khát niềm tin" [20, 107], cuối cùng bao giờ anh cũng chiến thắng nỗi cô đơn để vươn lên lấy lại niềm tin yêu cuộc sống. Tình yêu đưa đến cho anh nhiều đắng cay thất vọng, và cũng chính tình yêu "là nhịp cầu để anh bước qua vực thẳm, là cơ may để Lưu Quang Vũ giải hòa với thế giới" (Huỳnh Như Phương). Anh đã tìm được một người khiến anh có thể nói lời khẳng định: "Anh yêu em và anh tồn tại". Người ấy đã khâu kín những vết thương lòng của anh, xoa dịu nỗi đau nơi anh, và lòng anh lại nguyên lành như buổi sớm mai: Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi Vẫn trong lành khi em đến cầm tay (Anh đã mất chi, anh đã được gì) Và cũng chính người ấy đã giúp anh lấy lại niềm tin yêu cuộc sống: Biết ơn em, em từ miền gió cát Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em Anh biết sống vững vàng không sợ hãi Như người làm vườn, như người dệt vải... (Và anh tồn tại) Nỗi khao khát yêu đời, yêu người lại bùng cháy trong anh. Con người từng buồn nản, cô đơn ấy lại phát biểu: "Tôi không muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn". Trong cơn khủng hoảng bởi những biến động của xã hội và gia đình vào những năm 70, anh luôn có cảm giác bị bủa vây trong cô đơn, ngăn cách với con người bởi "những bức tường dựng đứng", "phía nào cũng hàng rào trước mặt",... khiến có khi anh đành bất lực 69 thốt lên: "Tôi khao khát yêu người, Mà không sao yêu được", hay trong những lúc anh muốn "xuôi tay đuối sức" thì anh vẫn trở lại với bản chất con người của anh, với những "yêu thương khao khát cửa đời anh", dòng nhựa sống trong anh vẫn dạt dào tuôn chảy: Nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm Một cái gì như nhựa thắm trong cây Một cái gì trắng xóa tựa mây bay Là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt... (Có những lúc) Và sau đó anh đã biết cách "Tin yêu cuộc đời theo cách cửa riêng tôi". Cho nên "Dẫu bao người làm tôi thất vọng, Tôi vẫn yêu người lắm lắm người ơi". Các câu thơ yêu đời, yêu người, khao khát vượt lên số phận kiểu này còn được tìm thấy trong nhiều bài thơ khác của anh: "Anh vẫn như ngày mười bảy tuổi, Ngực bồn chồn ao ước, Như chưa hề có chuyện khổ đau", "Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi, vẫn trong lành khi em đến cầm tay",... Chính những câu thơ này đã góp phần thể hiện cái đa dạng trong sắc điệu tình cảm của nhà thơ, làm cho bức chân dung tinh thần của anh hiện lên trong thơ với nhiều góc độ. Có thể nói hình ảnh con người hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ rất da dạng và sống động, và chính điều này đã góp phần quan trọng tạo nên bề dày của thế giới nghệ thuật thơ anh. Và bề dày của "thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ" còn được tạo dựng từ những nguồn cảm hứng sáng tạo dạt dào nơi anh, với những cảm nhận riêng biệt, độc đáo, không dễ lẫn. 70 Chương 2: NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 2.1.CẢM HỨNG VỀ ĐẤT NƯỚC - NHÂN DÂN Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, cảm hứng về đất nước là một nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn. Mỗi nhà thơ đều góp vào thi đàn những cảm nhận vừa đẹp đẽ vừa riêng tư khiến cho hình tượng đất nước được hiện lên trong thơ với vóc dáng sinh động, đa dạng và tươi đẹp đến lạ lùng. Sinh ra và trưởng thành trong những năm chống Mỹ, Lưu Quang Vũ đã đi vào cuộc kháng chiến với sức mạnh của niềm tin và tuổi trẻ. cảm hứng về đất nước, nhân dân trong thơ anh tuy có sự chắt lọc từ sách vở (như các nhà thơ trẻ thời bấy giờ), nhưng với một cảm xúc mang cá tính sáng tạo riêng anh đã tìm được cách thể hiện để không bị nhòa lẫn trong dòng thơ lúc bấy giờ. "Đọc thơ Lưu Quang Vũ", Vũ Quần Phương đã nhận xét như sau: "Cảm hứng dân tộc, trong tiến trình lịch sử, trong vẻ hùng vĩ của đất đai, trong vẻ đẹp óng ánh của ngôn ngữ và nhất là trong đời sống làm lụng cực nhọc, trận mạc gian lao của người dân là một cảm hứng bền chắc trong thơ Lưu Quang Vũ" (20, 47). Chúng tôi xem đây là một sự gợi mở để đi vào tìm hiểu nguồn cảm hứng này trong thơ anh. Trước tiên cũng cần phải khẳng định ngay rằng: cảm hứng về đất nước -nhân dân trong thơ Lưu Quang Vũ được chi phối bởi một quan niệm thơ hết sức thống nhất và mạnh mẽ mà chúng tôi đã đề cập đến ở chương 1: Thơ từ chối sự lý tưởng hóa hiện thực, không mỹ hóa hiện thực mà trung thực trước những đau thương, mất mát, hy sinh. 2.1.1.Cảm hứng về đất nước trong truyền thống văn hóa - lịch sử Cảm hứng về đất nước trong thơ thường được khơi nguồn từ những con người, sự vật rất đỗi thân thương, gần gũi, có thể là từ một miền quê, từ những dòng sông, cánh đồng, con đường, từ những người mẹ, người em gái,... cảm hứng về đất nước trong thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bắt nguồn từ không gian cư trú, từ những con người quê hương gần gũi thân thuộc mà còn là từ truyền thống văn hóa, lịch sử, là tất cả những gì thân thiết tạo thành cuộc sống Việt Nam. 71 Đến với thơ Lưu Quang Vũ, chúng ta không dễ dàng bắt gặp cái hào hùng của những chiến công vang dội của lịch sử dân tộc như khuynh hướng chung trong thơ chống Mỹ. Điều mà Lưu Quang Vũ quan tâm chính là mạch ngầm văn hóa âm thầm, bền bỉ trong trường tồn lịch sử. Tất nhiên Lưu Quang Vũ không phải là người đầu tiên khai thác nguồn cảm hứng này, trước anh hay cùng thời với anh đã có nhiều nhà thơ thành công khi viết về đề tài này. Đặc biệt trong chương "Đất nước" (Trích "Mặt đường khát vọng"), Nguyễn Khoa Điềm đã có những khám phá, phát hiện độc đáo về đất nước trên nhiều bình diện: chiều dài thời gian (“thời gian đằng đẵng"), chiều rộng không gian ("không gian mênh mông"), và trong bề dày của văn hóa, của tính cách, tâm hồn dân tộc. Thế nhưng, phần lớn các bài thơ viết về đất nước với nguồn cảm hứng này thường mang chất trí tuệ, chính luận. Riêng Lưu Quang Vũ, anh diễn đạt nguồn cảm hứng dạt dào này bằng một chất giọng tràn đầy cảm xúc, "đắm đuối đến mê hoặc". Đất nước hiện lên trong thơ anh với nhiều bình diện, đó là với vẻ đẹp của không gian, của thời gian, của truyền thống văn hóa phong phú, sinh động, của ngôn ngữ, tính cách, tâm hồn dân tộc. Cảm hứng về đất nước trong truyền thống văn hoa - lịch sử được thể hiện rất rõ trong bài thơ "Đất nước đàn bầu" (dài 238 câu, viết trong năm 1972 và 1983). Trong bài thơ anh đã dựng lại bầu khí quyển tinh thần bao bọc quanh đời sống của dân tộc từ thuở hồng hoang. Với trí tưởng tượng phong phú anh đã đi trên con đường dân tộc đã đi, từ thuở hoang sơ, đi để "tìm lại thời gian đã mất", đi để "tìm lại những bông hoa xanh biếc", đi để "tìm dòng máu của mình": Đi dọc một triền sông Những chiếc trống đồng vùi trong đất... Những rìu đá cổ sơ, những hang động khổng lồ Những đống lửa còn tro tàn sót lại... Những bộ lạc mình vẽ đầy rồng rắn Quần hôn trên bờ bãi sông Hồng... 72 Không gian bao bọc quanh đời sống người xưa được vẽ với nét bút tài hoa khiến cho cái khung cảnh vùng nhiệt đới còn nguyên sơ, hoang dại ấy hiện lên trong thơ đầy sức sống: Thuở biển cả điên cuồng gào thét Những con chim lạc mỏ dài Bay qua vầng trăng bạc Cánh sừng sững trong hoàng hôn đỏ rực Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng... Cái khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, bí ẩn mà nồng nàn, quyến rũ ấy còn hiện lên qua những câu thơ chất chồng những hình ảnh đẹp lạ kỳ: Sôi trong máu những bầy voi nguyên thủy Sáng trong mắt những rừng gươm chớp loé Những nỗi buồn tê dại ngón tay run Chim Lạc bay, cánh rợp cả sườn non Rùa đẻ trứng nồng nàn trên cát bể, Rừng gầm thét, thác nguồn sao trắng thế Đất mênh mông tràn ngập ánh mặt trời... Gió thổi lồng những đốm lửa không nguôi... Cũng như nhiều nhà thơ khác Lưu Quang Vũ đã ghi lại được sự hình thành, bước đường đi và bộ mặt tinh thần của dân tộc qua bao ngàn năm lịch sử. Chế Lan Viên từng tìm về truyền thống dân tộc với một cảm hứng dạt dào: Ta đi từ nền văn minh trên lưu vực sông Hồng Cả dân tộc bay theo hình chim Lạc... 73 Thế nhưng ở Lưu Quang Vũ, anh đã biết cách diễn đạt cảm hứng ấy bằng một bút pháp riêng. Với trí tưởng tượng phong phú của một họa sĩ tài hoa, các câu thơ đầy chất hội họa của anh đã tác động trực tiếp đến thị giác người đọc, nó có sức lôi cuốn mãnh liệt, dẫn dắt người đọc tìm về cội nguồn dân tộc, khêu gợi, đánh thức ở họ những tình cảm sâu kín qua sự hiện diện của nhiều hình ảnh đẹp, quyến rũ: Những mái tóc dài bay gió biển Đông Những mái lá có bùi nhủi giữ lửa Những người đàn bà tết cỏ cây che vú Đã ngọt ngào dòng sữa Điệu ru con đầu tiên Bức tranh đầu tiên khắc mặt người trên đá Điệu múa đầu tiên theo nhịp thuyền... Lưu Quang Vũ còn mở ra trước mắt chúng ta những khung cảnh sinh hoạt yên bình, từ những "đêm ca dao", "đêm hội làng", đến những "ban mai" yên ả, những ban mai "cổ tích": Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu Bà hiền hậu têm trầu bên chõng nước Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông. Trong thơ anh, những làng nghề truyền thống - nơi thể hiện tập trung những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc - cũng sống lại thật phong phú và có hồn: Những lò rèn phập phù bể lửa Phường chạm bạc, phường đúc đồng Phố hàng Hài thêu những chiếc hài cong 74 Những cô gái dệt the và phất quạt Những hàng Điếu, hàng Buồm, hàng Bát Rùa trao gươm chim lạ đến Tây Hồ Lụa làng Trúc, rượu Kẻ Mơ... Và đây là linh hồn dân tộc còn được lưu giữ lại trong những thớ gỗ tài hoa: Xem trẻ mục đồng Múa trên tượng gỗ... Trên tranh khắc trong ngàn pho tượng gỗ Còn nóng rực tay người trong gô đá Lung linh chim múa hoa cười... Đây là những hội hè, đình đám với "nón quai thao áo màu bay rực rỡ", đây là những điệu hát truyền thống với sênh tiền gõ nhịp, gánh chèo tỉnh Đông, làng quan họ, nón ba tầm,... Và tiếng đàn bầu khi tha thiết, khi nức nở, khi xanh biếc vang suốt dọc dài lịch sử đã trở thành biểu tượng của "đất nước đàn bầu": Quả bầu khô là tâm sự của vườn Mặt đàn gỗ là của rừng xanh thẳm Điệu bát ngát là của đồng của đất Điệu vụng về là tha thiết lòng tôi Và trong vô số những hình ảnh được chọn làm biểu trưng cho Tổ quốc, từ cụ thể, gần gũi như: cây lúa, cây tre, hạt gạo, ổ rơm, con cò, hoa sen, dòng sông, cây đa, mái đình,... đến trừu tượng, khái quát như: trái tim, lương tâm, nhân phẩm, lòng tin nhân loại... thì Lưu Quang Vũ đã chọn đàn bầu như là biểu tượng độc đáo nhất của đất nước Việt Nam. 75 Như vậy, trong thơ Lưu Quang Vũ thiên nhiên đất nước vừa dữ dội, vừa nồng nàn, vừa thanh bình, thuần hậu bao quanh con người là nền tảng không gian để trên đó hình thành nên những đặc trưng, những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ còn tìm được một điểm rất đẹp để bừng sáng lên. Đó là ngôn ngữ dân tộc. Trước Lưu Quang Vũ đã có những dòng thơ lục bát rất đẹp của Huy Cận viết về tiếng Việt: Êm êm tiếng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước đã ngồi bên con Và Lưu Quang Vũ không chỉ làm sống lại vẻ đẹp óng ánh, sinh động và thân thương của "Tiếng Việt", mà quan trọng hơn, anh còn tìm thấy ở tiếng Việt vốn đẹp như "đất cày, như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ" ấy một tiêu chí, một điểm quy tụ vượt lên trên cả mọi sự chia rẽ, hận thù: Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya Ai ở phía bên kia cầm súng khác Cùng tôi trong tiếng Việt quay về Tiếng Việt là nơi kết tụ hồn dân tộc, "rung rinh nhịp đập trái tim người", tiếng Việt "trong trẻo như hồn dân tộc Việt". Và tình yêu cùng niềm tự hào về tiếng Việt- ngôn ngữ dân tộc- cũng là tình yêu và niềm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_16_8112411144_059_1871169.pdf
Tài liệu liên quan