MỤC LỤC
DẪN NHẬP. 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề . 3
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu . 13
4. Phương pháp nghiên cứu . 14
5. Đóng góp của luận văn. 15
6. Cấu trúc luận văn . 15
CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG, MỘT CÂY BÚT
TRUYỆN NGẮN TÀI HOA. 17
1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai . 17
1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ. 21
1.3. Một cây bút truyện ngắn tài hoa . 25
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ, ĐA DẠNG
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI . 31
2.1. Nhân vật kì ảo. 32
2.1.1. Nhân vật nửa người nửa ma . 33
2.1.2. Nhân vật thú . 35
2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú. 38
2.2. Nhân vật thực. 40
2.2.1. Nhân vật miền núi . 41
2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi 41
2.2.1.2. Nhân vật đại diện cho thế lực hắc ám nơi miền núi . 51
2.2.2. Nhân vật thành thị. 57
2.2.2.1. Nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu . 57
2.2.2.2. Nhân vật thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị . 64
2.2.2.3. Nhân vật thuộc tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức. 702.2.2.4. Nhân vật lữ khách . 74
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN LAN KHAI. 80
3.1. Xây dựng tình huống truyện. 80
3.1.1. Tình huống trữ tình thơ mộng. 81
3.1.2. Tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ. 83
3.1.3. Tình huống thử thách, lựa chọn nghiệt ngã. 84
3.1.4. Tình huống bi kịch . 86
3.2. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật. 88
3.2.1. Miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động thể hiện tính cách nhânvật . 88
3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật. 103
3.3. Giọng điệu trần thuật . 106
3.3.1. Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan . 107
3.3.2. Giọng điệu chan chứa yêu thương . 108
3.3.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm. 109
KẾT LUẬN . 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 116
PHỤ LỤC. 120
141 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy khi nghe
tiếng lúa bị quần, tiếng răng nhai khầm khập, anh ta liền bắn, nhưng thật bất
ngờ tiếng súng vừa nổ thì súng cũng biến mất. Và trưa hôm sau anh mơ thấy
có hai người đàn bà đến hỏi tội giết lợn và đánh anh ta tới tấp. Anh tỉnh dậy,
ra nương thì thấy có một tảng đá đầy ve. Vài hôm sau tảng đá biến thành một
đống giòi lúc nhúc trên bãi thịt thối, tảng đá đó chính là con lợn rừng. Qua
những điều kì lạ đó, có lẽ Bếp Nai cũng cảm thấy sợ hãi khi dám động đến đất
của thần linh. Tuy chưa bị trừng phạt nặng nề, nhưng đó cũng là bài học đầu
tiên dành cho anh khi xâm phạm cõi đất thiêng.
Dưới miệng hùm là trận đấu ác liệt giữa nhân vật Tôi có thú vui săn
bắn với chúa tể sơn lâm. Tuy rằng trong trận chiến ấy nhờ thiên thời, địa lợi,
nhân hòa nên con người đã dành chiến thắng. Nhưng vết sẹo dài hằn sâu do
móng vuốt của con hổ để lại trên mặt nhân vật Tôi phải chăng đó là sự cảnh
báo về sức mạnh của thiên nhiên đối với những ai cố tình xâm phạm.
Sinh thời, Lan Khai là nhà văn luôn băn khoăn, trăn trở về tương lai
của nước nhà. Bên cạnh việc đặt ra dấu hỏi cho sự phát triển của đất nước,
53
ông còn là người sớm đặt ra nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Không chỉ ở truyện
ngắn mà trong những thiên tiểu thuyết, Lan Khai cũng chú ý đến vấn đề này.
Trong Mọi rợ nhân vật Tum Điàng ra sức phá rừng đốt rẫy mà vẫn đói nghèo,
tăm tối; nhân vật Phù trong Suối Đàn ham săn bắn động vật hoang dã nên bị
hổ trả thù thành kẻ tàn tật. Nhân vật Cang Ngrào trong Tiếng gọi của rừng
thẳm vì nghèo khó nên phải săn bắn, nhưng khi tỉnh ngộ bắt đầu coi sự săn
bắn như một cách biểu lộ lòng độc ác vì nó chỉ là một cái trò chơi gieo rắc sự
thương đau. Với cách nhìn có chiều sâu cho thấy, đây là một nhà văn sớm
quan tâm tới môi trường sinh thái nhân văn. Mặc dù, trong thế giới thiên
nhiên còn tiềm tàng nhiều điều bí ẩn phải khám phá, nhưng cần bảo vệ thiên
nhiên vì con người là một phần của thế giới đó.
Tấn bi kịch mà những con người hiền lành miền núi phải chịu là do
những con người độc ác, mưu mô gây nên. Trong các câu chuyện về miền núi
của Tô Hoài, Ma Văn Kháng chúng ta đã được biết đến những tên phìa, tạo,
thống líđộc ác nơi Tây Bắc. Đi trước những nhà văn này, Lan Khai đã
mang đến cho độc giả bức tranh tội ác của thế lực hắc ám nơi miền núi.
Trong truyện Pàng Nhả, kết cục tình yêu bi thảm giữa Pàng Nhả và
Lo Trồng là do Noọng Hà – tên ngũ đoản lâu nay vẫn nhòm nom Pàng Nhả
gây nên. Hắn là kẻ ham tiền và ham mê sắc dục. Khi bị Pàng Nhả chối từ ở
trong rừng, Noọng Hà “dưới làn da thô đen sạm, dục tình như luồng lửa bỗng
chạy khắp mạch máu” [36: 95] khiến hắn chỉ muốn vồ lấy nàng. Hắn còn
trơ trẽn khi tự nhận mình mê Pàng Nhả vì “nàng đẹp”, “nàng giàu”. Và đáng
sợ hơn nữa khi không kiềm chế được con quỉ dục tình đang dâng lên trước
bông hoa lạ của núi rừng, hắn đã đòi Pàng Nhả cho hắn một vật làm tin đó là:
“yêu dấu”. Sự khước từ không ngần ngại của Pàng Nhả đã khiến hắn như một
con hổ bị thương và hắn sấn lại, lao vào nàng. Khi bị cái cán chũm trúng ngay
vào mặt, Noọng Hà đã gầm lên: “À, đồ chếtRồi sẽ biết tay ta!” [36: 96].
54
Hắn cay cú vì lần đầu bày mưu để “trai cò giết nhau ngư ông đắc lợi” đã
không thành công, nên hắn càng quyết tâm phục thù. Và quyết tâm ấy đã đưa
bước chân hắn đến nhà Tạo Phay để xin mưu độc. Con người Noọng Hà thật
nguy hiểm, lúc trước hắn lợi dụng chính bàn tay Bạch Sẩu – anh trai Pàng
Nhả - để hãm hại Lo Trồng. Ban đầu hắn chỉ muốn giết Lo Trồng để tán tỉnh
và chiếm đoạt Pàng Nhả. Nhưng khi nghe được âm mưu “đường mật, béo bở”
của Tạo Phay thì hắn thực hiện âm mưu ra tay giết cả gia đình Pàng Nhả để
cướp đất, tài sản và chiếm đoạt nàng. Còn Tạo Phay thì đứng ở đằng sau để
giật dây vừa hưởng lợi, vừa trả thù riêng với Bạch Thông – cha của Pàng Nhả.
Những kẻ độc ác, nham hiểm nơi miền núi có thể đường hoàng tự
tung tự tác là nhờ những tên quan ăn tiền tiếp tay cho chúng. Trong Tiền mất
lực, tên quan lục sự cũng góp một phần không nhỏ trong bi kịch tình yêu của
Lô Hli và Tôđay vì mọi quyền hành phán xét nằm trong tay hắn. Trong dòng
văn học phê phán, Nguyễn Công Hoan đã đem đến cho ta tên Huyện Hinh đầy
sức ám ảnh về một xã hội kim tiền. Tuy không đến nỗi “ăn bẩn” như huyện
Hinh nhưng tên quan lục sự này cũng đổi trắng thay đen vì tiền.
- Dạ, trăm sự nhờ thày
Vừa nói, y vừa móc túi lấy mấy đồng bạc khúm núm đưa lên.
- Cái gì đấy?...Ai thèm ăn lễ của anh?...
- Lạy thày, làm ơn
Thày lục sự trông trước trông sau, thủ tiền bỏ túi rồi dõng dạc nói:
- Ừ, thôi được. Hãy cho ra ngoài. [36: 90]
Như vậy, chỉ cần có tiền đút lót cho quan trên là những kẻ độc ác
được thoải mái hoành hành. Bọn chúng ung dung ngồi vơ cho đầy túi tham
còn mọi đau khổ thì những con người lương thiện phải hứng chịu.
Nếu ai đã từng sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam, nhất là ở các khu
vực Hà Giang, Tuyên Quang thì hẳn biết đến, hoặc được nghe kể về vua Mèo.
55
Từ thời Tự Đức, có cuộc nổi loạn của Giặc Khách ở Bắc Kỳ, đó là giặc Cờ
Vàng, giặc Cờ Đen và giặc Cờ Trắng. Trong truyện Mũi tên dẹp loạn đã đề
cập đến những cuộc nổi loạn này. Ở địa phận Hoàng Su Phì xuất hiện nữ
tướng mèo, hiệu là Tiên Nhân – con của một chúa Mèo. Tiên Nhân từ nhỏ đã
mang tính cách nam giới, thân hình cao lớn và chỉ luyện tập võ nghệ và săn
bắn, lại biết nhiều phép thuật lạ. Cô luôn ấp ủ “chí thanh gươm, yên ngựa,
vùng vẫy giang hồ, làm cho tỏ mặt cân quắc phi thường” [36: 53]. Sau khi
chúa Mèo chết, cô đem chuyện bàn với chồng và không nhận được sự đồng ý,
cô giết luôn chồng và kéo cờ trắng nổi loạn. Ban đầu, Tiên Nhân “đánh phá
các làng lân cận, dần dần tràn lan đi xa, đến nỗi suốt một vùng thượng lưu
Thanh Giang đều hãm vào một cái cảnh máu loang lửa cháy” [36: 55].
Những người khuất phục, hay không chịu khuất phục đều chung một kết cục
nghiệt ngã: “Trẻ con, nàng sai bổ suốt cây tre đực cặp gắp nướng sống. Đàn
bà, con gái nàng cho quân chúng hãm hiếp kì chết. Còn đàn ông, con trai thì
nàng truyền lệnh trói tuốt cả vào cột nhà, vơ vét xong là châm lửa đốt.” [36:
55].
Thời buổi nhiễu nhương, các thế lực tranh nhau hoành hành đốt phá,
cướp bóc. Ở miền núi nổi lên loạn giặc Cờ Đen. Trong Mưu thằng Đợi đã
mang đến cho ta một cái nhìn khá toàn diện về sự dã man của giặc Cờ Đen.
Qua lời bình luận của tác giả cho ta thấy tội ác man rợ mà chúng đã gây ra
cho những người dân miền núi vô tội:
“(...)chúng dữ tợn thật! Đi đến đâu, chúng nó cũng đốt nhà của người
ta, bắt trâu lợn của người ta để mổ thịt ăn, chém cụt đầu người đàn ông, mổ
bụng người đàn bà hay giết trẻ con.” [36: 140]
Kinh khủng nhất chúng “giết người để chơi đùa”. Trẻ con thì “bị
chúng nó cầm dao nhọn chọc vào bụng, cầm chân quẳng xuống ao hay là bắt
húp cháo thật bỏng”. Bước chân chúng đi đến đâu là reo giắc thảm họa đến
56
đó: “Ở phố nào, tỉnh nào, làng nào cũng có nhà cháy. Trên con đường nào
cũng có xác người chết và những trẻ con bơ vơ. Đâu đâu cũng nghe thấy
tiếng kêu khóc” [36: 140]. Tội ác của chúng làm chúng ta nhớ lại tội ác của
giặc Minh trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Khi đã bắt được ai, chúng sẽ hành hạ cho thỏa chí man rợ. “Họ bị
giặc trói vào cột nhà rồi châm lửa đốt. Hay bị chúng bắt quỳ hai gối lên vỏ
mít và cầm roi vụt vào lưng đến chảy máu. Đánh chán tay rồi giặc mới chịu
tha, người bị đánh đã gần chết. Cũng có lần giặc nó tức gì không biết, rút dao
phang sáng loáng chém một nhát, thế là đầu người bị văng xuống cỏ y như
một quả bưởi rụng. Máu phun ra luễ loại. Còn cái thây cụt đầu thì cứ run như
con gà bị cắt tiết” [36: 144].
Trong tình cảnh khốn khổ ấy, nhiều người đã chạy trốn để mong thoát
khỏi lưỡi hái của “tử thần”. Trong Sóng nước Lô Giang, hai vợ chồng nhà kia
đang vượt qua sông để chạy trốn vào một buổi sớm thu tàn, giữa không gian
yên lặng, sông nước núi rừng biến thành một cõi vô cùng tịch mịch. Những
đợt súng, chốc chốc nổ vang, vọng vào linh hồn người ta một cách ghê rợn,
nhắc thêm cho trí nhớ những thủ đoạn tàn khốc, những cảnh chém giết hãi
hùng của bọn Cờ Đen khát máu. Trên dòng nước xanh, “nổi lều bều những
xác người, những hòm không, rá rách” [36: 108] càng khắc họa thêm tội ác
của giặc. Hai vợ chồng họ tưởng sắp thoát chết thì ngay lập tức xuất hiện
thuyền của giặc Cờ Đen tiến đến bao vây và tên Lày Sập Trưởng nhe răng sứt
ra đe dọa: “Hà cái lày trốn xuôi? Cái lày khôông pít chít à? Khôông cố gì?
Cái lày cố vợ lẹp, hẩu lớ!” [36: 110]. Vợ chồng nhà nọ vái lạy như giã gạo
nhưng hắn không đếm xỉa, hắn truyền bọn lính níu ngay chiếc thuyền nan lại,
“vớ lấy đứa trẻ vứt xuống lòng nan và lôi tuột thiếu phụ” [36: 110] sang
57
thuyền hắn. Anh chồng nọ vừa bị hắn cướp đi người vợ xinh đẹp vừa bị dí
súng vào mặt đuổi đi. Khi thiếu phụ chờ chồng đi xa và nhảy xuống dòng
nước lạnh đã khiến hắn “như con hổ bị cướp mồi “tỉn” ầm lên và bắn luôn
mấy phát xuống vùng nước xoáy” [36: 112].
Bằng ngòi bút tài hoa, Lan Khai đã mang đến cho độc giả một bức
tranh toàn cảnh về con người nơi miền núi xa xôi. Nơi đó có những con người
hiền lành, yêu thương nhau hết mực. Dù cuộc sống nơi miền núi còn nhiều tối
tăm, vất vả, lạc hậu nhưng vẫn ánh lên những tình yêu thủy chung, những trái
tim nhân hậu. Bên cạnh đó, tác giả cũng phê phán thế lực hắc ám miền núi.
Thế lực này đã gây ra mọi bất công, đau khổ cho cuộc sống của những con
người hiền lành, chất phác, nhân hậu. Qua đó, tác giả mong muốn có một
luồng sáng mới rọi đến nơi miền núi, quét sạch hết mây đen tối tăm, để những
con người lương thiện được sống, được yêu và được hưởng hạnh phúc.
2.2.2. Nhân vật thành thị
Lan Khai không chỉ thành công trong việc xây dựng nhân vật miền
núi mà ông còn có tài trong việc dựng lên số phận những mảnh đời thành thị.
Tuy sinh ra và lớn lên ở vùng sơn cước nhưng ông lại sớm được hấp thụ hơi
thở của cuộc sống thành thị. Những điều diễn ra xung quanh và chính ông
được trải nghiệm là nguồn cảm hứng chính trong sáng tác về thành thị. Những
nhân vật đời thường và chính ông cũng bước vào truyện một cách dung dị đầy
cảm động.
2.2.2.1. Nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu
Giai đoạn 1930 – 1945, văn hóa Việt Nam có sự giao thoa mạnh mẽ
với văn hóa phương Tây. Con người Việt Nam sau bao thế kỉ bị đè nén bởi
trung, hiếu, tiết, nghĩa; tam tòng, tứ đức đã vùng dậy đấu tranh và khát khao
hạnh phúc cá nhân. Nhiều tác phẩm văn học thời kì này đã đề cập đến vấn đề
tự do yêu đương của tầng lớp thanh niên tiểu tư sản như Tố Tâm (Hoàng
58
Ngọc Phách), Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân (Khái Hưng)... Một số tác
phẩm viết về thành thị của Lan Khai đã xây dựng thành công nhân vật khẳng
định cá nhân trong tình yêu.
Thanh niên tiểu tư sản thành thị được tiếp thu nền văn hóa mới họ đã
tự ý thức được nhu cầu tự do yêu đương. Để bảo vệ hạnh phúc của mình, họ
sẵn sàng vượt qua định kiến, vượt qua lễ giáo, vượt qua hoàn cảnh. Vi và
Dung trong Lyđêan (L’idéan) yêu nhau vì nết, mến nhau vì tài. Ngay từ khi
Vi bắt gặp “đôi mắtlong lanh như muốn thâu hết tình yêu ở cõi đời” [36:
247] của Dung anh đã “bâng khuâng như lạc vào một nơi nào xa lạ” [36:
247]. Dung là cô gái xinh đẹp với thân hình “tầm thước mềm mại” lẫn trong
bộ áo màu, nàng có một “vẻ đẹp nhân từ, kín đáo, phảng phất giống bức ảnh
Elvire” mà Vi đã nhiều lần ngắm trong cuốn sách nói về thi sĩ Lamartine.
Không chỉ đẹp, Dung – Mộng Đào còn là người có kiến thức sâu rộng, lí luận
sắc bén về các vấn đề xã hội và văn chương. Vi như một kẻ chết đuối vớ được
thuyền, hai người tỏ ra tâm đầu ý hợp khi thường xuyên gặp nhau để luận bàn
về các vấn đề xã hội hay văn chương. Suốt một năm quen nhau ấy, tuy “tình
trong như đã” nhưng trước sự “nghiêm trang, đứng đắn” của Dung khiến cho
Vi không dám mảy may để lộ tâm sự. Thực ra Dung cũng đã yêu anh từ lâu
nhưng cô vẫn giấu ở trong lòng. Tưởng rằng khi Dung đọc được lá thư của
gia đình Vi ngỏ ý muốn anh kết hôn với một cô gái mà gia đình sắp đặt, Dung
sẽ buồn và khóc nhưng nàng hết sức bình thản: “Có thế mà cũng buồn! Sắp
lấy vợ mà cũng buồn!” [36: 249]. Sau câu nói bình thản đó, không ai ngờ
rằng nàng đã chủ động gặp Vi để thổ lộ tình cảm qua một cuốn nhật kí. Sau
đó hai người đã công khai tình yêu của mình. Tình yêu đó hứa hẹn sẽ đơm
hoa kết trái nếu họ không bị đẩy vào tình cảnh ngang trái. Gia đình Vi ép anh
lấy một người không hề quen biết, còn Dung thì bị gia đình gả cho một nhà
59
phú hộ. Trong tình cảnh ấy, họ vẫn yêu nhau, vẫn tìm đến nhau và nhiều lần
đã nghĩ đến khung trời tự do chỉ dành riêng cho hai người.
Nhưng thành trì của xã hội phong kiến đã tồn tại bao thế kỉ qua vẫn
quá vững chắc, cả Vi và Dung đều không thể cãi lời cha mẹ. Họ khao khát
hạnh phúc cá nhân nhưng đành bất lực. Rồi cũng đến lúc Vi phải đi lấy vợ, dù
muốn giấu Dung, nhưng làm sao che dấu được điều gì khi hai trái tim đã là
của nhau. Khi mỗi người mỗi phương trời, mối tình ấy vẫn cao thượng, vẫn
thiết tha. Dung khuyên Vi nên coi nàng như một người tình trong mộng tưởng,
một Lyđêan và nên đặt Lyđêan vào người vợ mới cưới, và hãy quên Dung đi.
Còn Vi, anh cũng mãi ôm mối tình thơ mộng ấy đi suốt cuộc đời. Vi và Dung
trong câu chuyện này mang dáng dấp của Đạm Thủy và Tố Tâm trong Tố
Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Tuy kết cục không bi thảm giống như kết cục
của Tố Tâm, nhưng qua hai nhân vật Vi và Dung, tác giả đã kín đáo phê phán
chế độ phong kiến đã đẩy tình yêu của họ vào bi kịch. Lan Khai cũng như
Hoàng Ngọc Phách, đều lên tiếng khẳng định mọi con người đều có quyền
được khao khát hạnh phúc, có quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình.
Đôi khi định kiến, dư luận cũng là sức ép lớn cho những đôi bạn trẻ
yêu nhau. Tuy đó không phải là hố sâu quá lớn nhưng cũng đủ để con người
chùn chân. Nhất là trong thời kì xã hội vẫn nặng tư tưởng phong kiến.
Trong Ngày qua, Lan và Q.H đã phải trải qua những quãng ngày dài
đấu tranh cho tình yêu của mình. Đó là một tình yêu bị ngăn cản bởi định kiến.
Ở hoàn cảnh này, không ít người đã buông xuôi. Nhưng nhân vật của Lan
Khai đều tự nguyện hi sinh cho tình yêu của mình. Lan thì muốn tạm xa Q.H
ít lâu, để cho dư luận khỏi bủa vây Q.H. Còn Q.H thì một mực chịu dư luận
chứ không cho Lan rời xa anh. Và cuối cùng, họ quyết định cùng nắm tay
nhau qua những ngày giông bão, tình yêu của họ đã đơm hoa kết trái được
một đứa con mũm mĩm. Cho dù thời đó hay đến tận bây giờ, nhiều mối tình vì
60
búa rìu dư luận mà phải đứt gánh giữa đường. Phải chăng Lan Khai muốn gửi
đến những ai lâm vào hoàn cảnh này hãy sáng suốt để nhận ra giá trị đích thực
của đời mình. Hãy biết bỏ qua dư luận, buộc chặt dư luận để bảo vệ hạnh
phúc của mình. Dư luận cũng như những cơn bão, khi đã đi qua thì sẽ trả lại
sự bình yên cho cuộc sống. Nhưng trong cơn bão nếu chúng ta không đứng
vững thì sẽ dễ dàng bị cuốn trôi đi.
Nhân vật trong truyện ngắn tâm lí – xã hội của Lan Khai, dù ở hoàn
cảnh nào, họ cũng vẫn dành cho nhau những tình cảm ấm áp, tình yêu tha
thiết. Cho dù nơi đó là nhà tù. Thanh và Thu trong Khổ tình là những chính trị
phạm trong nhà tù đế quốc. Những tưởng rằng sự tra tấn dã man của nhà tù đế
quốc đã làm cho họ thân thể rệu rã, tâm hồn chai sạn, không còn biết đến hai
chữ tình yêu. Nhưng họ đã có một tình yêu thật cảm động, sau lần Thanh vô
tình bắt gặp hình hài tiều tụy “lặng lẽ như một bóng ma” [36: 222] của Thu.
Tình yêu đó không phải được vun đắp bằng những câu hát, những bài thơ,
những món quà xa xỉ mà đơn giản chỉ là nhường miếng cơm, manh áo cho
người mình yêu, một cái siết chặt tay cùng bước qua con đường gian khó.
Tình yêu giữa chốn ngục tù ấy đã khiến cho “hai linh hồn đau khổ nhận thấy
ánh sáng êm đềm giữa vùng tăm tối, lạnh lẽo”, giúp họ nhận ra “một khúc
nhạc thần tiên say đắm” [36: 223], đưa họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của
chốn lao tù đọa đày tăm tối. Ngọn lửa tình yêu ấy tưởng rằng sẽ sưởi ấm hai
trái tim khốn khổ trong nhà tù hoang lạnh mãi mãi thì đột nhiên Thu lại được
tha trong tình trạng bị lao phổi nặng. Biết trước được mình sắp chết vì bệnh
nên Thu mong muốn những giây phút cuối đời được ở bên Thanh nhưng lại
không thể. Hoàn cảnh trái ngang đã đẩy hai con người đang yêu đến chỗ bi
kịch. Tuy có một kết thúc buồn nhưng câu chuyện vẫn là bài ca đẹp về một
tình yêu trong sáng, cao thượng, giàu tính nhân văn. Tác phẩm đã xây dựng
được những nhân vật thật đẹp, họ là những người có tấm lòng nhân ái, biết
61
yêu thương, biết sẻ chia và cảm thông. Họ đã thắp lên những ngọn lửa sưởi
ấm nơi nhà tù tối tăm lạnh lẽo. Nơi nhà tù có thể giết chết con người nhưng
tình yêu, tình thương của con người là bất tử.
Trong sáng tác của mình, Lan Khai cũng chú ý xây dựng nên tượng
đài về những nhân vật thủy chung son sắt trong tình yêu, tình vợ chồng. Thu
trong Khóc thông reo, ba năm nay đã là quả phụ. Ba năm, thời gian không
phải dài nhưng cũng đủ để con người phần nào nguôi ngoai nỗi đau. Nhưng
với Thu thì khác, nàng luôn nhớ chồng mỗi giờ, mỗi khắc:
“Chiều nào cũng vậy, chiều nào Thu cũng lặng yên ngồi đấy, lờ mờ,
phảng phất như một pho tượng đau thương. Rồi mỗi khi cái đồng hồ treo lạnh
lùng báo thời khắc đi qua, Thu lại giật mình ngơ ngẩnNhững tiếng đồng hồ
nặng rỏ giọt ấy vang vào tâm trí Thu một cách thảm thê. Cứ mỗi giờ qua,
nàng thấy chồng nàng, người chồng tài hoa lỗi lạc mất đã ba năm trời nay,
xa nàng thêm biết chừng nào, tuy sự xa cách ấy có lẽ, ngay từ hôm Phan chết,
đã là một cái thiên cổ” [36: 217].
Trước kia, Thu là một người vui vẻ, sôi nổi vậy mà giờ cô chỉ quanh
quẩn ở trong nhà, âm thầm, lặng lẽ. Cô như cánh nhạn lạc đàn, cảm thấy lẻ loi,
hiu quạnh với mối sầu thương. Thấy Thu suốt ngày ủ dột, buồn bã người nhà
khuyên cô lên Hà Nội sống nhưng cô nhất định không chịu vì muốn được coi
sóc mộ của chồng, muốn chết được chôn gần chồng. Cô cho rằng bỏ đi nơi
khác tức là dứt tình đoạn tuyệt với chồng. Thu yêu chồng đến mức cây thông
mọc gần mộ của Phan, cô cũng tưởng như linh hồn chồng mình đã nhập vào
cây thông ấy. Mỗi buổi chiều trông ra cây thông lẻ loi đang thở than rì rầm,
Thu đều ôm mặt khóc. Lời bộc bạch của Thu với vú nuôi của nàng hồi nhỏ
thật cảm động biết bao:
“ U già nhỉ, cây thông mọc liền bên chỗ nhà tôi nằm, có lẽ đã tự nuôi
sống bằng xương thịt nhà tôi hẳn? Chắc thế vì tôi trông nó cũng đường hoàng,
62
rắn rỏi như nhà tôi khi xưa vậy. Già thử trông kỹ xem, những cành thông giơ
ngang như thế kia, biết đâu chẳng phải là cái linh hồn nhà tôi đang vẫy gọi
tôi.” [36: 218].
Vì quá yêu chồng, quá nhớ chồng, quá đau xót trước sự ra đi đột ngột
của người chồng đã khiến Thu tưởng như chồng mình đã hóa vào cây thông.
Vì vậy nàng luôn trông chừng, lo lắng cho cây thông mỗi khi mưa bão. Chỉ
một cành thông rơi, nàng cũng xót xa vì tưởng như cánh tay của chồng bị gãy.
“Thu như phát điên rồ, vì nàng tưởng tượng thấy có máu chồng nàng từ chỗ
cành gãy chảy ra” [36: 219]. Như chồng đang ở trước mặt mình, Thu hấp tấp
nhặt cành thông, nâng niu, an ủi, vỗ về: “Anh Phan ơi, anh có đau lắm
không?...” [36: 219]. Nỗi nhớ chồng, thương chồng đã khiến Thu phát rồ và
căn bệnh càng trở nên trầm trọng khi Thu thức tám đêm liền để trông cành
thông. Đỉnh điểm của tình yêu sâu sắc, nỗi nhớ mong khôn nguôi Thu dành
cho chồng, đó là vào một đêm mưa gió, Thu chạy ra cây thông giữa làn sấm
chớp sáng lòe. Một tiếng sét vang lên, cây thông bật gốc tiễn nàng về với
chồng, tuy da thịt tan nát nhưng hai tay vẫn giang ra như muốn ôm lấy cây
thông. Nếu như nàng Tô Thị ôm con chờ chồng hóa đá đã dựng lên một tượng
đài “tiết trinh” cho người phụ nữ Việt Nam thì Thu cũng là biểu tượng của
người phụ nữ chung thủy với chồng ngay cả khi chồng đã chết. Nỗi nhớ, tình
yêu trong Thu dường như không được nguôi ngoai theo thời gian mà càng
ngày càng nhiều thêm khiến cho Thu tưởng tượng cây cỏ bên mộ chồng là do
chồng hóa thân vào. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh Thu giang tay ôm
cây thông trong trời mưa bão với “thân thể nát nhừ, máu ra đầy miệng, nhưng
hai mắt vẫn mở trừng trừng” [36: 220].
Vân trong Vì cánh hoa trôi lại lâm vào cảnh ngộ hết sức éo le và trớ
trêu. Nàng là con một nhà nho, “là người có giáo dục và học vấn hoàn toàn”
[36: 192], kết hôn cùng Điện Anh – học trò của cha nàng. Điện Anh “tuy
63
nghèo mà thông minh, khảng khái, dòng dõi tướng môn” [36: 193]. Tưởng
rằng, cuộc hôn nhân của đôi trai tài gái sắc ấy sẽ hạnh phúc mãi mãi, không
ngờ “nước nhà gặp hồi biến cố, trong triều đình chính sự đổ nát, ngoài biên ải
giặc giã tung hoành” làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống ấm êm của họ. Điện
Anh ra đi với niềm tin sẽ lập công trở về vậy mà anh đã phải bỏ mình nơi
chiến trường. Tình yêu tha thiết, mãnh liệt đã khiến Vân vượt qua mọi khó
khăn gian khổ lên nơi thâm sâu cùng cốc để tìm hài cốt của chồng. Mặc cho
mọi người đã hết lòng can ngăn nhưng không ai có thể ngăn được bước chân
của người phụ nữ yêu chồng. Nàng cải trang thành nam giới, một mình trên
con đường thăm thẳm, khúc khuỷu dấn thân vào cõi huyền bí của rừng xanh.
Công việc tìm kiếm hài cốt không hề đơn giản, mình nàng phải mò mẫm
trong các làng, bản người dân tộc mà xưa nay nàng chưa từng được tiếp xúc.
Dầm mưa dãi nắng cả tháng trời cuối cùng nàng cũng ôm được gói hài cốt của
chồng trên tay. Tưởng rằng công việc khó khăn nhất đã qua, việc mang hài
cốt chồng về là chuyện đương nhiên. Nhưng trong một phút lơ là vớt hoa trôi
trên dòng suối, Vân đã để trôi mất di hài của chồng theo dòng nước lũ. Qua
nhân vật Vân, dường như tác giả gửi đến bạn đọc thông điệp: Hạnh phúc trên
cuộc đời này, luôn luôn đòi hỏi sự kiếm tìm, nâng niu và trân trọng, đừng vì
một phút xao lòng mà đánh mất đi hạnh phúc đích thực của đời mình.
Nếu như trong cuộc sống, ta thường quen với sự chung thủy, hi sinh
của người phụ nữ thì trong tác phẩm của Lan Khai ta còn gặp những người
đàn ông chung tình, hết lòng với người mình yêu như Văn Khanh trong Giông
tố. Văn Khanh thời trẻ đã từng có vợ, nhưng người vợ ấy đã bỏ anh đi theo
tình nhân. Ở hoàn cảnh ấy có lẽ bất cứ người đàn ông nào cũng không thể tha
thứ cho người vợ phản bội. Trong cơn ghen đến tột cùng, Văn Khanh đã giết
tình nhân của vợ và bản thân anh phải sống những ngày chui lủi để trốn tránh
sự truy đuổi của pháp luật. Trong những ngày lang bạt, chui lủi ấy, Văn
64
Khanh không một lần than thở, trách móc người vợ lăng loàn mà đi khắp nơi
tìm vợ trong cơn bão giông của cuộc đời. Cho đến giây phút sắp lìa đời anh
vẫn một mực hướng trái tim mình về người phụ nữ bạc tình. Những lời trăn
trối của anh với sư bà thật cảm động:
“ĐâySư bà giữ hộ bức ảnh này, bức ảnh đã thấm không biết bao
nhiêu giọt lệ nhớ thương của kẻ tuyệt vọng này. Sư bà sẽ gửi hộ về Tuyên cho
Đoan Trang, cho vợ tôiSư bà thử nhìn xemNgười trong ảnh đẹp biết
chừng nào! Thực là một nàng tiên, một nàng tiên đã giết chết lòng tôi bằng sự
phụ bạc” [36: 177].
Nỗi lòng đau đáu của anh trước khi nhắm mắt là “ao ước được gặp
mặt nàng một lần nữa” [36: 178] . Tưởng rằng tâm nguyện cuối đời ấy vẫn bị
ông Trời chối bỏ, nhưng Trời xanh đã không phụ người có tâm. Văn Khanh
được gặp vợ mình nơi cửa Phật và ít nhất anh cũng được an nghỉ bằng lời xin
lỗi tuy đã quá muộn mằn của vợ.
Việc sớm tiếp thu luồng văn hóa phương Tây đã góp phần giúp Lan
Khai xây dựng nên những nhân vật thành thị mang quan niệm mới trong tình
yêu. Họ dám khát khao tình yêu, dám hi sinh vì tình yêu, dám bộc lộ tình yêu
mãnh liệt mà bao thế kỉ qua họ phải kìm nén. Qua đó, cũng thể hiện tư tưởng
dân chủ của Lan Khai trong tình yêu, đả phá chế độ trọng nam khinh nữ của
chế độ phong kiến. Điều này đã thể hiện được phần nào ước mơ của ông trong
việc tạo ra “tân văn hóa” cho đất nước.
2.2.2.2. Nhân vật thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị
Quan tâm đến những kiếp người đau khổ, dưới đáy xã hội phải chăng
là điểm gặp gỡ của những nhà nhân đạo lớn. Trong văn học Việt Nam cũng
như văn học thế giới, chúng ta đã được biết đến bao câu chuyện khốn khổ về
những mảnh đời lang bạt trong xã hội. Nếu chúng ta còn nhớ đến giọt nước
mắt dành cho cô thợ khâu Phăng – tin trong Những người khốn khổ của
65
V.Hugo - một cô gái điếm đã phải bán răng, bán tóc để nuôi con - thì chúng ta
hãy dành chút ngậm ngùi cho cô gái điếm còn chút hương thừa của Lan Khai.
Trong Một việc tự tử, Xuân là một cô gái điếm phải bán thân vì miếng cơm
manh áo. Tuy làm cái nghề “bán trôn nuôi miệng” nhưng Xuân vẫn giữ được
thiên lương. Trong khi các cô “đồng nghiệp” ngày đêm xum xoe mong mỏi
khách đến thì Xuân lại chỉ mong khách đừng đến: “Chẳng thế mà lần nào có
bọn đàn ông chờn vờn qua cửa, khiến chị em nô nức chào mời, Xuân cũng bồi
hồi lo sợ như một phạm nhân sắp phải đem hành tội. Rồi, nếu khách lẳng
lặng qua thì Xuân mừng khôn xiết kể, nỗi mừng của người chết hụt. Chẳng
thà chịu đói, chịu những lời chửi bới day dứt của mụ chủ, Xuân mong ước cứ
đê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_28_0225158883_4296_1872309.pdf