Luận án Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi

MỞ ĐẦU 1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT 6

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP 6

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9

1.1.3. Đánh giá chung 13

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14

1.2.1. Tư vấn 14

1.2.2. Tư vấn học tập 16

1.2.3. Tự học 18

1.2.4. Tư vấn tự học 22

1.3. LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 23

1.3.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng lý luận về tư vấn học tập trong dạy học kỹ thuật 23

 

doc195 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư vấn học tập cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh vệ sinh và an toàn. d. Tư vấn học tập Mục tiêu và biểu hiện hiệu quả cụ thể của TVHT được thể hiện qua bảng kiểm kết quả học tập sau tư vấn học tập . Chuẩn bị + Giáo án, đề cương bài giảng, bảng kiểm kết quả học tập, phiếu luyện tập thực hành, tài liệu tham khảo. + Máy chiếu, camera, sơ đồ mạch điện, sơ đồ vị trí thiết bị, mô hình mô phỏng, clip mô phỏng thực tế. + Thiết bị, vật tư, dung cụ đảm bảo điều kiện tiến hành bài dạy 1.1.3. Nội dung bài học: Nội dung trọng tâm bài học: - Lắp ráp đấu nối được mạch điện theo sơ đồ, bản vẽ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, vận hành chạy thử đúng yêu cầu công nghệ, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp đúng quy định. SV cần phải đảm bảo yêu cầu về quy trình, trình tự thực hiện bài học như sau: Bảng 2.2. Quy trình, trình tự thực hiện bài học lắp ráp đấu nối mạch điện máy mài TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Nhận, kiểm tra thiết bị, vật tư, dụng cụ Đúng theo dự trù, kiểm tra chính xác 2 Bước 2: Lắp ráp mạch động lực và mạch điều khiển Chắc chắn, an toàn và đúng kỹ thuật, đúng bản vẽ 3 Bước 3: Kiểm tra, vận hành, chạy thử Mạch điện hoạt động đúng yêu cầu, an toàn 4 Bước 4: Vệ sinh công nghiệp và bàn giao Sạch sẽ, đúng thủ tục Công việc 1.2: Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học Thiết bị: Tủ điện, động cơ điện KĐB 3 pha, sơ đồ mạch điện (Phụ lục 7), bảng biểu, công tắc tơ, rơ le thời gian, rơ le nhiệt, rơ le trung gian..... Vật tư: Dây dẫn điện 2 x 1,5mm dùng cho mạch động lực (màu xanh, đỏ, vàng), dây dẫn điện 1 x1,5mm dùng cho mạch điều khiển (màu trắng, màu đen), dây thít, dây bó, băng dính điện..... Dụng cụ: Kìm điện, đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít, bút tử điện, kìm bấm đầu cốt, kìm tuốt dây điện, máy vặn vít dùng pin, thước. Công việc 1.3: Xác định nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu Với mục tiêu và nội dung bài học, trong quá trình dạy GV lựa chọn một số nội dung lý thuyết có thể giao cho SV tự đọc, tự nghiên cứu, những nội dung kỹ năng thực hành mới sẽ được GV thực hiện và hướng dẫn SV thực hiện trong giờ dạy. Cụ thể với năng lực hiện tại của mình, SV có thể tự đọc, tự nghiên cứu một số nội dung: - Cấu tạo của mạch điện - Nguyên lý làm việc của mạch điện - Ký hiệu, chức năng các thiết bị phần tử trên mạch điện - Xác định điểm đấu nối - Tìm hiểu thêm kỹ thuật bóp đầu cốt và đi dây - Tìm hiểu phương pháp đi dây Công việc 1.4: Xác định yêu cầu sản phẩm, nội dung và cách thức báo cáo - Sản phẩm: + Thiết bị phải được lắp chắc chắn và đúng vị trí, đủ số lượng theo yêu cầu bản vẽ. + Các đầu dây được bóp đầu cốt đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt. + Liên kết dây dẫn với thiết bị đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt. + Dây dẫn trên tủ điện được đặt trong gen nhựa phải gọn và đẹp. + Dây dẫn liên kết phải đúng loại và đúng theo bản vẽ. + Vận hành đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Cách trình bày báo cáo: + Cuối buổi học, GV vào lớp kiểm tra sản phẩm, SV vừa trình bày nội dung công việc đã tiến hành, quy trình lắp ráp mạch điều khiển vừa báo cáo sản phẩm. GV vừa quan sát sản phẩm, vừa nghe báo cáo và có thể đặt những câu hỏi liên quan. + Khi báo cáo, SV cũng có thể nêu một số câu hỏi, vấn đề chưa hiểu rõ để GV giải thích, giảng giải trước lớp. + SV nộp lại phiếu luyện tập thực hành (Phụ lục 10), phiếu đánh giá kết quả thực hành. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH I. Thông tin chung 1. Tên bài: Lắp ráp, đấu nối mạch điện máy mài 2. Kỹ năng luyện tập: Lắp ráp, đấu nối, kiểm tra, vận hành mạch điện máy mài 3. Sinh viên thực hiện: ................................Lớp: .............. 4. Người đánh giá: .............; Chức danh: ...................... II. Đánh giá: TT Tiêu chuẩn Tiêu chí Bằng chứng Kết quả đánh giá Đạt Không đạt 1 Kỹ thuật - Đúng, đủ các bước theo trình tự thực hiện - Đảm bảo các yêu cầu - Sử dụng đúng thiết bị, dụng cụ, vật tư - Mạch hoạt động đúng yêu cầu công nghệ - Đầu cốt, cách đi dây đúng kỹ thuật Ghi theo thực tế quan sát 2 An toàn - An toàn cho người - An toàn cho thiết bị (một trong 2 tiêu chí của tiêu chuẩn này không đạt thì không đánh giá) 3 Thời gian - Đúng giờ quy định - Sớm hơn giờ quy định - Muộn hơn giờ quy định (quá 5 phút thì không đánh giá) 4 Mỹ thuật - Dây nối gọn, không bị chồng chéo - Đúng màu dây Đánh giá chung: Đạt: (tất cả các tiêu chuẩn phải đạt) - Không đạt: ..Ngày.tháng .năm 20. Người đánh giá Công việc 1.5: Xây dựng nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh GV rà soát nội dung 4 công việc trên để hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn SV tự học. Trong quá trình thực hiện GV quan sát SV thực hiện, nếu phát hiện những lỗi mà nhiều SV thường mắc phải thì cần điều chỉnh bổ sung ngay cho bài dạy, những lỗi ít SV mắc phải thì GV hướng dẫn trực tiếp ngay trong quá trình giảng. Với bài dạy môn trang bị điện SV thường hay mắc phải một số kỹ năng mà GV cần chú ý quan sát và nếu cần có thể bổ sung thêm và gợi ý cách giải quyết như: kỹ năng xác định vị trí đầu cốt nối trên thanh cài, kỹ năng kiểm tra thông mạch, kỹ năng nối dây trên từng đoạn mạch, kỹ năng bó dây...... Sau khi hoàn thành 5 công việc của bước chuẩn bị, GV tiến hành soạn giáo án. Trong đó có khâu tổ chức SV báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu; thảo luận về sản phẩm. Bước 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Công việc 2.1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện Đây là hướng dẫn SV tự học thực hành ở trên lớp hoặc còn gọi là ở xưởng thực hành nên công việc này có những điểm khác biệt và những lưu ý rất quan trọng và khác biệt so với biện pháp đầu. - Giờ dạy thực hành phần hướng dẫn ban đầu là phần vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để tìm ra kiến thức lý thuyết mới cho bài học được vận dụng ngay trong thực tế. Do vậy phần này GV sẽ tư vấn hướng dẫn tự thực hiện, SV báo cáo kết quả thực hiện GV kết luận và đưa ra phương án cuối cùng để SV thực hiện. - Học thực hành đòi hỏi SV phải có được nhiều kỹ năng: kỹ năng học tập, kỹ năng nghề và đặc biệt là kỹ năng chuyên biệt của nghề, do vậy trong quá trình tổ chức thực hiện GV cần quan sát hướng dẫn SV cụ thể kỹ năng trong các bước thực hiện. - Những điểm cần lưu ý đặc biệt trong khâu kiểm tra sản phẩm trước khi đóng điện, khâu vận hành chạy thử và ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn lao động trong quá trình tự học. Ngoài ra, GV cũng thông báo kế hoạch kiểm tra cuối giờ học, nêu yêu cầu về nội dung và cách thức báo cáo. Sau đó, GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng, phân công vị trí học của các nhóm, giao thiết bị, vật tư và dụng cụ cho SV, kiểm tra toàn bộ thiết bị trong phòng thực hành, kiểm tra an toàn lao động v.v...Cuối buổi GV sẽ cùng SV tổ chức thực hiện hướng dẫn kết thúc nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót trong quá trình SV tự thực hiện cách khắc phục, và thông báo kế hoạch hoạt động tiếp theo. Công việc 2.2: Tổ chức sinh viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nội dung báo cáo bao gồm: Nguyên lý làm việc, phương pháp đi dây; sơ đồ điểm đấu nối mạch điện, mạch điện đấu nối của SV. Ngoài ra, SV phải nêu được một số hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục. - Cách trình bày báo cáo: Do thời lượng dành cho phần báo cáo không nhiều nên GV sẽ đi kiểm tra từng nhóm một. Nhóm sẽ báo cáo quá trình thực hiện công việc, sản phẩm của nhóm và trả lời các câu hỏi của GV. Trong khi nghe SV báo cáo, GV vừa kiểm tra sản phẩm, quan sát thao tác của SV vừa có thể nêu một số câu hỏi để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của SV. Công việc 2.3: Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo Do tổ chức từng nhóm báo cáo, có thể SV nhóm khác cùng nghe nên ở đây GV chỉ làm việc với từng nhóm một. GV có thể để nhóm trưởng báo cáo toàn bộ công việc, có thể yêu cầu một SV bất kỳ trong nhóm báo cáo; cũng có thể cho mỗi SV báo cáo một công đoạn. Khi đó, tùy theo tình hình mà GV có thể gợi ý cho nhóm thảo luận nhanh. Nội dung thảo luận có thể tập trung vào một số việc sau: - Trình bày nguyên lý làm việc đã đúng chưa, cần điều chỉnh gì không? - Các bước thực hiện đấu nối mạch điện đã đúng, đủ trình tự các bước chưa, có gì sai sót không, cần bổ sung nội dung nào, và có dễ hiểu không. - Cách đấu nối đã đúng chưa, có sai sót gì không. - Cách xác định điểm đấu nối mạch điện đã đúng chưa. - Cách kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng đã đúng chưa, có gì sai sót không. - Trả lời, giải thích các câu hỏi, vấn đề do bạn nêu ra. - Nhận xét, đánh giá tham luận của bạn khác trong nhóm v.v... Hiệu quả dạy học một phần nội dung phụ thuộc nhiều vào cách tổ chức, hướng dẫn, điều hành cho SV báo cáo và nhận xét báo cáo của người GV. Công việc 2.4: Nhận xét, đánh giá và chốt nội dung học tập Sau khi kết thúc công việc nghe báo cáo, thảo luận, GV cần đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả học tập, tinh thần học tập, các nhận xét, đánh giá, tranh luận,... về nội dung học tập của SV trong lớp. Sau đó, GV chốt nội dung kiến thức SV cần lĩnh hội, những kỹ năng SV cần hình thành và rèn luyện. Bước 3: HOÀN THIỆN Sau khi thực hiện xong một bài thực hành, GV căn cứ vào quá trình tổ chức để rút ra những kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị tới khâu tổ chức, điều hành. Từ đó có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết để lần thực hiện sau hiệu quả hơn và cũng để rút kinh nghiệm cho bài khác được tốt hơn. Khi soạn giáo án GV soạn chi tiết từng nội dung theo công đoạn thực hiện có các nội dung tư vấn hướng dẫn SV. Dưới đây giới thiệu trích đoạn giáo án [32] bài 09, Bước 2: Tổ chức thực hiện. TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thời gian (phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN A Dẫn nhập Giúp SV hiểu được tầm quan trọng của bài đối với môn học, ngành học, thực tiễn. Tạo sự thu hút, kích thích động cơ học tập Đặt vấn đề Trực quan clip thực tiễn sản xuất Thông tin liên quan nội dung bài dạy thực tiễn hiện nay Quan sát, lắng nghe, tư duy 2 B Hướng dẫn ban đầu I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức 2. Về kỹ năng 3. Về thái độ Trình chiếu sơ đồ mạch điện (hoặc dùng bản vẽ A0) Giảng giải, thông báo làm rõ mục tiêu Chú ý lắng nghe, tiếp thu 2 II. Điều kiện tiến hành Thiết bị Vật tư : Dụng cụ: Thời gian: 4 giờ - Giới thiệu các thiết bị, vật tư sẽ sử dụng trong bài - Quan sát, nghe, ghi nhớ 2 Giáo viên giao nhiệm vụ cho SV: 3 phút Mạch điện máy mài + Trình chiếu sơ đồ mạch điện (phụ lục 07 hoặc dùng bản vẽ A0) + Yêu cầu SV thực hiện các nội dung: -Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc Đấu nối, vận hành mạch điện Trình bày một số hư hỏng và biện pháp khắc phục + Chia nhóm, phân công nhóm trưởng Quan sát, ghi chép, thực hiện theo sự phân công của GV Hướng dẫn cách thực hiện: 8 phút Kiến thức lý thuyết - Cấu tạo - Nguyên lý Trực quan sơ đồ mạch điện (Phụ lục 07) + SV có thể nhớ lại kiến thức đã học, hoặc tìm kiếm thông tin trong tài liệu hoặc giáo trình và thực hiện các nội dung: - Xác định chính xác thiết bị và phần tử trên sơ đồ - Tổng hợp, phân tích mối quan hệ giữa các thiết bị và phần tử trong sơ đồ. Xác định thiết bị điều khiển chính Cách khởi động cơ lần lượt từ ĐC1 đến ĐC5 + Quan sát, theo dõi SV thực hiện + Giải thích khi SV vướng mắc + Quan sát, lắng nghe, tìm kiếm thông tin trong tài liệu, tư duy, thực hiện + Nhờ GV giảng giải khi cần thiết - Tìm hiểu lại ký hiệu các thiết bị điện Tìm hiểu lại nguyên lý làm việc của rơ le thời gian, công tắc tơ Tìm hiểu nguyên tắc tạo độ trễ của rơ le thời gian + Đặt câu hỏi nội dung còn vướng mắc Kiến thức thực hành - Xác định điểm đấu nối - Phương pháp đấu nối dây Trực quan sơ đồ mạch điện (Phụ lục 07) + GV trình chiếu và phát cho SV sơ đồ vị trí thiết bị (Phụ lục 09) + SV thực hiện các nội dung: Xác định điểm đấu nối Phương pháp đi dây mạch điều khiển và mạch động lực. Cách bóp đầu cốt + Quan sát, theo dõi SV thực hiện + Phân tích, giải thích nội dung khi SV vướng mắc + Lắng nghe, quan sát, tiếp thu. + Tìm hiểu lại cách xác định điểm đấu nối, phương pháp đấu nối dây trong tài liệu hoặc trong giáo trình. Xác định điểm đấu nối (xác định tại mạch điều khiển, nhánh A-D1-N1-K2-RTr-K1-RN-0) Đấu nối từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Tìm hiểu lại tiêu chuẩn, kỹ thuật bóp đầu cốt + Nhờ GV giảng giải, hỗ trợ khi cần thiết Tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ : 05 phút Nguyên lý làm việc Điểm đấu nối Phương pháp đấu nối + Trực quan sơ đồ mạch điện + Gọi SV lên diễn giải: Nguyên lý làm việc mạch điện Điểm đấu nối đoạn mạch A-D1-N1-K2-RTr-K1-RN-O Cách đấu nối dây + Quan sát, phát vấn, đàm thoại + Cá nhân báo cáo Nguyên lý làm việc Sơ đồ đấu nối Kỹ thuật đi dây Tổ chức lớp thảo luận về kết quả của các báo cáo: 5 phút Kết quả thực hiện Cấu tạo Nguyên lý làm việc Sơ đồ đấu nối Phương pháp đi dây Tổ chức SV thực hiện theo nhóm để thảo luận, nhóm trưởng đánh giá. Trình chiếu sơ đồ mạch điện Trình chiếu sơ đồ bố trí thiết bị Quan sát, trọng tài Giải thích khi cần thiết Các nhóm thảo luận, tổng hợp hội ý, đánh giá. Nhờ GV tư vấn hướng dẫn thêm khi cần. Đại diện nhóm báo cáo trình bày kết quả thực hiện + Cấu tạo, nguyên lý mạch điện + Bản vẽ sơ đồ điểm đấu nối mạch điện nhánh A-D1-N1-K2-RTr-K1-RN-O + Cách đi dây mạch động lực và mạch điều khiển Nhận xét đánh giá và chốt nội dung học tập: 5 phút - Nguyên lý làm việc mạch điện - Sơ đồ đấu nối mạch điện - Phương pháp đi dây - Trao đổi với SV những vấn đề SV thực hiện chưa tốt, đưa ra nguyên nhân giảng giải cách giải quyết - Trình chiếu clip mô phỏng quá trình hoạt động mạch điện máy mài - Quan sát, phân tích, đàm thoại, giải thích. - Trình chiếu sơ đồ đấu nối, cách đi dây (GV đã chuẩn bị hoàn thiện trước đó, phụ lục 8) - Nhận xét, đánh giá. - Kết luận: + Nguyên lý làm việc mạch điện + Sơ đồ đấu nối mạch điện - Lắng nghe, quan sát so sánh kết quả bản thân đã thực hiện - Ghi nội dung trọng tâm - Rút kinh nghiệm - Có thể nêu những vướng mắc cần hỏi trong quá trình thực hiện III. Các bước tiến hành + Diễn giải, đặt vấn đề chuyển tiếp nội dung + Giảng giải các bước thực hiện - Bước 1: Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý mạch điện Bước 2: Đấu nối mạch điện: mạch động lực, mạch điều khiển - Bước 3: Kiểm tra mạch điện - Bước 4: Vận hành, vệ sinh công nghiệp và bàn giao sản phẩm Chú ý lắng nghe, quan sát, suy nghĩ 6 Giáo viên thao tác mẫu đấu nối, kiểm tra mạch + Sơ đồ đấu nối (phụ lục 8) + Thực hiện thao tác mẫu, quay camera và phát trực tiếp lên màn chiếu + GV đặt câu hỏi: “Trình bày kỹ thuật đặt đầu cốt cùng một điểm ” + Giải thích cụ thể từng thao động tác + Giải thích các thắc mắc (nếu có) + Quan sát GV làm mẫu + Trả lời, chú ý lắng nghe +Rút kinh nghiệm 6 SV thao tác thử - Đấu nối - Kiểm tra mạch + Sơ đồ đấu nối phụ lục 8) + Chỉ định SV lên thao tác đấu nối thử, kiểm tra mạch thử + Giải thích, uốn nắn, nhận xét Thao tác lại các kỹ năng GV vừa hướng dẫn Quan sát, lắng nghe, rút kinh nghiệm 4 IV. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục + Trực quan clip mô phỏng mạch thực tiễn + Trực quan vận hành mô hình thực tiễn - Xác định một số sai hỏng thường gặp khi vận hành - Xác định những chế độ làm việc phức tạp của động cơ trong mạch điện + Quan sát, lắng nghe, tư duy và liên tưởng ứng dụng thực tế. + Phân tích và đưa ra các tình huống giải quyết khắc phục Mạch điện không tác động Động cơ quay chi tiết ĐC5 không hoạt động, không hãm ngược được 8 V. Phân công vị trí thực tập - Phân công vị trí thực hành. - Phát và giải thích nội dung SV thực hiện phiếu luyện tập thực hành - 2 học sinh / mô hình thực hành trang bị điện. - Phát vật tư, dụng cụ ..... - Chấp hành sự phân công của GV. - Nhận vật tư, dụng cụ, vị trí luyện tập....... - 3 C Hướng dẫn thường xuyên 1. Luyện tập - Đấu nối mạch điện theo trình tự. - Kiểm tra và chạy thử - Trình chiếu sơ đồ nguyên lý (Phụ lục 7), sơ đồ điểm đấu nối (Phụ lục 8), bảng các bước thực hiện (Phụ lục 13), tiêu chuẩn kỹ thuật bóp đầu cốt (Phụ lục 11) - Quan sát, uốn nắn, chỉnh sửa các thao động tác chưa đúng, nâng cao kỹ năng thực hành của SV - Tư vấn hướng dẫn bổ sung (nếu SV yêu cầu) - Thao tác mẫu (nếu cần thiết) - Nhận xét đánh giá sơ bộ - Các nhóm thảo luận các nội dung cần thực hiện. - Tự thực hiện các nội dung yêu cầu theo hướng dẫn - Tự rèn luyện kỹ năng. - Nhờ GV hướng dẫn những nội dung, kỹ năng còn lúng túng chưa rõ 165 D Huớng dẫn kết thúc Nghiệm thu sản phẩm - Củng cố kiến thức - Củng cố kỹ năng - Đánh giá chung quá trình thực hiện bài thực hành - Thông báo kết quả luyện tập - Thu dọn dụng cụ, vật tư, vệ sinh xưởng thực tập Giảng giải, đàm thoại Nhắc lại nội dung chính của bài - Nhận xét chất lượng, thời gian, thao tác, tinh thần thái độ của SV. Phát phiếu kiểm kết quả TVHT. Phiếu đánh giá kết quả thực hành - Phổ biến cách xác định tiêu chí - Thông báo, quan sát - Các nhóm bàn giao sản phẩm, nộp phiếu luyện tập - Chú ý, lắng nghe kết quả - Tư duy những kỹ năng chưa đạt , rút kinh nghiệm SV tự đánh giá theo tiêu chí Chấp hành nội quy. 10 E Hướng dẫn tự rèn luyện Lắp ráp đấu nối mạch máy khoan Nội dung hướng dẫn cách thực hiện (nội dung chi tiết gửi qua mail): Nguyên lý làm việc Sơ đồ đấu nối Sơ đồ đi dây Kiểm tra mạch Tài liệu tham khảo Chú ý lắng nghe, ghi chép. 5 Nhận xét Với cách dạy học này có thể rút ra một số nhận xét sau: 1) Khắc phục được hạn chế của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là thời lượng dạy học thực hành bị giảm. 2) Tạo điều kiện để SV phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. SV vừa được rèn luyện kỹ năng thực hành vừa có điều kiện để hình thành và phát triển năng lực tổ chức, điều hành công việc khi nhóm hoàn toàn độc lập, chủ động trong công việc. 3) Với cách dạy học này giải quyết được một số vấn đề sau: - SV có được kỹ năng học tập tự tìm kiếm và phát hiện ra kiến thức mới qua kinh nghiệm thu thập thông tin, xử lý thông tin vận dụng kiến thức cũ để từ đó họ chủ động tiếp nhận nội dung kiến thức bài ngay trên lớp. Tự học, tự nghiên cứu trong giờ thực hành, GV có điều kiện hướng dẫn, giám sát, can thiệp kịp thời giúp SV vừa nắm được bài vừa tự rèn luyện kỹ năng nghề. - Với cách xây dựng nội dung tư vấn hướng dẫn cho SV tự học trong giờ thực hành một cách chi tiết, buổi học sẽ đảm bảo đạt được mục tiêu bài học và hiệu quả học tập của SV đạt kết quả cao trong khi thời lượng dạy học trên lớp bị rút ngắn (do thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ). - SV có hứng thú và tích cực học tập trên lớp hơn do họ được trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp, được GV giải đáp những vướng mắc bằng chính năng lực và kiến thức đã có của mình. Nhờ vậy, SV hiểu bài tốt hơn nhanh hơn. 2.3.3. Biện pháp 3: Tư vấn học tập cho sinh viên tự học thực hành có hướng dẫn Khác với các môn học lý thuyết, môn học thực hành kỹ thuật cần phải có thiết bị, dụng cụ, máy móc,... để thực hành. Vì vậy, dạy học thực hành phải được tổ chức trên lớp, trong phòng thực hành, thí nghiệm hoặc xưởng thực hành, nhà máy,... chứ SV không thể tự học ở nhà được. Khi chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, một điểm thay đổi rõ rệt và ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo là thời lượng đào tạo trên lớp giảm đáng kể (khoảng 1/3 thời lượng đào tạo của khóa học). Điều đó có nghĩa thời lượng dạy học thực hành các học phần thực hành trong chương trình cũng bị giảm khoảng 1/3 so với đào tạo theo niên chế và như thế chất lượng dạy học thực hành cũng giảm theo. Một trong những biện pháp khắc phục hạn chế này là nhà trường cố gắng đảm bảo thời lượng học thực hành của SV không bị giảm so với chương trình đào tạo theo niên chế, nghĩa là phải tổ chức cho SV học thực hành ở trên lớp đủ thời gian, ít nhất cũng tương đương với thời gian thực hành theo phương thức đào tạo niên chế. Tuy nhiên, nhà trường cũng không thể yêu cầu GV tăng thời gian dạy thực hành vì nhiều lý do. Để khắc phục mâu thuẫn này, nhà trường bố trí cho SV tự học thực hành ở trên lớp (phòng thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng trường). Nhưng khác với học lý thuyết, học thực hành đòi hỏi phải làm việc với máy móc, thiết bị, dụng cụ và mới môn Trang bị điện lại còn sử dụng nguồn điện (1 pha hoặc 3 pha) nữa. Như vậy để đảm bảo chất lượng tự học thực hành của SV và để đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động, nhà trường cần bố trí GV dạy thực hành hướng dẫn, kiểm tra SV vào thời gian đầu và cuối buổi học thực hành và trong thời gian SV tự học thực hành thì GV trực để có thể can thiệp, xử lý những lúc cần thiết. Sự hướng dẫn này nhằm định hướng cho SV có thể tự lực thực hiện hoạt động học một cách có ý thức, có phương hướng rõ ràng, tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học, kỹ năng thực hành bằng hành động của chính mình hướng tới mục đích của bài học. Vì vậy, quá trình tự học này chuyển SV từ trạng thái bị động sang chủ động SV biết tự sắp xếp, bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết sử dụng phương tiện thiết bị cần thiết, huy động các điều kiện để hoàn thành bài tập, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động tự học của chính mình. Để triển khai SV tự học thực hành có hướng dẫn, GV vẫn chia bài dạy ra 4 hoạt động chính như thông thường là: “hướng dẫn ban đầu”, “hướng dẫn thường xuyên”, “hướng dẫn kết thúc” và “hướng dẫn tự rèn luyện”. Tuy nhiên, GV chỉ trực tiếp giảng dạy ở 2 hoạt động là hướng dẫn ban đầu và hướng dẫn kết thúc, còn 2 hoạt động kia hoàn toàn cho SV tự học hoặc GV chỉ tham gia giảng dạy trực tiếp một phần. Khi đó, ngoài việc phải thực hiện thật tốt 2 hoạt động trực tiếp giảng dạy, GV còn phải làm tốt khâu hướng dẫn, phổ biến cho SV tự thực hiện 2 hoạt động còn lại. Khi SV tự học thực hành, hoạt động học chủ yếu do SV tự tổ chức và thực hiện, GV không trực tiếp đứng lớp mà chỉ làm nhiệm vụ trực để có thể can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi SV cần hoặc có sự cố nào đó. Khoa, bộ môn có thể phân công cho một GV trực cho nhiều phòng, nhiều lớp học thực hành. Cách tổ chức SV tự học thực hành như vậy được gọi là “tự học thực hành có hướng dẫn”. Việc tư vấn, hướng dẫn SV tự học thực hành có hướng dẫn nhìn chung vẫn thực hiện theo quy trình đã nêu trong hình 1.1 nhưng có những điều chỉnh phù hợp. 2.3.3.1. Nội dung Tư vấn hướng dẫn SV tự học thực hành có hướng dẫn, bài 04 “Mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha ro to lồng sóc bằng cách đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay” nằm trong 1.4. “Một số sơ đồ điều khiển động cơ điện” thuộc chương 1 “Các nguyên tắc cơ bản điều khiển tự động truyền động điện” như sau: Bài 04. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTO LỒNG SÓC BẰNG CÁCH ĐỔI NỐI SAO - TAM GIÁC CÓ ĐẢO CHIỀU QUAY Bước 1: CHUẨN BỊ Công việc 1.1: Phân tích mục tiêu và nội dung bài học Mục tiêu bài học: Kiến thức: Lựa chọn và đưa ra được phương án vẽ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối Y - ∆ có đảo chiều quay Hiểu được cấu tạo nguyên lý làm việc của mạch điện. Lắp ráp được mạch điện. b. Kỹ năng: Phân tích các phương án, phát hiện vấn đề; thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến mạch điện..... Vận dụng (Giải thích, đưa ra phương án vẽ mạch điện, đánh giá phương án) kiến thức trang bị điện đã học vào các tình huống thực tiễn trong sản xuất Vẽ được sơ đồ mạch điện. Sử dụng thành thạo dụng cụ, thiết bị điều khiển trang bị điện đúng yêu cầu kỹ thuật Lắp ráp, đấu nối mạch điện đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, phát huy tính chủ động, tích cực học tập. Chấp hành đúng quy định an toàn. d. Tư vấn học tập Mục tiêu và biểu hiện hiệu quả cụ thể của TVHT được thể hiện qua bảng kiểm tư vấn học tập cho SV. Chuẩn bị + Giáo án, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo. + Kế hoạch thực hiện, sổ theo dõi SV thực hiện bài. + Phiếu kiểm tư vấn học tập cho SV + Phương tiện và thiết bị dạy học 1.1.3. Nội dung bài học: Nội dung trọng tâm bài học: - Vẽ mạch điện, mạch đấu nối trang bị điện cho mạch máy đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Lắp ráp đấu nối mạch máy đúng yêu cầu công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật đảm bảo an toàn. - Kiểm tra, vận hành chạy thử đúng yêu cầu công nghệ, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp đúng quy định. SV cần phải đảm bảo yêu cầu về quy trình, trình tự thực hiện bài học như sau: Bảng 2.3. Quy trình, trình tự thực hiện bài học mạch khởi động động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc bằng cách đổi nối sao - tam giác có đảo chiều quay TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện Đúng yêu cầu công nghệ, đúng kỹ thuật, tối ưu. 2 Bước 2: Thuyết minh cấu tạo và nguyên lý làm việc Đúng kỹ thuật, dễ hiểu. 3 Bước 3: Vẽ sơ đồ đấu nối Đúng sơ đồ mạch điện, gọn, đúng kỹ thuật 4 Bước 4: Nhận, kiểm tra thiết bị, vật tư, dụng cụ; Về vị trí phân công thực tập Đúng theo dự trù, kiểm tra chính xác 5 Bước 5: Lắp đặt mạch động lực và mạch điều khiển Chắc chắn, an toàn và đúng kỹ thuật, đúng bản vẽ 6 Bước 6: Kiểm tra, vận hành, chạy thử Mạch điện hoạt động đúng yêu cầu, an toàn 7 Bước 7: Vệ sinh công nghiệp và bàn giao Sạch sẽ, đúng thủ tục Công việc 1.2: Xác định phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học Phương tiện dạy học + Máy chiếu, máy vi tính. + Clip mô phỏng thực tế, mô hình mạch điện chạy thử + Giấy vẽ A0, bút dạ Thiết bị dạy học + Thiết bị: Tủ điện, động cơ điện KĐB 3 pha, bảng b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tu_van_hoc_tap_cho_sinh_vien_cac_truong_cao_dang_ky.doc
Tài liệu liên quan