Luận văn Thế giới nghệthuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa

Với đặc trưng của loại hình kịch, thông qua lớp ngôn ngữ, đặc biệt là việc sửdụng thơ, nhân vật

bộc lộrõ tính cách, tâm lí của mình. Đồng thời, việc sửdụng hành động cũng là một trong những cách

thểhiện rõ đặc điểm tâm lí, tính cách nhân vật. Trong vởkịch, mỗi nhân vật đều có một thếgiới tinh

thần riêng, không ai giống ai, nhưng hầu nhưbất cứmột trạng thái tâm lí nào của nhân vật cũng được

Kalidasa khắc họa một cách sinh động và độc đáo.

Chúng ta dễdàng nhận ra tính cách vừa dịu dàng đáng yêu lại vừa mạnh mẽ, quyết liệt trong tình

yêu của Shakuntala.

Shakuntala cảm thấy yêu mến chàng trai ngay trong cái nhìn đầu tiên vì thếnàng tựdằn vặt với

tình cảm mau chóng ấy, cái dằn vặt đáng yêu của người thiếu nữlần đầu nghe trái timrung động “Sao

giáp mặt khách, mình lại cảm động xao xuyến đến thế, thực chẳng hợp với tấm lòng ngoan đạo” [23,

tr.54]. Sau đó nàng tựtrấn an “Đừng xao xuyến nữa hỡi lòng ta” [23, tr.55]. Tình yêu mỗi lúc càng thôi thúc hơn thì “Những cửchỉcủa ta không còn tựchủ được nữa rồi”. Shakuntala e thẹn chạy theo các bạn nhưng lại vờchân bịgai đâm đểcó thểliếc nhìn chàng trai lần nữa. Hành động ấy và hàng loạt

những cảm xúc ban đầu đã thểhiện vẻe ấp, dịu dàng, đáng yêu của Shakuntala. Nhưng khi bịmũi tên

của thần Tình Yêu quấy phá thì nàng cũng sẵn sàng bộc lộtình cảm của mình bằng cách viết thưtình

trên lá sen.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệthuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời Dushyanta nói ra đều như dao cứa lòng, người mà nàng đặt hết niềm tin yêu bỗng dưng xa lạ đến phũ phàng. Shakuntala vẫn giữ vững lập trường, nàng kiên trì nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ của hai người, Dushyanta cũng không hề lay chuyển. Shakuntala chỉ còn trông chờ vào vật đính ước nhưng chiếc nhẫn đã bị đánh rơi. Kịch tính lúc này dâng cao vì đối với Shakuntala thế là hết, không còn gì để bấu víu. Shakuntala hết mực đau đớn, chua xót cho chính mình. Nàng chỉ còn mong quay trở về vườn tu, nhưng hai tu sĩ không thể dẫn nàng về cùng, vì theo họ: …dù chồng có bắt làm nô lệ Cũng vui cười mà chịu đựng chị ơi. Đã là người của nhà chồng thì phải thế Thôi bổn phận chị là phải ở lại, còn chúng tôi phải về ngay [23, tr.170]. Trong phút chốc, ảo tưởng về tình yêu, hạnh phúc đều tan vỡ, Shakuntala không thể trở về vườn tu nhưng ở nơi này, nàng không được chấp nhận. Nàng chỉ con biết cầu xin thần Đất đón nàng, ngay lúc đó “..một ánh hào quang như hình tiên nữ hiện ra. Từ trên trời gần suối tiên hạ xuống và mang nàng bay vút lên Thiên cung” [23, tr.172]. Tiểu truyện “Shakuntala” trong sử thi Mahabharata không có chi tiết Dushyanta tặng nhẫn cho Shakuntala và chi tiết Shakuntala bị lời nguyền của đạo sĩ. Trong sử thi, Dushyanta là một ông vua cố tình quên lời hẹn ước, không nghiêm túc trong tình yêu. Vì thế, khi Shakuntala dắt con trai đến tìm thì nhà vua một mực chối từ. Chỉ khi có tiếng hát trên thiên đình vọng xuống khẳng định Shakuntala là vợ chàng thì Dushyanta mới chấp nhận nàng với lời bào chữa không mấy thành thật “Ta đã giấu kín không cho mọi người biết cuộc tình duyên của chúng ta; và cũng vì để giữ tiếng thơm cho nàng mà ta ngại nhận nàng…” [68, tr.41]. Kalidasa đưa chi tiết lời nguyền của đạo sĩ vào trong vở kịch nhằm nhấn mạnh Dushyanta hoàn toàn vô tội và không phải chịu trách nhiệm với những việc xảy ra. Vậy, xung đột xảy ra là do một tình huống rất ngẫu nhiên, tình cờ là Shakuntala vô tình không tiếp đón đạo sĩ Durvasa và khi xung đột lên đến đỉnh điểm tác giả lại giãn xung đột cũng bằng một chi tiết hết sức ngẫu nhiên, vô tình Ngay sau khi Shakuntala đi rồi thì người dân chài tình cờ nhặt được chiếc nhẫn. Vật về chủ cũ, Dushyanta nhớ ra tất cả và đau đớn vô cùng, nhưng không biết làm cách nào để gặp lại Shakuntala. Ngay lúc đó Dushyanta được lệnh của thần Indra lên thiên đường dẹp quỷ. Nhờ công trạng ấy, Dushyanta được gặp lại vợ con, kết nối lại hạnh phúc đã mất. Theo lời nhận xét của các thần đó là “Bộ ba hiếm có ở đời. Gồm đủ mặt đạo đức, phú quý, dũng tài hợp lại” [23, tr.239]. Trong Andromaque, mâu thuẫn giữa các nhân vật luôn âm ỷ và khi đẩy mạnh thành xung đột thì tất cả các mối quan hệ phân thành những đối cực, cần được giải quyết một cách rõ ràng, nhanh chóng. Cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi và cái đẹp, cái trong sáng trong tư thế chiến thắng. Bản chất của xung đột trong Shakuntala hoàn toàn khác, vì thế, Kalidasa xây dựng và giải quyết xung đột không đến mức một mất một còn như trong Andromaque mà xung đột được kéo giãn ra. Việc để cho Shakuntala được đưa mẹ tiên nữ đón về trời sau hàng loạt xung đột là cách Kalidasa tạo ra khoảng lặng, một mốt trầm trong bản nhạc tình để rồi sau đó, các nhân vật lại tiếp tục hành trình, nổ lực cho hạnh phúc của mình. 2.2.1.2. Xung đột bên ngoài và xung đột bên trong Theo quan niệm của người Ấn Độ, thực hiện đúng bổn phận, đạo lý là một trong những trách nhiệm lớn nhất của đời người. Nó chi phối mọi hành động, mọi suy nghĩ cũng như chi phối cả sự Được - Mất, Thành công - Thất bại, Hạnh phúc - Khổ đau… của mỗi con người. Vì thẫn thờ buồn nhớ Dushyanta mà Shakuntala vô tình không tiếp đón chu đáo đạo sĩ Durvasa. Không thực hiện tốt bổn phận nên nàng phải trả giá cho hành động của mình. Sự ruồng bỏ của chồng là hình phạt và cũng là định mệnh mà Shakuntala phải vượt qua, vấn đề là nàng vượt qua điều đó như thế nào. Nếu như Hermione khi biết mình bị bỏ rơi, tâm hồn nàng như bị cào xé dữ dội. Mất người yêu, đối với nàng, không chỉ là điều cay đắng mà danh dự còn bị chà đạp. Vì thế, ý định trả thù của Hermione vụt đến như cơn bão không gì có thể lay chuyển: Không, ta phải ở Nỗi sỉ nhục dường kia, tôi chẳng muốn mang đi đâu cả Không! Tôi không thể để cho kẻ thù tự đắc đến cuồng ngông Mà đi nơi khác đợi một sự phục thù quá chậm Vả trường tên đạn rủi may, chiến thắng có chi làm chắc lắm Oán cừu kia chung cuộc hồ dễ trả xong Tôi muốn khi tôi ra đi, cả Epia phải khóc ròng Điện hạ định rửa thù cho tôi thì phải rửa trong phút chốc Nếu chần chừ, tôi coi như một sự từ nan Hãy đi thẳng đến đền! Hãy giết…[3, tr.436] Shakuntala đi tìm gặp Dushyanta mang theo tình yêu và sự nhớ nhung vô bờ, nhưng nàng cũng mang theo lời nguyền mà không hề hay biết. Vì thế, những sự việc xảy ra trước mắt nàng là hoàn toàn bất ngờ. Phải đối diện với sự bội phản, với những tráo trở của cuộc sống, Shakuntala chỉ còn biết câm lặng chấp nhận. Hơn ai hết nàng thấu hiểu được bản chất thực của cuộc đời, những cái hiện có chỉ là cái ngụy, cái giả, cái tạm thời và tất cả mọi sự vật đều luôn luôn biến đổi không ngừng, hạnh phúc hôm nay có thể là đau khổ của ngày mai và biết đâu, đau khổ hiện tại là một móc xích dẫn dắt cho hạnh phúc mai này. Chính vì thế, xung đột bên ngoài chỉ là lớp áo khoác bên ngoài và hầu như ít được Kalidasa chú ý đến mà hầu như vở kịch hướng đến xung đột bên trong. Con người tự khẳng định mình sau khi được tôi luyện qua những thử thách, những đắng cay của cuộc đời. Hoặc là giữ vững được giá trị tinh thần, vươn đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống hay tự nhận chìm mình trong những trách móc, oán hờn, tự trượt dài trong những biển lận đời thường. Điều này đã đem lại chiều hướng tinh thần sâu sắc của vở kịch nói riêng, văn hóa Ấn Độ nói chung. Như Phan Thu Hiền đã nhận xét “Đối với Ấn Độ, xung đột nằm trong quá trình hoàn thiện tự ngã, và chính hoàn thiện tự ngã chứ không phải xung đột có vai trò cốt tử. Con người có thể lầm lỗi nhưng kiên trì, nhẫn nại chịu đựng, phấn đấu để đến hồi kết thúc tìm lại được hạnh phúc trong sự hòa hợp khao khát yêu đương cùng hoàn thành bổn phận” [55, tr.132]. Shakuntala đắc tội với đạo sĩ nên người chịu hậu quả là nàng. Vì thế, xung đột bên ngoài chỉ là tấm áo khoác ẩn giấu bên trong mới là bản chất thực, xung đột bên trong chính là quá trình tự hoàn thiện của mỗi người. Dushyanta hoàn toàn vô tội. Thế nhưng bản thân Dushyanta cũng trải qua những lần xung đột. Ở đầu hồi V, trước khi Shakuntala vào cung, Dushyanta ngồi lắng nghe khúc nhạc tình văng vẳng xa xa của một cung nữ trong cung. Tiếng hát đã gợi trong tiềm thức Dushyanta một hình ảnh yêu thương vương vấn nào đó mà chàng không thể nào hiểu được “Lạ thật! Tiếng hát thấm vào lòng ta nghe xao xuyến vô cùng. Một nỗi buồn tràn ngập trong lòng ta và ta tưởng như đang vương vấn một hình ảnh yêu đương nào đã từ lâu quên lãng. Lạ thật! Nhưng…” [23, tr.149]. Ngay sau đó Shakuntala vào cung. Thoạt nhìn, Dushyanta cảm thấy thật sự rung động trước vẻ đẹp tuyệt mĩ của nàng, vẻ đẹp ấy là hoàn toàn mới mẻ đối với chàng: Bên những ẩn sĩ u uất đó Như nụ thắm tươi giữa lá vàng khô [23, tr.157]. Sau đó là cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra, chỉ có mỗi Dushyanta mới biết, đó là cuộc đấu tranh giữa một bên là khát vọng yêu đương, muốn chiếm lĩnh, nhìn ngắm người đẹp và một bên là đạo đức của bậc quân vương bởi Dushyanta cho rằng Shakuntala đã có gia đình. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Shakuntala, Dushyanta chợt nhận ra rằng: “nhìn vợ người khác như thế là không chính đáng”. Khi nghe các tu sĩ trình bày Shakuntala là vợ chàng, vì bị xóa mờ trí nhớ nên Dushyanta hoàn toàn không tin vào sự thật. Và nếu Dushyanta là một ông vua ham mê sắc dục thì có lẽ nhà vua sẽ gật đầu đồng ý bởi sắc đẹp kia là cái mà Dushyanta muốn chiếm hữu. Thế nhưng, Dushyanta kiên quyết không nhận Shakuntala mặc dù đối với nhà vua: Nàng như nhụy hoa đầm đìa sương sáng Còn ta như ong đến lượn vành Khao khát nếm hương say ngào ngạt Nhưng cũng đành im lặng, tần ngần [23, tr. 162]. Khi Shakuntala nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ của hai người để gợi lại trí nhớ của Dushyanta thì chàng kiên quyết không tin và cho rằng “những kẻ yêu khoái lạc mới có thể bị những lời dối trá đường mật vừa rồi của ngươi quyến rũ mà rời xa chính đạo” [23, tr.166]. Vì thế, Dushyanta thực sự tức giận và buông ra những lời nặng nề: Con chim tu hú khôn ranh Đi tìm chỗ khác mà đẻ trứng Rồi gian xảo, để mặc con chim khác nuôi thay Còn mình, bay vút tận trời xanh Tung cánh nô đùa không biết mỏi [23, tr.166]. Trước những lời lẽ ấy, Shakuntala thực sự bị xúc phạm “con người vô sỷ, suy bụng ta ra bụng người. Thật không gì nham hiểm cho bằng, như con ong núp trong áo đạo đức và tôn giáo để đánh lừa thiên hạ, như cái miệng hầm sâu há hốc che đậy những chùm hoa tươi chúm chím” [23, tr.167]. Xung đột trở nên căng thẳng khi sự hiểu nhầm càng lúc càng tăng. Nhưng ngay sau đó, khán giả sẽ thở phào nhẹ nhõm trước sự phân vân của Dushyanta “dù thế nào thì vẻ nàng giận dữ trông cũng rất hồn nhiên chân thật, làm ta lại ngờ vực, không biết ta đúng hay sai” [23, tr.167]. Trong lòng Dushyanta luôn đấu tranh dằn vặt giữa hai đối cực. Một mặt, Dushyanta khát khao bóng hình trước mặt chàng, nhưng mặt khác lại không thể vì như thế là ngược với đạo lý. Là vua của một nước, là người có trong tay tất cả những gì mình muốn nhưng Dushyanta không vì thế mà nhận lấy Shakuntala, người con gái mà Dushyanta cho rằng đã có chồng. Mặc dù xung đột bên ngoài mỗi lúc trở nên căng thẳng nhưng xung đột bên trong của Dushyanta phần nào được giải quyết, đạo lý đã thắng dục vọng, bóng tối tội lỗi hoàn toàn xua tan trong lòng Dushyanta. Xung đột bên ngoài đã chuyển thành xung đột bên trong, những oán hờn, sự bội phản…chỉ là lớp sương phủ bên ngoài. Bởi hơn ai hết, khán giả, độc giả hiểu rằng tất cả chỉ do lời nguyền của đạo sĩ, vì thế Dushyanta không đáng kết tội, Shakutala phải trả giá cho hành động sai trái của mình. Vì thế, độ căng của xung đột bên ngoài chỉ là cái tức thời, điều quan trọng là các nhân vật sẽ vượt qua những thử thách của số phận như thế nào, họ thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình ra sao, đó chính là điều mà kịch Ấn Độ quan tâm. Hạnh phúc sẽ đến đối với những ai nhận thức được lỗi lầm của mình và sẽ ban thưởng cho những ai biết vượt qua những cám dỗ vật chất, những biển lận đời thường. Đây là một trong những nét đặc trưng quan trọng của kịch cổ điển Ấn Độ “Kịch dạy bổn phận cho những ai đi ngược lại bổn phận, dạy tình yêu cho người khao khát tình yêu, trừng trị những kẻ xấu xa hoặc vô kỉ luật, vi phạm trật tự, kịch nâng cao khả năng tự chế của những người tuân thủ nguyên tắc, cấp lòng can đảm cho những kẻ hèn nhát, cấp năng lực, sức mạnh cho những anh hùng, thức tỉnh những kẻ ngu đần, trao tài năng, trí tuệ cho bậc thức giả” [55, tr.250]. 2.2.2. Trong quan hệ với cảm thức chủ đạo Trong kịch cổ điển Ấn Độ, mỗi vở kịch đều mang lại rất nhiều xúc cảm cho người xem nhưng hầu như đều xoay quanh một cảm thức chủ đạo. Cảm thức ấy chi phối sự thể hiện tất cả các vấn đề trong kịch, trong đó mối quan hệ của các nhân vật cũng được xây dựng dựa trên cảm thức chính ấy. 2.2.2.1. Quan hệ giữa con người với con người Trong Andromaque, quan hệ giữa các nhân vật luôn trong tư thế đối nghịch. Cả một thế giới con người luôn sống trong sự âu lo, bấp bênh bởi tất cả các mối quan hệ đều dễ dàng bật tung bất cứ lúc nào. Ta thấy mối quan hệ giữa Andromaque và Pyrrhus là sự ép buộc, vai nài và cả lo sợ. Mối quan hệ giữa Andromaque và Oraste, Hermione là sự thù địch. Và mối quan hệ giữa Pyrrhus và Hermione là đã hứa hôn, Hermione yêu Pyrrhus nhưng Pyrrhus không yêu Hermione. Mối quan hệ giữa Hermione và Oreste thì Oreste yêu Hermione nhưng Hermione không yêu Oreste. Trong Shakuntala, mối quan hệ giữa con người với con người luôn được xây dựng trên cơ sở bền chặt, cân xứng và đều dựa trên tình yêu thương. Ở đó tất cả khoảng cách ngôi thứ, đẳng cấp đều bị xóa nhòa. Shakuntala và Dushyanta không ở cùng một đẳng cấp. Dushyanta thuộc dòng dõi Kshatriya, Shakuntala thuộc đẳng cấp Bà La Môn (cha nàng thuộc dòng dõi Kshatriya nhưng vì tu luyện thành kính nên đã được lên đẳng cấp trên, mẹ nàng là tiên nữ Menaka, cha nuôi là đạo sĩ Kanwa). Hai người kết hôn theo tục Gandharva, ranh giới đẳng cấp hoàn toàn xóa nhòa trong tình yêu của đôi trai gái. Đây chính là điểm táo bạo của Kalidasa, ông đã để cho các nhân vật vượt qua rào cản của đẳng cấp đến với nhau bằng một tình yêu trong sáng, mãnh liệt. Trong khi đó, thực tiễn xã hội Ấn Độ, đẳng cấp là một trong những rào cản lớn nhất mà con người không thể vượt qua để đến với nhau. Vì thế, có biết bao đôi trai gái không cùng đẳng cấp yêu nhau tha thiết nhưng phải xa lìa nhau. Và nếu có đến với nhau thì cũng phải chịu những hậu quả khắc nghiệt của xã hội. Điều này làm ta liên tưởng đến tình yêu của Trương Thụy và Thôi Oanh Oanh trong vở kịch Tây Sương Ký của Vương Thừa Phủ. Đôi trai gái đã vượt qua những trói buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt bóp nghẹt hạnh phúc con người để đến với nhau. Có lẽ chính những tư tưởng tiến bộ trên đã làm cho những vở kịch của chúng ta vượt mãi với thời gian. Dushyanta mặc dù là vua của một nước nhưng trước khi bước vào vườn tu đã cởi áo bào, trang sức, xa giá để lại. Chàng vào vườn tu với tư cách là một người bình thường. Trong sử thi Mahabharata, lời tỏ tình của Dushyanta dành cho Shakuntala kèm theo những hứa hẹn đầy cám dỗ vật chất chốn cung đình: “Hỡi công chúa đẹp tuyệt trần! Nàng hãy cùng tôi kết duyên lành. Tôi sẽ tặng cho nàng vòng hoa bằng vàng, trâm tai bằng ngọc và áo quần lộng lẫy, vương quốc của tôi sẽ là vương quốc của nàng” [23, tr.38]. Shakuntala chấp nhận lời cầu hôn của đấng quân vương với điều kiện là nếu sau này nàng sinh con trai thì nhà vua phải cho con trai nàng kế tục ngôi báu. Nếu quyền lực và châu báu xen vào quan hệ tình yêu trong sử thi Mahabharata thì ở vở kịch Shakuntala, họ yêu nhau và đến với nhau hoàn toàn là do tình yêu, và tình yêu là sức mạnh để họ vượt qua mọi rào cản, mọi thử thách để đạt đến hạnh phúc vững bền. Mối quan hệ giữa Shakuntala và các nữ tỳ của mình được xác lập trên cơ sở của tình bạn thân thiết mà không phải là quan hệ chủ tớ. Các cô gái và Shakuntala đối xử với nhau như tình chị em ruột thịt, họ sẻ chia tất cả, sống hết mình với nhau, không dựa trên cấp bậc ngôi thứ nào. Ngay cả mối quan hệ giữa bậc quân vương của một nước đối với dân thường cũng được xác lập trên cơ sở của tình thương. Trong lúc tâm hồn bấn loạn vì chuyện tình cảm riêng tư, vua Dushyanta phải quyết định việc một thương dân bị đắm thuyền mà số của cải của anh ta không biết trao cho ai vì không có người thân thích. Từ nỗi lòng của mình, Dushyanta thấu hiểu nỗi đau của người không thân thích, vì thế Dushyanta quyết định: Đối với ai hễ là thần dân của vua Dushyanta (trừ những kẻ mà tài sản bị thu vì trọng tội). Nếu tuyệt nhiên không còn có một thân nhân nào nữa. Thì Dushyanta này sẵn sàng tự mình thế chân làm người thân thích của họ [23, tr.205]. 2.2.2.2 Quan hệ giữa con người với thần linh Trong sử thi Ấn Độ, quan hệ người anh hùng và thần linh thường được thiết lập trên cơ sở “Sự xuất hiện của thần linh trong sử thi anh hùng đa phần là để tạo một ánh hào quang, tô đậm, phóng đại sức mạnh, giá trị người anh hùng” [54, tr.49]. Mối quan hệ này khi đi vào trong kịch Shakuntala đã có phần khác biệt. Thế giới thần linh trong vở kịch Shakuntala cũng có vai trò tô đậm, phóng đại sức mạnh cho người anh hùng. Nhưng không như ở sử thi, đó là mối quan hệ bổ trợ thì trong vở kịch Shakuntala nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của nhân vật chính và nhằm hướng đến cảm thức Hào hùng. Trong vở kịch, sức mạnh của thần linh hoàn toàn nhường chỗ cho sức mạnh của người anh hùng. Dushyanta đã nhiều lần lên Thiên giới để trừ yêu diệt quỷ, đem lại thanh bình cho thế giới thần linh. Sau chiến thắng trở về, Dushyanta được vinh hạnh ngồi bên cạnh thần Indra và chính tay thần Indra quàng hoa vào cổ chàng: Nhưng Indra đã tự tay mình Nhấc vòng hoa đó quàng vào cổ cho ta Rồi trước mặt các thiên thần về tựu Indra mời ta ngồi bên cạnh ngài Và mỉm cười nhìn Jayanta thái tử Đang khát thèm vinh hiển, ngắm vòng hoa [23, tr.214]. Thậm chí theo lời của Matali, thần đánh xe của Indra, Dushyanta còn là ân nhân của các vị thần: Các thiên thần xem bệ hạ là ân nhân Vì ngày nay bệ hạ dùng cung tên tin xác Tránh cho Thiên quốc khỏi những uế nhơ của loài ác quỷ [23, tr.214]. Thế giới thần linh không chỉ tham gia vào việc định hướng cho việc hoàn thiện bổn phận đạo lí của con người mà còn rất quan tâm đến hạnh phúc của con người nơi trần thế. Sau khi Shakuntala được mẹ tiên nữ đón về trời, nàng được vợ chồng thần Kasyapa - ông tổ vĩ đại của thần tiên và ma quỷ, vợ là Aditi mẹ của các thần, chăm sóc và nuôi dưỡng. Họ và những vị thần sống ẩn dật để tu hành diệt dục cho người trần hưởng hạnh phúc. Vì thế, hạnh phúc của Shakuntala rất được các thần quan tâm. Họ đã chúc phúc cho tình yêu của Shakuntala và Dushyanta khi hai người gặp lại nhau. 2.2.2.3. Quan hệ giữa con người với thiên nhiên Khảo sát các phần trên ta thấy, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thần linh, tu sĩ…được xác lập trên cơ sở tình yêu, đó là mối quan hệ gần gũi, khăng khít, tràn ngập tình cảm. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với thiên nhiên cũng được xây dựng trên nền tảng ấy. Trong vở kịch Shakuntala, một thế giới tự nhiên tồn tại trong sự yên bình, êm ả. Mỗi vật thể đều là một phần của sự sống. Những chú chim vẹt mới nở còn non nớt nằm yên ổn trong những hốc cây mà không hề sợ bị kẻ thù tấn công, gạo thì rơi vãi khắp nơi, con hươu hiền lành đang nhẫn nha gặm cỏ, những dòng suối sâu, những thớt đá trơn nằm rải rác, và một số con vật khác thì: Trâu đắm mình yên tĩnh dưới đầm xa kia Nước phẳng lặng, trâu lấy sừng nặng vẩy tung tóe. Những con hươu nằm đây đó từng đàn, Bình thản nhai quả dưới cành xum xuê mát rượi. Và những con lợn rừng đang bình yên ăn cói nát [23, tr.74]. Nơi này, không có sự đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt theo quy luật của tự nhiên mà muôn loài sống trong sự bình đẳng, chan hòa, trên cơ sở của tình yêu thương. Cùng với các hình ảnh trên thì chú hươu là hình ảnh xuyên suốt vở kịch, có vị trí khá đặc biệt đối với đời sống và tình cảm của nhân vật. Hươu là con vật truyền thống trong văn học Ấn Độ, ta thấy rất nhiều hình ảnh các chú hươu trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Chú hươu xuất hiện đôi khi là sự cải trang của con người, thần thánh, yêu quỷ, đôi khi là sự dẫn dắt của định mệnh. Trong vở kịch Shakuntala, chú hươu xuất hiện đến 14 lần rải rác trong 5 hồi. Khi là cùng với các con vật khác đem đến vẻ thanh bình cho rừng tu, khi là một người bạn, là đứa em, là người con nuôi của nhân vật chính, khi là chứng nhân của tình yêu… Mở đầu vở kịch là hình ảnh con hươu nhảy nhót trước sự rượt đuổi của Dushyanta. Và chính chú hươu ấy đã dẫn dắt nhà vua đến trước cửa rừng tu. Vì thế có thể xem chú hươu là cầu nối cho sự gặp gỡ của Dushyanta và Shakuntala. Những chú hươu non luôn là hình ảnh của sự thanh bình. Dáng vẻ thong dong, yên bình của đàn hươu đã tác động rất lớn đến tinh thần của nhân vật. Nếu như trước đây, Dushyanta là một ông vua ham mê săn bắn thì khi bước vào vườn tu, hình ảnh thanh bình của khu rừng đã làm cho Dushyanta thay đổi suy nghĩ. Sở thích săn bắn đã dập tắt ngay lập tức vì chú hươu không những là con vật thiêng của các tu sĩ và còn vì chúng là bạn của Shakuntala “không thể làm hại những người bạn yêu quý của nàng” [23, tr.70]. Tác giả thường mô tả Shakuntala trong sự sánh đôi cùng hươu non: “…hay là nàng muốn sống mãi với đàn hươu non yêu quý ?”, “Ta là vua, nàng là gái sống ở rừng/ Cùng hươu và cây leo, không biết tình yêu” [23, tr.88]…Tình cảm giữa Shakuntala và hươu non ấm áp như tình cảm mẹ con, Shakuntala nhận hươu non làm con nuôi, chăm sóc, lo lắng cho hươu. Mối bận tâm nhất của nàng trước khi lên đường là con hươu nhỏ. Đôi khi, hươu còn là hình ảnh của một nàng “Shakuntala thứ hai”. Khi Shakuntala nhận hươu non về nuôi vì chúng mồ côi, cũng giống như nàng, không có cha mẹ ở bên. Shakuntala sắp đến ngày “khai hoa nở nhị”, thì con hươu yêu quý của nàng cũng “bụng mang dạ chửa”. Vì thế cuộc chia li thật bùi ngùi, xúc động, trong đó hươu là con vật có nhiều luyến lưu nhất. Chỉ một chi tiết hươu “níu áo con, thầm lặng, như van nài, như xin đi theo” cũng đủ để làm xúc động lòng người. Tình cảm thiết tha giữa người và vật hay xa hơn nữa là tình cảm của những tâm hồn trong trẻo, ngây thơ trở nên thật mỏng manh khi phải xa lìa nhau, đơn độc bước vào cái mênh mông sâu thẳm của cuộc đời Khi Shakuntala lên đường, cả rừng tu bùi ngùi đưa tiễn nàng. Cảnh và người cùng mối cảm thông sâu sắc, cuộc tiễn đưa trùng trùng những lớp tâm trạng: Buồn vì sắp xa chị bầy hươu quên gặm cỏ Con chim công thôi múa trên nương Và từ xa những cành cây trên bãi Lá vàng rụng tơi bời như nước mắt trào rơi [23, tr.133]. Không những thế, chú hươu còn là nhân tố làm nên vẻ đẹp kì diệu trong tình yêu và trở thành nhân chứng khó quên nhất khi tình yêu gặp trắc trở. Phan Thu Hiền gọi đó là mối quan hệ Chàng - Nàng và Thiên nhiên. Trong hồi V, sau khi Shakuntala vào cung, lời nguyền ứng nghiệm, Dushyanta đã quên nàng. Shakuntala cố khơi gợi lại những kỉ niệm êm đẹp mong Dushyanta có thể nhớ lại “Một hôm bệ hạ và tiện nữ cùng ngôi bên khóm nhài. Mưa rào vừa dứt. Bệ hạ lấy nước mưa đọng trong lá sen như một cái chén rót vào lòng bàn tay…vừa lúc ấy, con hươu non, con nuôi của tiện nữ chạy đến, giương đôi mắt dài và hiền từ nhìn chúng ta. Thấy thế bệ hạ chưa vội uống mà chìa nước ra cho hươu và âu yếm nói: “Hươu ngoan ơi! Uống trước đi”. Nhưng hươu rụt rè không dám uống từ tay người lạ. Thế mà lúc tiện nữ tự tay mình đưa nước cho hươu thì hươu tin cậy uống ngay. Bệ hạ bèn mỉm cười nói “Giống nào thì tự nhiên yêu giống nấy. Nàng với hươu cùng một ở một rừng nên biết tin yêu nhau” [23, tr.165]. Nếu kỷ niệm chỉ có hai người và những lời thề nguyện thì chưa đủ, kỷ niệm sẽ thật đáng nhớ nếu gắn với chứng nhân của tình yêu, chứng nhân đó có thể là một buổi hoàng hôn, một cơn mưa rào, một cánh hoa dại…Hơn ai hết, Shakuntala hiểu và trân trọng những khoảnh khắc yêu thương, đôi khi đó chỉ là những điều nhỏ nhặt như việc hai người cùng vui đùa cùng hươu non, cùng hứng nước mưa trong lá sen…nhưng nếu biết trân trọng thì đó sẽ là những phút giây quý giá vô cùng. Ở hồi VI, hình ảnh chú hươu hiện lên trong dòng hồi tưởng của Dushyanta và ước mơ sum vầy của Dushyanta được vẽ lên qua hình ảnh của đôi hươu: Ta cần vẽ thêm một con hươu cái dịu dàng Đang cọ đầu mượt vào sừng một con hươu mực màu đen [23, tr.198]. Cùng với các hình ảnh thiên nhiên khác, hình ảnh con hươu xuất hiện khá nhiều và có mối quan hệ đặc biệt đối với đời sống tinh thần của nhân vật. Trên sân khấu, vở diễn được dàn dựng với các nhân vật và một con hươu thật trên sân khấu. Đây là điểm độc đáo nhất của kịch Ấn Độ. Nếu như Phương Tây quan niệm con người là trung tâm của vũ trụ, hành trình của con người là hành trình chinh phục tự nhiên, thì ở Ấn Độ, con người không phải là trung tâm mà muôn vật trong vũ trụ đều bình đẳng. Con người và thiên nhiên cây cỏ, vạn vật hòa đồng cùng nhau, tất cả hòa trong một nhịp sống bất tận, chan hòa, yêu thương. 2.2.2.4. Yêu thương như cảm thức (Rasa) chủ đạo Có rất nhiều trạng thái tình cảm, cảm xúc mà vở kịch đem lại cho độc giả/ khán giả. Trong đó, cảm xúc Yêu thương hầu như có mặt trong tất cả các hồi. Ở hồi I: Cảnh trong rừng, mở đầu là cuộc đi săn của nhà vua Dushyanta. Tâm trạng đầy phấn khích và sự oai phong của Dushyanta đã làm cho cuộc đi săn mỗi lúc trở nên quyết liệt hơn. Độc giả sẽ cảm thấy như nô nức trước khí thế Hào hùng ấy. Nhưng ngay lập tức, khí trận hào hùng nhường chỗ cho cảm giác Tịnh tĩnh khi nhà vua bước vào vườn tu, càng đi sâu vào trong theo bước chân của Dushyanta thì vườn tu hiện lên là một vườn mùa xuân của sự sống, tất cả như đang triển nở, mời gọi. Cảm giác Tình yêu chế ngự. Sang hồi II, sự có mặt của anh hề Madhavya đem lại cảm xúc Hài hước cho người xem. Tình yêu như bóp nghẹt trái tim đa tình nhà vua Dushyanta, tất cả mọi lời nói, mọi suy nghĩ của Dushyanta đều bị chi phối bởi Tình yêu đang mỗi lúc một dâng cao trong lòng nhà vua. Sau đó, các tu sĩ đến xin sự giúp đỡ của Dushyanta, nhà vua đồng ý giúp các tu sĩ trừ yêu diệt quỷ, cảm thức Hào hùng trở lại. Hồi II: Tràn ngập tình cảm tương tư của đôi trai gái, chàng thì núp sau bóng cây để có thể ngắm nhìn người yêu cho thỏa, nàng thì yêu đến mức ốm đau. Nằm trên đệm hoa, nàng viết thư tình trên lá sen, chàng mạnh dạn tiến đến tỏ bày. Cả h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN007.pdf
Tài liệu liên quan