Mục Lục
Mục Lục .1
1. Lí do chọn đề tài .5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
2.1. Đối tượng .6
2 .2. Phạm vi nghiên cứu .7
3. Mục đích nghiên cứu .7
4. Lịch sử vấn đề.7
4.1 Về văn hóa tâm linh.8
4.2 Về thơ chữ Hán Nguyễn Du .9
5. Phương pháp nghiên cứu.12
6. Đóng góp của luận văn .14
7. Kết cấu của luận văn.14
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.15
1.1 Tâm linh và văn hóa tâm linh .15
1.1.1 Tâm linh là gì? .15
1.1.2 Văn hóa tâm linh.22
1.2 Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh.24
1.2.1 Từ trong tín ngưỡng dân gian .24
1.2.2. Từ sự tiếp biến tư tưởng Nho- Phật- Đạo. .37
1.3 Thơ chữ Hán của Nguyễn Du.42
1.3.1 Thanh Hiên tiền hậu tập ( 1786 – 1804).42
1.3.2 Nam trung tạp ngâm (1805 – 1812).48
1.3.3 Bắc hành tạp lục (1813 – 1814).51
Chương 2. MỘ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU.56
2.1 Mộ và các hình thức mộ. .56
2.2 Mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.61
2.2.1 Mộ cụ thể với những con người cụ thể.63
2.2.2. Mộ những kẻ vô danh .75
2.3 Tình cảm và thái độ của Nguyễn Du đối với người đã khuất .78
2.3.1. Đối với người phụ nữ.78
2.3.2. Đối với người hiền, người tài .90
2.3.3. Những kẻ ác, kẻ xấu.102
2.3.4 Đối với những người chết không lưu danh.106
Chương 3. Ý NGHĨA NHÂN SINH QUA HÌNH ẢNH MỘ TRONG THƠ CHỮ
HÁN NGUYỄN DU.109
3.1 Mộ: triết lí về lẽ sống - chết.109
3.2 Mộ: nỗi niềm bi thiết, tiếc nuối .113
3.3 Mộ: hình ảnh của kiếp đời mong manh.119
3.4 Mộ: sự khao khát khám phá thế giới tâm linh.122
KẾT LUẬN .129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.131
184 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ hán Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa
Cờn, “Ẩn ước cô từ xuất tiểu chu” (Thấp thoáng ngôi đền lẻ loi trên bãi cát nhỏ),
(Dao vọng Càn Hải từ); ba người đàn bà ở miếu tam liệt “Thiên thu bi kiệt hiển tam
liệt” (Bia kệ ngàn năm làm rạng danh ba người đàn bà tiết liệt) (Tam liệt miếu).
Có những người hiền người tài được nhắc đến với tấm lòng cảm thông và
kính trọng như : Kê Thiệu đã lấy thân che cho vua, chết, máu phun vào cả áo vua.
Kê Thiệu đã noi theo khí tiết của cha mình (Kê Khang, một trong Trúc Lâm thất
hiền) để lại tiếng thơm cho hậu thế.
“Cổ miếu tùng hoàng nhất đái u,
Thanh phong do tự Trúc lâm thu.”
(Ngôi miếu cổ có một dãy thông và trúc xanh um,
Cái vẻ thanh cao còn giống như mùa thu ở rừng trúc.”
74
(Kê Thị trung
từ)
Hay như Liêm Pha, lương tướng nước Triệu thời Chiến quốc biết phục thiện,
bỏ hiềm khích với Lạn Tương Như làm bạn sống chết, khiến Tần không dám đem
quân đánh Triệu. Tên tuổi Liêm Pha ghi vào sử sách. Tố Như đã “lau chùi bia xưa
để đọc, than thở mãi. Tưởng như thấy khí hùng của tướng quân vẫn bừng bừng như
lúc sống”.
Trong các bài thơ chữ Hán của mình, Nguyễn Du cũng nhiều lần nhắc đến
triều đại của vua Nghiêu Thuấn. Sống trong thời đại ấy, muôn dân ấm no hạnh
phúc. Đứng trước ngôi đền Đế Nghiêu, “ngôi đền cao nghìn thuở đối diện với chín
ngọn núi Nghi”. Tố Như thể hiện lòng kính phục trước vị vua thánh giống như trời
đất không làm gì mà muôn vật muôn dân được nhờ.
Đi ngang qua chỗ Kê Khang ngồi đánh đàn, Nguyễn Du nhớ người xưa, một
người có nhân cách sống phóng khoáng, có khúc đàn tuyệt diệu; Tương truyền khi
lâm hình ông vẫn ung dung lấy đàn gảy khúc “Quảng lăng tán”, thân sắc tự nhiên
không biến đổi. Đàn xong ông nói “Có kẻ xin học bài đàn này, ta không dạy, thế là
từ đây không ai còn đàn bài Quảng lăng này nữa” [ 22, tr. 514].
Bên cạnh những người trung trinh, tiết liệt như thế thì những kẻ xấu xa, độc
ác lại bị lên án, cười chê.
Đó là Mã Viện, với miếu thờ ở Giáp Thành, 60 tuổi mà ông vẫn còn xin đi
đánh giặc ở Hồ Nam, vẫn còn khoe mình quắc thước. Tuổi đã cao mà vẫn còn ham
danh lợi, giọng điệu bài thơ mỉa mai, châm biếm “tuổi cao, già rồi vẫn còn khoe
quắc thước, ngoài cơm áo ra tất cả đều là thừa.”. Lúc sống hắn đã đem quân sang
đánh ta, đến khi hắn chết còn bắt nhân dân ta phải lập đền thờ nhiều nơi. Chết rồi
mà vẫn còn muốn bòn cúng tế của nhân dân phương Nam.
Đó là Tô Tần khi rách rưới không ai đoái hoài, cốt nhục lìa bỏ, đến khi đeo
ấn sáu nước trở về thì “cha mẹ ra tận ngoài đồng đón, chị dâu quì gối lết ra chào”.
Chàng nói “Sao trước kia khinh rẻ, nay lại cung kính quá thế?”. Với câu nói ấy,
Nguyễn Du đã chê Tô Tần là người nhỏ mọn. “Nay trên đường đi, lại qua đình Tô
75
Tần, ngựa xe vàng ngọc không còn dấu vết, trước đình chỉ thấy cỏ mọc xanh
tươi”(Tô Tần đình).
Hay như Quản Trọng có công làm nước Tề giàu mạnh, chín lần họp chư hầu,
làm bá chủ thiên hạ, về già được thưởng đất Tam Qui, đài Quản Trọng được xây
trên đất này. Cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều chê Quản Trọng. Khổng Tử chê “khí
cục nhỏ mọn”, Mạnh Tử chê “sự nghiệp tầm thường. “Ở triều đình khéo hợp lòng
vua, chết rồi rốt cuộc bị chê là tể tướng tầm thường
Đứng trước đài phân kinh, nền đài gai góc rậm rạp chìm lấp trong mưa bụi,
Nguyễn Du đã ngộ ra rằng trong cuộc đời con người biết tu tâm là tự độ lấy mình
rồi. Không có cây bồ đề và cũng chẳng có đài “minh kinh”, vì “kinh không chữ mới
thật là chân kinh”(Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài).
2.2.2. Mộ những kẻ vô danh
Nếu bên trên với những nấm mộ cụ thể của những con người cụ thể đã gợi
cho chúng ta nhiều suy tư, trăn trở, nhiều nỗi ai hoài về những triều đại cũ đã không
còn thì những gò đống, bãi hoang, nơi lưu giữ những nắm xương tàn của những
người không quen biết, những nấm mồ vô chủ càng gợi nên sự day dứt, xót xa về sự
mong manh, ngắn ngủi của cuộc đời.
Trên đường đi, Nguyễn Du đã thấy:
“Khoáng dã biến mai vô chủ cốt”
(Trên đồng ruộng khắp nơi vùi xương vô chủ)
(Ngẫu đắc)
Câu thơ gợi lên một không gian hoang vắng lạnh lẽo, đồng ruộng rộng mênh mông,
bao nhiêu người đã vùi thây nơi hoang tàn ấy, họ là ai? Trong số những người đó có
ai ngờ rằng mình sẽ vùi thây nơi hoang lạnh thế không? Chỉ ngẫu nhiên mà nảy ý
thơ, nhưng nếu không có sự suy tư thì ý thơ này có ngẫu nhiên nảy sinh không? Ông
đang “phương xa một mình gửi cái thân làm quan” thì những nắm xương tàn ấy đã
trở thành nỗi ám ảnh trong ông cho dù là quan cao chức trọng thì chỉ cần:
“Phong xuy cổ trủng phù vinh tận”
(Gió thổi vào nấm mồ xưa, vinh hoa hư ảo tan hết”
76
(Ngẫu thư công quán bích)
Đời con người nào có còn lại gì khi sự sống không còn nữa. Lợi danh ư ? Chức
trọng quyền cao ư ? Cũng bay theo hương khói mà thôi. Đọc những câu thơ ấy,
chúng ta như cảm nhận được tâm trạng băn khoăn của Nguyễn Du trước những thay
đổi chóng vánh của cuộc đời. Chỉ cần một cơn gió thoảng thì tất cả những gì mình
đã gây dựng đều có thể tan biến. Thế nhưng trong cuộc đời không phải ai cũng có
thể thấu suốt những điều tưởng chừng như giản đơn ấy. Họ vẫn tranh đua hơn thiệt
với nhau, vẫn âm mưu, thủ đoạn để đạt những điều mà họ mong muốn. Để rồi cuối
cùng tất cả cũng chìm vào cõi hư vô.
Trong bài “Đồ trung ngẫu hứng”, Nguyễn Du cũng đã nhắc đến những nấm
mồ dưới tán lá thông, “ngổn ngang những gò đống đều là người thời xưa”. Trong
những nắm xương tàn ngổn ngang nằm đó ai công hầu khanh tướng? Ai chức trọng
quyền cao? Và những ai là người hành khất lang thang, là những kẻ không nơi
nương tựa?... “Ngổn ngang gò đống đều là người thời xưa” .Tất cả đều tự do, tự tại
không biết là đã chết, hay họ cũng chẳng bận tâm gì về việc phải ra đi. Quy luật trên
cuộc đời, giàu sang chỉ là mây nổi, rốt cuộc thì đều như thế cả thôi. “Hoa rụng, hoa
nở, mùa xuân dài vô hạn, đến tiết phục lạp, con cháu tưới uổng rượu xuống đất,
Giàu sang trên đời chỉ là mây nổi, Trăm năm rốt cuộc đều như thế cả, Ngoảnh đầu
nhìn lại chỉ thấy một đám bụi mịt mù”( “Đồ trung ngẫu hứng”. Những người nằm
dưới tán thông ấy, không hề bận tâm về một việc gì, họ đã được giải thoát khỏi
những đau khổ của đời sống tạm bợ. Ta nhận thấy có một sự nhẹ nhàng thanh thản
trong tâm hồn của họ.
Trong bài Hành lạc từ Nguyễn Du đã nêu lên một điều tưởng như là giản đơn nhưng
lại vô cùng thâm thúy và sâu sắc: “Xưa nay hiền ngu đều chỉ còn một nắm đất”.
Suy cho cùng thì có lẽ quan niệm trên hầu như ai cũng biết. Thế nhưng từ biết đến
hành động như thế nào để có được một sự yên lành, thanh thản thì khoảng cách lại
quá xa xôi. “Cửa ải tử sinh chẳng ai vượt qua, khuyên anh uống rượu rồi vui chơi”.
Nói lên điều này, không phải Nguyễn Du hướng chúng ta đến ý nghĩ tiêu cực, là
giàu nghèo - sang hèn thì cũng như nhau, cũng chỉ còn lại nắm đất, hãy cứ sống một
cuộc sống hưởng thụ. Mà nói lên điều ấy, cụ Nguyễn hy vọng thế hệ của chúng ta
77
phải có cái nhìn thấu suốt để có một cuộc sống tích cực hơn, ý nghĩa hơn, hãy biết
quý trọng những gì mình đang có. Và có thể thấy rằng, quý nhất trên cuộc đời này
không phải là tiền bạc mà chính là mạng sống của con người, là một cuộc sống thật
sự có ý nghĩa.
Ai chẳng phải ra đi, có triều đại nào tồn tại mãi ngàn năm, nên những gò
đống còn ghi dấu thời đại trước cũng trở thành đối tượng để Nguyễn Du bày tỏ nỗi
lòng của mình:
“Khâu lăng xứ xứ lưu tiền đại. ”
( Gò một nơi còn ghi dấu triều đại trước. )
(Đông Sơn A lộ hành)
Nghĩ về cuộc đời, Nguyễn Du nghĩ về bản thân mình, đầu bạc rồi mà vẫn còn
bận rộn mãi chưa xong. Câu thơ vừa như một lời tâm sự, lại vừa như một mong ước
khát khao, mong tìm được chút an nhàn trong cuộc sống, được nghỉ ngơi làm bạn
với chim muông. Cả một triều đại chẳng còn lưu giữ, thì xá gì một tấm thân tàn. Sao
cứ mãi rộn ràng bôn tẩu:
“Lộ kinh tam tấn giai khâu thổ”
(Nay ta qua đây Tam Tấn đều thành gò bãi”
(Dự Nhượng chủy thủ hành)
Tất cả đều có sự đổi thay, cảnh vật trước đây như thế nào mà giờ đây đã
thành những gò đống, bãi hoang. Dự Nhượng một lòng trung thành nhưng khi Trí
Bá không còn nữa thì nước Tấn đã bị chia cắt làm Tam Tấn, và cả Tam Tấn bây giờ
cũng đã trở thành gò bãi với gió tây hiu hắt lạnh ghê người.
Hình ảnh “Xương tàn trăm trận đánh nằm trong bãi cỏ xanh” (Độ linh
giang), “Trên đồng ruộng khắp nơi vùi xương vô chủ” (Ngẫu đắc)... đã gợi lên hình
ảnh tang thương, chết chóc. Chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn còn đó những nắm
xương tàn không tuổi, không tên. Hình ảnh ấy làm dấy lên trong lòng người đọc
một niềm cảm thương sâu sắc.
Nói tóm lại, những ngôi mộ đã hoàn thành bức tranh về cuộc đời của con
người. Điểm đến cuối cùng ấy vẫn gợi ra nhiều ưu tư trăn trở, không ai chọn được
cho mình nơi sinh ra, không ai tự quyết định được số mệnh của mình thì cũng chẳng
78
ai chọn được cho mình nấm mồ khi chết. Chỉ có thể rằng, lúc sống nên sống như thế
nào để đến khi không còn nữa thì vẫn sống mãi trong lòng của mọi người. Đó chính
là điều quan trọng. Và như vậy thì, Tố Như hãy yên lòng, thế hệ sau vẫn luôn nhớ
tới ông, vẫn kính trọng và cảm phục ông tất cả những gì ông đã để lại cho đời.
Những nấm mộ cụ thể của những con người cụ thể theo thời gian cũng trở
nên hoang tàn lạnh lẽo, nào có khác gì những nấm mồ của kẻ vô danh không người
thân thích. Thời gian có một sức mạnh ghê gớm , nó có thể thay đổi đổi mọi thứ.
Phải chăng qua hình ảnh của những nấm mồ, Nguyễn Du mong muốn có một sự
công bằng, bình đẳng hơn giữa những người trong xã hội?
2.3 Tình cảm và thái độ của Nguyễn Du đối với người đã khuất
Ai đó đã từng nói: Chết và Sống tựa như hai mặt của một đồng tiền. Muốn
tìm hiểu sự chết không chi hơn là tìm hiểu trong cuộc sống. Bởi vì đời sống và sự
chết vốn là một, như sông và biển là một, đều chảy tan trong đại dương lòng người.
Ta bắt gặp trong thơ chữ Hán Nguyễn Du mối liên hệ giữa người sống và kẻ chết,
đó là sự liên lạc qua tâm hồn, thế giới tâm linh. Người đã khuất dường như vẫn còn
lẩn khuất đâu đây trong cuộc sống để làm phép thử cho bài toán tình cảm của con
người. Trong tâm trí của người sống có thể có những đổi thay nhưng có thể vẫn vẹn
nguyên những tình cảm đối với người đã khuất. Những tình cảm ấy như ngủ yên
trong một tầng sâu kí ức, chỉ cần một tác động nhỏ cũng đủ làm thức dậy và sống lại
trong lòng người.
Nguyễn Du với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ông không chỉ chú ý đến những
nấm mồ mà Nguyễn Du còn thường xuyên trò chuyện với người đã chết, nghĩ dùm
họ và xót thương cho những bất hạnh mà họ phải gánh chịu. Đứng trước một nấm
mồ, chúng ta có những cung bậc tình cảm khác nhau: buồn thương, tiếc nuối, đồng
cảm, sẻ chia hay khinh khi, oán hận các cung bậc cảm xúc ấy một phần bắt nguồn
từ cuộc đời của những người nằm dưới mộ.
2.3.1. Đối với người phụ nữ.
79
Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã nhận thấy Nguyễn Du có cảm tình đặc
biệt với phụ nữ. Viết về họ tay bút của ông chừng như nhẹ nhàng hơn. Ông đặc biệt
xót thương và có sự cảm thông sâu sắc cho số kiếp hồng nhan bạc phận, những
người tài sắc lại lắm truân chuyên. Tiểu Thanh, cô Cầm, người đẹp ở đất La Thành,
chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc, Dương Quý Phi tất cả đều khơi dậy
lòng trắc ẩn của Nguyễn Du.
Nguyễn Du thương xót cho nàng Tiểu Thanh, một người sống cách ông gần
300 năm, ở Trung Quốc là một người con gái đẹp, có tài thơ mà cuộc đời chịu nhiều
bất hạnh. Quả thật là “Có tài mà cậy chi tài- chữ tài liền với chữ tai một vần”. Nàng
tài sắc là thế mà phải làm lẽ, sống trong sự dày vò của người vợ cả độc ác. Tiểu
Thanh không giống Thúy Kiều, 16 tuổi đã phải dấn thân vào kiếp đoạn trường, sống
cảnh bị cầm tù ở núi Cô Sơn, ngày ngày lo sợ bị người vợ cả hãm hại. Sau 300 năm
chỉ có Nguyễn Du lặng lẽ viếng nàng bên khung cửa qua tập di cảo còn sót lại.
Cảnh đẹp Tây Hồ cũng chịu số phận truân chuyên của giai nhân. Nguyễn Du xót
thương cho số phận của “văn chương”, của “son phấn” cũng bị liên lụy vào nỗi
đoạn trường bởi chúng mang cái mệnh của con người “Chi phấn hữu thần liên tử
hậu,, văn chương vô mệnh lụy phần dư” (Độc Tiểu Thanh ký).
Vẫn biết rằng “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nhưng đó vẫn là
“nỗi hờn kim cổ” mà Nguyễn Du muốn chất vấn trời cao, hay chất vấn cuộc đời,
song rốt cuộc vẫn không có lời giải đáp. Chỉ biết rằng đó là “phong vận kì oan” (nỗi
oan lạ lùng) của những kẻ mang nết phong nhã. Hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng
là cái án tiền định của những người như Thúy Kiều, Tiểu Thanh phải mang. Tiếng
khóc của nàng Kiều trước mộ Đạm Tiên:“Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc
mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều) cũng chính là tiếng khóc của nàng cho
chính mình mai sau và là tiếng khóc cho những phận đàn bà nói chung. Rốt cuộc thì
Đạm Tiên, Thúy Kiều hay Tiểu Thanh dù số phận có nhiều điểm khác nhau thì cũng
là “cùng một lứa bên trời lận đận”. Nguyễn Du cũng tự coi mình là người cùng hội
cùng thuyền với những người mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Tố Như đau
80
cho số phận của Tiểu Thanh cũng là tự thương cho chính những lận đận của mình,
bởi vậy mới khao khát tri kỷ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết hơn ba trăm năm sau này nữa,
Thiên hạ có ai người khóc Tố Như chăng?)
(Độc Tiểu Thanh ký)
“Khấp” có nghĩa là khóc thầm, còn “khốc” là khóc lớn, khóc thành tiếng. Nguyễn
Du cả đời khóc thương cho những bất hạnh của con người nhưng cuối cùng cũng
chỉ mong được người đời sau khóc thầm. Đó là khao khát tri âm khiêm nhường của
một con người rất hiểu đời.
Đọc “Truyện Kiều” và “Độc Tiểu Thanh ký”, ta thấy Nguyễn Du luôn hỏi trời về
những đau khổ của con người nhưng thực tế trong tác phẩm, Nguyễn Du lại cho
thấy nguyên nhân những đau khổ của con người là do những thế lực thù địch chà
đạp lên cuộc sống và quyền sống chính đáng của con người. Nếu không có chế độ
phong kiến với sự thống trị của đồng tìền thì Kiều đâu có 15 năm lênh đênh trong
bể đoạn trường, nếu không có chế độ đa thê thì Tiểu Thanh chắc cũng không có số
phận bi kịch như thế. Nguyễn Du đau nỗi đau của con người, hiểu thấu được
nguyên nhân của những bi kịch ấy nhưng Nguyễn Du bất lực bởi chính ông cũng là
nạn nhân của những bể dâu cuộc đời. Nỗi đau của Nguyễn Du, sự cô đơn của
Nguyễn Du, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đều xuất phát từ một trái tim nghệ
sĩ lớn.
Người phụ nữ nói chung và người ca nữ nói riêng luôn nhận được nhiều sự
quan tâm của Nguyễn Du. Ông không viết về họ bằng sự miệt thị mà bằng cả một
tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ông thấu hiểu cho nỗi khổ của họ, ông đau đớn cho cuộc
sống của họ ngay lúc sống cũng như khi không còn nữa.
81
“Nhất chi nùng diễm há Bồng Doanh
Xuân sắc yên nhiên động lực thành”
( Một cành hoa thắm từ cõi tien sa xuống
Sắc xuân đẹp tươi làm rung động cả sáu khu trong thành)
( Điếu La Thành ca giả)
Nàng là một cô gái đẹp, sắc đẹp ấy đã làm rung động biết bao trái tim của cả
sáu khu trong thành. Vướng vào nghiệp phấn son nên trên cuộc đời cũng không tìm
đâu ra người tri kỉ. Phải chăng người đời chỉ nhìn những con người ấy là những kẻ
gió trăng, những người của phường xướng ca vô loại, tìm đâu ra một người tri kỉ có
thể thấu hiểu và thông cảm cho những trái ngang của họ.
“Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh,
Trủng trung ưng tự hối phù sinh. ”
( Thiên hạ ai thương người bạc mệnh?
Dưới mồ chắc hẳn cũng tự mình hối hận cho kiếp phù sinh)
(Điếu La Thành ca giả)
Nguyễn Du đã suy nghĩ dùm nàng, bày tỏ dùm nỗi lòng của nàng. Ông nghĩ
rằng người con gái này khi chết đi nằm dưới mồ vẫn còn hối hận cho kiếp sống của
mình vì không tìm ra tri kỉ, chỉ để lại tiếng gió trăng cho cõi đời mà thôi.
Sống – chết, mất – còn là quy luật tự nhiên, thế nhưng có những người khi ra
đi vô cùng thanh thản, dường như là họ đã trả hết nợ của cuộc đời, của kiếp nhân
sinh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cái chết tức tưởi, những cái chết còn mang nặng
nỗi u hoài. Người đào nương ở đất La Thành này có được ngậm cười nơi chín suối?
Nguyễn Du cho rằng dường như những cô gái mang kiếp cầm ca ở trần gian không
có người thưởng thức nữa nên chỉ còn mong muốn xuống cửu tuyền làm bạn với Kỳ
Khanh, một tài tử nổi tiếng đời Tống :
82
“Tưởng thị nhân gian vô thức thú,
cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh”
( Hẳn nghĩ đời người không thưởng thức
suối vàng xuống với Liễu Kỳ Khanh).
(Điếu La Thành ca giả)
Trong thời đại của Nguyễn Du, hiểu và cảm thông cho số phận những người
ca nữ quả là hiếm có. Vậy mà chính ông là người trên cõi đời đã thông cảm và hiểu
được số phận của người ca kĩ xấu số đó. Ông đã điếu nàng, khóc nàng bằng sự cảm
thương sâu sắc của một người “có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”.
Hiện thực cuộc sống đã tác động đến tâm tư Nguyễn Du rất nhiều. Như trên
đã nói, Nguyễn Du viết nhiều về phụ nữ. Hình ảnh này xuất hiện nhiều trong toàn
bộ sáng tác của ông. Đạm Tiên, Thúy Kiều là những nhân vật truyện thơ. Còn Tiểu
Thanh, tác giả nhân đọc Tiểu Thanh kí, ngẫm cuộc đời mình rồi tự nhận là cùng hội
cùng thuyền. Người ca nữ đất La Thành, tác giả chỉ nghe danh, đứng trước mộ nàng
mà thương cho người tài hoa bạc mệnh.
Hai mươi năm trở lại kinh đô, niềm vui chưa kịp thỏa “Bạc đầu còn thấy
được Thăng Long” Nguyễn lại cảm thương cho cô Cầm, một đời tài hoa bạc mệnh.
Một lần nữa ta gặp lại đề tài người ca nữ trong thơ Nguyễn Du. Cô Cầm trước đây
là tài danh bậc nhất chốn kinh kì. Sau 20 năm gặp lại, người tóc đã hoa râm, nét mặt
võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình hơi nhỏ, đôi mày tàn tạ phờ phạc không trang
điểm. Thời gian làm thay đổi, thế cuộc cũng xoay vần, con người cũng tàn tạ theo
quy luật đó. Gặp lại người năm cũ trong một hoàn cảnh như thế này, Nguyễn Du
không nén nổi một tiếng thở dài. Còn buồn hơn nữa khi tác giả gặp lại người hầu cũ
của em. Nàng hầu này trước đây cũng là một ca nữ có giọng ca uyển chuyển và
nhan sắc cũng mặn mà. Thế nhưng khi tác giả gặp lại thì nàng đã 3 con, đáng ái
ngại là vẫn còn mặc chiếc áo ngày ra đi (khả liên do trước khứ thời y- Ngô gia đệ
cựu ca cơ). Nguyễn Du bùi ngùi thương nhưng biết làm sao được vì “chậu nước đã
đổ, khó mà thu lại được”. Có điều, hình ảnh người hầu ấy cứ ám ảnh mãi trong tâm
83
trí nhà thơ vì “ngó sen tuy gãy, nhưng tơ vẫn chưa dứt”. Đắm chìm vào quá khứ, thả
hồn mình theo tiếng đàn từng mê đắm một thời, Nguyễn Du đã giật mình trở về
thực tại. Thì ra cuộc đời chỉ như một cái chớp mắt, thoáng đó phút chốc vụt tan biến
vào hư vô. Ông chua xót nhận ra rằng, thời gian không chỉ chảy trôi vô định mà nó
còn có sức hủy diệt rất lớn. Thời gian có thể giúp con người được hưởng trọn vẹn
niềm hạnh phúc, nhưng thời gian cũng có thể tước đoạt, cướp lấy hết tất cả những gì
mà con người đang có. Bài thơ không đơn thuần là một câu chuyện kể, mà nó chính
là sự trải nghiệm xót xa trước sự còn- mất của con người.
Mặc dù biết rằng bài thơ không hề có hình ảnh của nấm mộ, cũng chẳng có
sự suy tư về lẽ sống chết, nhưng bài thơ này đã hoàn thiện một bức tranh về số phận
của những người ca nữ. Và càng tô đậm tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Nguyễn Du, một trong những thiên tài thi ca không chỉ của Việt Nam mà
còn của thế giới, tuy không hề viết bất kỳ một tác phẩm triết học nào nhằm thể
hiện những quan điểm và cách nhìn của ông về con người, nguồn gốc và giá trị
của con người trong thế giới nhưng những bài thơ của ông lại thấm đẫm những tư
tưởng nhân bản sâu sắc khiến cho Mộng Liên Đường chủ nhân đã không ngần
ngại thốt lên rằng: “... nếu không phải có con mắt trông cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ
suốt cả ngàn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất
người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người
thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là
lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người.
Nhân là một khái niệm rất rộng. Trong Luận ngữ, ta thấy Khổng Tử thường
dùng chữ “nhân” không những để chỉ một đức riêng mà còn để chỉ chung mọi đức
tính, thành thử câu “người có nhân” là đồng nghĩa với người có mọi đức tính hoàn
toàn. Trong những đoạn ấy, “nhân” có thể hiểu là “toàn đức”[21, tr.58 ]
Trong Luận ngữ, trả lời Phàn Trì, Khổng Tử nói: “Ái nhân – yêu người”.
Khái niệm yêu người rất khái quát. Nói như Trần Trọng Kim, nhân thì có nhiều
84
tình cảm rất hậu, đối với vạn vật không bao giờ là không có hậu tình. Vậy nên chữ
nhân vẫn hàm cả nghĩa chữ ái. Vì có nhân mới có ái, có ái mới có lòng thương
người, yêu vật, muốn cho vạn vật bao giờ cũng có cái khoái lạc mà sống ở đời.
Bởi có lòng nhân cho nên người ta mới hợp quần với nhau, mới có lòng bác ái,
mới coi nhau như anh em, xem cả đoàn thể như một người, cả vũ trụ như nhất thể.
Đã như một người thì hễ có chỗ nào đau là cả người thấy khó chịu.
Nguyễn Du là một nhà nho tài tử. Ông tiếp thu thuyết chữ nhân theo tinh thần
Nho giáo. Đồng thời văn học giai đoạn này chịu sự tác động của trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa. Hai tư tưởng lớn gặp nhau tạo thành một dòng chảy đầy chữ thương, chữ
yêu, chữ cảm trong sáng tác của Nguyễn Du. Trong sáng tác chữ Hán cũng như chữ
Nôm, tình thương mà Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình là vượt không gian
và thời gian.
Nguyễn Du có tấm lòng trắc ẩn sâu sắc đối với phụ nữ nói chung và đối
với ca nữ nói riêng. Điều này bắt nguồn từ thực tế cuộc đời của nhà thơ. Khi gia
đình li tán, ông phải sống nhờ vào người người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.
Đời sống ông anh này có ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn Du, ông ta đỗ sớm, làm
quan to, lại là một con người tài hoa “phong lưu rất mực”. Cách sống của Nguyễn
Khản được Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tùy bút, chép rất kĩ trong bài Họ
Nguyễn Tiên Điền “Ông Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang
trở, cũng cứ cho nó tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ trúc. Khi ông có tang
quan Tư đồ, ngày rỗi cũng vẫn sai con hát đồ khúc gọi là “ Ngâm thơ Nôm”. Bọn
con em họ quý thích đều bắt chước chơi bời, hầu như thành thói quen”[14, tr 98].
Một người mang tính tài tử như Nguyễn Khản, tất có những nét phi chính thống
mà các nhà nho chính thống không có. Nhưng nếu xét riêng giữa Nguyễn Khản
và Nguyễn Du thì sẽ có điều khác biệt : Nguyễn Khản coi con hát như một người
để giúp vui trong thú tiêu khiển, còn Nguyễn Du nhìn những người hát ấy với
một tấm lòng đồng cảm và thương xót cho số phận của họ. Chính điều đó làm
nên bản chất của một nhà nghệ sĩ lớn trong con người Nguyễn Du.
85
Sống trong một hoàn cảnh như vậy, cho nên chúng ta không lấy làm lạ trong
tác phẩm của Nguyễn Du, khi nói về họ, ông có một thái độ trìu mến, xót thương
như đối với những người ruột thịt của mình. Nhờ có mối đồng cảm xót thương đó
mà mặc dù chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, Nguyễn Du không có con mắt
nhìn sai lạc của nhà nho phong kiến trọng nam khinh nữ, mà ông đã nhìn người ca
nữ với cái nhìn cảm thông sâu sắc.
Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của
con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp,
lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng và
ước mơ chính đáng của con người. Nguyễn Du yêu thương con người đến tận cùng,
vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng. Một xã hội rộng lớn được
thu nhỏ trong những dòng thơ bi ai, hội lại những số phận, những cái chết bi thương
thảm thiết. Nguyễn Du đã thể hiện một tấm lòng nhân ái xót thương vô hạn, ông
như trải rộng lòng mình ra để đón nhận tất cả những khổ đau, bất hạnh của con
người.
Trong Truyện Kiều nhà thơ từng thốt lên : “Đau đớn thay phận đàn bà - Lời
rằng bạc mệnh cũng là lời chung” để thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương cho số
kiếp những người tài hoa mà bạc mệnh. Cảm thương cho những kiếp hồng nhan mà
đa truân, tài tử mà đa cùng không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn học, nhưng
phải đến Nguyễn Du, người đọc mới thực sự đau lòng vì “những điều trông thấy”
bởi Nguyễn Du viết về nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình. Tình
yêu thương mênh mông của Nguyễn Du không đứng trên lập trường của tầng lớp
phong kiến thống trị. Không hề có sự ban ơn. Nó cũng không đơn thuần là tiếng thở
dài, mặc nhiên cam chịu của triết lý nhà Phật. Ông nhận ra nhiều oan trái từ giữa
lòng xã hội phong kiến hà khắc, bất công. Những vần thơ ông, đã hé mở cho chúng
ta thấy một xã hội đói nghèo, khốn quẫn. Nếu không thế, sao đến nỗi bao người
phải liều thân “vào sông ra bể”, tần tảo “đi về mua bán”, hay sa vào thảm cảnh
“hành khất ngược xuôi”? Và đất nước không chiến tranh, loạn lạc, thử hỏi sao có
86
“kẻ mắc vào khóa lính”, thêm biết bao “mạng người như rác”. Những lúc này,
Nguyễn Du thật sự đớn đau và nhức nhối trước cõi phù sinh. Sau mỗi dòng thơ, ông
hạ xuống dấu chấm than, nhưng neo lại cho đời chấm hỏi. Đó chính là câu hỏi lớn,
đầy bế tắc của thời đại bấy giờ.
Gắn bó với con người, với cuộc sống, Nguyễn Du đặc biệt xót thương cho
người có tài và có tình. Đó là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_29_2735954048_2046_1869362.pdf