Luận văn Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1

MỤC LỤC

PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1. Vị trí địa lý 1

1.1.1.2. Điều kiện đất đai 1

1.1.1.3. Điều kiện khí hậu 1

1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau. 2

1.1.2.1 Tình hình kinh tế: 2

1.1.2.2. Tình hình xã hội 3

1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất 4

1.1.3.1. Về chăn nuôi 4

1.1.3.2. Về trồng trọt 6

1.1.4. Nhận định chung 6

1.1.4.1. Thuận lợi 6

1.1.4.2. Khó khăn 7

1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 7

1.2.1. Phương hướng 7

1.2.2. Kết quả và thực hiện 8

1.2.2.1. Công tác chăn nuôi 8

1.2.2.2. Công tác thú y 11

1.2.2.3. Các công tác khác 12

1.2.3. Kết luận và đề nghị 13

1.2.3.1. Kết luận 13

1.2.3.2. Đề nghị 14

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 15

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17

2.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 17

2.2.1.1. Bản chất của ưu thế lai 17

2.2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai. 19

2.2.2. Những hiểu biết về bệnh giun tròn ký sinh ở gia cầm 20

2.2.2.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 21

2.2.2.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà 22

2.2.2.3. Đặc điểm của một số loài giun tròn 23

2.2.3. Những hiểu biết về sán dây ký sinh trên đàn gia cầm 28

2.2.3.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 28

2.2.3.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà 29

2.2.3.3. Đặc điểm sinh học của các loài sán dây gây bệnh 30

2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 36

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 36

2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 37

2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.3.1. Đối tượng 38

2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38

2.3.3. Nội dung nghiên cứu 38

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 40

2.3.5.1. Tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà lai F1 40

2.3.5.2. Phương pháp theo dõi hiệu lực tẩy giun sán trên gà 41

2.3.5.3. Khả năng thích nghi của đàn gà lai F1 41

2.3.6. Xử lý số liệu 42

2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 43

2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua hai phương thức nuôi 43

2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu theo hai phương thức nuôi 44

2.4.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 45

2.4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vị trí lấy mẫu kiểm tra 46

2.4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 47

2.4.6. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sán cho gà 48

2.4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49

2.4.8. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi 50

2.4.9. Mức độ tiêu tốn thức ăn (trong tuần và cộng dồn) 52

2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 53

2.5.1. Kết luận 53

2.5.2. Tồn tại 54

2.5.3. Đề nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

I. Tài liệu tiếng Việt 55

II. Tài liệu dịch 56

III. Tài liệu tiếng Anh 57

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc th¸i nguyªn Tr­êng ®¹i häc n«ng l©m ----------(((---------- NguyÔn thÞ h­¬ng Tªn ®Ò tµi: Theo dâi kh¶ n¨ng thÝch nghi vµ t×nh tr¹ng c¶m nhiÔm c¸c bÖnh giun s¸n trªn ®µn gµ lai F1 (♂§«ng T¶o x ♀L­¬ng Ph­îng) ë hai ph­¬ng thøc nu«i nhèt vµ b¸n ch¨n th¶ t¹i thÞ trÊn Tr¹i Cau - §ång Hû - Th¸i Nguyªn Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc HÖ ®µo t¹o : ChÝnh quy Chuyªn ngµnh : Thó y Khoa : Ch¨n nu«i Thó y Kho¸ häc : 2006 - 2011 Th¸i Nguyªn, 2011 §¹i häc th¸i nguyªn Tr­êng ®¹i häc n«ng l©m ----------(((---------- NguyÔn thÞ h­¬ng Tªn ®Ò tµi: Theo dâi kh¶ n¨ng thÝch nghi vµ t×nh tr¹ng c¶m nhiÔm c¸c bÖnh giun s¸n trªn ®µn gµ lai F1 (♂ §«ng T¶o x ♀ L­¬ng Ph­îng) ë hai ph­¬ng thøc nu«i nhèt vµ b¸n ch¨n th¶ t¹i thÞ trÊn Tr¹i Cau - §ång Hû - Th¸i Nguyªn Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc HÖ ®µo t¹o : ChÝnh quy Chuyªn ngµnh : Thó y Khoa : Ch¨n nu«i Thó y Líp : 38 - Thó y Kho¸ häc : 2006 - 2011 Gi¶ng viªn h­íng dÉn : TS. TrÇn Trang Nhung Th¸i Nguyªn, 2011 Lời cảm ơn ! Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở. Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS. Trần Trang Nhung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đại gia đình ông Hoàng Văn Chính đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 03 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Hương Lời nói đầu Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm, cùng sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS. Trần Trang Nhung tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên” Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN Trang Bảng 1.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng bình quân các tháng trong năm 2010 2 Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13 Bảng 2.1: Thành phần loài giun tròn 22 Bảng 2.2: Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà 29 Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua 2 phương thức nuôi 43 Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu 44 Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà F1 qua các tuần tuổi 45 Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vi trí mẫu kiểm tra 46 Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 47 Bảng 4.6: Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio - Levaxantel đối với bệnh giun sán cho gà 48 Bảng 4.7: Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 49 Bảng 4.8: Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi 51 Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg/kg tăng khối lượng) 52 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Điều kiện đất đai 1 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu 1 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau. 2 1.1.2.1 Tình hình kinh tế: 2 1.1.2.2. Tình hình xã hội 3 1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất 4 1.1.3.1. Về chăn nuôi 4 1.1.3.2. Về trồng trọt 6 1.1.4. Nhận định chung 6 1.1.4.1. Thuận lợi 6 1.1.4.2. Khó khăn 7 1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 7 1.2.1. Phương hướng 7 1.2.2. Kết quả và thực hiện 8 1.2.2.1. Công tác chăn nuôi 8 1.2.2.2. Công tác thú y 11 1.2.2.3. Các công tác khác 12 1.2.3. Kết luận và đề nghị 13 1.2.3.1. Kết luận 13 1.2.3.2. Đề nghị 14 PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 15 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17 2.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 17 2.2.1.1. Bản chất của ưu thế lai 17 2.2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai. 19 2.2.2. Những hiểu biết về bệnh giun tròn ký sinh ở gia cầm 20 2.2.2.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 21 2.2.2.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà 22 2.2.2.3. Đặc điểm của một số loài giun tròn 23 2.2.3. Những hiểu biết về sán dây ký sinh trên đàn gia cầm 28 2.2.3.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 28 2.2.3.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà 29 2.2.3.3. Đặc điểm sinh học của các loài sán dây gây bệnh 30 2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 36 2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 36 2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 37 2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.3.1. Đối tượng 38 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 38 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 39 2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 40 2.3.5.1. Tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà lai F1 40 2.3.5.2. Phương pháp theo dõi hiệu lực tẩy giun sán trên gà 41 2.3.5.3. Khả năng thích nghi của đàn gà lai F1 41 2.3.6. Xử lý số liệu 42 2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 43 2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua hai phương thức nuôi 43 2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu theo hai phương thức nuôi 44 2.4.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 45 2.4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vị trí lấy mẫu kiểm tra 46 2.4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 47 2.4.6. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sán cho gà 48 2.4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49 2.4.8. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi 50 2.4.9. Mức độ tiêu tốn thức ăn (trong tuần và cộng dồn) 52 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 53 2.5.1. Kết luận 53 2.5.2. Tồn tại 54 2.5.3. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 I. Tài liệu tiếng Việt 55 II. Tài liệu dịch 56 III. Tài liệu tiếng Anh 57 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN CS  :  Cộng sự   CRD  :  Chronic respiratory disease   ĐT  :  Đông Tảo   E.coli  :  Escherichia coli   g  :  gram   GĐ  :  Giai đoạn   Kcal  :  Kilo calo   Kg  :  Kilogram   KL  :  Khối lượng   KST  :  Ký sinh trùng   LP  :  Lương Phượng   Nxb  :  Nhà xuất bản   TT  :  Tuần tuổi   TTTA  :  Tiêu tốn thức ăn   TN  :  Thí nghiệm   WH  :  wellhope   PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Trại Cau là trung tiểu vùng Đông - Nam của huyện Đồng Hỷ là ngã ba giao lưu với huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Thị trấn Trại Cau được thành lập ngày 19/10/1962 có tổng diện tích tự nhiên là 672,1 ha, bao gồm 16 tổ nhân dân. Phía Bắc giáp xã Cây Thị và xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ Phía Nam giáp với xã Tân Lợi. Phía Tây - Tây Bắc giáp với xã Nam Hòa. Phía Đông giáp với xã Tân Lợi. So với các xã trong huyện thị trấn Trại Cau có một vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là nơi đầu mối giao lưu và trao đổi hàng hóa với các xã tiểu vùng 3 phía Đông Nam. Nơi đây có cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, đặc biệt có tỉnh lộ 269 chạy qua thị trấn với chiều dài khoảng 7,0 km đảm bảo cho việc lưu thông đến các xã trong huyện, qua xã Hợp Tiến đến xã Xuân Lương - Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. 1.1.1.2. Điều kiện đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Trại Cau là 627,1 ha, trong đó có 214,73 ha đất nông nghiệp chiếm 34,2 %, đất lâm nghiệp là 185,45 ha chiếm 29,6 % chủ yếu là rừng tự trồng. Đất chưa sử dụng 27,6 ha chiếm 4,4 % chủ yếu là đất mặt suối khó đưa vào sử dụng. 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu Điều kiện khí hậu của thị trấn Trại Cau được thể hiện qua bảng 1.1 Ngoài các yếu tố khí hậu trên hàng năm thị trấn Trại Cau còn chịu ảnh hưởng của gió lớn kèm theo mưa gây ra lũ cục bộ cản trở tới việc sản xuất và đi lại của nhân dân. Bảng 1.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng bình quân các tháng trong năm 2010 STT  Tháng trong năm  Nhiệt độ (0C)  ẩm độ (%)  Lượng mưa (mm)  Số giờ chiếu sáng (h)   1  Tháng 1  16  75  10  70   2  Tháng 2  17  80  15  50   3  Tháng 3  19  83  50  20   4  Tháng 4  24  85  80  90   5  Tháng 5  18  85  200  140   6  Tháng 6  29  87  350  145   7  Tháng 7  29  88  400  165   8  Tháng 8  28  85  300  180   9  Tháng 9  27  83  150  180   10  Tháng 10  24  80  190  140   11  Tháng 11  21  78  25  120   12  Tháng 12  17  75  10  100   (Nguồn: Số liệu trạm thủy nông huyện Đồng Hỷ) 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau. 1.1.2.1 Tình hình kinh tế: Từ điều kiện tự nhiên đã hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn đứng vị trí chủ đạo(chiếm khoảng 80 % số hộ là sản xuất nông nghiệp), cùng với sự kết hợp hài hòa giữa trồng trọt và chăn nuôi. Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc đã được tiến hành và tới nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất đồi và đã có phần diện tích đã đến tuổi khai thác. Về dịch vụ: Vì là trung tâm văn hóa chính trị, là đầu mối giao lưu kinh tế của vùng nên các ngành nghề thương mại dịch vụ của thị trấn phát triển khá mạnh. Trên địa bàn thị trấn có chợ Trại Cau và rất nhiều dịch vụ từ kinh doanh lớn như dịch vụ xe máy, cơ khí đến ngành nghề nhỏ hơn như may mặc và xay xát. Về công nghiệp: Trên địa bàn thị trấn có Mỏ Sắt Trại Cau với diện tích 112,1 ha; trữ lượng của mỏ vào khoảng vài triệu tấn. Số lượng cán bộ công nhân viên của mỏ là hơn 500 người với mức thu nhập 2.200.000đ/người/tháng. Thị trấn có HTX tiểu thủ công nghiệp, công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên,… tạo việc làm cho trên 200 lao động. 1.1.2.2. Tình hình xã hội Thị trấn Trại Cau có tổng số dân 4.100 khẩu và có 1.100 hộ trong đó có 710 hộ phi nông nghiệp. Lao động và việc làm: Toàn thị trấn có 1.594 lao động chính, chiếm 38,88% tổng số nhân khẩu. Ngoài ra còn có một số lượng lao động phụ khá lớn. Đây là nguồn lao động chính để thúc đẩy nhanh chóng quá trình sản xuất và phát triển kinh tế. Cơ cấu lao động của thị trấn là công nghiệp chiếm 55,04%, nông nghiệp là 36,81% và tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,15%. Hiện nay, thị trấn Trại Cau có 16 tổ nhân dân, phân bố dọc theo các trục đường 269, đường liên xã và liên thôn xóm, ven các sườn đồi. Xung quanh các khu dân cư là các bãi đất màu, đất lâm nghiệp và đất canh tác. Các công trình xây dựng cơ bản của thị trấn Trại Cau đã được xây dựng cụ thể như: Trụ sở UBND thị trấn, trường tiểu học, trường mầm non, trạm y tế, trung tâm văn hóa, đài tưởng niệm và nhiều công trình khác. Về giao thông: Trong những năm vừa qua phong trào làm đường giao thông phát triển khá mạnh, một số tuyến đường giao thông chính đã được đầu tư mở rộng, đổ bê tông các tuyến đường liên thôn và các tuyến đường ra đồng, lên đồi đã bắt đầu được đầu tư và sửa chữa. Y tế: Thị trấn Trại Cau có một trạm y tế được đầu tư xây dựng cao tầng và đưa vào sử dụng. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng khích lệ. Giáo dục: Thị trấn đã có đủ ba cấp học: Mầm non, Tiểu học, THPT, trong đó trường tiểu học thị trấn đã đạt trường chuẩn quốc gia. Hàng năm 100% số trẻ em được đến trường, chất lượng đào tạo ở mức khá tốt. 1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất Trong những năm gần đây kinh tế của thị trấn có bước phát triển mạnh mẽ, do vậy, đời sống nhân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều đó là nhờ vào chính sách phát triển sản xuất xã hội hợp lý. Huy động nguồn lực đầu tư, kiên cố hóa kênh mương, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi. Thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước như trợ giá vật tư, vay phân bón, giống trả chậm, tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân. 1.1.3.1. Về chăn nuôi Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các xã lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của nghành trồng trọt vào chăn nuôi, làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt có giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động. * Chăn nuôi trâu bò Tổng đàn trâu bò trong thị trấn có trên 330 con trong đó chủ yếu là trâu, đàn trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế nên một số nơi trâu bò vẫn còn bị đói rét. Công tác tiêm phòng chưa được người dân chú trọng nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra trong địa bàn thị trấn. Hiện nay, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của thị trấn chưa được người dân chú ý. Thị trấn có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn hạn chế. * Chăn nuôi lợn Tổng đàn lợn của thị trấn là 4200 con. Trong đó, công tác giống lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn Móng Cái, Yorkshine, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung cấp lợn giống cho nhân dân xung quanh. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn của thị trấn vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm của nghành trồng trọt, tận dụng thức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao. Trong những năm tới mục tiêu của thị trấn là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại. * Chăn nuôi gia cầm Tổng số gia cầm của thị trấn là 45000 con, trong đó chủ yếu là gà. Chăn nuôi gia cầm của thị trấn có vị trí quan trọng. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn cho nên hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại có quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm tăng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng, và con giống. Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vaccin tiêm chủng cho gà như vaccin Newcastle, Gumboro, Đậu, cho ngan vịt như vaccin Dịch tả vịt… Bên cạnh đó vẫn còn những gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do, lại không có ý thức phòng bệnh nên dịch bệnh vẫn xảy ra, bị thiệt hại kinh tế và chính đây là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm. Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi kỳ đà… để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. * Công tác thú y Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm, nó quyết định sự thành bại của người chăn nuôi, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nhận thức được điều đó nên những năm gần đây lãnh đạo thị trấn rất quan tâm đến công tác thú y. Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm thị trấn đã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100% chó nuôi trong thị trấn. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y còn chú trọng công tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong thị trấn. Tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác tuyên truyền về lợi ích của việc vệ sinh thú y giúp người dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y. 1.1.3.2. Về trồng trọt Trong những năm qua, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng bằng sự cố gắng khắc phục khó khăn, cần cù chịu khó của nhân dân trong thị trấn nên sản lượng lương thực hàng năm đều tăng. Lúa là cây trồng chính, diện tích gieo cấy cả năm có sự dao động do chưa chủ động được việc tưới tiêu nước kịp thời vụ. Hàng năm diện tích cấy 2 vụ từ 85 - 90 ha, năng suất đạt được khá cao do nhân dân áp dụng các giống mới vào sản xuất. Hệ số sử dụng đất đạt 1,95 lần. Diện tích các loại cây hoa màu và cây công nghiệp như đỗ, lạc thường ổn định và năng suất hàng năm đều có sự tăng trưởng tuy còn ở mức thấp. Tuy nhiên đây cũng là sự thành công rất lớn trong sự phát triển nông nghiệp của nhân dân trong thị trấn. Cây chè trong vài năm gần đây do có sự biến động về thị trường tiêu thụ nên chưa được quan tâm đầu tư đúng hướng. Diện tích chè hàng năm có khoảng từ 5 đến 10 ha chủ yếu là nằm phân tán trong đất vườn tạp và các đồi gò có độ dốc thấp. 1.1.4. Nhận định chung Qua điều tra tình hình cơ bản của thị trấn cho phép tôi đánh giá sơ bộ những thuận lợi và khó khăn của thị trấn. 1.1.4.1. Thuận lợi Điều kiện khí hậu và đất đai tương đối phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhân dân các dân tộc thị trấn Trại Cau đoàn kết sáng tạo, chịu khó. Trình độ dân trí cao thuận lợi cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vị trí địa lý, giao thông đi lại rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Nguồn tài nguyên khoảng sản còn trữ lượng lớn đáp ứng cho ngành công nghiệp khai khoáng. Đội ngũ cán bộ từ địa phương xuống cơ sở ổn định đoàn kết, có trình độ năng lực, có phẩm chất chính trị, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. 1.1.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi đã đề cập ở trên cũng tồn tại nhiều khó khăn như: Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do nên hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu quả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh thú y. Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn cho cả chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng gây ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của vật nuôi, cây trồng. Việc dân cư phân bố không đồng đều gây khó khăn cho phát triển sản xuất cũng như việc quản lý xã hội. Thói quen bảo thủ trong nếp sống sinh hoạt của một số bộ phận dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất. 1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 1.2.1. Phương hướng Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của trại, trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi đã thực hiện công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau: - Tham gia vệ sinh phòng dịch bằng việc tiêm vaccine cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi. Tham gia công tác xây dựng chuồng trại tại trại. - Phổ biến và áp dụng quy trình nuôi gà thịt, gà đẻ, lợn nái sinh sản, chữa một số bệnh ở gà, lợn, trâu…nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết, tiếp cận, nắm vững khoa học. - Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀ Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên” 1.2.2. Kết quả và thực hiện Trong quá trình thực tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của chủ hộ gia đình, thầy, cô giáo hướng dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được kết quả như sau: 1.2.2.1. Công tác chăn nuôi Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà, chim cút theo quy trình kỹ thuật cụ thể như sau: * Ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt + Công tác chuẩn bị trước khi nhập gà về nuôi Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi 7 ngày chúng tôi tiến hành vệ sinh chuồng nuôi. Chuồng được cọ rửa sạch sẽ bằng vòi phun cao áp và phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Biocid 30%, nồng độ 100ml/40 lít nước, 1 lít dung dịch/4m2. Sau khi vệ sinh, sát trùng, chuồng nuôi được khóa cửa, kéo bạt, che rèm kín. Tất cả dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm…đều được cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ và phun vào chuồng nuôi. Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch và phun sát trùng trước khi đưa gà vào 1 ngày, độ dày của đệm lót tùy theo điều kiện thời tiết. Chuồng nuôi khi đưa gà vào phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn chiếu sáng, quạt để chống nóng. + Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. - Giai đoạn úm gà: 1 - 21 ngày tuổi. Khi nhập gà về, cho ngay gà vào quây đã có sẵn nước sạch pha B.comlex và Ampi - Coli. Khoảng 1 giờ sau thì cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này phải luôn đảm bảo nhiệt độ ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32 - 350C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi của gà đến tuần thứ 3 nhiệt độ còn khoảng 220C. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy tản đều dưới chụp sưởi là nhiệt độ thích hợp. Quây úm, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảo đủ cho gà ăn uống bình thường. - Giai đoạn 21 - 70 ngày tuổi: Ở giai đoạn này gà sinh trưởng nhanh, ăn nhiều do đó hàng ngày phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, gà được ăn tự do. Thức ăn phải luôn mới để kích thích cho gà ăn được nhiều, máng uống phải được cọ rửa và thay ít nhất 2 lần/ ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện, chữa trị kịp thời. Áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch. Trong quá trình nuôi dưỡng để phòng bệnh cho gà chúng tôi sử dụng các loại vaccin sau: STT  Loại vaccin  Tuổi sử dụng (ngày)  Cách dùng   1  Lasota lần 1  3  Nhỏ mắt, mũi   2  Đậu gà  7  Chủng màng cánh   3  Gumboro lần 1  7  Nhỏ miệng   4  Lasota lần 2  14  Nhỏ miệng   5  Gumboro lần 2  18  Nhỏ mắt, mũi   6  Newcastle hệ 1  35  Tiêm dưới da gốc cánh   * Ứng dụng kỹ thuật vào nuôi chim cút đẻ. + Công tác chuẩn bị trước khi nuôi chim cút đẻ trứng. Cũng như đối với các loài gia cầm khác. Trước khi nhận chim cút vào chuồng nuôi chúng tôi cũng thực hiện các thao tác vệ sinh chuồng trại. Cọ rửa chuồng trại bằng vòi nước cao áp và phun thuốc sát trùng bằng các dung dịch HanIodine 10 %. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm… đều được cọ rửa, sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Đệm lót dùng trong thời gian úm là trấu khô, sạch, và được sát trùng. Chuẩn bị chuồng úm và chuẩn bị chuồng cho chim cút đẻ chuyên dụng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. + Công tác chăm sóc nuôi dưỡng - Giai đoạn úm chim cút: Có thể úm chim cút trên nền trấu. Nhiệt độ trong chuồng úm đảm bảo thích hợp cho chim.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTheo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và.DOC