MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Mục đích nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng 11
1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật. 11
1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng13
1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ 14
1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể. 14
1.2.1.2. Ca ngợi những con người bình thường có tấm lòng nhân hậu, vị tha.17
1.2.1.3. Ca ngợi những người trí thức có trí tuệ toả sáng 21
1.2.2. Cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh 26
1.2.2.1. Cảm thương cho con người bị những hủ tục phong kiến xưa vùi dập, đoạ đầy26
1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã
man tàn bạo của bọn thống trị miền núi32
1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm
và lên án phê phán, những con người xảo trá, tàn bạo35
1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm 35
1.2.3.2. Cảm hứng phê phán, lên án những người có chức, có quyền
bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính39
Chương 2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật.
2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng 48
2.2.1. Không gian bối cảnh. 48
2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên. 48
2.2.1.2. Bối cảnh xã hội. 61
2.2.2. Không gian sự kiện. 76
2.2.3. Không gian tâm lí. 80
Chương 3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 85
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật. 85
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 86
3.2.1. Thời gian sự kiện. 86
3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử. 86
3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư. 91
3.2.2. Thời gian tâm lí. 99
3.2.2.1. Thời gian hiện tại. 100
3.2.2.2. Thời gian quá khứ. 103
3.2.2.3. Thời gian tương lai. 107
3.2.2.4. Thời gian đồng hiện. 110
3.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật. 111
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chứa đầy nguy hiểm ấy,
một phần làm cho tác phẩm trở nên chân thực hơn khiến người đọc được trở về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
với không gian miền núi thực sự như cái vốn có của nó, một phần làm toát lên
nghị lực phi thường của những con người nơi đây. Họ dám đương đầu với tất cả,
chiến đấu và chiến thắng thiên nhiên xây dựng bản làng giầu đẹp như niềm mơ
ước mà họ hằng ấp ủ.
b. Bối cảnh thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng
Là người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, Vi
Hồng luôn hướng tới mọi phương diện tồn tại khách quan của nó, Do vậy, thiên
nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng không chỉ có vẻ hoang sơ dữ dội mà còn là
vẻ đẹp nên thơ nên hoạ từ cỏ cây, hoa lá, chim muông… những chất liệu nguyên
sơ tinh tuý của tạo hoá ban tặng cho núi rừng Việt Bắc.
Tô Hoài đã phác thảo ra một Tây Bắc vời vợi chất thơ rất riêng của non
cao rừng thẳm. Vi Hồng lại phơi lộ được tất cả vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên
Việt Bắc hùng vĩ mang đầy chất thơ và giao hoà với tâm hồn con người.
Ai đã một lần đến với Việt Bắc chắc sẽ không quên được vẻ đẹp nơi đây.
Thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ ở núi cao chất ngất, vực sâu hun hút, cánh rừng
thăm thẳm mênh mông, thác nước ầm ào và núi non trùng điệp. “Miền Nặm Đút
là một miền núi đá, núi đất san sát trùng điệp tưởng chừng vô cùng vô tận. Lên
những đỉnh núi cao nhất nhìn ra tứ phía núi dựng trùng trùng như một núi chông
khổng lồ” [38, 176]. Bên cạnh những dãy núi cao là những thác nước rơi từ lưng
chừng trời: “Con suối nước đùn ra khỏi cửa hang cao chừng dăm mét. Nước rơi
xuống vực thành một dải lụa trắng…” [40, 76]. Dòng suối như một bức hoạ được
tạo bởi những nét vẽ mạnh bạo, kết hợp với nét vẽ mềm mại nhẹ nhàng tạo nên
bức tranh vừa có sức mạnh sôi trào lại vừa hiền hoà thơ mộng. Cùng với nét vẽ
như thế, thác Nậm Đáo hiện lên cũng không kém phần hấp dẫn: “Thác Nậm Đáo
reo dào dạt. Cái thác dài ba tầng đều lênh láng trăng. Chân thác nước phồng
căng tung muôn vàn bông hoa nước lúc nở vàng, lúc nở bạc” [33, 55]. Qua sự
tưởng tượng hết sức bất ngờ của tác giả, người đọc như đang được chiêm ngưỡng
một kiệt tác của tạo hoá ưu ái đã ban tặng cho núi rừng Việt Bắc. Nếu như ở bức
tranh trên chỉ mang một mầu trắng tinh khiết thì đến đây kết hợp với ánh trăng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dòng thác lại mang đến cho người đọc một không gian mới lạ được tạo bởi những
“bông hoa nước” đủ mầu, “lúc nở vàng lúc nở bạc”. Những vẻ đẹp ấy không ai
có thể tạo ra được. Đó chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người miền núi. “Sơn thuỷ hữu tình”, con sông Việt Bắc cũng căng tràn sự sống:
“Dòng Chín Thoong nước đang kéo mầu chàm, con nước còn mạnh nước đã
trong văn vắt, mầu nước xanh biếc như tàu lá dong độ con gái. Những đàn cá
ngửa bụng ăn ghét đá, ăn bùn ở cuối vực Chín Thoong trắng như ai vãi trăm
nghìn bông hoa lấp chìm xuống đáy thác… giống như trăm nghìn vì sao nhấp
nháy giữa bầu trời xanh mênh mang” [40, 21]. Tính chất hùng vĩ từ ngàn năm của
rừng xanh núi thẳm có tự ngàn đời để cho người miền núi say sưa chiêm ngưỡng
đã khơi nguồn cảm hứng cho Vi Hồng.
Thiên nhiên Việt Bắc còn chứa đựng biết bao nhiêu vẻ đẹp kì thú toát ra từ
chính tạo vật nơi núi rừng Việt Bắc. Mầu xanh bất tận của trời xanh, rừng xanh,
nước trong xanh tạo nên một tấm thảm khổng lồ. Nổi bật trên những tấm thảm
xanh ấy là những con bướm đủ mầu sắc như những hoa văn mà người miền núi
khéo léo tạo ra trên tấm thổ cẩm của mình. “Mùa này tháng ba của Nặm Khao,
trời trong xanh, nước trong xanh, mái rừng xanh. Những đàn bướm bay ngợp bờ
sông Nặm Khao và bắc cầu mầu sắc giữa hai bờ sông, giữa các thung lũng” [42,
37]. Có lẽ không ai lại không đắm say trước vẻ đẹp quyến rũ của mùa xuân:
“Những làn gió mùa xuân khẽ nâng những vầng nắng tháng giêng như tơ, ngọt
như mật ong lăn mình qua những đám cỏ gianh… Tiếng hàng ngàn con chim reo
vui đua nhau hót trào dâng khắp thung lũng, đầy ắp mọi cánh rừng… Tiếng của
trăm chim là bản đồng ca rõ rệt nhất của trời đất miền núi cao, chào mừng mùa
xuân dạt dào hương hoa, ngan ngát mầu sắc” [37, 368]. Có thể nói núi rừng là
nơi hội ngộ của trăm loài chim để rồi mùa xuân đến tất cả lại cất lên một dàn hợp
xướng của núi rừng đại ngàn.
Cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc còn được tạo bởi mầu sắc của muôn hoa
rừng: “bên kia bờ thác, cây mác bát trắng toát một mầu tinh khiết. Đầu dốc bên
kia, cây bồ quân mỗi lá non đỏ như nhuộm máu” [37, 334]. Và có lẽ người ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
không thể quên một rừng đào, rừng mận đang đến kì ra hoa. Khi mùa xuân đến:
“từng cây, từng vạt rừng đào đang đổ hồng như khoác lên những cánh rừng,
những mảnh đất, những vạt sườn những tấm vóc đại hồng. Những cây mận, rừng
mận cũng đổ hết mầu trắng nõn nà, trắng loá cả ánh nắng ngày xuân…” [37,
369]. Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng người đọc sẽ không thể quên vẻ đẹp của một
loài hoa đặc biệt – hoa Bioóc Loỏng: “những bông hoa Bioóc Loỏng trắng đến
nõn nà, mịn màng hơn cả da thịt những người con gái mịn màng nhất. Bề mặt của
những cánh hoa Bioóc Loỏng đọng một lớp phấn mịn. Cái mầu của lớp phấn ấy
mới trắng trong, trắng mịn làm sao. Cái mầu trắng của phấn làm cho bông hoa
trắng ngời ngợi, trắng lung linh… nổi bật giữa đại ngàn xanh thẫm” [44, 48].
Nếu ai đã một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng chắc có thể nhận ra
nó không chỉ đẹp ở hoa lá cỏ cây mà nó còn hiện lên bởi sự phong phú đa dạng
của chim muông, cầm thú. Chưa một nhà văn nào lại am hiểu về các loài chim
bằng Vi Hồng. Phải chăng nhà văn đã có một quãng thời gian tuổi thơ gắn bó với
vạn vật nơi đây cùng với tài quan sát, ông đã tạo ra được một thế giới loài chim
vô cùng phong phú. Mỗi loài chim lại mang một vẻ đẹp khác nhau. “Những con
chim Anh tài, Sam Péc mỏ đỏ chót, lông cổ óng ánh, lông ức, lông đuôi, cánh
mầu đen điểm trắng vàng tươi… Hết đàn này đến đán khác như những làn sóng
mầu sắc rập rờn… Nhìn Sam Péc bay mà ngỡ là nàng tiên trong truyện cổ đang
múa lượn trên trời đầy nắng rực rỡ” [33, 49, 50]. Còn đây là một loài chim khác:
“chim lưỡi rìu có cái mào giống lưỡi búa Thạch Sanh hay giống lưỡi rìu to. Cái
mào giống hệt mào gà trông vàng choé, môi đỏ chói, cổ lông vằn nhiều mầu, lông
ngực vàng choé, lông cánh ba mầu. đỏ tươi, đen nhánh, trắng nõn” [34, 137,
138]. Trong Núi cỏ yêu thương, Vi Hồng miêu tả “những con chim lưỡi búa lông
rực rỡ như những tia lửa giữa nắng”, và đây nữa một đàn chim hoa rất đẹp:
“chim hoa rất đẹp, đôi mắt chỉ bằng nửa hạt đỗ đen nhưng long lanh như một
mảnh gương. Những đàn chim hoa bay đến đâu cả một vùng rực rỡ như bồn hoa
trăm mầu đang chuyển động” [27, 7]. Thật là ấn tượng khi cô Đàng xinh đẹp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đang đứng ở một không gian như thế. Cảnh hoà hợp với con người và làm nền
cho con người xuất hiện.
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng hình ảnh đàn chim được trở đi trở lại như
một điểm nhấn. Khi “dưới đồng, dưới thung lũng những đám ruộng đang kéo
vàng” thì người ta thấy xuất hiện: “từng đàn chim ngói bay ngang trời tìm những
đám lúa đổ bổ nhào hàng nghìn, hàng vạn con xuống ăn, những con chim cu gáy
cổ đeo vòng cườm gáy những tiếng ngon ngọt báo hiệu một mùa ấm no đang
bước vào bản mường”. [40, 47]. Tiếng chim báo hiệu thời gian: “chim tang ló đã
hót, hoa đào, hoa mận đã dương cánh phấn cho bướm, cho ong” [27, 9]. Với khả
năng cảm nhận tinh tế, Vi Hồng như thấu hiểu được tiếng hót của những loài
chim: “Tiếng chim gõ kiến gõ từng tiếng như tiếng mõ khô khốc nơi trán rừng xa
xa vẳng tới nghe lẻ loi và lạc lõng” [41, 67], “chim Cô ơi lại nhớ tới người cô bất
hạnh thủa xưa mà cất tiếng gọi “cô ơi”. Chim cô ơi cất tiếng gọi đến khản cả
tiếng, , đến rạc rài cả họng nhưng chim vẫn gọi cô ơi suốt ngày, suốt đêm” [38,
73, 74]. Dường như nhà văn đã đem hết tài năng và vốn từ của mình để tạo nên
sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên Việt Bắc.
Ánh nắng là một chi tiết được Vi Hồng rất chú trọng miêu tả. Nó xuất hiện
3 lần trong Núi cỏ yêu thương, 6 lần trong Lòng dạ đàn bà, 7 lần trong Đất
bằng, 7 lần trong Tháng năm biết nói… mỗi lần ở một dạng thức, mầu sắc, hình
khối và gợi liên tưởng khác nhau. Điều đó chứng tỏ Vi Hồng đã nắm được những
khoảnh khắc nắng đầy biến ảo. Đây là cái nắng tinh khôi của buổi sáng mùa xuân:
“Sáng 30 tết đẹp trời, nắng ấp vàng như tơ sưởi ấm cho ngàn cây vạn nụ…
Những cây đào nắng bừng nở rực rỡ. Một mùa xuân đẹp đã đến” [37, 202, 203].
Buổi chiều xuân, ánh nắng lại được miêu tả thật tinh khiết: “Ánh nắng chiều xuân
vàng tươi trong vắt, rửa sạch lưng ông trời. Nắng chiều dịu ngọt trở mình trên
các sườn cỏ” [27, 97]. Khác với cái nắng buổi chiều, cái nắng buổi trưa mùa xuân
thật đẹp: “Cái nắng gõ lên đôi cánh của những con cào cào, châu chấu kêu ken
két trong những buổi trưa nắng vàng như tơ lụa. Những buổi trưa nắng làm cho
bao cặp má của những cô gái mới đến tuổi cập kê tươi rói tinh khôi” [37, 132].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nắng xuân lấp loáng mà óng ả, tĩnh lặng mà xôn xao, dàn trải mà kết đọng:
“Nắng tháng giêng vàng xuộm, lát mỏng trên những cành cây. Khu rừng trở nên
quang quẻ, óng ánh. Tiếng ve ra rả làm cho nắng trưa xôn xao, rừng già trở nên
nhẹ tênh… Thỉnh thoảng có vài giọt nắng in thành từng đồng xu vàng trên mặt
đất ẩm ướt” [27, 106]. Và đây nữa, cái nắng cuối thu kết đọng đầy tinh tuý, dịu
ngọt như một chất men: “Chiều cuối thu nắng ngọt như mật làm bừng sáng lên
những mái rừng, từng vách đá” [37, 22]. Mùa thu đến, cái nắng hoà cùng với
dòng thác lấp lánh tạo nên một không gian tuyệt đẹp: “Thác Chín Thoong cất dàn
đồng ca muôn thủa chào một ngày nắng đẹp… Lúa tháng Tám đang độ trổ bông
uốn cong, vẫy nắng thu vàng sánh” [37, 173]. Ngay cả trong mùa đông, khi cái
lạnh giá của màn sương bao phủ nhưng cũng có lúc thiên nhiên đột ngột bừng nở
rạng rỡ trong cái nắng tràn trề sinh khí: “cái nắng hiện ra rạng rỡ, mát rượi, vắt
ngang qua đèo. Nắng mềm mại như một tấm lụa vàng khổng lồ trải bập bềnh
xuống tận đáy các thung lũng và ngược các sườn non” [34, 188]. Mùa đông nơi
đại ngàn thường âm u giá lạnh bởi những lớp sương bao phủ và cái rét như đọng
lại trên đá, trên cây. Nhưng khi đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, ta không hề cảm
thấy nó lạnh buốt đến tê dại như những đêm đông trên rẻo cao trong tác phẩm Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài mà ngược lại, nó ấm áp và tươi sáng lạ thường. Có
được không khí ấy là bởi Vi Hồng rất hay sử dụng gam mầu vàng khi miêu tả
mùa đông. Cũng với cách miêu tả như vậy, để giảm bớt đi cái nắng chói chang
của mùa hè, Vi Hồng lại sử dụng gam mầu xanh, mầu sắc quen thuộc của núi
rừng khiến cho không gian trở nên êm dịu, thoáng đãng và mát mẻ. Dưới ngòi bút
điêu luyện của Vi Hồng cùng với sự uyển chuyển của ngôn từ, thiên nhiên Việt
Bắc ở cả bốn mùa đều hiện lên với vẻ đẹp làm say đắm lòng người.
Trong không gian Việt Bắc, trăng là hình ảnh nguyên thuỷ nhất, tươi tắn và
thanh khiết nhất. Sự hiện diện của trăng tạo nên một bầu không khí lung linh
huyền ảo. Nó vừa tạo cảnh cho nhân vật xuất hiên lại vừa là bức tranh tâm cảnh
nên thơ, nên hoạ. Chính vì vậy mà tần số xuất hiện của trăng cũng rất đậm đặc
trong tiểu thuyết của Vi Hồng.7 lần trong Tháng năm biết nói, 6 lần trong Núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cỏ yêu thương, 5 lần trong Đất bằng, 3 lần trong Lòng dạ đàn bà… Tuổi thơ của
Vi Hồng được tắm mình trong không gian kì diệu vốn có của thiên nhiên. Chính
vì thế mà trăng trở đi, trở lại như một ấn tượng khó quên. Nó tràn ngập khắp mọi
nơi: “Ánh trăng tràn ngập khắp núi rừng… Trăng đổ ánh sáng vàng rực xuống
mái nhà lá giữa thung lũng sâu rừng rậm” [34, 138], và căng tràn sức sống:
“trăng bừng bừng đầy ắp các thung lũng dưới nhà” [34, 133].
Trong khoảng không rộng lớn, trăng hiện lên kì ảo. Dưới ánh trăng mọi vật
đều trở nên lung linh huyền ảo: “Trăng sáng, cái vực trở nên mênh mông. Sóng
rập rình bắc nghìn vòng vàng trên mặt vực. Những con cá sộp to đớp trăng gây
nên những tấm thảm hoa văn” [37, 53]. Thiên nhiên như thấm đẫm một mầu
trăng, dòng nước đang hoà thành dòng trăng, rồi trải dài trên các cánh đồng: “Con
mương dạt dào đen sẫm bỗng như bừng sáng lấp loáng chở ánh vàng ánh bạc về
cánh đồng ruộng bậc thang dằng dặc suốt mường Chín Thoong” [37, 317]. Ánh
trăng không chỉ làm cho không gian lung linh huyền ảo mà còn làm say đắm lòng
người. Trên thác Hò Hẹn, Thieo Si và Vàng Khao đang say trong ánh trăng:
“Trăng xanh rười rượi đổ tràn lênh láng xuống thác. Trăng dát vàng trên sóng,
sóng réo rắt ôm lấy những vầng trăng vàng nuột. Hai người đang say nhau
nhưng họ cũng say ánh trăng đang đổ vàng xuống con thác” [38, 48]. Trăng như
hoà chung với cuộc sống của con người: “Ánh trăng lồng lộng giữa trời như
muốn sà xuống cùng bọn trai non gái trẻ chia vui đêm rằm” [27,162]. Trăng soi
sáng khắp đường làng ngõ xóm: “Trăng lên đứng đỉnh đầu Đin Phiêng, ánh sáng
xanh rười rượi toả xuống trăm con đường mòn về các lũng làng” [27, 174]. Trăng
toả rộng khắp không gian, tan vào dòng nước mang theo cả hương hoa của đồng
nội. Người và trăng như hoà làm một: “Trăng theo nước đi lên đồng, vào trong
bản mang theo vị ngọt mát rượi và hương hoa rừng ngào ngạt. Dưới vực những
con cá to đớp bọt nước ùm ụp làm vỡ tan đung đưa đến chóng mặt, trăng soi
xuống nước, ánh trăng hắt lên mặt người, người cũng lung linh cùng trăng” [28,
55]. Trong quan niệm của Vi Hồng, thiên nhiên không chỉ gắn bó với con người
mà nó còn đối tượng để bầu bạn, sẻ chia tâm sự với con người. Thiên nhiên hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hợp với con người. Tàm (Núi cỏ yêu thương) đi “dưới ánh trăng rằm đầy ắp,
lòng rộn lên với những ý nghĩ vui vui” bởi sự thành công của trại chăn nuôi do
làm chủ nhiệm. Nhưng trước nỗi đau đớn của con người, vầng trăng không còn
trong sáng nữa mà nó trở nên nhợt nhạt thiếu sức sống: “Hôm bố Đàng “đi xa”
chưa có trăng, hôm nay trăng tròn vành vạnh… ánh trăng dán lên lưng trời như
một lá sen nhợt nhạt”.[27, 43]
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nguồn cá vô cùng phong phú: “Sông Bằng
có vực sâu nhiều cá. Hai bờ sông những đoạn vách đá sừng sững, vách đá trắng
sen lẫn những mảng thần sa đỏ ối đổ hình xuống lòng sông rập rờn đung đưa như
thần sông đang đu võng đào. Có những đoạn bờ sông cây cối um tùm toả bóng
ôm lấy lòng sông. Đó là chiếc ô xanh của trăm loài cá… Đàn cá yên tâm đùa rỡn
vẽ nên những vòng hoa nước làm vui cho khách qua đường” [27, 189]. Thiên
nhiên đã ưu ái ban phát cho người miền núi hàng trăm loài cá: “Những con cá má
đỏ, cá kiết... mỗi đàn to rộng bằng cái nền làng… Những con cá Pốc vây đỏ ối,
má hồng hạt, lưng xanh mượt. Những con cá má đỏ mình trắng lơ má đỏ tươi
mầu hoa đào. Cá Kiết mình đen vẩy trắng là những đàn đông đúc nhất” [27,
179]. Phải là một nghệ sĩ luôn hướng máy quay đến cận cảnh, Vi Hồng mới phát
hiện ra những mầu sắc phong phú của vô vàn loài cá như vậy.
Khác với người miền xuôi, để có được “cánh đồng Đin Phiêng như một
biển lúa vàng” [27, 110] những người dân nơi đây phải đổ biết bao nhiêu công
sức, một nắng hai sương, cần cù chịu khó vì thế bức tranh ngày mùa của Vi
Hồng ta thấy rõ dấu ấn của bàn tay con người. Dẫu còn nhiều vất vả nhưng đất
đã trả ơn con người bằng cái ngon ngọt của hương lúa thơm nồng: “Những
nương lúa vàng ánh lên dưới ánh nắng chiều tà trông ngon lành như bìa tổ
ong đang ứ mật” [27, 31]
Vi Hồng miêu tả thiên nhiên ở nhiều góc độ khác nhau: có khi nó được
hiện lên một cách rõ ràng, có khi lại thấp thoáng ẩn dấu, có lúc lại giao hoà gắn
kết, có lúc lại tồn tại độc lập với con người. Dù ở góc độ nào thì những trang viết
của Vi Hồng cũng khiến người đọc say mê chiêm ngưỡng. Những bức tranh thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiên mầu sắc tươi sáng như những nốt nhạc điểm xuyết cho cuộc sống của người
dân Việt Bắc. Nó trở thành nguồn động lực giúp họ vượt lên những thử thách
khắc nghiệt của núi rừng vươn lên xây dựng bản làng giầu đẹp.
2.2.1.2. Bối cảnh xã hội.
Bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người và mối quan
hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, thế hệ này với thế hệ khác. Có khi đó là
những phong tục tập quán, luật lệ địa phương, có khi là những thay đổi xáo trộn
của cuộc sống con người trong những biến cố của lịch sử, của thời đại, của đất
nước. Tuy nhiên đời sống của con người, của xã hội đi vào trường nhìn của nhà
văn này hay nhà văn khác ở phương diện nào phần lớn phụ thuộc vào cảm quan
hiện thực của họ.
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, không gian xã hội miền núi hiện lên với cả
hai gam mầu tối và sáng, vừa ngột ngạt, tù túng, u uất, vừa tươi tắn sắc mầu, rộn
rã âm thanh.
a. Không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối.
Dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, chúa đất miền núi, đời
sống của người dân nghèo vô cùng khốn khổ.
Địa danh Thin Tốc trong tiểu thuyết Thung lũng đá rơi vốn là một mảnh
đất giầu có phì nhiêu. Cuộc sống của con người nơi đây đang yên ả, thanh bình
bỗng nhiên thay đổi bởi sự xuất hiện “cái đồn Tây trong thung lũng heo hút đầy
bí hiểm”. Sự xuất hiện đó như dự báo những điều chẳng lành sẽ xẩy ra. Quả đúng
như vậy, một thời gian sau, “bọn Tây cướp mất ruộng để làm đồn, làm bãi tập”.
Cuộc sống của những người dân nơi đây chỉ trông vào ruộng nương để nuôi sống
gia đình, vậy mà: “càng ngày chúng càng cướp nhiều ruộng hơn để làm cái đồn
to hơn”. Chúng dồn dân đến cảnh mất ruộng, nghèo đói.
Đọc tiểu thuyết Đất bằng người đọc không thể quên một cảnh tượng đau
đớn. Đó là cảnh thanh niên nam nữ kéo đến gặt hộ đám ruộng mà “mẹ con Đàng
mất cả tháng ngả cây, hàng tháng tra lúa mới có được hạt thóc”. Vậy mà Tổng
Nhự cho rằng: “Đây là rẫy cộng sản, chúng mày là lũ cộng sản” và thế là hắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đem quân lính đến đốt phá: “Lính dõng lấy mũi súng hất từng người dạt ra... Bọn
lính cố hết sức chất củi đuốc vào hai chòi thóc. Chúng châm lửa, lửa gặp đuốc
khô,dưới nắng trưa bốc cháy nhanh như đổ dầu”. Cầu xin không được, uất ức,
hơn hai chục trai trẻ đứng thành hàng rào xung quanh để dập lửa. Mỗi lần quất
vào lửa là một tiếng chửi: “mày hung ác, tàn bạo, mày phải chết”. Không làm gì
được, Tổng Nhự rút súng bắn chết một chàng trai, còn Đàng thì bị hắn dí súng
vào trán máu chảy loang lổ, Đàng ngất đi. Hắn dõng dạc tuyên bố: “Kẻ nào dám
gặt chỗ nương lúa đang gặt dở này tao bắn chết như bắn cái thằng kia. Thóc lúa
còn lại là của tao, của quan tây đồn Nặm Cáp”. Chúng cướp bóc một cách trắng
trợn, giết hại người dân lành, đẩy họ đến chỗ cùng đường, không lối thoát.
Cướp ruộng vườn, xâm chiếm đất đai vẫn chưa đủ, chúng còn ra sức khai
thác tài nguyên thiên nhiên để làm giàu: “Công ty thiếc Bắc kì được thành lập.
Cái thị trấn nhỏ Thin Tốc bỗng trở nên đông đúc, chen chúc đủ mọi loại người,
mọi hạng người... Họ làm đủ mọi nghề nghiệp: làm cu li, làm chủ nợ, làm nghề
buôn,cửa hiệu, hàng quán...”. Không còn không gian yên ả thanh bình nữa, Thin
Tốc (Thung lũng Đá Rơi) trở nên bức bối, ngột ngạt. Mất ruộng đất, để tồn tại
người dân buộc phải đi làm cu li cho thực dân Pháp. Chúng bóc lột nhân dân vô
cùng tàn tệ. Những người làm cu li trong mỏ Thin Tốc phải: “ngày ngày đội đá...
máu tươi ri rỉ ở những kẽ chân, kẽ tay vì nước ăn”. Làm việc thì vất vả như vậy
mà chúng trả tiền công vô cùng rẻ mạt: “người miền ngược trả mỗi ngày ba mươi
tư xu... người miền xuôi chỉ được chủ trả hai mươi lăm xu”. Mặc dù vậy người
dân vẫn phải làm, họ “đội đá đến trọc cả đầu”. Không những thế họ còn bị đánh
đập dã man tạo nên những ám ảnh khủng khiếp mà sau vài chục năm người ta vẫn
nhớ. Cụ Đội khi đã 98 tuổi, mà “trong giấc mơ, Đội thấy mình thoắt lại như ông
già lụ khụ, thoắt lại thấy thằng cai nó đánh đập”.
Thực dân Pháp xâm lược, chúng bóc lột sức lao động của người dân cho
đến chết. Bố lót là một ví dụ: “Ò Pông bắt Bố Lót ngày ngày đi cắt cỏ ngựa.
Được vài hôm khi đã nạo cái tẩu đến cái hơi thuốc cũng không còn, bố Lót nằm
rên hừ hừ, nước mắt, nước mũi chảy như nhớt cá nheo, cá ngạnh. Nhưng Ò Pông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cho là bố Lót giả đò, hắn đánh đẩy đi cắt cỏ ngựa. Hôm sau bố Lót chết thật”.
Không những thế chúng bắt hàng bao nhiêu cô gái đẹp về để thoả mãn dục vọng
đầy thú tính của chúng: “Ò Pông có đến hai chục vợ. Những cô vợ trẻ đẹp đủ các
dân tộc nhưng phần nhiều là những cô gái nghèo đói có sắc đẹp từ dưới xuôi
lên”. Cuộc sống của người dân bản mường bị đảo lộn khủng khiếp bởi “có đến
tám sòng bạc, hơn chục tiệm hút nhà chứa còn cao lâu thì nhan nhản”. Mỏ Thin
Tốc bỗng chốc trở thành một đô thị hoá với những trò chơi đầy cám dỗ, khiến cho
biết bao gia đình tan vỡ, bao số phận đổi thay.
Cùng với bọn thực dân là bè lũ tay sai phong kiến, chúng tiếp tay làm hại
biết bao nhiêu dân lành, nhất là những người đi hoạt động cách mạng. Châu Đoàn
Pàng trong Tháng năm biết nói là một tay sai độc ác và tàn bạo. Trước cách
mạng, Châu Đoàn Pàng đã giết biết bao nhiêu người đi làm cách mạng, trong đó
có ông Hoàng và bố Hoàng. Vì lòng tham mà “hắn giết người để lấy vàng bạc
hoặc để báo lên quan tây lĩnh thưởng”. Mặc dù là một tên phản động nhưng khéo
che đậy cho nên sau cách mạng, hắn vẫn sống một cuộc sống đàng hoàng giữa
bản mường. Không những thế hắn vẫn được làm quan để rồi tiếp tục làm hại dân
lành. Những người dân lành như Hoàng luôn luôn bị đe doạ, thậm chí chúng còn
âm mưu giết chết vì chúng sợ những người khôn ngoan như thế sẽ là tai hoạ cho
những kẻ dốt nát bẩn thỉu như hắn: “Người già độc ác bàn cách giết Hoàng bằng
cây thuốc độc! Người ta nói rằng Hoàng là con nhà của giống chim công, chim
cúc. Nghĩa là vừa đẹp người đến mức tuấn tú lại tài giỏi hơn đời. Nếu để Hoàng
còn sống thì họ trở nên kẻ dốt nát đần ngu”. Vì lòng ghen ghét chúng nghĩ: “cứ
để chim cúc xoè lông múa vũ điệu thiên sơn thì những con cuốc, cun cút còn có ai
nhìn, ai đoái nghiêng con mắt”. Thật là đáng sợ khi xã hội mà những người lãnh
đạo là kẻ dốt nát, kém cỏi lại muốn giết hết những người khôn ngoan mục đích
chỉ là để không còn ai hơn mình. Chính vì vậy bản làng chỉ còn lại những con
người như mụ Tẹo hay họ nhà thằng Thìm: “Học gần suốt từ ngày còn nhỏ đến
lúc trở thành con gái mới thôi học, nhưng chẳng biết một chữ nào! Viết con số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hai mốt lại thành con số mười hai!”, “đếm quá to là đã nhầm lẫn lung tung cả”.
Bản làng đã tối tăm nay lại càng thêm tăm tối.
Giống như Châu Đoàn Pàng, Đoác trong tiểu thuyết Vào hang đã vùi dập
nhân tài, cướp phá biết bao đời con gái, làm khổ biết bao nhiêu người. Ngay cả vợ
và con gái cũng bị Đoác cũng biến thành những vật hiến thân cho con đường
danh vọng của hắn. Độc ác, bỉ ổi là bản chất của những con người như Đoác.
Những con người ấy đã góp phần làm cho xã hội tối tăm ngột ngạt, người dân rơi
vào cảnh nghèo đói cùng cực không kém gì dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Những tên “chúa đất”, những kẻ nắm quyền hành ở miền núi dốt nát, ti
tiện, tham lam, ích kỉ và vô cùng độc ác đã trở đi trở lại rất nhiều trong sáng tác
của Vi Hồng. Bên cạnh Châu Đoàn Pàng trong Tháng năm biết nói, Đoác trong
Vào hang còn có Cháp Chá trong tiểu thuyết “Chồng thật vợ giả, La Đăm Đông
trong Đoạ đầy... đều là những con người như thế.
Không chỉ có những bọn thực dân chúa đất tàn ác, tham lam ngu dốt mới
làm cho cuộc sống của nhân dân nghèo khổ tối tăm mà cả những hủ tục lạc hậu
cũng góp phần làm cho xã hội ngột ngạt, tăm tối, khiến cho bao nhiêu người dân
nghèo phải khốn khổ. Đó là hủ tục ma gà, tục ép duyên, mê tín dị đoan... Đàng
trong Vãi Đàng là một nạn nhân của hủ tục ấy. Vì bị mang tiếng là có ma gà mà
cả nhà Đàng phải bỏ làng bỏ bản ra đi phiêu bạt khắp nơi trong cảnh đói rách. Bố
Đàng cũng vì thế mà phải nhẩy xuống Rù Rằng để chết, mẹ Đàng cũng đau khổ
đến thẫn thờ như kẻ điên dại. Còn Đàng, cô đã bị ép gả cho Tổng Nhự và cuối
cùng bị cột vào bè và thả trôi sông. Biết bao nhiêu cay đắng đến với cuộc đời
Đàng chỉ vì cái hủ tục ấy. Cùng chung số phận ấy là Thu Lạ, Mi Tráng (Mùa hoa
bioóc loỏng), họ không thể tìm được hạnh phúc của mình, thậm chí phải tìm đến
cái chết như Thu Lương. Đó còn là những hủ tục mê tín dị đoan khiến cho Quỳnh
The (Đoạ đầy) – một cô gái đẹp như nàng tiên đã phải chết một cách oan khuất.
Rồi còn biết bao nhiêu chàng trai cô gái chỉ vì hủ tục ép duyên mà đã phải tìm
đến dòng nước sông trong gửi mình cho hà bá, thuồng luồng. Nếu không tìm đến
cái chết thì họ sẽ phải đeo đẳng nỗi đau suốt cả cuộc đời như bà Xiêm, nàng Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khoan trong Dòng sông nước mắt hay Hoàng trong Tháng năm biết nói... Cuộc
đời của họ sau những hủ tục ép duyên ấy là một biển cả khổ đau và một dòng
sông nước mắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc340.pdf