Luận văn Thiết kế và thực hiện bài giảng hoá học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cự

BÀI 22: CLO

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Học sinh biết:

- Các tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo.- Nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.  Học sinh hiểu:

Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh, clo còn có tínhkhử.

2. Kỹ năng:

Học sinh có được các kỹ năng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học cơ bản của clo.

- Viết phương trình hoá học khi clo tác dụng với các kim loại, khí hiđro và nước.

- Thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng hóa học

3.Thái độ, tư tưởng:

Thông qua các tính chất của clo, học sinh biết cách và có ý thức bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên:

- Giáo án, bảng hệ thống tuần hoàn, phiếu học tập.

- Hóa chất và dụng cụ làm thí nghiệm

+ Dụng cụ: bình tam giác, môi đốt, ống hút, ống nghiệm.

+ Hóa chất: Sắt, đồng, thuốc tím, dung dịch HCl đặc, giấy quì.

- Phim của quá trình điếu chế khí clo trong phòng thí nghiệm và mô hình điều chế khí clo

trong công nghiệp và mô hình phản ứng hoá học giữa khí clo và khí hiđro.

- Hình ảnh về clo trong tự nhiên, ứng dụng của clo trong đời sống và tác hại của clo.

 Học sinh:

- Ôn bài khái quát các halogen.

- Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh về ứng dụng của clo trong đời sống và tác hại của clo.

pdf104 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và thực hiện bài giảng hoá học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp giảng dạy của giáo viên.. - Tiếp xúc trò chuyện với học sinh lớp 10 để nắm bắt đuợc điều kiện học tập, tâm tư tình cảm, nhu cầu học tập bộ môn của học sinh. Chúng tôi đã phát 100 phiếu điều tra cho các giáo viên dạy hoá học ở tỉnh Tiền Giang, lớp cao học hoá tỉnh tiền Giang, lớp cao học hoá khoá 17 thành phố Hồ Chí Minh, lớp luyện thi cao học năm 2008 thành phố với nội dung: - Những nội dung cần thiết khi thiết kế bài học hoá học hoá học. - Mức độ khó khăn trong từng nội dung giáo viên gặp khi thiết kế bài học. - Các phương pháp giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. 1.5.3. Kết quả điều tra Kết quả điều tra thực trạng về thiết kế bài học hóa học và sử dụng phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông được thể hiện cụ thể qua bảng xử lí số liệu Bảng 1.1: Số liệu về tầm quan trọng của các nội dung cần thiết khi thiết kế bài giảng Các nội dung cần thiết khi thiết kế bài giảng (1) (2) (3) (4) Xác định mục tiêu của bài học 77% 17% 5% 1% Lựa chọn nội dung dạy học 60% 34% 3% 3% Lựa chọn các phương pháp dạy học 64% 33% 3% 0% Lựa chọn các phương tiện, thiết bị đồ dụng dạy học 13% 68% 16% 1% Xác định các hoạt động của giáo viên 25% 59% 16% 0% Xác định các hoạt động của học sinh 29% 58% 12% 1% Xác định cách thu thông tin phản hồi. 23% 53% 24% 0% Lập trình tự các bước lên lớp 14% 49% 34% 3% Các phiếu học tập 4% 42% 47% 6% Rất quan trọng (1) Quan trọng (2) Bình thường (3) Không quan trọng (4). Bảng 1.2: Số liệu thống kê mức độ khó khăn của các công việc trong thiết kế bài giảng Các công việc thực hiện trong thiết kế bài giảng Khó Bình thường Không khó Xác định mục tiêu của bài học 10% 66% 24% Lựa chọn nội dung dạy học 13% 69% 18% Lựa chọn các phương pháp dạy học 60% 31% 9% Lựa chọn đồ dùng dạy học 27% 59% 14% Xác định các hoạt động của giáo viên 14% 74% 12% Xác định các hoạt động của học sinh trên lớp 37% 57% 6% Xác định cách thu thông tin phản hồi (các bài tập để học sinh tự đánh giá) 42% 44% 9% Các phiếu học tập 20% 57% 22% Lập trình tự các bước lên lớp 15% 65% 18% Bảng 1.3: Thống kê phần trăm số người sử dụng các phương pháp dạy học trong các tiết học và khả năng phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng các phương pháp trên Mức độ sử dụng Phát huy được tính tích cực của học sinh Tên các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Phát huy tính tích cực Chỉ phát huy một phần tính tích cực Không phát huy tính tích cực Diễn giảng 26% 51% 23% 0% 1% 37% 56% Đàm thoại 42% 50% 8% 0% 68% 28% 0% Thí nghiệm biểu diễn 1% 30% 64% 5% 63% 33% 2% Học sinh làm thí nghiệm 1% 10% 67% 22% 75% 20% 2% Phương pháp nghiên cứu 4% 19% 58% 18% 57% 32% 6% Phương pháp minh họa 8% 55% 34% 2% 35% 50% 15% Dạy học nêu vấn đề 15% 58% 27% 0% 82% 12% 0% Phương pháp graph dạy học 7% 13% 53% 27% 34% 46% 7% Trò chơi 0% 1% 54% 43% 56% 27% 6% Sắm vai 0% 0% 25% 67% 34% 28% 19% Qua số liệu điều tra cho thấy: - Đa số giáo viên đều xác định tốt mức độ quan trọng của các nội dung cần thiết khi thiết kế bài giảng hoá học . - Giáo viên gặp khó khăn khi lựa chọn phương pháp dạy học (60%); 42% giáo viên gặp trở ngại khi xác định cách thu thông tin phản hồi từ học sinh. - Qua số liệu chúng ta thấy có 26% giáo viên sử dụng rất thường xuyên và 51% sử dụng thường xuyên phương pháp diễn giảng trong các tiết học; có 58% giáo viên ít sử dụng và 18% không sử dụng phương pháp nghiên cứu. Qua số liệu trên, chúng ta thấy rõ trong các giờ hoá học, học sinh ít được hoạt động đặc biệt là hoạt động tư duy. Học sinh chưa trở thành chủ thể hoạt động. - Các phương pháp dạy học được sử dụng trong giờ hoá học chưa thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học bộ môn, thí nghiệm hoá học được sử dụng quá ít (64% giáo viên ít sử dụng thí nghiệm biểu diễn và 5% giáo viên không sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ hoá học). Học sinh chỉ được tiến hành thí nghiệm trong giờ thực hành (có 67% giáo viên trả lời ít sử dụng và 22% giáo viên không sử dụng thí nghiệm học sinh biểu diễn). Bên cạnh đó, qua trò chuyện với một số giáo viên, chúng tôi nhận thấy công việc thiết kế bài lên lớp chưa thực sự quan trọng đối với giáo viên. Một số giáo viên chỉ thực hiện công việc thiết kế bài giảng để đối phó với công tác kiểm tra hồ sơ sổ sách ở trường phổ thông. Bài giảng chỉ được đầu tư, thiết kế cẩn thận ở các tiết thi giáo viên giỏi và các tiết thao giảng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài bao gồm: 1. Trong phần cơ sở phương pháp luận của quá trình dạy học, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm quá trình dạy học, các thành tố của quá trình dạy học, vai trò của giáo viên và học sinh trong các phương pháp giảng dạy và mối quan hệ giữa việc dạy và việc học. 2. Xu thế đổi mới và phát triển phương pháp dạy học hiện nay đã đề cập đến các xu thế phát triển của phương pháp dạy học, những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta và một số mô hình đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta như: “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, dạy học theo dự án, dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp, 3. Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực đã đề cập đến khái niệm tính tích cực, những biểu hiện của tính tích cực. Từ đó tìm hiểu về khái niệm của phương pháp dạy học tích cực, dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường phổ thông. 4. Trong phần lý thuyết thiết kế bài lên lớp theo hướng tích cực đã đề cập đến phương pháp chung khi thiết kế bài lên lớp, tầm quan trọng và qui trình của việc lập kế hoạch bài học. Từ cơ sở lý thuyết về thiết kế bài giảng và những kinh nghiệm bản thân, chúng tôi đưa ra những lưu ý khi thiết kế giáo án theo hướng dạy học tích cực. 5. Tìm hiểu thực trạng về thiết kế bài học hóa học và sử dụng phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HOÁ HỌC 10 BAN CƠ BẢN THPT PHẦN PHI KIM 2.1. Mục tiêu của phần phi kim 2.1.1. Về kiến thức  Học sinh biết: - Tính oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, oxi, ozon. - Những tính chất hoá học quan trọng của các hợp chất chứa clo và lưu huỳnh. - Nguyên tắc chung và phương pháp điều chế các halogen, oxi và một số hợp chất quan trọng của halogen và lưu huỳnh.  Học sinh hiểu: - Nguyên nhân làm cho các halogen có sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như sự biến đổi có qui luật tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng. - Học sinh giải thích được tính chất của các đơn chất halogen, oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của clo, lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, độ âm diện và tính oxi hoá.  Học sinh vận dụng: - Ứng dụng của các halogen, một số hợp chất của chúng 2.1.2. Về kỹ năng - HS có kỹ năng quan sát và làm thí nghiệm. - HS được củng cố kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron. - HS có kỹ năng suy luận tính chất hoá học của chất từ cấu tạo của chất đó và có kỹ năng giải toán định tính và định lượng. 2.1.3. Về giáo dục tình cảm và thái độ - Học sinh say mê và yêu thích môn hoá học. - Học sinh có ý thức ứng dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống và bảo vệ môi trường. 2.2. Hệ thống kiến thức phần phi kim 2.2.1. Hệ thống kiến thức của chương 5- nhóm halogen Khái quát về nhóm Halogen Đơn chất halogen Hợp chất halogen Hiđro halogenua – Axit halogen hiđric Clo Flo Brom Iot Hợp chất có oxi của clo Luyện tập Axit có oxi của clo Nước Gia-ven Clorua vôi Muối clorat HF HCl HBr HI Bài thực hành 1 Bài thực hành 2 Hình 2.1: Hệ thống kiến thức chương halogen 2.2.2. Hệ thống kiến thức chương 6, Oxi - lưu huỳnh Hình 2.2: Hệ thống kiến thức chương oxi-lưu huỳnh Lưu huỳnh Hiđro sunfua Hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh Luyện tập Thực hành Kiểm tra Ozon và hiđropeoxit Oxi Khái quát nhóm Oxi 2.3. Phương pháp dạy học phần phi kim Đây là chương nghiên cứu về chất cụ thể. Phương pháp dạy học chung của chương được thiết kế theo mô hình: - Giáo viên cần khai thác lý thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, khái niệm độ âm điện,Giáo viên hướng dẫn học sinh suy luận, giải thích, chứng minh tính chất của chất. Các thí nghiệm được tiến hành là nhằm minh hoạ cho những tính chất đã được rút ra từ lý thuyết chủ đạo. Tuy nhiên đối với một số tính chất mới mà học sinh chưa được học có thể khai thác thí nghiệm dưới dạng thí nghiệm nghiên cứu. - Đối với nội dung về ứng dụng của chất, cần gợi ý học sinh thông qua tính chất vật lý, tính chất hoá học và vai trò của chất trong tự nhiên để tự rút ra kiến thức. - Đối với nội dung về sản xuất cần chú ý sử dụng các mô hình, băng hình, hình ảnh, dụng cụ trực quan để học sinh dễ hiểu bài. Có thể đưa thêm một số thông tin về tình hình sản xuất axit sufuric ở nước ta để tăng tính thực tiễn của bài giảng. Lưu ý: giáo viên cần nắm được những kiến thức học sinh đã được trang bị ở lớp 8,9 và kiến thức ở các chương trước trong chương trình lớp 10. Từ đó khai thác, củng cố kiến thức học sinh đã có, hình thành kiến thức mới, khắc sâu kiến thức trọng tâm. Các thí nghiệm phải được lựa chọn phù hợp, tránh trùng lặp các thí nghiệm học sinh đã học ở các lớp dưới. 2.4. Thiết kế giáo án các bài của phần phi kim lớp 10 ban cơ bản THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Phần phi kim lớp 10 ban cơ bản THPT gồm: + Chương 5: Nhóm halogen, gồm có 5 bài lý thuyết, 1 bài luyện tập, 2 bài thực hành, 2 bài tư liệu và 2 bài đọc thêm + Chương 6: Oxi-Lưu huỳnh, gồm có 4 bài lý thuyết, 1 bài luyện tập, 2 bài thực hành, 1 bài đọc thêm. Trong chương 2, chúng tôi chỉ giới thiệu 6 giáo án thiết kế theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Vận dụng lý thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, phản ứng hoá học Dự đoán tính chất hoá học của đơn chất O2, O3, S và những hợp chất của chúng Xác minh những điều dự đoán về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hoá học BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Học sinh biết: - Các nguyên tố trong nhóm halogen và vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn. - Sự biến thiên độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí.  Học sinh hiểu: - Cấu hình electron của nguyên tử, cấu tạo phân tử halogen. - Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh. - Học sinh giải thích được nguyên nhân các halogen có tính oxi hóa và tính oxi hóa giảm dần từ F đến I. - Vì sao nguyên tố F chỉ có số oxi hóa -1, còn các halogen khác có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7. 2. Kỹ năng: - Viết cấu hình electron của các nguyên tố halogen. - HS biết cách giải thích tính oxi hóa mạnh của các halogen và sự giảm tính oxi hóa của các halogen từ F đến I. - HS có kĩ năng viết phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa mạnh của các halogen. B. CHUẨN BỊ  Giáo viên: - Giáo viên chuẩn bị giáo án, phiếu học tập. - Bảng hệ thống tuần hoàn. - Bảng 11(SGK). - Tư liệu về các nhà bác học. - Hình ảnh các đơn chất halogen, các nhà bác học tìm ra các halogen.  Học sinh: - Học sinh ôn lại kiến thức về viết cấu hình electron, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn. - Học sinh chuẩn bị thu thập tư liệu về các nhà bác học tìm ra các nguyên tố nhóm halogen và hoàn cảnh phát hiện ra các nguyên tố. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ, dạy học nêu vấn đề, phương pháp sử dụng bài tập, phương pháp trực quan, D.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tổ chức tình huống học tập: GV: Thuật ngữ halogen theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là “sự tạo ra muối” để chỉ các nguyên tố: F, Cl, Br, I, At. Nhóm các nguyên tố tự nhiên có vai trò to lớn đối với việc phát minh ra định luật tuần hoàn. Các em sẽ nghiên cứu nhóm các nguyên tố hoá học dựa theo lý thuyết đã học ở chương 1, 2, 3. Hoạt động 1: Vị trí của nhóm halogen trong HTTH (5 phút) - Giáo viên: Em hãy cho biết: ● Vị trí của nhóm halogen trong hệ thống tuần hoàn? ● Nhóm halogen gồm các nguyên tố nào? Ký hiệu hóa học của các nguyên tố đó? - Giáo viên giới thiệu thêm về tên nguyên tố, hình ảnh các nhà bác học tìm ra nguyên tố đó. (Giáo viên có thể cho học sinh nêu những hiểu biết về tên các halogen, hoàn cảnh tìm ra nguyên tố) -Giáo viên lưu ý học sinh nguyên tố At có điện tích hạt nhân lớn hơn 82, do đó At là nguyên tố phóng xạ, không đề cập đến trong bài này. Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử (10 phút) -GV: Em hãy cho biết cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I ? Nêu nhận xét về cấu hình chung của các halogen và khuynh hướng - HS sử dụng HTTH xác định nhóm halogen gồm các nguyên tố flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I) và nguyên tố phóng xạ atatin (At). Các nguyên tố này thuộc nhóm VIIA. hoá học các nguyên tố halogen? - GV nhấn mạnh các nguyên tố có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng nên tính chất hóa học của các halogen giống nhau. -GV nêu vấn đề: Vì sao các nguyên tử của các nguyên tố halogen không đứng riêng rẻ mà hai nguyên tử liên kết với nhau tạo ra phân tử X2? - Giáo viên cho HS viết công thức electron, công thức cấu tạo của đơn chất X2. - GV yêu cầu học sinh nêu nhận xét về đặc điểm của liên kết X2. Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất và độ âm điện (10 phút) -GV giới thiệu hình ảnh đơn chất các halogen, treo bảng 11 (SGK) và yêu cầu HS kết hợp với SGK hoàn thành phiếu học tập số 1. -Giáo viên cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. -GV yêu cầu hs giải thích vì sao flo chỉ có số oxi hóa -1 trong tất cả các hợp chất. GV giải thích vì sao Cl, Br, I ngoài số oxi hoá -1, còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. Hoạt động 4: Sự biến đổi tính chất hoá học (15 - HS dựa vào bảng HTTH quan sát cấu hình electron của các nguyên tố trong nhóm halogen, từ đó rút ra cấu hình e chung của các nguyên tố trong nhóm VIIA là ns2np5. - HS nhận xét về cấu hình e: các nguyên tố halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chúng có khuynh hướng nhận 1e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Các halogen là những phi kim có tính oxi hoá . - HS giải thích các nguyên tố halogen đều có 7e lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận 1e để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm nên các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử X2. - HS viết công thức phân tử, công thức cấu tạo, công thức e của phân tử halogen. HS phút) - GV cho học sinh thực hiện phiếu học tập số 3 theo nhóm. - GV bổ sung kiến thức cho HS - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hoá các halogen. nhận xét liên kết trong đơn chất X2 là liên kết công hoá trị không phân cực. - HS nêu nhận xét về sự biến đổi có quy luật các tính chất vật lý: trạng thái tập hợp (hơi→ lỏng →rắn), màu sắc đậm dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi tăng dần, độ âm điện giảm dần. - HS giải thích qui luật biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử dựa vào cấu hình e của các nguyên tử halogen (các halogen đều thuộc nhóm VIIA nên từ F đến I số lớp e tăng  bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng  lực hút nhân đối với e lớp ngoài cùng giảm dần  độ âm điện giảm dần từ F đến I. - HS dựa vào số oxi hóa các nguyên tố vừa xác định được để nêu nhận xét chung về các số oxi hóa của halogen trong các hợp chất. - F chỉ có số oxi hoá -1 vì độ âm điện cao nhất. - Cl, Br, I có số oxh -1, +1, +3, +5, +7 vì có phân lớp d. -HS dựa vào cấu hình e, độ âm điện của các nguyên tố halogen để rút ra kết luận về tính chất hóa học (tính oxi hóa của các halogen vì các halogen có 7e lớp ngoài cùng) và tính oxi hoá các halogen giảm dần từ F đến I (vì số lớp e tăng dần từ F đến I nên khả năng nhận e giảm dần từ F đến I). Các halogen có cấu hình e tương tự nhau nên tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất của chúng giống nhau. - HS nêu các phản ứng hóa học chứng minh tính oxi hóa của các halogen. + Các đơn chất halogen oxi hóa hầu hết các kim loại tạo muối halogenua . 2M + nX2  2MXn + Các halogen oxi hóa khí hidro tạo ra hợp chất khí không màu. H2 + X2  2HX HX tan trong nước tạo thành dung dịch axit D. CỦNG CỐ (5phút) GV cho HS hoàn thành phiếu học tập số 4, số 5. 1. Học sinh làm bài tập Sách Giáo Khoa. 2. Học sinh chuẩn bị thu thập các tư liệu, hình ảnh về ứng dụng của clo và tác hại của clo. 3. Học sinh chuẩn bị bài mới: clo. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Em hãy sử dụng bảng số liệu 11(SGK trang 95) để rút ra qui luật biến đổi lí tính của các halogen từ F đến I.  Trạng thái tập hợp  Màu sắc  Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi  Bán kính nguyên tử.  Độ âm điện. - Em hãy giải thích các qui luật biến đổi về bán kính nguyên tử, độ âm điện của các halogen? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Em hãy xác định số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất sau: HF, NaF, BaF2 HCl, NaCl, NaClO, NaClO2, NaClO3, NaClO4. HBr, NaBr, HBrO, HBrO2, HBrO3, KBrO4 HI, NaI, HIO, HIO2, HIO3, HIO4. Nêu nhận xét về số oxi hoá của các halogen? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3  Tính chất hóa học cơ bản của các halogen? Giải thích?  Tính chất hoá học của các halogen biến thiên như thế nào? Giải thích?  Em hãy giải thích vì sao các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4  Nguyên nhân tính oxi hoá của các halogen?  Nguyên nhân các halogen có tính oxi hoá giảm dần từ F đến I?  Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất của chúng ? Phiếu học tập số 5 Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau: F2+H2 → Cl2+H2 → Br2+H2 → Cl2+Fe → I2+Al → Cl2+NaBr → BÀI 22: CLO A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:  Học sinh biết: - Các tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo. - Nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.  Học sinh hiểu: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh, clo còn có tính khử. 2. Kỹ năng: Học sinh có được các kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học cơ bản của clo. - Viết phương trình hoá học khi clo tác dụng với các kim loại, khí hiđro và nước. - Thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng hóa học 3.Thái độ, tư tưởng: Thông qua các tính chất của clo, học sinh biết cách và có ý thức bảo vệ môi trường. B. CHUẨN BỊ:  Giáo viên: - Giáo án, bảng hệ thống tuần hoàn, phiếu học tập. - Hóa chất và dụng cụ làm thí nghiệm + Dụng cụ: bình tam giác, môi đốt, ống hút, ống nghiệm. + Hóa chất: Sắt, đồng, thuốc tím, dung dịch HCl đặc, giấy quì. - Phim của quá trình điếu chế khí clo trong phòng thí nghiệm và mô hình điều chế khí clo trong công nghiệp và mô hình phản ứng hoá học giữa khí clo và khí hiđro. - Hình ảnh về clo trong tự nhiên, ứng dụng của clo trong đời sống và tác hại của clo.  Học sinh: - Ôn bài khái quát các halogen. - Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh về ứng dụng của clo trong đời sống và tác hại của clo. C. PHƯƠNG PHÁP Hợp tác nhóm nhỏ, đàm thoại nêu vấn đề, trực quan, sử dụng bài tập, phương pháp nghiên cứu, D. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tình huống học tập: (1 phút) GV kể câu chuyện phát xít Đức dùng khí clo giết người hàng loạt trong chiến tranh thế giới thứ hai để tổ chức tình huống học tập. Hoạt động 1: Tính chất vật lý ( 3 phút) -GV: Em hãy quan sát bình đựng khí clo,bình nước clo và kết hợp với SGK nêu tính chất vật lý của khí clo? -GV lưu ý học sinh phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị ngộ độc khí clo là đưa ra nơi thoáng khí và hô hấp nhân tạo. Do khí clo nặng hơn không khí nên việc các nhà máy thải ra trực tiếp khí clo rất nguy hiểm cho dân cư khu vực đó. Hoạt động 2: Tính chất hoá học (20 phút) - GV: Em hãy viết cấu hình electron của nguyên tử clo, công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử Cl2. -Học sinh thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập số 1 - GV: nhấn mạnh clo có tính oxi hóa mạnh. -GV: bổ sung, clo có các số oxi hóa: -1 ← 0 → +1, +3, +5, +7 (hợp chất) (đơn chất ) ( hợp chất) Vì thế trong một số phản ứng oxi hóa khử, khi số oxi hóa clo tăng , clo thể hiện tính khử. Khi số oxi hóa clo giảm, clo thể hiện tính oxi hóa. - GV lưu ý HS clo tác dụng với kim loại, khí H2, H2O và một số hợp chất. - HS quan sát bình đựng khí clo, nước clo và kết hợp với SGK để nêu tính chất vật lý của khí clo là chất khí màu vàng lục; mùi xốc; rất độc; nặng hơn không khí; tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. - HS nêu đặc điểm cấu hình e, độ âm điện của nguyên tử clo. - HS viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của đơn chất clo. - Từ cấu tạo của đơn chất, phân tử và độ âm điện của clo, HS các nhóm rút ra kết luận: clo có 7e lớp ngoài cùng, dễ nhận 1e. Vì vậy clo là một phi kim hoạt động, có tính chất đặc trưng là tính oxi hoá. - HS nêu phương trình chứng minh tính oxi hoá mạnh của clo là: + Khí clo oxi hoá trực tiếp hầu hết các kim loại tạo muối clorua. + Khí clo tác dụng khí H2 trong điều kiện có ánh sáng. - GV cho HS tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2. ( Giáo viên dùng thí nghiệm mô phỏng phản ứng hoá học giữa khí clo và khí hidro) -GV bổ sung phản ứng giữa clo với kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt. - GV đặt vấn đề: Vì sao khí clo làm quì tím ẩm đổi màu còn quì tím khô thì không? -Học sinh hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học, xác định vai trò của clo trong các phản ứng. -GV lưu ý học sinh phản ứng giữa khí clo với nước là phản ứng thuận nghịch, HClO là axit yếu nhưng là chất oxi hóa mạnh. Hoạt động 3:Trạng thái tự nhiên (5 phút) -GV: Em hãy cho biết trong tự nhiên clo tồn tại chủ yếu dạng hợp chất nào? Và vì sao clo không tồn tại ở dạng đơn chất? GV nêu phần trăm của 2 đồng vị của clo trong tự nhiên. - GV bổ sung kiến thức cho HS, NaCl chiếm 85% khối lượng các loại muối hòa tan trong nước biển. Và Biển chết nằm giữa biên giới Palestin và Giooc-đan có hàm lượng NaCl từ 23,5% đến 25%. - -HS thực hiện các thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của clo. - HS giải thích vì khí clo khi tiếp xúc với quì tím ẩm xảy ra phản ứng giữa khí clo với nước tạo thành HClO, là một chất oxi hoá mạnh bên nước clo có tính tẩy màu. - HS giải thích®do clo hoạt động hóa học mạnh nên nguyên tố clo chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế (16 phút) - GV: Em hãy nêu các tư liệu, hình ảnh về ứng dụng của clo trong đời sống, sản xuất và tác hại của clo. - GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3 theo nhóm - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm điều chế khí clo với hoá chất là KMnO4 và HCl đặc. - Giáo viên dùng phim điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm cho học sinh quan sát. - GV đặt vấn đề: Nếu thay đổi vị trí 2 bình NaCl và H2SO4 đặc thì có thu được Cl2 tinh khiết không? -GV: Em hãy cho biết tại sao sử dụng phương pháp điện phân muối ăn dùng để điều chế khí clo trong công nghiệp? Tại sao điện phân dung dịch phải dùng vách ngăn? - GV lưu ý HS, clo là sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất xút. - GV giới thiệu hình ảnh các nhà máy sử dụng phương pháp này điều chế clo. dạng hợp chất. - Các hợp chất của clo là: muối natriclorua (nuớc biển, muối mỏ); chất khoáng (KCl.MgCl2.6H2O); axit HCl (dạ dày của người và động vật) - HS đại diện nhóm trình bày các tư liệu thu thập được về ứng dụng của clo trong đời sống và những tác hại của clo. - HS các nhóm thảo luận và rút ra kết luận nguyên tắc điều chế khí clo là oxi hoá ion Cl-. - Hoá chất điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là HCl đặc, MnO2 (KMnO4, KClO3,); trong công nghiệp dùng dd NaCl. - HS: nếu thay đổi vị trí 2 bình thì clo vẫn còn lẫn hơi nước. - HS: NaCl là nguyên liệu rẻ tiền, clo được điều chế dễ và với lượng lớn, tinh khiết. Ngoài ra các sản phẩm NaOH, và H2 là những hóa chất quan trọng. Điện phân dd NaCl phải dùng vách ngăn nhằm không cho phản ứng giữa dd NaOH tạo thành tác dụng với khí clo tạo thành nước Javen. E. CỦNG CỐ: (5 phút) 1. Tính chất hóa học của khí clo? Giải thích? Viết phương trình hóa học minh họa. 2. Học sinh giải bài tập sách giáo khoa. 3. Học sinh chuẩn bị bài mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_4074845160_4277_1872647.pdf
Tài liệu liên quan