Kiến thức hai chương này theo SGK (Ban CơBản) viết tương
đối ngắn gọn, súc tích và dễhiểu. Tuy nhiên còn một vài chỗcần bổsung thêm. Ví
dụ: trong phần lực Lorentz, có thể đưa thêm một số ứng dụng của lực Lorentz. Hoặc
khái niệm từthông là khái niệm trừu tượng, ta có thể đưa ý nghĩa của từthông: số
đường cảm ứng từqua khung dây kín tăng thì từthông thay đổi Hiện tượng cảm
ứng điện từcần có nhiều ví dụkhác nhau đểthấy được dòng cảm ứng đuợc sinh ra
nhưthếnào, bằng những cách nào. Hơn nữa, việc không nói đến ứng dụng của hiện
tượng này làm HS không biết phần lí thuyết này có ý nghĩa nhưthếnào trong đời
sống và trong kĩthuật. Mặc dù đây là một phần kiến thức quan trọng, ứng dụng thực
tiễn rất lớn.
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế Website hỗ trợ dạy học hai chương Từ trường và Cảm ứng điện từ lớp 11 THPT Ban Cơ bản nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g một phần mềm
công cụ để cho mọi người có thể sử dụng một cách thuận lợi. Một trong những khả
năng ưu việt của máy tính là cho phép thiết lập (không giới hạn) các mối liên kết
giữa các yếu tố kiến thức của bài giảng nói riêng, của toàn bộ tài liệu môn học nói
chung. Khả năng này, một mặt nếu được sử dụng hợp lý và tuân thủ các quy tắc
chặt chẽ, thống nhất sẽ giúp cho việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính phổ dụng
(nhiều người có thể dùng được), có tác dụng định hướng người dùng theo kịch bản
đã định sẳn. Mặt khác, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ tạo nên những khó
khăn cho người sử dụng.
o Kết luận chương 1
Cùng với xu thế phát triển của nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia khác
trên thế giới, giáo dục Việt Nam đã và đang đẩy nhanh tiến độ đổi mới giáo dục trên
nhiều phương diện: chương trình dạy và học, PPDH, TBDH, cách kiểm tra đánh giá
và cả quản lí tài chính nhờ sự hỗ trợ đặc lực của máy tính và mạng Internet. Trong
mỗi trường học, lớp học và bản thân GV và HS cũnng đang nổ lực hết mình nhằm
đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mới, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. GV tích
cực đổi mới PPDH theo hướng hiện đại hoá với mục đích nâng cao TTC, tự lực và
sáng tạo của HS.
DH nhờ sự hỗ trợ của Website DH là sự phối hợp giữa PPDH truyền thống
và hiện đại, ở đó GV không DH chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là
hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các
nhiệm vụ học tập có ý nghĩa thực tiễn. Qua đó tạo cơ hội cho HS tự khẳng định
mình, đồng thời phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn, phát
triển kỹ năng sống và hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng
hợp, đánh giá) cho HS.
Website DH đã chứng tỏ tính ưu việt với tư cách là một phương tiện DH hiện
đại, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quá trình DH, tạo môi trường học khá
lí tưởng với đặc tính tương tác mạnh, hoàn toàn phù hợp với việc triển khai các
PPDH hiện đại. Việc xây dựng một Website hỗ trợ DH không yêu cầu cao ở người
thiết kế về kiến thức tin học. Với sự say mê, khả năng sáng tạo và các công cụ hỗ
trợ thì GV có thể thiết kế cho mình những Website như mong muốn.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC HAI CHƯƠNG “TỪ
TRƯỜNG” VÀ “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” NHẰM NÂNG TÍNH TÍCH CỰC, TỰ
LỰC VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
2.1 Phân tích chương trình SGK hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện
từ”
2.1.1 Cấu trúc nội dung:
Khái niệm từ trường
Đường cảm ứng từ
Cảm ứng từ
Từ trường
Từ trường của dòng điện chạy trong các dây
dẫn có hình dạng đặc biệt
Tương tác từ
Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện
Lực Lorentz
TỪ
TRƯỜNG
Lực từ
Ứng dụng của lực từ
Từ thông
Định luật cảm ứng điện từ
Suất điện động cảm ứng
Định luật Lenz
Từ thông.Cảm ứng điện từ
Dòng điện Foulcalt
Hiện tượng tự cảm
Suất điện động tự cảm
Độ tự cảm
CẢM
ỨNG
ĐIỆN TỪ
Tự cảm
Năng lượng từ trường
2.1.2 Vị trí của hai chương này trong chương trình Vật lí THPT
Vật lý PT
Vật lý
THCS
Vật lý
THPT
Vòng
Vòng
Cơ L6
Cơ L8
Nhiệt
Nhiệt
Quang L7
Quang L9
Điện L7
Điện L9
Âm
BTNL
Nhiệt L10 Cơ L10
Quang Điện Quang DĐ & SC
Điện
Cơ L12 HN L12
Từ vi mô
đến vĩ mô
Dòng điện có
tác dụng từ
Tác dụng từ của dòng điện, từ trường, từ phổ,
đường sức từ, từ trường của ống dây có dòng
điện,sự nhiễm từ, lực điện từ, hiện tượng cảm ứng
điện từ,điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng,
chiều dòng điện cảm ứng, máy phát điện xoay
chiều, tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
Tương tác từ,từ trường, đường
sức từ, từ trường đều, lực từ tác
dụng lên dòng điện, cảm ứng từ,
định luật Ampe, nguyên lý chồng
chất từ trường, từ trường của 1 số
dòng điện đặc biệt, lực lo-ren-xơ,
từ trường của Trái Đất, hiện
tượng cảm ứng điện từ,SĐĐ cảm
ứng, dòng điện Fucô, tự cảm,
năng lượng từ trường.
Từ trường biến thiên, năng lượng
điện từ, điện từ trường, sóng điện
từ
Định luật Cu-lông, điện trường, CĐDĐ,
đường sức điện,điện trường đều, điện
trường của 1 điện tích. Nguyên lý chồng
chất điện trường, công của lực điện
trường. công của lực điện trường, vật
dẫn và điện môi trong điện trường, năng
lượng điện trường, mật độ năng lượng
điện trường
Nhiễm
Điện
trường
xoáy
2.1.3 Sự phát triển nội dung hai chương này trong chương trình Vật lí
THPT
Khái niệm
Từ phổ
Đường sức từ
Sự nhiệm từ của
sắt, thép, nam
châm điện.
- Không gian xung quanh nam châm, dòng điện
- Tính chất: Tác dụng lực từ lên kim nam châm
Hình ảnh trực quan của từ trường
Cho phép biểu diễn từ trường.
Cách vẽ: Dùng bút chì tô dọc theo các đường mạt sắt
Chiều: Từ cực Nam sang cực Bắc xuyên dọc theo
kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức.
Đặc điểm: từ trường mạnh vẽ đường sức dày, từ
trường yếu vẽ đường sức thưa.
Dạng đường sức: đường cong khép kín.
Qui tắc xác định chiều đường sức: nắm tay phải
Lớp 9
TỪ TRƯỜNG
Khái niệm
Từ phổ
Đường sức từ
Không gian xung quanh điện tích chuyển động.
Tác dụng lực từ lên nam châm, dòng điện.
Hình ảnh trực quan của từ trường
Định nghĩa: là đường cong sao cho hướng của tiếp
tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với
hướng của vector cảm ứng từ tại điểm đó.
T/c: 4 tính chất
Lớp 11
Cảm ứng từ
- Đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ
- Phương, chiều: Quy tắc bàn tay trái
- Độ lớn:
s i n
FB
I l
Từ trường đều - là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm, các đường sức từ là những đường thẳn song
song, cách đều nhau.
Từ trường của một
số dòng điện có
dạng đơn giản
- Dòng điện thẳng:
- Dòng điện tròn:
- Ống dây:
Nguyên lí chồng
chất từ trường 1 2 . . . nB B B B
Năng lượng từ
trường Năng lượng của cuộn cảm
2
2
1 LiW
Từ trường biến
thiên
Lớp 12
2.1.4 Phân tích nội dung, PP và những khó khăn khi dạy học hai chương “Từ
trường” và “Cảm ứng điện từ” hiện nay
Hai chương này là hai chương cuối của phần kiến thức điện học lớp 11.
Chương “Từ trường” bao gồm những khái niệm và công thức cơ bản, vận dụng kiến
thức này để giải quyết các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ”.
Chương “Từ trường” gồm hai nhóm kiến thức chính: các khái niệm, đại
lượng đặc trưng của từ trường và các dạng lực từ, vận dụng chúng để giải quyết các
bài toán. Để xây dựng khái niệm từ trường, ta có thể làm một số thí nghiệm đơn
giản ngay tại lớp để HS có thể quan sát. Đồng thời GV cũng có thể đưa ra những
hình ảnh trực quan sinh động từ Website đã thiết kế sẵn. Đặc biệt trong phần này,
có minh hoạ hình ảnh của các electron chuyển động trong dây dẫn kim loại chịu tác
dụng của lực Lorentz.
Trong chương “Cảm ứng điện từ”, hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng đặc
biệt quan trọng cả về mặt khoa học cũng như về mặt kĩ thuật và những ứng dụng
trong đời sống như máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến
thế. Việc nghiên cứu và giảng dạy hiện tượng này cần phải thật kĩ, sâu sắc để HS
không những tìm hiểu một hiện tượng đó mà còn tích lũy kiến thức đảm bảo cho
việc nắm vững chắc và sâu sắc những ứng dụng vật lí và kĩ thuật của loại hiện
tượng này. SGK hiện hành chỉ giới hạn khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong
phạm vi lý thuyết, phần ứng dụng chỉ nói đến dòng điện Foucault. HS tham khảo
thêm ứng dụng trong thực tế thông qua hình ảnh và bài đọc thêm có trong Website.
Qua điều tra kết quả học tập cho thấy cả GV và HS đều gặp những khó khăn và hạn
chế nhất định nên kết quả học tập phần kiến thức này chưa cao. Sau đây chúng ta sẽ
phân tích kỹ những khó khăn này.
* Khái niệm từ thông: SGK Vật lí 11 (Ban Cơ Bản và Ban Nâng Cao) đều
mở đầu bài học của chương bằng khái niệm từ thông như một khái niệm cần thiết để
nghiên cứu những hiện tượng sau này. “Từ thông gởi qua diện tích S:
cosBS ”. Sau khi định nghĩa từ thông, SGK không giải thích gì thêm. Điều
này làm cả GV và HS đều gặp khó khăn khi Hs phải chấp nhận công thức và không
biết ý nghĩa cũng như sử dụng nó vào mục đích gì. Đây là một trong những nguyên
nhân làm kết quả học tập ở phần kiến thức này không cao.
* Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Trước khi vào bài học SGK có đưa ra vấn đề: “ Dòng điện gây ra từ trường.
Câu hỏi ngược lại: trong điều kiện nào từ trường gây ra dòng điện?”. Điều này kích
thích suy nghĩ của HS. Tuy nhiên sau đó thì lại đưa ra khái niệm “Từ thông”, rồi
quay lại thí nghiệm chứng tỏ từ trường sinh ra dòng điện. Điều này làm HS không
mạch lạc, liên tục trong suy nghĩ. Tuy nhiên thí nghiệm SGK đưa ra các thí nghiệm
về sự dịch chuyển tương đối giữa nam châm và vòng dây rồi đưa ra kết luận: “Mỗi
khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch xuất hiện một dòng điện
gọi là dòng điện ảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là
hiện tượng cảm ứng điện từ” là hợp lí. Để giúp HS hiểu rõ vấn đề này hơn, GV tiến
hành các thí nghiệm thật và ảo tại lớp. Đồng thời hướng dẫn HS tiến hành thí nhiệm
trên máy tính và trên thiết bị thật. Sau đó, ta có thể cho HS quan sát một lần nữa và
xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong từng trường hợp, đưa ra định luật
Lenz. Cụ thể là phân tích từ “chống lại”:
- Nếu từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín giảm thì trong thời
gian đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch sao cho từ trường do nó sinh ra
cùng chiều với từ trường sinh ra nó (từ trường ban đầu).
- Nếu từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín tăng thì trong thời
gian đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch sao cho từ trường do nó sinh ra
ngược chiều với từ trường sinh ra nó (từ trường ban đầu).
Khó khăn khi học phần này là sử dụng khái niệm từ thông để giải thích hiện
tượng cảm ứng điện từ (khái niệm từ thông được đưa trước). Nếu không hiểu ý
nghĩa của khái niệm từ thông thì HS không thể tiếp thu phần này. Như vậy ta phải
đưa thêm ý nghĩa khái niệm từ thông cho HS. Bên cạnh đó, các thí nghiệm xuất
hiện hiện tượng cảm ứng điện từ tuy dễ làm nhưng cần có điện kế nhạy. Ở trường
phổ thông thì đa số GV đều dạy chay. Trong thí nhiệm ảo, có rất nhiều cách thay
đổi từ thông qua mạch kín, điều này giúp HS dễ dàng quan sát và hiểu vấn đề hơn.
Đồng thời hiểu được nhiều cách ứng dụng hiện tượng này trong thực tế.
* Suất điện động cảm ứng:
Sau khi khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ chủ yếu về mặt định tính, SGK tiếp tục
khảo sát mặt định lượng. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch là do có suất
điện động cảm ứng sinh ra nó. SGK nêu lên một số thao tác thí nghiệm (dịch
chuyển nhanh hoặc chậm) để rút ra nhận xét: tốc độ biến thiên từ thông càng lớn thì
dòng điện cảm ứng càng lớn và ngược lại. Sau đó, SGK thông báo công thức tính
suất điện động cảm ứng như một đại lượng tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông
qua mạch: c t
.
* Dòng điện Foucault:
Dòng Foucault và những lợi ích của nó là một ứng dụng của hiện tượng cảm
ứng điện từ. Trong trường hợp này, GV có thể phân tích, liên hệ với máy biến thế
đã được giới thiệu trong chương trình Vật lí lớp 9 và sau này sẽ được học ở lớp 12.
Đây cũng là một khó khăn khi học phần này. Hơn nữa SGK lớp 12 chỉ nói máy biến
thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nhưng theo khảo sát thì kiến
thức HS về phần này rất mơ hồ, không nắm bắt và hiểu rõ vấn đề.
* Hiện tượng tự cảm:
+ SGK đưa ra định nghĩa từ thông riêng của một mạch kín , trong đó
L là một hệ số, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín gọi là độ tự
cảm.
Li
+ Xét hai thí nghiệm SGK đưa ra kết luận: hiện tượng tự cảm chỉ là một
trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ.; “đó là hiện tượng xuất hiện dòng
điện cảm ứng trong ống dây khi dòng điện trong chính ống dây đó biến thiên ”
+ Suất điện động tự cảm suy ra từ biểu thức suất điện động cảm ứng:
tc
ie L
t
+ Năng lượng từ trường bên trong ống dây: năng lượng tích lũy trong ống
dây khi có dòng điện chạy qua: 21
2
W L i
Nội dung chương này không nghiên cứu cụ thể những điều kiện và cách thức
để từ trường của dòng điện sinh ra dòng điện trong một mạch kín khác mà vào ngay
hiện tượng tự càm làm HS gặp khó khăn, không thể hiểu được hiện tượng tự cảm có
bản chất là hiện tượng cảm ứng điện từ.
* Nhận xét: Kiến thức hai chương này theo SGK (Ban Cơ Bản) viết tương
đối ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Tuy nhiên còn một vài chỗ cần bổ sung thêm. Ví
dụ: trong phần lực Lorentz, có thể đưa thêm một số ứng dụng của lực Lorentz. Hoặc
khái niệm từ thông là khái niệm trừu tượng, ta có thể đưa ý nghĩa của từ thông: số
đường cảm ứng từ qua khung dây kín tăng thì từ thông thay đổi… Hiện tượng cảm
ứng điện từ cần có nhiều ví dụ khác nhau để thấy được dòng cảm ứng đuợc sinh ra
như thế nào, bằng những cách nào. Hơn nữa, việc không nói đến ứng dụng của hiện
tượng này làm HS không biết phần lí thuyết này có ý nghĩa như thế nào trong đời
sống và trong kĩ thuật. Mặc dù đây là một phần kiến thức quan trọng, ứng dụng thực
tiễn rất lớn.
Hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” gồm 7 bài, dạy trong 14 tiết
gồm 10 tiết lí thuyết và 4 tiết bài tập. Ta thấy, với lượng thời gian đó, nếu vận dụng
các PPDH, hình thức DH khác nhau đem đến chất lượng và hiệu quả học tập tốt
hơn.
Việc tổ chức học tập hai chương này dưới sự hỗ trợ của Website không chỉ
cung cấp cho HS một dung lượng kiến thức nhiều hơn, có nền tảng mà còn thay đổi
không khí học tập, giúp cho các em thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi tiếp thu kiến
thức, bên cạnh đó còn rèn kuyện cho các em khả năng thu thập và xử lí thông tin,
khả năng tự học cũng được hình thành và phát triển.
2.2 Thiết kế Website:
2.2.1 Các bước cần thực hiện khi thiết kế Website hỗ trợ DH hai chương
“Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”:
2.2.1.1 Xác định mục tiêu:
Mục tiêu cần đạt được sau khi học xong một bài, một chương cần phải được
xác định một cách chính xác và cụ thể dựa trên mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học,
mục tiêu của chương, bài theo sách GV và nhu cầu, nguyện vọng và trình độ HS.
Mục tiêu kiến thức
- Hiểu được từ trường là gì? Và những vật nào gây ra từ trường?
- Phát biểu được định nghĩa về phương và chiều của từ trường tại một điểm. Biết
cách xác định chiều của đường sức từ
- Nắm được khái niệm về từ trường đều và xác định lực từ do từ trường đều tác
dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện.
- Phát biểu được định nghĩa về vecto cảm ứng từ (phương, chiều, độ lớn…) và mối
quan hệ giữa lực từ và cảm ứng từ. Phát biểu được định nghĩa phần tử dòng điện.
- Nắm được cách xác định về phương, chiều và viết được biểu thức độ lớn của vecto
cảm ứng từ của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau.
- Nắm được cách xác định về phương, chiều và viết biểu thức độ lớn của lực
Lorentz.
- Nêu được đặc trưng cơ bản của chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều,
viết được biểu thức bán kính của vòng tròn quỹ đạo.
- Viết được biểu thức và hiểu được ý nghĩa Vật lí của từ thông.
- Nắm được tính chất cơ bản là từ thông qua các mặt cùng tựa trên một mặt kín định
hướng luôn bằng nhau.
- Phát biểu được định nghĩa và phát hiện được khi nào có hiện tượng cảm ứng điện
từ.
- Phát biểu được định luật Lenz theo những cách khác nhau.
- Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Foucault
- Viết biểu thức suất điện động cảm ứng: trường hợp tổng quát từ thông qua mạch
kín biến thiên và trường hợp riêng khi đoạn dây dẫn chuyển động cắt ngang đường
sức từ..
- Phát biểu được định nghĩa và phát hiện được khi nào có hiện tượng tự cảm.
Kỹ năng: HS được rèn luyện các kỹ năng:
- Thu thập thông tin từ quan sát thực tế, thí nghiệm, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên
các phương tiện thông tin đại chúng, khai thác thông tin mạng Internet, thông tin
trên Website. Xử lí thông tin: phân tích, so sánh tổng hợp, suy luận tương tự, khái
quát hoá…để rút ra kết luận.
- Sử dụng thiết bị thí nghiệm thật và ảo. Thực tập trên thí nghiệm ảo trong Website
và sau đó tiến hành trên thiết bị thật trong phòng thí nghiệm.
- Truyền đạt thông tin: thảo luận, báo cáo kết quả. Hợp tác làm việc, trình bày, tranh
luận, bảo vệ ý kiến, lắng nghe người khác.
- Phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường. Kĩ năng
xác định mặt Nam - Bắc của dòng điện chạy trong mạch kín, phân tích và xác định
phương chiều của vecto cảm ứng từ.
- Kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải các bài tập thực tế…Rèn luyện kĩ năng tính
toán, sử dụng máy tính
- Vận dụng để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau,
vận dụng các công thức đã học để tính được suất điện động cảm ứng trong các
trường hợp khác nhau, xác định chiều dòng điện tự cảm trong các trường hợp khác
nhau
Tình cảm, thái độ, tác phong:
- Hứng thú học tập, tích cực tìm hiểu về vật lí học , nói rộng hơn là lòng yêu thích
khoa học qua việc biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của phát minh này.Có sự
nhìn nhận sâu sắc về hiện tượng cảm ứng điện từ, liên hệ với việc sản xuất điện
trong thực tế.
- Ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết của mình vào các hoạt động thực tiễn.
- Tác phong làm việc khoa học, tính trung thực, nghiêm túc, thận trọng trong khoa
học.
- Tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác trong lao
động học tập và nghiên cứu, ý thức tự học cũng như học hỏi ở người khác.
Tóm lại, nếu thực hiện được mục tiêu đề ra thì DH với sự hỗ trợ của Website
không chỉ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chương trình vật lí THPT mà các kiến thức
HS thu được sẽ rộng hơn và đạt mức độ vận dụng, phân tích, tổng hợp; các kỹ năng
tư duy bậc cao, từng bước hình thành, phát huy tinh thần tự lực và óc sáng tạo của
HS.
2.2.1.2 Xây dựng Website:
Qua phân tích, đánh giá những khó khăn và thực trạng DH hai chương này
cho thấy thiết kế website hỗ trợ tổ chức HĐNT cho HS là một việc làm cần thiết và
có thể sử dụng lâu dài và hiệu quả. Website sử dụng Tiếng Việt nên rất thuận lợi
cho các đối tượng người dùng. Cả GV và HS đều có thể sử dụng một cách dễ dàng
bằng các thao tác nhắp chuột để chọn nội dung cần nghiên cứu trên Website.
Website đã được xây dựng gồm những nội dung cơ bản như sau:
1. Trang chủ: Trang này giới thiệu cấu trúc toàn cục của Website, bao gồm các
trang như Cơ sở Vật lí, SGK, SGV, Bài giảng điện tử, Phiếu học tập…Đồng thời
cung cấp thêm các thông tin về tác giả, thời gian xây dựng website. Tất cả các phần
nội dung của Website được thể hiện trên các menu dạng nút bấm, người dùng dễ
dàng chọn lựa nội dung cần truy nhập nhờ các thao tác nhắp chuột đơn giản.
Hình 2.1. Site “Trang chủ”
2. Cơ sở vật lí:Phần này chủ yếu dành cho GV hoặc những HS thích tìm hiểu
sâu về Vật lí. Nội dung phần này được trình bày một cách khá chi tiết sâu sắc. Các
nội dung được trình bày trên quan điểm hiện đại nhằm giúp GV có thể tham khảo
để mở rộng kiến thức. Nội dung của phần này gồm các mục sau: Từ trường; Định
nghĩa cảm ứng từ ; Các đường sức từ; Điện tích chuyển động vòng tròn. Trong các
bài viết này, GV và HS có thể tìm hiểu thêm về những khái niệm cơ bản của điện từ
học, những kiến thức nâng cao dành cho HS khá giỏi. Các bài viết nêu rõ lịch sử
phát triển của Điện từ học cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội
hiện nay. Từ trang chủ của Website, nháy chuột vào mục “Cơ sở Vật lí”, site “Cơ sở
Vật lí” bao gồm 7 bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về Điện từ trường.
Hình 2.2. Site “Cơ sở vật lí”
3. SGK là tài liệu giáo khoa, trong đó kiến thức được lưu trữ và trình bày dưới
nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh,…Điều khác
căn bản giữa tài liệu điện tử và tài liệu thông thường là ở chỗ kiến thức được trình
bày cùng một lúc theo nhiều cách khác nhau: trọng tâm, đơn giản, chi tiết,…thuận
tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất. Đồng thời
giúp GV và HS có cái nhìn tổng quan về các bài học, phần nào hiểu được tinh thần
của SGK. Tài liệu điện tử cho phép tìm kiếm và thực hiện nhiều cách tiếp cận thông
tin của tài liệu một cách thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời có thể dễ dàng liên kết
đến các tài liệu khác. Thực chất đây là cuốn SGK điện tử đã được số hóa. Nội dung
phần này gồm các bài học trong SGK Vật lí lớp 11 hai chương “Từ trường” và
“Cảm ứng điện từ”. Trên website, bạn có thể dễ dàng lựa chọn phần kiến thức cần
nghiên cứu. Dựa vào những hình ảnh sinh động, đẹp mắt và khoa học, SGK này sẽ
giúp HS và GV có cái nhìn trực quan, sinh động về kiến thức cần nghiên cứu. Từ đó
giúp GV và HS có thể điều chỉnh hoạt động dạy và học một cách hợp lí, có hiệu
quả. Trong phần này, HS cũng có thể làm bài tập, trả lời câu hỏi để củng cố kiến
thức, có những câu hỏi định tính, bài tập định lượng và câu hỏi trắc nghiệm khách
quan, HS có thể ôn lại kiến thức và tự trả lời những câu hỏi để đánh giá mức độ
hiểu bài của mình. Ngoài ra, các em có thể đọc những bài đọc thêm để hiểu rõ vấn
đề học tập từ những khía cạnh khác nhau.
Để truy cập đến site “Sách giáo khoa”, tại trang chủ của Website, người sử
dụng hiện thao tác nháy chuột vào mục chọn tương ứng. Bảng mục lục của Site sẽ
hiện ra cho phép người sử dụng lựa chọn tên bài cần xem.Từ Site đang truy cập,
người sử dụng có thể chuyển đến các site khác khi nháy chuột vào Menu liên kết.
Hình 2.3. Site “SGK”
4. Sách giáo viên: Đối tượng chủ yếu sử dụng phần này là GV. Đôi khi, nếu HS
muốn tìm hiểu bài mới, để khi lên lớp học bài mới, có thể nắm bắt được ý tưởng của
giáo viên, có thể hiểu bài hơn. Đây như một quyển sách tham khảo bổ ích và đầy đủ
nội dung GV cần. Nội dung chủ yếu phân tích làm sâu sắc thêm SGK, những gợi ý
về mục đích của từng bài học, PP tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, thông tin bổ
sung về kiến thức bài học đó – giúp GV hiểu rõ, hiểu kĩ về bài mình chuẩn bị dạy,
sẵn sàng trả lời các câu hỏi của HS – PP tiến hành các thí nghiệm có trong bài, nội
dung đáp án những câu hỏi và bài tập SGK. Trong phần này có giáo án để GV tham
khảo và tự soạn cho mình những giáo án phù hợp với tình hình thực tế của từng
trường, từng lớp.
Hình 2.4. Site “Sách giáo viên”
Để truy cập đến site “Sách giáo viên”, tại trang chủ của Website, người sử
dụng thực hiện thao tác nháy chuột vào mục chọn tương ứng. Bảng mục lục của Site
sẽ hiện ra cho phép người sử dụng lựa chọn tên bài cần xem.Từ Site đang truy cập,
người sử dụng có thể chuyển đến các site khác khi nháy chuột vào Menu liên kết.
5. Phiếu học tập:Trong phần này, chủ yếu dành cho HS. HS sẽ có được những
phiếu học tập của từng bài, thực hiện chúng theo yêu cầu của GV. Dựa vào đó, học
sinh cũng có thể nắm bắt được những ý tưởng chính của từng bài học. Từ đó có sự
tập trung chú ý vào những điểm quan trọng của bài. Giúp tiếp thu bài học một cách
khoa học hơn, biết cách tóm tắt nội dung bài học, từ đó rèn luyện tính tự học cho
HS.
Hình 2.5. Site “Phiếu học tập”
6. Bài giảng điện tử: Phần này chủ yếu dành cho GV, HS cũng có thể tham
khảo để biết được tiến trình xây dựng kiến thức một bài học. Trong phần này có 8
bài giảng điện tử dành cho 7 bài trong hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện
từ” và một bài so sánh điện trường và từ trường trong chương trình SGK Vật lí lớp
11:
+ Từ trường
Hình 2.6. Site “Bài giảng điện tử - Từ trường”
+ Lực từ. Cảm ứng từ
Hình 2.7. Site “Bài giảng điện tử - Lực từ. Cảm ứng từ”
+ Từ trường của dây dẫn mang dòng điện có hình dạng khác nhau.
Hình 2.8. Site “Bài giảng điện tử - Từ trường của dây dẫn mang dòng điện có
hình dạng khác nhau”
+ Lực Lorentz
Hình 2.9. Site “Bài giảng điện tử - Lực Lorentz”
+ Từ thông. Cảm ứng điện từ
Hình 2.10. Site “Bài giảng điện tử - Từ thông. Cảm ứng điện từ”
+ Suất điện động cảm ứng
Hình 2.11. Site “Bài giảng điện tử - Suất điện động cảm ứng”
+ Tự cảm
Hình 2.12. Site “Bài giảng điện tử - Tự cảm”
+ Điện trường và từ trường
Hình 2.13. Site “Bài giảng điện tử - Điện trường và từ trường”
GV điều chỉnh theo ý mình và sử dụng khi lên lớp, HS có thể tham khảo học lại bài.
Trong bài giảng, có liên kết với các thí nghiệm ảo và thí nghiệm mô phỏng để khắc
phục hạn chế về việc không thể hoặc khó thực hiện những thí nghiệm thực.
Những bài giảng điện tử này được thiết kế công phu. Sau nhiều lần tiến hành
giảng dạy trên lớp, được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo trong tổ chuyên
môn, tôi đã điều chỉnh dần để phù hợp với từng bước giảng dạy trên lớp. Thể hiện
sự phối hợp nhịp nhàng giữa bài giảng điện tử và GV, giữa GV và HS, kết hợp với
các TBDH truyền thống khác, làm tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn HS hơn.
Hình 2.14. Site “Bài giảng điện tử”
Từ trang chủ, nháy chuộc vào mục “Bài giảng điện tử” để truy cập vào site
“Bài giảng điện tử”. Bảng Menu liên kết của site sẽ cho phép người sử dụng lựa
chọn tên bài giảng để trình diễn bằng Power Point.
Khi trình diễn bài giảng, nếu muốn thoát thì chỉ cần nhấn thì lập tức
sẽ về site “Bài giảng điện tử”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89957LVVLPPDH019.pdf