Luận văn Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO 7

1.1. Sự ra đời và phát triển của thế giới quan Phật giáo 7

1.2. Nội dung thế giới quan Phật giáo 18

1.3. Đặc điểm thế giới quan Phật giáo Việt Nam 42

Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 49

2.1. Thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với một số lĩnh vực của đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay 49

2.2. Một số vấn đề đặt ra (Xét ở những khía cạnh tiêu cực) 82

2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay 90

KẾT LUẬN 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

 

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm trù ý thức xã hội, trong ý thức xã hội ngoài các hình thái ý thức xã hội còn bao gồm các yếu tố khác nữa như tâm lý xã hội, tâm lý dân tộc, ý thức cá nhân... Về mặt thực tiễn tinh thần, những hoạt động và quan hệ tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng chỉ là một phần (có thể là một phần quan trọng) trong hệ thống hoạt động và quan hệ tinh thần rộng lớn của xã hội. Bởi vì ngoài những tổ chức, cơ quan nhà nước (kể cả tổ chức phi chính phủ) về văn hóa, tư tưởng, khoa học, thì những hoạt động và quan hệ tinh thần còn được thực hiện bởi đông đảo quần chúng nhân dân (thể hiện rõ nhất trong văn hóa, văn học dân gian). Cho nên, giữa kiến trúc thượng tầng và đời sống tinh thần xã hội là quan hệ giao nhau. Điều đó khẳng định, các phạm trù ý thức xã hội, văn hóa tinh thần, kiến trúc thượng tầng đã phản ánh được phần nào những đặc trưng rất cơ bản của đời sống tinh thần xã hội, song nó cũng không thể hoàn toàn thay thế được phạm trù đời sống tinh thần xã hội. Như vậy, đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ thống đang hoạt động mang tính chất xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau và đan xen lẫn nhau trong đời sống xã hội. Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất xã hội, chịu quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen đã nhận xét rằng: Đạo đức, tôn giáo, siêu hình học và những dạng khác của hệ tư tưởng cùng với những hình thái ý thức tương ứng với chúng liền mất ngay mọi vẻ độc lập bề ngoài. Tất cả những cái đó không có lịch sử, không có sự phát triển; chính con người, khi phát triển vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi cùng với những hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình [47, tr.48]. Khi đời sống vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần “Lịch sử tư tưởng chứng minh, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất” [47, tr.625]. Nhưng nhân tố sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực là nhân tố xét đến cùng quyết định, chứ không phải là nhân tố quyết định duy nhất. Đời sống tinh thần cũng có tính độc lập tương đối, ảnh hưởng lẫn nhau và thông qua chỉ đạo hoạt động thực tiễn cùng tác động và cải tạo thế giới vật chất. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời sống tinh thần xã hội được chúng tôi hiểu như sau: Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định [17, tr.34]. Cấu trúc của đời sống tinh thần xã hội Dưới góc độ được coi là đối tượng nghiên cứu của triết học, đời sống tinh thần xã hội được nghiên cứu ở cấp độ chung nhất, lại vừa được nghiên cứu ở cấp độ tương đối cụ thể (nghiên cứu theo thành phần, lĩnh vực). Đời sống tinh thần xã hội bao trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, từ ý thức cá nhân đến ý thức giai cấp, dân tộc. Việc phân chia đời sống tinh thần xã hội thành các lĩnh vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, có những yếu tố vừa thuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực khác. Có nhiều cách phân chia, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, đời sống tinh thần xã hội bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau: Thứ nhất, với tính cách là một quá trình và phát triển, đời sống tinh thần xã hội được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần, giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động lẫn nhau làm cho đời sống tinh thần xã hội tồn tại, vận động, phát triển sinh động, phong phú và phức tạp. Trong đó sản xuất tinh thần là nhân tố quyết định chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác, các yếu tố khác có vai trò tác động trở lại sản xuất tinh thần. Thứ hai, với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đời sống tinh thần xã hội bao gồm những lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạo đức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo... Các lĩnh vực đó liên quan chặt chẽ với nhau, luôn tác động và đan xen vào nhau. ranh giới giữa các lĩnh vực đó cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong đó đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ yếu chi phối, quy định tính chất, nội dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần xã hội. Trong xã hội có giai cấp, đời sống tinh thần xã hội mang tính giai cấp. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội. Vài nét về đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở đất nước ta, trong đó lấy đổi mới về kinh tế là trung tâm. Thực chất của đổi mới kinh tế là chuyển mô hình kinh tế tập trung quan liêu hành chính bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, có thể khẳng định rằng hầu hết các lĩnh vực của đời sống tinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc, về cơ bản đã phản ánh chân thực và kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Đi đôi với chủ trương đổi mới kinh tế, Đảng ta còn chủ trương đổi mới và dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực đời sống tinh thần được đặc biệt quan tâm. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hòa, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng kịp thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Như chúng ta đã biết, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xét đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, sự thay đổi của đời sống vật chất quyết định sự thay đổi của đời sống tinh thần. Song, C.Mác và F.Ăngghen cho rằng không phải bao giờ và bất cứ ở nơi đâu nhân tố kinh tế cũng là nhân tố quyết định duy nhất. Việt Nam là đất nước đang phát triển, nhưng năm 2009 Việt Nam vừa được tổ chức News Economics Foundation (NEP) có trụ sở tại Anh Quốc xếp đất nước ta vào vị trí thứ 5 là nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2009. Là nước châu Á duy nhất có mặt trong 10 nước hạnh phúc nhất thế giới (dẫn theo dantri.com.vn ngày 06/07/2009). Tổ chức này dựa trên chỉ số HPI (Happy Planet Index - chỉ số hành tinh hạnh phúc), chỉ số HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái. Tuy dẫn chứng ở trên chỉ là một tiêu chí để chính chúng ta tham khảo, nhận định, đánh giá và suy ngẫm. Nhưng cũng phải khách quan thừa nhận rằng tổ chức NEP là một cơ quan nghiên cứu rất có uy tín trên thế giới, đã có những nhận định tương đối đúng đắn thăm dò về đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay. Điều đó chứng tỏ trong công cuộc đổi mới đất nước ta hơn hai mươi năm qua, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần xã hội nước ta hiện nay phát triển lên một “chất” mới, được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Vậy đâu là những nhân tố tác động đến biến đổi trong đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay trên cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực cùng đan xen lẫn nhau. Trong khuôn khổ phạm vi luận văn, dưới góc độ triết học tác giả bước đầu đưa ra năm nhân tố cơ bản tác động đến những biến đổi, xét về mặt “định tính” trong đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay đó là: 1. Quá trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa; 2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 3. Các hệ tư tưởng và tôn giáo; 4. Văn hóa truyền thống; 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả những nhân tố trên đều có mối quan hệ, liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau, tùy theo trình độ, tính chất, đặc điểm và nội dung của từng nhân tố đó tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần con người Việt Nam. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn khẳng định giá trị bền vững làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội của công cuộc đổi mới đất nước ta, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết ra đời đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của đất nước và nguyện vọng của nhân dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội nhiệt tình hưởng ứng thực hiện, gắn kết chặt chẽ hơn văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa tinh thần với tính cách là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần. Đảng ta đề ra Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) thực sự có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của cách mạng nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết là một nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta, làm cho nền tảng tinh thần của chế độ ta ngày càng vững chắc, tiến bộ, phong phú, góp phần giữ vững độc lập, thống nhất, định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước. Sau hơn 10 năm đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) vào cuộc sống, Đảng ta đã đánh giá khách quan về thực trạng những thành tựu cũng như yếu kém, khuyết điểm trong đời sống văn hóa (tinh thần) nước ta, cụ thể khái quát như sau: Những thành tựu + Thông qua việc quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản và triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ về văn hóa đã được nêu lên trong Nghị quyết, sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội đối với đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới được củng cố và nâng cao. Tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được phát huy; dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng. Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo được chuyển biến bước đầu, thu được những thành công nhất định; tạo tiền đề rất quan trọng để văn hóa nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc. + Văn hóa trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp, từng bước gắn bó chặt chẽ hơn với những nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực và khả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống. Những nét mới trong chuẩn mực văn hóa và trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước được hình thành. Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về đề tài cách mạng, kháng chiến và công cuộc đổi mới. Hoạt động thông tin, báo chí ngày càng được mở rộng. + Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn của nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh nội sinh. + Giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng. Chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. + Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của người dân, bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật. + Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hóa người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng, chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật. + Việc thể chế hóa Nghị quyết được coi trọng, đã tạo hành lang pháp lý phù hợp và thông thoáng cho nhân dân và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ hoạt động và sáng tạo văn hóa. Những yếu kém, khuyết điểm + So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú của đời sống xã hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân. + Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. + Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. + Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín dị đoan, độc hại thấp kém, lai căng... + Sản phẩm văn hóa và các dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú nhưng vẫn rất thiếu những tác phẩm, văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống. + Xu hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phận báo chí, xuất bản, hoạt động văn hóa nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệu quả, đã làm giảm sút, hạ thấp các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn hóa. + Việc xây dựng thể chế hóa văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chính sách về quan hệ kinh tế và văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước. + Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng. Để từng bước xây dựng đời sống tinh thần con người Việt Nam với những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn ngay từ đầu và trong suốt các đại hội. Sự nghiệp xây dựng đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay nhằm hai mục đích: Thứ nhất, tạo ra động lực tinh thần, bầu không khí tinh thần của xã hội ổn định và tiến bộ, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc phát triển kinh tế, dân chủ hóa hệ thống chính trị, đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đưa nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, đảm bảo cho nhân dân lao động làm chủ đời sống tinh thần của xã hội, của cá nhân trên các mặt sáng tạo ra các giá trị tinh thần, biến các giá trị đó thành tài sản chung của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn của nhân dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc và tiên tiến. Như vậy, đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng cần có những đặc trưng sau: Một là, Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo, chi phối, định hướng toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Hai là, đời sống tinh thần nảy nở, phát triển trong bầu không khí xã hội dân chủ, với sự khẳng định chủ thể tối cao trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị tinh thần là nhân dân lao động. Ba là, đời sống tinh thần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thắm đượm chủ nghĩa nhân văn, yêu hòa bình, xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện, tất cả từ con người và vì con người. Bốn là, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc cái tinh hoa, cái tiến bộ những giá trị tinh thần của các dân tộc khác, của nhân loại và nền văn minh hiện đại. Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nhìn một cách tổng quát đời sống tinh thần của xã hội nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước nên có sự định hướng đúng đắn và kịp thời hơn nữa. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đời sống tinh thần của xã hội ta chắc chắn sẽ phát triển lành mạnh và vững chắc hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay, chỉ ra những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của nó là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cũng là góp phần khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước, nhằm mục đích xây dựng đời sống tinh thần của nhân dân phong phú, lành mạnh, hiện đại. 2.1.2. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với quan niệm sống, lối sống con người Việt Nam - Về quan niệm sống Người Việt Nam thường hay quan niệm rằng: “Sống gửi, thác về”. Họ chỉ nói đơn giản thế thôi. Câu nói chỉ có bốn chữ ấy đã bao gồm một triết lý sâu xa của thế giới quan Phật giáo về quan niệm sống của một đời người. Đầu tiên nói về ý niệm vô thường của cuộc sống. Sau đó cho biết cuộc sống này trước đó đã có sự sống và sau khi chết lại còn sự sống khác tiếp tục nữa. Thế giới quan Phật giáo xuất phát từ chỗ cho rằng mọi sự vật hiện tượng là sự kết hợp động của những yếu tố động, nên nó không có tự tính, tức không có cái mà nhờ cái đó có thể gọi là nó được. Mọi cái đều vô ngã, “chư pháp vô ngã”. Ngay cả con người cũng chỉ là sự kết hợp động của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), bởi vậy con người là vô ngã. Đã là vô ngã thì không có cái tôi, cái ta được. Sống với chết, sinh với tử có ý nghĩa gì, đó chẳng qua chỉ là thay đổi, hợp tan của ngũ uẩn. Quan điểm này khiến cho con người đứng trước cái chết họ không khiếp sợ, bạc nhược. Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản phổ biến của mọi sự vật hiện tượng, đó là quan hệ nhân quả. Chính từ cách xem xét vạn vật này mà con người theo thế giới quan Phật giáo cũng mang tính chất nhân quả. Ảnh hưởng của quan điểm này lớn đến mức chính nó biến thành quan niệm sống của đại đa số người Việt. Người ta luôn nói với nhau: gieo nhân nào thì gặt quả ấy, “gieo gió gặp bão”,“ác giả ác báo” là vậy. Quan điểm nhân quả của thế giới quan Phật giáo để hiểu cho đến tận ngọn nguồn đối với người thông thường là khó khăn, đặc biệt là thuyết luân hồi nghiệp báo, nhưng xét ở mặt nào đó, nó có ý nghĩa nhất định đối với quan niệm sống của người Việt. Thử hỏi nếu thay thế quan điểm này bằng quan điểm duy vật thô thiển, chết là hết không còn gì nữa, thì sẽ gây nên những hậu quả khôn lường cho con người. Với sự thay thế này, một số người sẽ nghĩ đời sống chỉ có một lần, chết là hết, bởi vậy hành động của mình gây ra, sau khi chết, mình không hoàn toàn chịu trách nhiệm gì cả. Do đó, họ luôn hưởng thụ, sống gấp, tham lam, độc ác và tàn bạo. Khi tính ích kỷ và “cái tôi” lên đến cực điểm, con người sẽ bất chấp công bằng và lẽ phải, luân lý đạo đức, để thỏa mãn nhu cầu và những dục vọng cá nhân thấp hèn. Đó là dấu hiệu suy thoái ở con người mà chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng. Ngày nay, có thể có những tệ nạn xã hội có nguyên nhân bắt nguồn từ những quan niệm này. Vì thế một mặt, chúng ta cần phổ biến tuyên truyền pháp luật, nhưng mặt khác chúng ta cũng nên đề cao giáo dục lương tâm, trách nhiệm, bởi lẽ “tòa án lương tâm” cũng có vai trò không nhỏ. Cho nên, quan điểm nhân quả hết sức có giá trị về quan niệm sống đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ về nó. Thế giới quan Phật giáo cho rằng, nếu tâm vô minh, mê muội, u ám, không sáng, vọng động thì sẽ xuất hiện ta - vật (thế giới vật chất), tâm - cảnh (thế giới bên ngoài). Như vậy, chỉ vì cái tâm u ám mà cá nhân con người và thế giới hiện tượng xuất hiện. Còn khi tâm trở nên sáng suốt, hư không, tĩnh lặng thì cảnh cũng không, mà tâm cũng không, Phật cũng không mà ngã cũng không. Như vậy là “nhất thiết duy tâm tạo”, mọi thứ đều do tâm tạo ra. Dĩ nhiên khái niệm tâm ở đây rất rộng, rộng hơn khái niệm tâm trong tổ hợp từ “chủ nghĩa duy tâm” của phương Tây nhiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì cũng là chủ nghĩa duy tâm theo đúng nghĩa rộng của từ này. Quan niệm này trong một phạm vi nhỏ đã đề cao sức mạnh nội tâm bên trong, phần nào lại sao lãng thế giới bên ngoài, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Ngay trong quan hệ giữa người với người ở nước ta từ xưa đến nay, dân ta đều coi trọng cái tâm. Trong mọi việc, vấn đề quan trọng là tấm lòng, là thành tâm, thực bụng “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đó là truyền thống quý báu, trong đó có sự đóng góp của thế giới quan Phật giáo mà chúng ta phải phát huy. Ngày nay, một số người cho rằng có tiền là có tất cả thậm chí mua được cả lương tâm. Điều này đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà chúng ta phải lên án. Trong mỗi con người chúng ta đều có hai phần thống nhất hữu cơ với nhau: vật chất (cơ thể) và tinh thần, thân và tâm. Từ đó ta cũng có hai thứ bệnh, hai thứ khổ: bệnh về thể xác, khổ về vật chất; bệnh về tinh thần, khổ tâm. Hai bệnh này, hai loại khổ này liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, nhiều khi bệnh về tinh thần, nhiều nỗi khổ tâm lại có nguyên nhân từ vật chất; ngược lại nhiều bệnh về thể xác, lại có nguồn gốc từ tinh thần. Trong xã hội ngày nay, rất nhiều người giàu mà vẫn khổ tâm, “người giàu cũng khóc”. Một trong những phương pháp chữa bệnh về tâm là phải an được cái tâm, và đây là sở trường của thế giới quan Phật giáo - phép an tâm. Phép an tâm này có ảnh hưởng sâu đậm đối với quan niệm sống của người Việt từ xưa đến nay. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc sống, người ta khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác có vẻ lo lắng, là “yên tâm”, “an tâm”. Quan niệm sống của người dân Việt trong quan hệ với mọi người luôn biết rằng nếu giận, nếu nóng, tóm lại nếu cái tâm không yên thì sẽ mất khôn. Muốn an tâm có hiệu quả thì tốt nhất là phải sống chính trực, trong sạch “đói cho sạch, rách cho thơm”. Nhưng đói rách lại sinh bệnh cho con người. Cho nên thế giới quan Phật giáo đã đưa ra quan niệm sống trung đạo trong lối sống, tránh các thái cực cực đoan không hiểu về quan niệm sống. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với quan niệm sống của người Việt hiện nay còn thể hiện về cuộc đời con người khi cho rằng đời là khổ, cuộc đời là bể khổ. Nói về đau khổ nhưng cuộc đời đức Phật không phải là cuộc đời u buồn, sầu não như một số người cố tưởng tượng một cách sai lầm. Mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân của nó. Tự mình làm, tự mình chịu. Sự thực cái khổ này vừa là để trả quả, vừa là để tạo nhân. Ý nghĩa của nó ở chỗ làm cho người ta cố gắng vươn lên sống tốt, sống thiện hơn để sau này đỡ gặp lại nó. Giá trị ở chỗ nó là chỗ thử thách con người, trong khổ đau mới thấy rõ phẩm giá con người, thấy rõ sự vươn lên hay gục ngã trước cuộc đời. Chính vì vậy, quan niệm đời là khổ, cuộc đời là bể khổ trong thế giới quan Phật giáo đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trong tư tưởng của đại đa số các phật tử, của phần lớn người dân Việt Nam. Trong cuộc đời, mỗi khi gặp phải sự rủi ro, bất hạnh hay mất mát đau thương, mỗi khi gặp phải những sự việc không đáp ứng được tâm lý và ước nguyện của mình, thì người dân đã lấy quan niệm này làm nguồn an ủi. Dĩ nhiên nếu bỏ qua hay không chú ý nhiều tới cái khổ về mặt vật chất, cái khổ do xã hội đưa lại cũng có nghĩa là ít quan tâm chú ý tới việc làm như thế nào cho của cải vật chất ngày càng phong phú, tới việc giải phóng con người về mặt xã hội. Đây cũng là một hạn chế của thế giới quan Phật giáo trong quan niệm sống của con người. - Về lối sống Lối sống của con người được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động của xã hội, mà trước hết là lao động sản xuất, đến hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội... Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, mỗi phương thức sản xuất tạo nên một cách sinh hoạt, cách sống tương ứng. Tuy nhiên, bản thân lối sống không phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức sản xuất - tuy đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định. Sự phụ thuộc lối sống đối với phương thức sản xuất chỉ mang tính tương đối. Lối sống ngoài việc chịu sự quy định của kinh tế, còn chịu ảnh hưởng của văn hóa, chính trị, tôn giáo,... Như vậy, lối sống là cách thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội) trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Lối sống của con người Việt Nam truyền thống có nhiều nét đặc thù. Về cơ bản, lối sống của con người Việt Nam truyền thống chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tư tưởng Tam giáo, trong đó có các vấn đề nhận thức luận, đặc biệt là thế giới quan Phật giáo cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến lối sống của người Việt “lối sống cũng thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
Tài liệu liên quan