Luận văn Thiết kế giáo án điện tử chương dòng điện trong các môi trường vật lý 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

CHƯƠNG III

THỰC NGHIỆM SƯPHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sưphạm.

Mục đích của TNSP là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giảthuyết khoa học mà

đềtài đặt ra góp phần khẳng định tính khảthi của đềtài, cụthểlà kiểm tra hiệu quả

của việc sửdụng GAĐT DH chương “Dòng điện trong các môi trường” thông qua

tiến trình DH đã xây dựng.

1. Sửdụng GAĐT đểDH có góp phần nâng cao hứng thú học tập, kích thích

tính tò mò, khảnăng tựtìm hiểu các ứng dụng thực tiễn của HS hay không?

2. Việc DH bằng GAĐT với việc DH bằng PPDH truyền thống có ưu điểm nổi

trội ởchỗnào?

3. Sửdụng GAĐT có góp phần nâng cao chất lượng DH vật lý ởtrường phổ

thông hay không?

Từ đó kịp thời chỉnh lý, bổsung để đềtài được hoàn thiện, góp phần vào việc

nâng cao chất lượng DHVL và đổi mới PPDH ởtrường phổthông.

3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sưphạm.

pdf201 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giáo án điện tử chương dòng điện trong các môi trường vật lý 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khí không có hạt tải điện. Đó là nguyên nhân làm cho chất khí không dẫn điện. Tìm hiểu cách thức để chất khí dẫn điện ở điều kiện thường (10 phút). G: Thực tế, có phải trong chất khí hoàn toàn không có hạt tải điện hay không thì chúng ta cùng nghiên cứu sang phần II để biết được điều đó. G: Để xét xem bình thường trong chất khí có hạt tải điện hay không người ta tiến hành thí nghiệm như thế nào? H: Dùng điện nghiệm. G: Hãy mô tả điện nghiệm? H: ĐN là một bình thủy tinh, nút được làm bằng cao su để cách điện. Cắm vào ĐN một thanh kim loại, đầu dưới của thanh gắn hai lá kim loại, đầu trên là một quả cầu cũng bằng kim loại. G: Chiếu hình ảnh điện nghiệm cho cả lớp cùng quan sát. G: Mô tả cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm? H: Làm việc theo nhóm và phát biểu: Ban đầu khi chưa tích điện cho quả cầu thì hai lá kim loại cụp lại. Sau khi tích điện cho quả cầu thì hai lá kim loại xòe ra. Không tích điện nữa và để một thời gian thì hai lá kim loại cụp lại dần. G: Để xem ý kiến của các nhóm đúng không chúng ta cùng quan sát thí nghiệm mô phỏng sau. G: Chiếu file thí nghiệm cho cả lớp quan sát và đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận. G: Sau khi tích điện cho quả cầu ta thấy hai lá kim loại xòe ra chứng tỏ điện tích đã như thế nào? H: Điện tích đã truyền từ quả cầu xuống hai lá kim loại. G: Hai lá kim loại xòe ra chứng tỏ chúng nhiễm điện như thế nào? H: Cùng dấu. G: Không tích điện nữa và để một thời gian thì điều gì xảy ra? H: Hai lá kim loại cụp lại dần. G: Chứng tỏ điện tích trên hai lá kim loại như thế nào? H: Mất dần. G: Vậy điện tích đã truyền đi đâu? H: Truyền qua không khí đi đến các vật khác. G: Vậy thí nghiệm này đã chứng tỏ được điều gì? H: Trong chất khí không phải hoàn toàn không có hạt tải điện. G: Nhưng ở điều kiện thường chất khí vẫn không dẫn điện. Tại sao vậy? H: Chứng tỏ mật độ hạt tải điện trong chất khí lúc này rất ít không đủ để có thể dẫn điện được. G: Vậy qua thí nghiệm vừa phân tích các em có thể rút ra kết luận gì? H: Ở điều kiện bình thường chất khí hầu như không dẫn điện vì trong chất khí có rất ít hạt tải điện. G: Để phát hiện và đo dòng điện qua chất khí ở điều kiện thường người ta tiến hành một thí nghiệm như sau: GV đưa bộ thí nghiệm về dòng điện trong chất khí cho cả lớp quan sát, từ đó yêu cầu HS làm việc theo nhóm để nêu tên các dụng cụ có trong thí nghiệm và phương án tiến hành thí nghiệm. H: Làm việc theo nhóm và phát biểu ý kiến: A, B là hai bản cực kim loại, môi trường giữa A, B là không khí, ξ là nguồn điện có suất điện động khoảng vài chục vôn, một điện kế nhạy, và một vôn kế, một ngọn lửa đèn ga đặt giữa hai bản cực. Tiến hành thí nghiệm bằng cách đốt ngọn lửa đèn ga giữa hai bản cực kim loại A và B. G: Thống nhất ý kiến đúng, tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Có thể gọi một vài HS lên cùng tiến hành thí nghiệm. G: Nếu không thực hiện được thí nghiệm thật thì có thể dùng thí nghiệm mô phỏng (chiếu file flash). G: Đầu tiên điều chỉnh biến trở R để vôn kế V chỉ một giá trị nào đấy. G: Khi không đốt ngọn lửa đèn ga kim điện kế có bị lệch không? H: Không. G: Từ đó chúng ta có thể khẳng định được rằng: ở điều kiện bình thường chất khí không dẫn điện vì có rất ít hạt tải điện. G: Vậy để chất khí dẫn điện ta phải làm gì? H: Ta phải làm tăng mật độ hạt tải điện. G: Bằng cách nào? H : Đốt ngọn lửa đèn ga. G: Chiếu file flash cho HS quan sát. Vậy, ta thấy rằng khi đốt ngọn lửa đèn ga thì kim điện kế bị lệch. G: Kéo đèn ga ra xa và dùng quạt thổi khí nóng vào ta thấy gì? H: Kim điện kế vẫn lệch. G: Khi tắt đèn và quạt ta thấy điều gì? H: Kim điện kế trở về vị trí số 0. G: Vậy chất khí còn dẫn điện hay không? H: Không. G: Khi đốt đèn ga, chất khí trở nên dẫn điện điều đó chứng tỏ mật độ hạt tải điện trong chất khí như thế nào? H: Tăng lên. G: Và nếu ta thay đèn ga bằng đèn thủy ngân thì hiện tượng cũng diễn ra tương tự như trên. Vậy ta có thể rút ra kết luận gì về thí nghiệm vừa rồi? H: Ngọn lửa đèn ga và bức xạ của đèn thủy ngân làm tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí. Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí (5 phút) G: Để giải thích được tại sao khi đốt đèn ga hay bức xạ của đèn thủy ngân thì chất khí trở nên dẫn điện thì ta cùng nghiên cứu qua phần III: Bản chất dòng điện trong chất khí. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu xem thế nào là sự iôn hóa chất khí và tác nhân iôn hóa? G: Cả lớp cùng quan sát lên màn hình và cho cô biết quá trình gì vừa diễn ra trong chất khí. H: Quan sát, thảo luận nhóm và phát biểu: Ban đầu chất khí gồm các phân tử trung hòa. H: Khi tia tử ngoại xuất hiện nó làm phân tử trung hòa tách thành các electron và iôn (+). H: Trong quá trình di chuyển electron gặp các phân tử khí trung hòa khác kết hợp lại với chúng trở thành iôn (-). G: Cứ như vậy mật độ hạt tải điện trong chất khí tăng dần. G: Quá trình biến các phân tử khí trung hòa thành các iôn và các electron được gọi là sự iôn hóa chất khí. Còn các tia tử ngoại và đèn ga làm chất khí bị iôn hóa gọi là tác nhân iôn hóa. G: Chiếu lại file flash cho HS quan sát: em nào cho cô biết các hạt tải điện trong chất khí bao gồm những hạt nào? H: (e), iôn (+) và iôn (-). G: Bình thường các hạt này chuyển động như thế nào? H: Hỗn độn, không có phương ưu tiên. G: Điều gì xảy ra nếu cô đặt vào khối khí một điện trường? (Cho HS quan sát hình và nêu nhận xét). H: Các iôn (+) dịch chuyển cùng chiều điện trường, các iôn (-) và (e) dịch chuyển ngược chiều điện trường. G: Đây chính là bản chất của dòng điện trong chất khí. G: Cho HS phát biểu lại bản chất dòng điện trong chất khí. H: Phát biểu và ghi nhận. G: Cho HS quan sát lại thí nghiệm và đặt câu hỏi: khi mất tác nhân iôn hóa thì điều gì xảy ra và tại sao? H: Khi mất tác nhân iôn hóa thì chất khí không dẫn điện nữa. Vì: H: Ở thí nghiệm thứ nhất: các iôn (+), iôn (-), (e) trao đổi điện tích với điện cực nên lúc này trong chất khí không còn hạt tải điện và bản thân chất khí không tự tạo ra các hạt tải điện nên chất khí không dẫn điện khi mất tác nhân iôn hóa. H: Trong thí nghiệm thứ hai: các iôn (+), iôn (-), (e) trao đổi điện tích với nhau để trở thành các phân tử khí trung hòa nên chất khí cũng không dẫn điện. G: Vì bản thân chất khí không tự dẫn điện được mà phải nhờ tới các tác nhân bên ngoài nên ta gọi quá trình dẫn điện của chất khí là quá trình dẫn điện không tự lực. Chúng ta cùng sang phần 3 nhỏ. G: Cho HS quan sát lại thí nghiệm. Ta thấy rằng khi không đốt đèn ga tức là khi ta không tạo ra các hạt tải điện trong chất khí thì lúc này chất khí có dẫn điện không? H: Không. G: Vậy khi nào thì chất khí mới dẫn điện? H: Khi đốt đèn ga. G: Vậy cho cô biết: quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí là gì? Nó tồn tại khi nào và biến mất khi nào? H: Đọc SGK và trả lời. G: Cho HS quan sát lại thí nghiệm. Lưu ý cho HS quan sát hình bên phải. Bên phải là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí. Quan sát đồ thị và cho cô biết: đồ thị có dạng đường gì và quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí có tuân theo định luật ôm hay không? Tại sao? H: Đồ thị có dạng đường cong. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí không tuân theo định luật ôm. Vì đồ thị của định luật ôm có dạng đường thẳng còn đồ thị này có dạng đường cong. G: Bây giờ chúng ta cùng quan sát kỹ hơn đồ thị này. Đồ thị được chia làm mấy đoạn, đó là những đoạn nào? Diễn giải từng đoạn đó. H: Đồ thị được chia làm 3 đoạn: đoạn (Oa) ta thấy U nhỏ, I tăng theo U. Đoạn (ab) U đủ lớn, dòng điện bão hòa. Đoạn (bc) U quá lớn, I tăng nhanh. G: I tăng nhanh chứng tỏ rằng khi hiệu điện thế quá lớn, sự tăng hiệu điện thế làm cho điện trở của chất khí giảm, mật độ hạt tải điện tăng. Và hiện tượng tăng số hạt tải điện được gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện. Chúng ta nghiên cứu qua phần 4. G: Vậy em nào cho cô biết hiện tượng nhân số hạt tải điện là gì? H: Phát biểu. G: Chiếu file flash cho HS quan sát. Đây chính là quá trình nhân số hạt tải điện của chất khí. Quan sát và cho cô biết quá trình này diễn ra như thế nào? H: Ban đầu tác nhân iôn hóa làm cho các phân tử khí trung hòa tách thành iôn (+) và (e) tự do. Iôn (+) chuyển động cùng chiều điện trường đi về phía anôt, (e) chuyển động ngược chiều điện trường đi về phía catôt. Trong quá trình di chuyển, vì (e) kích thước nhỏ hơn iôn nên nó di chuyển nhanh hơn đến va chạm vào các phân tử khí trung hòa khác tách nó thành một iôn (+) và một (e) tự do. G: Cứ như vậy quá trình diễn ra liên tiếp, kết quả là số hạt tải điện trong chất khí ngày càng được tăng lên gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện. G: Gọi HS nêu bản chất dòng điện trong chất khí. G: Cho HS làm việc theo nhóm từ đó so sánh hạt tải điện và nguồn gốc hạt tải điện trong 3 môi trường đã học. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà (3 phút) G: Chiếu các câu hỏi trắc nghiệm để HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời. G: Kết thúc tiết học, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà, yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết học sau. - Ổn định lớp. - Gọi một HS đứng lên kiểm tra bài cũ. - Các HS còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ tiết 2 (5 phút) - GV sửa bài. - Cả lớp cùng chú ý quan sát. Đặt vấn đề vào bài và nêu nội dung bài học (3 phút) G: Chúng ta đã học về hiện tượng nhân số hạt tải điện. Từ một iôn và một electron ta có thể tạo ra vô số hạt tải điện trong chất khí. Như vậy nếu lúc này ta ngừng tác nhân iôn hóa thì cứ như vậy chất khí vẫn có thể tự tạo ra các hạt tải điện được và quá trình dẫn điện của chất khí lúc này là quá trình dẫn điện tự lực. Vậy các cách để chất khí có thể tự tạo ra các hạt tải điện và điều kiện để chất khí có thể dẫn điện tự lực là gì thì chúng ta sẽ được biết qua bài học hôm nay. Tìm hiểu quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí (5 phút) G: Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày thế nào là quá trình dẫn điện tự lực của chất khí, điều kiện để tạo ra quá trình này và các cách để tạo ra hạt tải điện trong môi trường chất khí. Tìm hiểu tia lửa điện và cách tạo ra tia lửa điện (15 phút) G: Đưa hình ảnh tia sét đánh trong không khí cho HS quan sát. G: Bằng kinh nghiệm thực tế ai cho cô biết khi nào các em thấy tia sét? H: Khi trời mưa. G: Vậy các em có thể giải thích cho cô nguồn gốc của tia sét? H: Thảo luận nhóm và trả lời: Sét phát sinh do sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa một đám mây tích điện với mặt đất. G: Bình thường chúng ta có thấy sét không? H: Không. G: Vậy khi nào mới có sét? H: Khi có mưa bão hoặc khi có cơn giông. G: Và ta thấy ánh sáng do sét tạo ra (hay ta còn gọi là chớp) rất sáng, đó chính là một tia lửa điện khổng lồ. Vậy tia lửa điện là gì? Tại sao trong thời tiết mưa giông mới xuất hiện sét (điều kiện hình thành tia lửa điện)? Quá trình hình thành tia lửa điện và cơ chế để tạo ra tia lửa điện là gì? Chúng ta cùng phân tích để hiểu rõ vấn đề này. G: Trước khi đi phân tích chúng ta cùng xem hình ảnh của một số tia lửa điện trong thực tế mà cô sưu tầm được. G: Chiếu một vài hình ảnh về tia lửa điện cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận xét và giải thích. H: Làm việc theo nhóm và trả lời: đây là sự phóng điện trong không khí qua các vật thể bằng kim loại. Vì các vật thể này chứa nhiều điện tích. G: Nhận xét câu trả lời của từng nhóm và giải thích lại. G: Bình thường các phân khí ở trạng thái như thế nào? H: Trung hòa. G: Vậy ai có thể cho cô biết khi có sét thì các phân tử khí sẽ như thế nào? Tại sao? H: Các phân tử khí bị phân tích thành iôn (+) và iôn (-). Vì sét lúc này là một tác nhân iôn hóa. G: Kết hợp với hình ảnh mà chúng ta vừa phân tích ai có thể định nghĩa cho cô tia lửa điện là gì? H: Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa 2 điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành iôn dương và electron tự do. G: Tia lửa điện được hình thành như thế nào? H: Thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến. G: Kết luận lại bằng cách chiếu file flash mô tả quá trình hình thành tia lửa điện cho cả lớp cùng quan sát và yêu cầu HS cho biết tiến trình của nó. H: Ban đầu khí ở gần mũi nhọn bị iôn hóa. H: Sau đó vùng iôn hóa lan rộng ra. H: Cuối cùng tia lửa điện xuất hiện. G: Đến đây thì ai có thể giải thích cho cô tại sao trong thời tiết mưa giông mới xuất hiện sét? H: Vì khi đó điện trường trong không khí rất mạnh. G: Điện trường mạnh chính là điều kiện để tạo ra tia lửa điện. G: Yêu cầu HS nêu điều kiện để tạo ra tia lửa điện. G: Thông báo và giảng giải thêm phần cơ chế tạo ra các hạt tải điện cho các lớp khá, giỏi. G: Chúng ta cũng có thể tạo ra tia lửa điện bằng một loại máy đó là máy Wimshurt. G: Giới thiệu máy Wimshurt và hướng dẫn HS cùng làm thí nghiệm để thấy rõ sự phóng điện trong không khí. G: Nếu không có điều kiện làm thì có thể chiếu đoạn phim thí nghiệm cho cả lớp quan sát. G: Đưa hình ảnh Bugi điện của ôtô cho HS quan sát. G: Đây là gì các em? H: Bugi. G: Trong thực tế các em thấy nó được sử dụng ở đâu? H: Trong ôtô, xe máy. G: Để làm gì vậy các em? H: Đốt hỗn hợp nổ trong xi lanh. G: À, lợi dụng tính chất của tia lửa điện người ta đã chế tạo ra các bugi để mồi lửa cho các loại động cơ. G: Nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào nhỉ? H: Dựa vào kinh nghiệm thực tế trả lời câu hỏi. G: Yêu cầu HS nêu một vài ứng dụng của tia lửa điện trong thực tế. Tìm hiểu hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện (5 phút) G: Chiếu hình ảnh người thợ đang hàn điện cho HS quan sát. Đây là gì các em? H: Hình một chú thợ đang hàn điện. G: Để hàn được các mối sắt lại với nhau thì chú thợ phải làm gì? H: Chạm que hàn vào mối sắt, làm cho mối sắt bị nung nóng đỏ. Sau đó, người thợ nhấc que hàn ra một chút thì tia lửa xuất hiện. G: Và đây người ta gọi là hồ quang điện. G: Áp suất nơi người thợ làm như thế nào? H: Bình thường. G: Vậy chỉ cần ở áp suất bình thường và áp suất thấp là hồ quang điện đã có thể xảy ra. G: Hồ quang điện là gì và để tạo ra hồ quang điện chúng ta phải có điều kiện gì? H: Dựa vào hình ảnh vừa quan sát để định nghĩa hồ quang điện. H: Điện cực được nung nóng đỏ để phát xạ nhiệt electron và có 1 điện trường đủ mạnh để iôn hóa chất khí, tạo ra tia lửa điện. Khi đã có phóng điện hiệu điện thế chỉ cần vài chục vôn quá trình phóng điện tự lực vẫn duy trì. G: Thông báo và giảng giải thêm phần cơ chế tạo ra các hạt tải điện cho các lớp khá, giỏi. G: Chiếu phim về hồ quang điện cho cả lớp cùng quan sát. G: Yêu cầu HS nêu ứng dụng của hồ quang điện và chiếu một vài ứng dụng của hồ quang điện trong thực tế cho HS quan sát. H: Nấu chảy kim loại, điều chế hợp kim. G: Cho HS quan sát lò nấu chảy vàng trong nhà máy tinh chế kim loại ở Nga. G: Thông báo thêm: ngoài ra người ta còn dùng hồ quang điện để làm nguồn sáng mạnh cho các ngọn đèn: đèn biển, đèn huỳnh quang,… G: Cho HS quan sát các ngọn hải đăng. G: Cho HS quan sát một số đèn huỳnh quang trong thực tế. G: Giới thiệu cho HS một vài thông tin về sét. G: Chiếu hình ảnh về tiếng sấm, tiếng sét để HS phân biệt rõ hai loại này. Vận dụng, củng cố (10 phút) G: Cho HS xem đoạn phim về tiếng sấm, tiếng sét. G: Hãy nêu một số tác hại của sét? H: Sét đánh đổ nhà, cây cối, làm chập mạch mạng điện, làm hỏng các công trình xây dựng… G: Sau đây các em sẽ được xem một số hình ảnh đó. G: Vì sét rất nguy hiểm như vậy nên người ta đi nghiên cứu để phòng chống các tác hại của sét. G: Để phòng chống sét con người đã làm gì? H: Dùng cột thu lôi. G: Vậy các em có biết ai đã phát minh ra cột thu lôi để chống sét không? H: Franklin. G: Chiếu hình ảnh Benjamin Franklin và giới thiệu tiểu sử của ông. G: Yêu cầu HS nêu cách dùng cột thu lôi để chống sét. H: Bằng kinh nghiệm thực tế HS thảo luận nhóm và trả lời. G: Chiếu đoạn phim về cách phòng chống sét cho cả lớp quan sát. G: Ngày nay người ta còn chế tạo ra các kim thu sét để chống sét, nó có ưu điểm nhiều hơn cột thu lôi nên hiện nay kim thu sét được sử dụng rất nhiều. G: Một loại sét nữa cũng rất bí ẩn và đang được các nhà khoa học nghiên cứu đó là sét hòn. G: Ở đây cô chỉ giới thiệu sơ lược sét hòn, còn để hiểu chi tiết hơn thì cô yêu cầu cả lớp về nhà tìm hiểu thêm và hôm sau lên trình bày trước lớp. G: Vận dụng kiến thức vừa học trả lời cho cô các câu hỏi sau. H: Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. G: Chiếu câu hỏi trắc nghiệm để HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời. Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút) G: Kết thúc tiết học, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà, yêu cầu HS chuẩn bị cho bài sau. G: Trình chiếu album về sét cho cả lớp cùng quan sát.  Nhận xét: Đây là một bài được coi là khó hiểu đối với HS, vì các em phải học về cấu trúc vi mô của các phân tử khí và bản chất của dòng điện trong chất khí (sự chuyển động của các hạt điện tích) là những cái mà các em không thấy được. Nếu chỉ được nhìn những hình ảnh tĩnh trong SGK thì HS rất khó hình dung cho đúng sự chuyển động của các phân tử (các phân tử chuyển động như thế nào, khi có điện trường chúng chuyển động ra sao?). Do đó GAĐT với đầy đủ các phim giáo khoa, thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh động về chuyển động có hướng của các phân tử… HS được quan sát một cách trực quan, điều này sẽ giúp cho việc học trở nên nhẹ nhàng hơn, HS hứng thú và hiểu bài sâu sắc hơn. Ngoài ra, các kiến thức trong bài còn có nhiều ứng dụng trong thực tế (tia lửa điện, hồ quang điện) nên GV đã sưu tầm một số hình ảnh minh họa, các đoạn phim thí nghiệm cũng như phim về ứng dụng của tia lửa điện và hồ quang điện, các đoạn phim về sét giúp HS được quan sát thực tế, dễ hình dung, nhờ đó HS hiểu thấu đáo bài và vận dụng các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng thực tế chính xác và toàn diện. Đặc biệt trong bài GV còn cho HS quan sát và tiến hành một số thí nghiệm thật: thí nghiệm dòng điện trong chất khí, thí nghiệm với máy Wimshurt (tạo ra tia lửa điện) điều này giúp HS được tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm, càng làm HS hứng thú với tiết học nhờ đó nâng cao tính tích cực tự lực trong học tập của HS. Bên cạnh đó GV sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phương pháp DH nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thí nghiệm, phương pháp đàm thoại ocrixtic, đòi hỏi HS phải tích cực theo dõi bài giảng, nghiên cứu SGK, tìm kiếm thông tin trên Internet, báo,… và làm việc theo nhóm để có thể trả lời được các câu hỏi của GV. 2.3.2: Giáo án dạy học bài “Ôn tập chương III”. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được các khái niệm cơ bản trong toàn bộ chương: bản chất dòng điện trong các môi trường (kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không và chất bán dẫn). - Nhớ và hiểu được các công thức đã học. - Giải thích được cơ chế dẫn điện và các tính chất điện của các môi trường. - Nêu được các ứng dụng trong thực tế. 2. Kỹ năng: - Vận dụng công thức của các định luật để giải các bài toán về các dạng mạch điện khác nhau. - Xem phim, hình ảnh từ đó vận dụng kiến thức đã học để trả lời. 3. Thái độ: - Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tổng kết các kiến thức của chương. - Phiếu học tập. Câu 1: Mô tả thí nghiệm dòng điện trong chất điện phân (dụng cụ, cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm)? .................................................................................................................................... Câu 2: Mô tả thí nghiệm dòng điện trong chất khí (dụng cụ, cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm)? .................................................................................................................................... Câu 3: Nêu những ứng dụng của hiện tượng điện phân? .................................................................................................................................... Câu 4: Nêu những ứng dụng của tia lửa điện và hồ quang điện? .................................................................................................................................... Câu 5: Viết các công thức của Farađây? .................................................................................................................................... 2. Học sinh: - Ôn lại toàn bộ các kiến thức của chương. - Chuẩn bị phiếu học tập. III. Tổ chức hoạt động dạy học: Nội dung Thiết kế Hoạt động G: Giới thiệu tiết ôn tập chương và các nội dung cần ôn tập. G: Nêu câu hỏi của bài Dòng điện trong kim loại. Tóm tắt các kiến thức trong chương (15 phút) H: Nhớ lại kiến thức cũ và lần lượt từng HS trả lời. G: Nêu câu hỏi của bài Dòng điện trong chất điện phân. H: Nhớ lại kiến thức cũ và lần lượt từng HS trả lời. G: Nêu câu hỏi của bài Dòng điện trong chất khí. H: Nhớ lại kiến thức cũ và lần lượt từng HS trả lời. G: Nêu câu hỏi của bài Dòng điện trong chân không. H: Nhớ lại kiến thức cũ và lần lượt từng HS trả lời. G: Nêu câu hỏi của bài Dòng điện trong chất bán dẫn. H: Nhớ lại kiến thức cũ và lần lượt từng HS trả lời. G: Đưa ra bảng câu hỏi trắc nghiệm và hướng dẫn HS cách làm: trong bảng câu hỏi trắc nghiệm vừa có những câu trắc nghiệm lý thuyết, vừa có những câu trắc nghiệm bài tập, vừa có những câu hỏi liên hệ thực tế, giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên và đời sống, và những câu hỏi liên quan đến những bài thí nghiệm mà các em đã được làm trong chương. Vận dụng những kiến thức đã được học để trả lời bảng câu hỏi. H: Lựa chọn câu hỏi và lần lượt trả lời. Ôn tập bằng câu hỏi trắc nghiệm (25 phút) Một số câu hỏi ôn tập chương Giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) G: Giao nhiệm vụ về nhà và dặn dò HS chuẩn bị ôn bài cho tiết kiểm tra.  Nhận xét: Đây là dạng bài ôn tập chương HS phải nhớ, hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học trong chương để trả lời câu hỏi lý thuyết, làm bài tập và trả lời các câu hỏi liên hệ thực tế, giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống và kỹ thuật. Để tạo điều kiện cho HS phát huy được kỹ năng, kỹ xảo, lập luận, tư duy khoa học,… GV vừa cho HS trả lời các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm liên quan đến các kiến thức đã học của chương, vừa cho HS xem hình ảnh và các đoạn phim thí nghiệm từ đó cho HS dự đoán hiện tượng và trả lời từ hình ảnh quan sát được nhờ đó HS phát huy được khả năng thuyết trình và phát triển óc tò mò khoa học. 2.3.3: Giáo án tiết học ngoại khóa: I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được các khái niệm cơ bản trong toàn bộ chương: bản chất dòng điện trong các môi trường (kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không và chất bán dẫn). - Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. - Liên hệ kiến thức đã học với đời sống và kỹ thuật. - Rèn luyện tác phong mạnh dạn, hoạt bát, trí thông minh, biết trình bày ý kiến, nhận thức của mình trước tập thể lớp. - Thông qua trò chơi để hệ thống hóa, củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức vật lý của chương. - Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể. - Khả năng học tập và làm việc theo nhóm. - Gây hứng thú học tập (học mà chơi, chơi mà học), phát triển óc tò mò khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tổng kết các kiến thức của chương “Dòng điện trong các môi trường”. - Chia lớp thành hai đội: đội A và đội B. Mỗi đội gồm 5 HS. - Các học sinh còn lại của lớp là khán giả. - Phát giấy thể lệ trò chơi cho cả lớp. 2. Học sinh: - Ôn lại toàn bộ các kiến thức của chương “Dòng điện trong các môi trường”. III. Tổ chức hoạt động dạy học: Nội dung Thiết kế Hoạt động Giới thiệu nội dung (2 phút) G: Giới thiệu nội dung: với chủ đề vật lý quanh ta hôm nay, hai đội chơi của chúng ta có 3 vòng thi: Vòng 1: Kiến thức VL. Vòng 2: Trò chơi ô chữ. Vòng 3: Hiện tượng VL. Xen giữa các vòng thi là trò chơi dành cho khán giả. G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89959LVVLPPDH021.pdf
Tài liệu liên quan