Luận văn Thiết kế E-Book dạy học môn hóa học lớp 12 – chương trình nâng cao

MỤC LỤC

Trang

Trang phụbìa .0

Lời cảm ơn .1

Mục lục.2

Danh mục các chữviết tắt .5

Danh mục các bảng .6

Danh mục các hình vẽ, đồthị.7

MỞ ĐẦU.9

CHƯƠNG 1. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI .12

1.1. Tổng quan vấn đềnghiên cứu.12

1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.13

1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.13

1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực .13

1.3. Tựhọc.20

1.3.1. Thếnào là tựhọc? .20

1.3.2. Các hình thức tựhọc.21

1.3.3. Chu trình tựhọc.21

1.3.4. Vai trò của tựhọc .24

1.4. Công nghệthông tin và truyền thông trong dạy học .25

1.4.1. Công nghệthông tin và truyền thông (CNTT&TT).25

1.4.2. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học .26

1.4.3. Xu hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.27

1.4.4. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và nghiên cứu hóa học.29

1.5. E-book.29

1.5.1. Khái niệm vềE-book .29

1.5.2. Các yêu cầu thiết E-book .30

1.5.3. Các phần mềm tin học dùng thiết kếE-book.32

1.6. Thực trạng việc ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học môn hóa học

tại trường trung học phổthông ở Đồng Nai.45

Kết luận chương 1.48

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾE-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12,

CHƯƠNG 6 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO.49

2.1. Nội dung sách giáo khoa chương 6, hóa học 12-Nâng cao.49

2.1.1. Cấu trúc của chương.49

2.1.2. Chuẩn kiến thức và kỹnăng .53

2.1.3. Phương pháp dạy học cơbản.57

2.2. Cấu trúc E-book.58

2.3. Thiết kếE-book.60

2.3.1. “Trang chủ” .60

2.3.2. Trang “Giới thiệu”.64

2.3.3. Trang “Hướng dẫn” .66

2.3.4. Trang “Bài học”.68

2.3.5. Trang “Bài tập”.70

2.3.6. Trang “Tưliệu” .76

2.3.7. Trang “Vui học” .78

2.4. Hướng dẫn sửdụng E-book.80

Kết luận chương 2.81

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.82

3.1. Mục đích thực nghiệm .82

3.2. Nội dung thực nghiệm.82

3.3. Thời gian và đối tượng thực nghiệm.82

3.4. Phương pháp xửlí kết quảthực nghiệm .83

3.5. Tiến hành thực nghiệm.85

3.6. Kết quảthực nghiệm.85

3.6.1. Kết quảnhận xét của giáo viên vềE-book .85

3.6.2. Kết quảnhận xét của học sinh vềE-book .89

3.6.3. Kết quảbài kiểm tra của học sinh .93

Kết luận chương 3.102

KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT.103

TÀI LIỆU THAM KHẢO.105

PHỤLỤC.112

pdf151 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế E-Book dạy học môn hóa học lớp 12 – chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án bằng cách: Làm thí nghiệm ( thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng và thí nghiệm kiểm chứng ,…) kiến thức cũ, kiến thúc thực tiễn, thông tin trong SGK hoặc xem băng hình, đĩa hình,… - HS kết luận về tính chất hóa học của các hợp chất.  Về phương pháp điều chế chất: HS có thể tìm được các thông tin cần thiết dưa vào kiến thức đã biết về tính chất hóa học và các thông tin trong bài học. HS quan sát hình vẽ, sơ đồ, băng hình hoặc đĩa hình để khai thác thông tin, rút ra kiến thức mới.  Về ứng dụng của chất: HS đọc thông tin trong SGK và xác định được mối liên hệ giữa một số ứng dụng với tính chất vật lý và tính chất hóa học. - Chú ý cho HS vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế và sử dụng một cách có hiệu quả các đồ dùng, vật liệu… - HS nêu một số ứng dụng của các chất có liên quan trong thực tiễn đời sống. - GV sử dụng sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ đã có trong SGK hoặc phóng to để HS quan sát. - GV chú ý tổ chức tạo điều kiện để nhiều HS được tham gia hoặc động xây dựng bài và báo cáo kết quả sau mỗi hoặc động cụ thể. 2.2. Cấu trúc E-book E-BOOK (Sách điện tử) GIỚI THIỆU HƯỚNG DẪN BÀI HỌC BÀI TẬP TƯ LIỆU VUI HỌC Sách điện tử Tác giả Sử dụng sách điện tử Bài 28 Bài 29 ... Bài 37 Bài 28 ... Hình ảnh về kim loại Đặc tính của kim loại Chuyện kể về kim loại Chuyện kể về nhà bác học Đố vui Tìm từ Thử tài Giải trí Bài 35 Tổng hợp PP giải nhanh Ngân hàng câu hỏi Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc E-book 2.3. Thiết kế E-book 2.3.1. “Trang chủ” Hình 2.3. Giao diện Trang chủ Trang chủ (TrangChu.html) là tập tin được mở ra khi bạn nhắp chuột vào nút trên tập tin autorun.exe (tự động mở ra khi cho đĩa CD E-book vào ổ đĩa), hay nếu bạn vào E-book bằng cách mở trên ổ đĩa cứng máy tính của bạn. Đây là nơi chứa liên kết đến các trang khác trong E-book. Trang chủ được thiết kế như sau:  Thanh tựa đề (banner): Thiết kế bằng phần mềm Sothink Glanda. Tựa đề Nội dung Thông tin tác giả Phim trang chủ Nút nhấn liên kết -61- - Mở chương trình Sothink Glanda vào cửa sổ làm việc, nhấp chọn Banner và OK, chọn khuôn mẫu SunShine > next > next > finish. - Điều chỉnh kích thước phim theo mong muốn (Modify >Movies Properties), nhập lại (Width:1000; Height:120) > OK. - Thay hình nền, nhấp chọn hình nền của khuôn mẫu và nhấn phím delete trên bàn phím, nhấp chuột vào Import > Fit to movie > OK để thêm hình nền mới vào. - Đổi chữ tựa đề, nhấp vào biểu tượng chữ T trong thẻ Tools của thanh công cụ (View > Tools), chọn kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ hay các định dạng khác như mong muốn. - Thêm hình động vào phim, chọn thẻ Files trên thanh công cụ, chọn đường dẫn đến tập tin có chứa các hình động đã được thiết kế trên file.swf. Nhấp vào dấu “+” trước tên tập tin/chọn thư mục movieclips/nhấp vào hình muốn chèn rồi kéo, thả vào vị trí thích hợp trên phim. - Chạy thử phim, nhấp chuột vào trên thanh công cụ. - Xuất tập tin dưới dạng file.swf, nhấp chuột vào trên thanh công cụ, đặt tên tuaWeb_chinh.swf, chọn đường dẫn myEbook/film để lưu phim.  Phim trang chủ: Thiết kế bằng Proshow Producer. - Mở chương trình Proshow Producer vào cửa sổ làm việc, trên cửa sổ Folder List chọn thư mục chứa hình ảnh cần chèn vào phim, nhấp chọn từng hình ảnh ở cửa sổ bên dưới rồi kéo và thả vào từng slide ở cửa sổ Slide List. - Thêm hiệu ứng chuyển cảnh cho hình ảnh, nhấp chuột vào ở giữa các slide, chọn hiệu ứng như mong muốn. - Thêm nhạc cho phim, nhấp chuột phải vào khung SoundTrack chọn Manage Soundtracks > > Add Sound file, rồi chọn nhạc như ý. - Xem trước phim, nhấp biểu tượng trên thanh công cụ. -62- - Xuất bản phim, nhấp chọn , chọn kiểu file muốn xuất. Ở đây, chọn Flash: Menus/no menus; Shows/bỏ chọn Include Intro Show; Output Options/ mặc định, sau đó nhấp chọn Create, chọn thư mục đường dẫn myEbook/film và đặt tên tập tin (filmChinh.swf)/Save. Lưu ý: chương trình tự tạo thêm một tập tin khác là fimChinh-show0.flv.  Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007. - Mở chương trình vào cửa sổ làm việc, chọn thẻ Smooth 2, nhấp chọn nút mong muốn. - Viết chữ lên nút, nhấp vào biểu tượng , định dạng chữ như ý muốn. Hình 2.4. Cửa sổ làm việc Crystal Button- định dạng chữ cho nút liên kết - Thay đổi kích thước nút, nhấp vào , chọn các thuộc tính -63- Hình 2.5. Cửa sổ làm việc Crystal Button- thay đổi kích thước nút liên kết - Xuất nút nhấn, File/Export Button Image, chọn thư mục myEbook/image, chọn định dạng file là .png hay .jpg và đặt tên file là BH1. png. - Tiến hành làm tương tự đối với các file BH2.png, BT1.png, BT2.png, …, HD1.png, HD2.png.  Giao diện chính: Thiết kế bằng Macromedia Dreamweaver 8. - Mở chương trình, Start >Macromedia Dreamweaver 8 trên trang khởi động ở ngăn Create from Samples nhấp chọn Page Design (CSS), chọn kiểu trang, nhấp Create. Hình 2.6. Cửa sổ làm việc M.Dreamweaver – tạo bố cục trang bằng CSS -64- - Chỉnh sửa lại bố cục trang, màu sắc của các thẻ div (masthead, content, info) như mong muốn. - Tạo tựa đề web, nhấp chọn thẻ div masthead, Insert/Media/Flash/tuaWeb_chinh.swf. - Chèn hình nền cho trang chủ, nhấp chọn div content, chọn Windows > CSS styles > Curent > background-image/duocsach.png, > background-color: #D9FFD9. - Chèn phim chính vào, Insert > Layer Objects > Layer, sau đó Insert > Media > Flash, chọn filmChinh-show0.flv, kéo layer về vị trí mong muốn. - Chèn các nút liên kết, Insert > Layer Objects > Layer, rồi Insert > Image Objects > Rollover Image, nhấp Browse chọn BH1.png (Original image) và BH2.png (Rollover image), tiếp tục nhấp Browse chọn baiHoc.html (When clicked, Go to URL) > OK. Làm tương tự cho các nút nhấn liên kết khác. - Chèn thêm các chữ động vào vùng content, Insert > Image. - Tương tự, chèn Rollover Image cho thẻ div info, sửa lại chữ. - Lưu tập tin là TrangChu.html trong thư mục myEbook/site. 2.3.2. Trang “Giới thiệu” - “Giới thiệu” là trang để giới thiệu về Sách điện tử và Tác giả. Bố cục tương tự như Trang chủ nên ta chỉ cần File > Save as đặt tên là GioiThieu.html. -65- Hình 2.7. Giao diện trang Giới thiệu - Thanh tựa đề “Giới thiệu” thiết kế bằng Sothink Glanda. - Insert > Table để chèn bảng, gõ chữ Sách điện tử và Tác giả vào từng cột, sau đó chèn hình ngôi sao Insert > Image Objects > Rollover Image. - Dùng Sothink Glanda để thiết kế GTSDT.swf và GTTG.swf. Vào cửa sổ làm việc File > New (Blank Document), import hình nền, gõ chữ, thêm hiệu ứng cho chữ. Nhấp chuột phải vào cửa sổ scene 1 > Add scene. Làm tương tự để thêm các scene 2, 3, … Để cho tập tin ở chế độ trình chiếu tự động: diễn hết scene này rồi -66- chuyển sang scene kế tiếp, chọn scene, chuột phải, Properties > Action > Exit scene > Goto scene, chọn scene kế tiếp trong phim trình chiếu. - Tạo hành động cho chữ Sách điện tử, Tác giả để khi nhấn vào chữ nào thì nội dung hiển thị là tập tin tương ứng. Nhấp chọn chữ, trong mục Properties > Link đặt dấu #. Mở Windows >Behaviors >onClick >Show-hide layer, hide layer 1 (chứa GTSDT.swf) và unhide layer 2 (chứa GTTG.swf), làm tương tự nhưng chọn ngược lại cho chữ Tác giả. 2.3.3. Trang “Hướng dẫn” - File > Save as từ tập tin GioiThieu.html và đặt tên là HuongDan.html. - Xóa table, layer 2, chèn tập tin HD.swf vào layer 1. Hình 2.8. Giao diện trang Hướng dẫn -67- - Tạo tập tin HD.swf bằng chương trình CamStudio. Khởi động chương trình vào cửa sổ làm việc, nhấn chọn nút (record), mở sách điện tử ra và thực hiện những thao tác để giới thiệu sách. Khi hoàn tất nhấn nút , chọn đường dẫn myEbook/film, lưu file (có thể lưu ở dạng file.avi). - Tạo nút nhấn liên kết bằng Adobe Photoshop CS. Mở cửa sổ làm việc của chương trình, mở một tập tin mới (ctrl+N), kích thước 100/100, nền white. + Dùng công cụ Eliptical Maquee tool, tạo 1 layer mới (Ctrl+Shift+N), sau đó vẽ 1 vòng tròn và tô màu xanh cho nó. + Tạo tiếp 1 layer nữa, sau đó vẽ 1 hình elip như hình 2.9. + Chọn công cụ Gradient, màu trước là màu trắng, loại màu Gradient từ trắng đến mờ dần. Kích chuột vào điểm trên của quả cầu và kéo xuống dưới tâm. + Tiếp tục tạo 1 layer mới, và vẽ 1 hình elip nhỏ ở phía dưới. + Chọn công cụ Brush (B), tô vào vùng elip như hình 2.10. + Vào Fiter >Blur > Gausian Blur, thông số Radius: 25.4. + Chọn công cụ Gradient, màu trước là màu đen – dải màu từ đen đến mờ dần. Sau đó kéo từ trên xuống dưới như hình 2.11. Hình 2.9. Cửa sổ làm việc PS – vẽ hình elip Hình 2.10. Tô màu elip Hình 2.11. Tạo dải màu Gradient -68- + Chọn chế độ hòa trộn cho layer 3 là Overlay. + Mở tập tin home.png, sao chép hình ngôi nhà và dán vào lớp mới (layer 4), kéo layer 4 xuống dưới layer 2 như hình 2.12. Hình 2.12. Thao tác cuối cùng tạo nút nhấn liên kết + Lưu tập tin (File>Save as) với tên home.png trong thư mục myEbook/images. 2.3.4. Trang “Bài học” Trang này gồm các bài học được cấu trúc như sách giáo khoa. Nội dung từng bài được chia thành các mục lớn để tiện theo dõi, có kèm theo phim và hình ảnh minh họa. - Dùng CSS trong Macromedia Dreamweaver để tạo bố cục cho trang Bài học (tương tự cách làm trang Giới thiệu). Chỉnh sửa lại bố cục như mong muốn. -69- Hình 2.13. Giao diện trang Bài học - Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink Glanda. - Các nút nhấn liên kết là các quả cầu pha lê được thiết kế bằng Adobe Photoshop CS. - Thanh thực đơn bài học được thiết kế bằng Easy Button & Menu Maker: -70- + Khởi động chương trình Easy Button & Menu Maker vào cửa sổ làm việc. Nhấp chọn thẻ Menu Templates, chọn kiểu thể hiện cho thực đơn. + Nhấn Add Item, gõ chữ lên thực đơn, định dạng chữ như ý muốn. + Nhấn Add Submenu tạo menu cấp con. + Khi hoàn tất thực đơn, nhấn Insert into Web Page >Next, đặt tên cho thư mục chứa thực đơn. Sao chép mã lệnh và dán vào vị trí mong muốn trên trang web đang thiết kế. - Nội dung bài học được thiết kế bằng Macromedia Flash 8: + Khởi động Flash > Flash Slide Presentation. + Gõ nội dung bài học và chèn hình ảnh, phim vào từng slide 1, 2, … + Chèn các nút liên kết được làm bằng Crystal Button vào từng slide. + Tạo hành động cho các nút liên kết, nhấp chọn nút, Window/Behaviors, nhấn nút “+” (Add behavior), Screen > Go to Next Screen hoặc Go to Previous Screen cho nút “Tiếp tục” và nút “Quay lại”. 2.3.5. Trang “Bài tập” Gồm các bài tập đi kèm theo mỗi bài học (trừ hai bài thực hành 36, 37). Được chia làm 3 phần chính: bài tập giáo khoa, bài tập làm thêm, bài tập kiểm tra. Bên cạnh đó còn có một số phương pháp để giải nhanh bài tập trắc nghiệm và một ngân hàng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm cho các bạn tham khảo. - Cách tạo bố cục, tựa đề, các nút liên kết, thanh thực đơn, nội dung bài tập tương tự như trang Bài học. -71- Hình 2.14. Giao diện trang Bài tập - Các bài tập kiểm tra trắc nghiệm sau mỗi bài được tạo bằng chương trình Macromedia Flash 8. + Khởi động Flash > More …>Template > Quiz/Quiz_style1 > OK. -72- + Nhấp vào layer Interactions, xóa bỏ các frame chỉ giữ lại frame đầu, frame cuối và frame có chứa Multiple Choice Interaction. Thêm các frame giữa (nhấp chuột phải > Insert Frame) cho đủ số lượng câu hỏi trắc nghiệm. + Chỉnh sửa lại frame đầu và cuối như ý muốn. + Nhấp chuột phải vào nội dung frame giữa, chọn Break Apart. + Nhấp chọn Multiple Choice Interaction ở bên trái, vào Window >Component Inspector (Alt+F7). Điền các thông tin vào các thẻ Start, Options, Assets như hình sau:  Thẻ Start Hình 2.15. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Start -73- Interaction ID tương ứng với thứ tự của câu hỏi trong bài kiểm tra. Chọn Correct ở Checkbox1 nếu đáp án là câu A.  Thẻ Options Hình 2.16. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Option  Thẻ Assets -74- Hình 2.17. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Assets + Trở lại màn hình Flash, gõ câu hỏi và câu trả lời tương ứng với các checkbox đã được tạo. + Làm tương tự với các frame còn lại ứng với các câu hỏi tiếp theo. + Sau khi hoàn tất bài kiểm tra, nhấn ctrl+s, rồi ctrl+enter để xuất phim, chép phim vào thư mục myEbook/film. - Các bài kiểm tra tổng hợp được tạo bằng Articulate Quizmaker '09. + Nhấn vào trong cửa sổ làm việc của chương trình để bắt đầu tạo câu hỏi 1. Nhập nội dung câu hỏi; nội dung câu trả lời và nhấn chọn trước đáp án đúng; -75- chọn điểm cho mỗi đúng là 1, câu sai là 0; gõ câu thông báo khi người tham gia trả lời đúng hay sai (như hình 2.18). Hình 2.18. Cửa sổ tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Articulate Quizmaker '09 + Nhập xong, nhấn Save & Close để lưu câu hỏi, làm tương tự với các câu hỏi tiếp theo. + Nhấn vào để vào cửa sổ tạo các thuộc tính cho bài kiểm tra. -76- Hình 2.19. Cửa sổ tạo thuộc tính cho bài kiểm tra bằng Articulate Quizmaker '09 + Xuất (Publish) tập tin ra dưới dạng web, chép cả thư mục lưu trữ vào thư mục bài tập. 2.3.6. Trang “Tư liệu” Đây là trang bổ sung thêm các kiến thức ngoài bài học trong sách giáo khoa. Cấu trúc trang gồm 4 phần chính: Hình ảnh về kim loại, Đặc tính của kim loại, Chuyện kể về kim loại, Chuyện kể về nhà bác học. Tên tập tin sẽ xuất Thời gian làm bài Số % điểm cần đạt -77- Hình 2.20. Giao diện trang Tư liệu - Cách tạo bố cục trang, tựa đề, các nút nhấn liên kết, thanh thực đơn, chèn hình ảnh, nội dung các mục tương tự như trang Bài tập. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày hai chỗ khác biệt: -78-  Nội dung phần Đặc tính của kim loại được tạo bằng chương trình Macromedia FlashPaper.  Kể chuyện về kim loại hay Kể chuyện về nhà bác học được tạo bằng FLIP Flash Album Deluxe.  Tạo tập tin dacTinh_Li.swf bằng Macromedia FlashPaper. + Khởi động Macromedia FlashPaper, vào cửa sổ làm việc. Đồng thời mở thư mục có chứa tập tin TSVL_Li.doc, nhấp chuột trái vào tên tập tin này rồi kéo thả vào vùng làm việc của FlashPaper. + Nhấp chuột vào Save as Macromedia Flash trên thanh tác vụ, chọn đường dẫn đến thư mục myEbook/film, rồi đặt tên tập tin như trên.  Tạo keVeKL.swf bằng FLIP Flash Album Deluxe. + Vào cửa sổ làm việc của FLIP Flash Album Deluxe > Add Photos, chọn hình ảnh muốn đưa vào câu chuyện. + Nhấp chọn thẻ Cover Pg, gõ tên cuốn sách và tác giả vào khung Title và Desc. Add Flash Color Page để chọn định dạng cho bìa sách. + Chọn thẻ End Pg, làm tương tự như trên. + Chọn thẻ Page Info để gõ số trang, chủ đề chuyện. + Thẻ Advance, để chọn chất lượng hình ảnh, khuôn mẫu cho sách. + Lưu tập tin, xem thử phim (Preview), và xuất phim (Export Flash Album) vào thư mục myEbook/film. 2.3.7. Trang “Vui học” Là trang với giao diện vui nhộn, chứa các thông tin bổ ích, giúp các em học sinh có thể vừa học, vừa chơi và thư giãn sau khi học bài và làm bài tập. Cấu trúc trang có 4 phần chính: Đố vui, Tìm từ, Thử tài, Giải trí. -79- Hình 2.21. Giao diện trang Vui học - Các nội dung trong trang được thiết kế tương tự như các trang ở phần khác. Riêng chỉ có trò chơi ô chữ (Tìm từ) được tạo bằng phần mềm EclipseCrossword, cách tạo như sau: -80- + Vào cửa sổ làm việc gõ các từ sẽ là đáp án vào khung Word, câu hỏi cho từ đó vào khung Clue for this word, rồi Add word to list. + Khi hoàn thành tất cả các từ nhấp chọn Next, chọn thư mục, đặt tên để lưu đáp án và câu hỏi. + Trong cửa sổ “What would you like to call this crossword puzzle?”, gõ tên “Ochu1” vào khung Name of this crossword (có thể gõ tên tác giả vào khung Your name), chọn Next > Next, nhấp chuột vào “Make another puzzle like this one” để chọn cách thể hiện ô chữ, nhấp Next > Save crossword, đặt tên để lưu ô chữ. + Nhấp chọn thẻ Save as a web page > Interaction with JavaScript đặt tên cho tập tin là oChu1.html. + Mở tập tin oChu1.html bằng Dreamweaver, ở chế độ làm việc Code, sao chép đoạn mã lệnh và dán vào trang timTu.html. + Thoát khỏi chương trình tạo ô chữ (Close) và hoàn tất công việc. 2.4. Hướng dẫn sử dụng E-book - Nếu mở E-book từ đĩa cứng trên máy tính của bạn, chọn thư mục myEbook/ site, nhấp đúp chuột vào tập tin TrangChu.html để vào Trang chủ. (Nếu trình duyệt web của bạn đang ở chế độ bảo vệ, chương trình sẽ khóa tập tin lại, bạn nhấp chuột trái lên hộp thoại này và nhấp chọn Allow Blocked Content...) Từ Trang chủ, bạn nhấp chuột vào nút nhấn liên kết để xem phim hướng dẫn sử dụng E-book. - Còn nếu chạy trên đĩa CD, khi cho đĩa CD vào ổ đĩa, chương trình sẽ tự động chạy tập tin autorun.exe và từ đó bạn mở Trang chủ ra, làm tương tự như trên để xem hướng dẫn sử dụng. -81- - Bạn cũng có thể xem hướng dẫn khi đang ở bất cứ trang nào trong E-book bằng cách nhấp chuột vào quả cầu liên kết này. Kết luận chương 2 Chương này chúng tôi đã trình bày được những vấn đề sau: Tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng, phương pháp dạy học cơ bản của chương 6 - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Chương trình nâng cao định hướng cho việc thiết kế E-book. Đồng thời trình bày khá chi tiết các thao tác thiết kế một số giao diện chính trong E-book. ------ -82- CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá hiệu quả của E-book đã thiết kế vào việc dạy học chương 6, Hóa học 12 – nâng cao thể hiện qua tiêu chí sau: - Kết quả học tập của học sinh được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra của HS). - Độ bền kiến thức được nâng lên (đánh giá qua kết quả bài kiểm tra của HS). - HS hứng thú trong học tập, yêu thích môn học hơn (qua phiếu nhận xét của HS về E-book). 3.2. Nội dung thực nghiệm GV dùng E-book hay các tư liệu có trong E-book để giảng dạy, sau đó cho HS làm 3 bài kiểm tra (2 bài 15 phút và 1 bài 1 tiết) để đánh giá kết quả. - Bài kiểm tra thứ nhất sau tiết luyện tập thứ nhất của chương (tiết 32), sau khi HS đã được nghiên cứu những kiến thức về kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm. - Bài kiểm tra thứ hai sau tiết luyện tập thứ hai của chương (tiết 35), sau khi học sinh đã được nghiên cứu về nhôm và hợp chất của nhôm. - Bài kiểm tra thứ ba sau khi học hết chương 6. 3.3. Thời gian và đối tượng thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm trong học kì II, năm học 2008-2009, ở khối 12 tại 2 trường: - THPT Ngô Quyền – Biên Hòa, Đồng Nai. - THPT Trấn Biên – Biên Hòa, Đồng Nai. Với các lớp tham gia thực nghiệm như bảng 3.1. -83- Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm và đối chứng STT Đối tượng Lớp Số HS GV thực hiện 1 TN 1 12A5 (Ngô Quyền) 40 Nguyễn Cao Biên 2 ĐC 1 12A3 (Ngô Quyền) 45 Nguyễn Cao Biên 3 TN 2 12A6 (Ngô Quyền) 42 Huỳnh Thị Ngọc Oanh 4 ĐC 2 12A4 (Ngô Quyền) 43 Huỳnh Thị Ngọc Oanh 5 TN 3 12A7 (Trấn Biên) 41 Trần Đức Thiện 6 ĐC 3 12A4 (Trấn Biên) 43 Trần Đức Thiện 7 TN 4 12A8 (Trấn Biên) 41 Nguyễn Thu Hiệp 8 ĐC 4 12A9 (Trấn Biên) 42 Nguyễn Thu Hiệp  4TN, 4ĐC 8 lớp 12A 337 4 GV Lí do chính để chọn thực nghiệm tại hai trường này là: - HS của trường có chất lượng học tập tương đối đồng đều. - Trường có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, có thể đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị để tiến hành việc sử dụng E-book. 3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê được thực hiện theo các bước sau: 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích. 3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng. * Trung bình cộng ( X ): là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu. k 1 1 2 2 k k i i i=11 2 k n x + n x + ... + n x 1x = = n x n + n +... + n n Trong đó: n là số học sinh tham gia thực nghiệm. ni là tần số học sinh đạt điểm xi. -84- * Phương sai (S2): đại diện cho tính phân tán của dãy số liệu quan sát. 2S =    k i ii Xxnn 1 2)( )1( 1 * Độ lệch chuẩn (S): S =    k ii ii Xxnn 2)( )1( 1 S có giá trị càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán. * Sai số tiêu chuẩn (m): n Sm  Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m . * Hệ số biến thiên (V ): là tham số thống kê cho phép so sánh độ biến thiên của nhiều mẫu khác nhau ở các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Do đo, hệ số biến thiên được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả nghiên cứu. V =  X S .100% * Đại lượng kiểm định Student (t): 22).( DCTN DCTN SS nXXt  Trong đó: n: Tổng số học sinh của lớp thực nghiệm. TNX : Trung bình cộng của lớp thực nghiệm. DCX : Trung bình cộng của lớp đối chứng. 2TNS , 2DCS : Lần lượt là phương sai của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 5. Phân tích, đánh giá kết quả [91] - Nếu trị số của độ lệch chuẩn (S) tính ra càng nhỏ, chứng tỏ độ phân tán càng ít, tính chất đồng đều của các đơn vị tổng thể càng cao, tính chất đại biểu của trung bình cộng càng cao, tổng thể càng đồng chất, sự sai số của hiện tượng càng ít, mặt chất của hiện tượng càng tốt. - Chỉ tiêu này để đánh giá mặt chất của từng tổng thể, từng hiện tượng, không được dùng để so sánh mặt chất giữa các tổng thể khác nhau. -85- - Nếu trị số của V tính ra càng nhỏ, chứng tỏ tính chất đồng đều càng cao, tính chất đại biểu của trung bình cộng càng cao, tổng thể càng đồng chất, mức độ sai số của hiện tượng càng ít, mặt chất của tổng thể càng tốt. - Dùng hệ số biến thiên để so sánh mặt chất giữa các hiện tượng với nhau hoặc giữa các tổng thể khác nhau, tức là tổng thể nào có hệ số biến thiên nhỏ hơn thì mặt chất tốt hơn. - Trong thực tế (quản lý) người ta thấy nếu V nhỏ hơn hoặc bằng 10% thì chứng tỏ mặt chất của hiện tượng tốt hơn và ngược lại. - Sử dụng phép thử Student để đánh giá sự sai khác về kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC. Chọn  là xác suất sai số (từ 0,01 đến 0,05) và độ lệch chuẩn tự do k = 2n-2. Tra bảng phân phối Student, tìm ,kt giới hạn. · Nếu , kt t thì sự khác nhau giữa TNX và DCX là có ý nghĩa. · Nếu , kt t thì sự khác nhau giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. 3.5. Tiến hành thực nghiệm - Gởi đĩa CD, giáo án, các bài kiểm tra đến các giáo viên, các lớp tham gia thực nghiệm. - Trao đổi với các giáo viên tham gia thực nghiệm về mục đích, cách tiến hành thực nghiệm, cách sử dụng E-book. - Đối với lớp thực nghiệm: GV sử dụng E-book để dạy và hướng dẫn HS cách sử dụng E-book và phương pháp học tập. - Đối với lớp đối chứng: GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, HS không sử dụng E-book. 3.6. Kết quả thực nghiệm 3.6.1. Kết quả nhận xét của giáo viên về E-book Chúng tôi tiến hành gửi đĩa CD và phiếu tham khảo nhận xét về E-book đến các giáo viên dạy Hóa THPT ở Đồng Nai, trong đó có các thầy cô như bảng 3.2. -86- Bảng 3.2. Danh sách giáo viên nhận xét E-book STT Họ tên giáo viên Trường 1 Nguyễn Thị Thu Thảo THPT Chu Văn An 2 Trương Huy Quang 3 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 4 Đỗ Thị Phương 5 Trần Tuyết Nhung 6 Tô Quốc Anh THPT Chuyên Lương Thế Vinh 7 Phạm Thị Thùy Linh TH, THCS, THPT Tư thục Đinh Tiên Hoàng 8 Huỳnh Thị Ngọc Oanh 9 Nguyễn Cao Biên THPT Ngô Quyền 10 Nguyễn Thị Kim Nga 11 Nguyễn Thị Phương Dung 12 Lê Thị Mỹ Ngọc 13 Nguyễn Thị Thu Minh THPT Nguyễn Hữu Cảnh 14 Ngô Thị Hồng 15 Chu Thị Thùy Hương THPT Nguyễn Trãi 16 Nguyễn Thị Thanh Hoa THPT Tam Hiệp 17 Đoàn Thị Thúy Liễu 18 Nguyễn Thu Hiệp 19 Nguyễn Thị Thắm 20 Trần Đức Thiện 21 Trần Thị Thúy Hà 22 Phạm Thị Phương Mai 23 Ngô Ngọc Minh Châu 24 Phùng Thị Thanh Thủy THPT Trấn Biên 25 Phạm Ngọc Thanh Tâm THPT Vĩnh Cửu -87- Bảng 3.3. Bảng kết quả nhận xét của GV về E-book (Mức độ: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt). Mức độ Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 TB Đánh giá về NỘI DUNG - Đầy đủ thông tin cần thiết - Phong phú - Kiến thức chính xác, khoa học - Thiết thực 1 1 1 2 4 9 2 9 20 15 22 14 4,76 4,56 4,84 4,48 Đánh giá về HÌNH THỨC - Tính khoa học - Nhất quán về cách trình bày - Giao diện đẹp, hấp dẫn - Thân thiện 2 2 2 2 10 7 10 13 13 15 13 10 4,44 4,36 4,44 4,32 Đánh giá về TÍNH KHẢ THI - Dễ sử dụng - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh/giáo viên - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính) - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh 3 2 5 1 9 10 12 15 17 13 15 10 5 7 4,40 4,60 4,16 4,00 4,24 HIỆU QUẢ của việc sử dụng E-book - Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh - Làm tăng hứng thú học tập - Nâng cao khả năng tự học - Chất lượng giờ học được nâng lên - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 1 12 11 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90270LVHHPPDH032.pdf