Luận văn Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN . 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Nhiệm vụ của đề tài .7

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .8

5. Phạm vi nghiên cứu .8

6. Giả thuyết khoa học.8

7. Phương pháp nghiên cứu .8

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 10

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.10

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT .12

1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học.12

1.2.2. Những nét đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học [12] .13

1.2.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [33].14

1.2.4. Vai trò của CNTT trong dạy học.15

1.2.5. Thuận lợi và khó khăn khi tìm kiếm và sử dụng thông tin trong giảng dạy bằngCNTT.17

1.3. Tự học .17

1.3.1. Tự học (Khái niệm, mục đích, vai trò).17

1.3.2. Các hình thức tự học .19

1.3.3. Mối quan hệ giữa dạy và tự học.20

1.3.3. Tự học trên internet (Ưu điểm – Nhược điểm) .21

1.4. Website - website dạy học .23

1.4.1. Khái niệm [48], [15].23

1.4.2. Đặc điểm của website dạy học .23

1.4.3. Tác dụng.24

1.4.4. Nguyên tắc xây dựng website .24

1.4.5. Yêu cầu của website dạy học (nội dung-hình thức).24

1.5. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học hoá học THPT .254

1.5.1. Mục đích điều tra.25

1.5.2. Đối tượng điều tra .25

1.5.3. Nội dung điều tra.26

1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả.26

1.5.5. Kết quả điều tra .27

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU

CƠ LỚP 11 THPT. 33

2.1. Tổng quan về chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 THPT.33

2.1.1. Vị trí - Cấu trúc .33

2.1.2. Đặc điểm phần hoá học hữu cơ trong chương trình hoá học phổ thông .33

2.1.3. Yêu cầu về kiến thức - kỹ năng của phần hoá học hữu cơ.34

2.1.4. Ý nghĩa của phần hoá học hữu cơ trong chương trình THPT và các nguyên tắc sư

phạm cần đảm bảo khi giảng dạy [23] .44

2.2. Các định hướng khi thiết kế website.45

2.2.1. Định hướng về nội dung.45

2.2.2. Định hướng về hình thức.46

2.2.3. Định hướng về kỹ thuật và sử dụng .47

2.3. Lựa chọn phần mềm thiết kế website .47

2.3.1. Các phần mềm chính .47

2.3.2. Một số phần mềm hỗ trợ .52

2.4. Quy trình thiết kế website hỗ trợ dạy học phần hóa hữu cơ .55

2.4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng sử dụng .55

2.4.2. Bước 2: Lựa chọn nội dung, cấu trúc, các phần mềm thiết kế và hình thức thích

hợp cho website.55

2.4.3. Bước 3: Sử dụng phối hợp các phần mềm thiết kế website .56

2.4.4. Bước 4: Thử nghiệm website .56

2.4.5. Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện website.56

2.5. Website hỗ trợ daỵ học phần hóa hữu cơ lớp 11 .57

2.5.1. Cấu trúc website .57

2.5.2. Mục đích thiết kế các trang nội dung website.57

2.5.3. Nội dung website.59

2.6. Cách thức sử dụng website .71

2.6.1. Đối với giáo viên.72

2.6.2. Đối với học sinh .77

2.6.3. Một số chú ý khi sử dụng website.825

2.6.4. Sử dụng website nâng cao hiệu quả dạy học.82

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 86

3.1. Mục đích thực nghiệm.86

3.2. Đối tượng thực nghiệm.86

3.3. Nội dung thực nghiệm .86

3.4. Tiến hành thực nghiệm.87

3.5. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm.87

3.6. Kết quả thực nghiệm .89

3.6.1. Kết quả đánh giá về mặt định lượng .89

3.6.2. Kết quả đánh giá về mặt định tính.97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 104

1. Kết luận.104

2. Kiến nghị.105

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 108

PHỤ LỤC . 112

pdf122 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của phản ứng cháy b. Xicloankan 37 * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan, tính chất vật lí - Điều chế và ứng dụng của xicloankan. Hiểu được: - Cấu trúc phân tử của xiclopropan, xiclobutan. - Tính chất hoá học + Phản ứng cộng mở vòng của xiclo propan (với H2, Br2, HBr) và xiclobutan (với H2). + Phản ứng thế và phản ứng oxi hóa. * Yêu cầu về kĩ năng - Quan sát mô hình phân tử, rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan. - Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học cơ bản của xicloankan. - Viết được PTHH dạng CTCT biểu diễn tính chất hóa học của xicloankan. 2.1.3.3. Hiđrocacbon không no a.Anken * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Khái niệm hiđrocacbon không no, anken, ankađien, ankin. - Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken. - Tính chất vật lí chung của anken - Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. Ứng dụng. Hiểu được: - Cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken - Tính chất hóa học của anken. + Phản ứng cộng hidro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo qui tắc Maccopnhicop, sơ lược cơ chế cộng. + Phản ứng trùng hợp. + Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím). 38 * Yêu cầu về Kĩ năng - Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. - Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các đồng phân tương ứng với một CTPT (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). - Viết các PTHH của phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa, phản ứng trùng hợp cụ thể. - Phân biệt được anken với ankan cụ thể. - Giải được bài tập: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken, tính % thể tích trong hỗn hợp khí có anken cụ thể, bài tập khác có liên quan. b. Ankađien * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Công thức chung, phân loại. - Phương pháp sản xuất buta–1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp Hiểu được: - Đặc điểm cấu trúc của liên kết đôi liên hợp . - Tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng hiđro, cộng halogen và hiđro halogenua, phản ứng trùng hợp. * Yêu cầu về kĩ năng - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử.., rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien cụ thể. - Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-đien và isopren. - Giải được bài tập: Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan. d. Ankin 39 * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin. - Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, công nghiệp. Hiểu được: - Tính chất hoá học tương tự anken : Phản ứng cộng H2, Br2, HX , phản ứng oxi hoá. - Tính chất hoá học khác anken: phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in. * Yêu cầu về kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất. - Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể. - Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của axetilen. - Biết cách phân biệt ank-1- in với anken, ank-1- in với ankađien bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập: Tính % thể tích khí trong hỗn hợp, chất phản ứng, một số bài tập khác có liên quan. 2.1.3.4. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên a. Benzen và ankyl benzen * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Định nghĩa, cấu trúc phân tử, đồng đẳng, đồng phân và danh pháp. - Tính chất vật lí. Hiểu được: - Tính chất hoá học: + Mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hóa học. + Phản ứng thế của benzen và toluen : halogen hóa, nitro hóa (điều kiện phản ứng, quy tắc thế; sơ lược cơ chế thế ). + Phản ứng cộng Cl2, H2 vào vòng benzen. + Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi hóa nhóm ankyl. * Yêu cầu về kĩ năng - Viết được cấu trúc phân tử của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. 40 - Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của benzen, toluen; vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Giải được bài tập: Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc % khối lượng của các chất trong hỗn hợp, một số bài tập khác có liên quan. b. Stiren và Naphtalen * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của stiren và naphtalen . Hiểu được: - Tính chất hóa học của stiren: trùng hợp, đồng trùng hợp, phản ứng oxi hóa, cộng (vào nhánh hoặc vòng benzen). - Tính chất hóa học của naphtalen: phản ứng thế brom và nitro hóa; cộng hiđro, oxi hóa bằng oxi không khí (có xúc tác V2O5). * Yêu cầu về kĩ năng - Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hóa học của stiren và naphtalen. - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen. - Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập: Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp, bài tập khác có nội dung liên quan. c. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên * Yêu cầu về kiến thức Biết: - Thành phần hóa học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. - Thành phần hóa học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên. - Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ. * Yêu cầu về kĩ năng - Đọc, tóm tắt thông tin trongbài học và trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét. - Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam. 41 - Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống. 2.1.3.5. Dẫn xuất halogen - ancol – phenol a. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân và danh pháp. - Tính chất vật lí và hoạt tính sinh học, ứng dụng . Hiểu được: - Tính chất hoá học cơ bản: Phản ứng thế nguyên tử halogen (trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm OH- sơ lược cơ chế phản ứngthế; phản ứng tách hiđro halogenua theo quy tắc Zaixep, phản ứng cơ magie. * Yêu cầu về kĩ năng: - Gọi tên các dẫn xuất halogen theo 2 cách. - Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học và một số ứng dụng chính. - Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng.theo công thức phân tử.. - Phân biệt một số chất dẫn xuất halogen cụ thể. - Giải được bài tập: Tính khối lượng nguyên liệu để sản xuất một khối lựong xác định dẫn xuất halogen, bài tập khác có nội dung liên quan. b. Ancol * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol. - Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro; phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol. Hiểu được: - Tính chất hóa học: phản ứng thế H của nhóm - OH (phản ứng chung của R-OH, phản ứng riêng của glixerol), phản ứng thế nhóm - OH ancol, phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit/ xeton, phản ứng cháy. * Yêu cầu về kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C - 5C). 42 - Viết được PTHH minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Giải được bài tập: Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hóa học, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol, một số bài tập có liên quan. c. Phenol * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại phenol, tính chất vật lí. Hiểu được: - Tính chất hoá học: Phản ứng thế H ở nhóm -OH (tính axit: tác dụng với natri, natri hiđroxit), phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước brom), ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol. - Một số phương pháp điều chế hiện nay, ứng dụng của phenol. - Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. * Yêu cầu về kĩ năng - Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của phenol. - Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập: Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng, một số bài tập khác có liên quan. 2.1.3.6. Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic a. Anđehit – Xeton * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Định nghĩa anđehit và xeton, đặc điểm cấu trúc phân tử, phân loại, danh pháp. - Tính chất vật lí - Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. - Một số ứng dụng chính của formanđehit, axetanđehit, axeton. Hiểu được: - Tính chất hóa học của anđehit: phản ứng cộng (cộng hiđro, nước, hiđro xianua), phản ứng oxi hoá (tác dụng với nước brom, dung dịch thuốc tím, tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), phản ứng ở gốc hiđrocacbon. 43 - Xeton có phản ứng cộng với hiđro và phản ứng ở gốc hiđrocacbon * Yêu cầu về kĩ năng - Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit và xeton, kiểm tra dự đoán và kết luận. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của anđehit, axeton. - Giải được bài tập: Phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hoá học,tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan. b. Axit cacboxylic * Yêu cầu về kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại, danh pháp. - Phương pháp điều chế axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Ứng dụng của axit axetic và axit khác. Hiểu được: - Cấu trúc phân tử , tính chất vật lí và liên kết hiđro. - Tính chất hoá học: + Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế (phân li thuận nghịch trong dung dịch, xét hằng số Ka, ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon, của nhóm thế có độ âm điện lớn). + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh. + Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit (tác dụng với ancol tạo thành este, tách nước liên phân tử). + Phản ứng ở gốc hiđrocacbon (no, không no, thơm). * Yêu cầu về kĩ năng - Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hóa học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm. - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học. - Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. 44 - Giải được bài tập: Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan. 2.1.4. Ý nghĩa của phần hoá học hữu cơ trong chương trình THPT và các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy [23] 2.1.4.1. Ý nghĩa Cùng với hóa học đại cương, hóa vô cơ, các kiến thức hóa hữu cơ tạo thành một hệ thống kiến thức toàn vẹn của chương trình hóa học phổ thông đáp ứng mục tiêu cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực để có thể giải quyết được một số vấn đề xảy ra trong đời sống sản xuất có liên quan đến hóa học. Các chất hữu cơ ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống với các ứng dụng thực tiễn thiết thực và rộng khắp trong các ngành kinh tế quốc dân như may mặc, thực phẩm, dược phẩm, năng lượng, vật liệu xây dựng Khi nghiên cứu hóa học hữu cơ, HS có được khái niệm đầy đủ, toàn vẹn về các chất hóa học và những biến đổi của chúng, và việc nghiên cứu các chất hữu cơ để hình thành khái niệm chất hữu cơ, ngành hóa học hữu cơ. Khi nghiên cứu các quá trình biến đổi của các chất hữu cơ sẽ giúp HS hình thành khái niệm phản ứng hóa học hữu cơ đồng thời phát triển, hoàn thiện khái niệm chung về phản ứng hóa học. Thông qua việc nghiên cứu tính chất các chất hóa học giúp HS hiểu sâu sắc hơn về mối liên hệ biện chứng giữa thành phần, cấu tạo phân tử với tính chất các chất hữu cơ. Các kiến thức về điều chế, sản xuất, tổng hợp các chất hữu cơ hình thành ở HS các kiến thức kỹ thuật cơ bản của nền sản xuất hóa học hữu cơ, công nghệ sản xuất, tổng hợp hữu cơ hiện đại và các kỹ năng thiết lập qui trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu đã có. Đây chính là các kiến thức kỹ thuật tổng hợp mang tính hướng nghiệp cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học hóa học. Các kiến thức ứng dụng thiết thực, phong phú của các hợp chất hữu cơ giúp cho HS thấy rõ mối liên hệ giữa các tính chất của các chất hữu cơ với các ứng dụng thực tiễn của chúng, ý nghĩa của việc nghiên cứu tính chất các chất phục vụ lợi ích con người và vai trò to lớn của hóa học trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội phát triển đất nước. Như vậy các kiến thức phần hóa hữu cơ là những nội dung không thể thiếu được trong chương trình hóa học phổ thông giúp cho HS có được kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, toàn diện, có nhận thức đúng về thế giới tự nhiên, vai trò của hóa học với sự phát triển 45 xã hội từ đó có nhân sinh quan sống đúng đắn, thể hiện thái độ tích cực của mình đối với trách nhiệm học tập hóa học, với tự nhiên, môi trường. 2.1.4.2. Các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy phần hoá học hữu cơ - Khi nghiên cứu các chất hữu cơ không nên tách biệt chúng với các chất vô cơ, tách biệt hoá hữu cơ với hoá vô cơ. - Khi nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cần chú ý vận dụng kiến thức lý thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ để làm tăng khả năng giải thích, dự đoán lý thuyết, vận dụng lý thuyết giải quyết vấn đề nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức, tư duy cho HS. - Cần chú trọng rèn luyện thường xuyên kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học trong quá trình nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể. - Cần tăng cường sử dụng mô hình, tranh vẽ, các phần mềm tin học nhằm mô tả đầy đủ, đúng đắn cấu trúc các phân tử hợp chất hữu cơ giúp HS quan sát, hiểu đúng được đặc điểm cấu tạo phân tử, sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân tử. - Khi hình thành khái niệm mới cần chú trọng liên hệ, củng cố, phát triển các kiến thức có liên quan trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ. - Cần chú ý thực hiện kết hợp các nhiệm vụ dạy học hoá học một cách hợp lí. Chú trọng phát triển tư duy, năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình thành thế giới quan khoa học cho HS trong sự kết hợp chặc chẽ với nhiệm vụ trí dục, truyền thụ kiến thức, kỹ năng hoá học thông qua việc tổ chức, điều khiển các hạt động học tập của HS. 2.2. Các định hướng khi thiết kế website 2.2.1. Định hướng về nội dung • Đảm bảo tính hệ thống Nguyên tắc cơ bản của giáo dục đòi hỏi phải cung cấp tri thức khoa học theo một trật tự logic chặt chẽ và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo một cách tuần tự. Bản thân khoa học bao giờ cũng là một hệ thống sự kiện, những khái niệm khoa học, những định luật và học thuyết trong đó phản ánh một lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan và những quy luật phát triển của nó, cho nên sẽ không thể nắm vững được những khoa học nếu như không nghiên cứu, tiếp thu tri thức khoa học trong hệ thống của nó. Tính hệ thống được thể hiện trong việc trình bày nội dung kiến thức theo một trình tự chặt chẽ, khái niệm và nguyên lý cho trước giúp cho sự phát triển của khái niệm và nguyên 46 lý ra sau, điều nêu ra sau được suy ra từ những điều cho trước, tất cả đều có quan hệ khăng khít với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất của từng lĩnh vực khoa học. • Đảm bảo tính khoa học Giáo dục đòi hỏi phải trang bị cho HS những tri thức khoa học chính xác phản ánh đúng bản chất của sự vật khách quan đã được thực tiễn chứng minh, giúp cho HS tiếp cận được một số phương pháp nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng thói quen suy nghĩ và tác phong làm việc khoa học. Tính khoa học giúp HS có tư duy đúng đắn, không bóp méo sự vật và hiện tượng thế giới khách quan, có sự hiểu biết chính xác về bản chất của sự vật và các quy luật vận động của chúng trên cơ sở nắm được hệ thống tri thức và những quan điểm khoa học về tự nhiên, xã hội và tư duy. • Đảm bảo phù hợp trình độ học sinh Mỗi HS có một trình độ, mức độ tiếp thu tri thức là khác nhau. Do đó, khi thiết kế cần chú ý đến định hướng này để đảm bảo sản phẩm có thể được sử dụng cho nhiều trình độ HS. Nếu tài liệu chỉ đáp ứng được yêu cầu của số ít HS thì hiệu quả sử dụng đạt được không cao. • Đảm bảo tính hiện đại Nội dung giáo dục đòi hỏi phải luôn chứa đựng những tri thức khoa học hiện đại. Tính hiện đại đảm bảo cho giáo dục cập nhật được những thông tin mới, cần thiết tránh sự lạc hậu trong nội dung, gạt bỏ những thông tin lỗi thời, mất giá trị thực tiễn. 2.2.2. Định hướng về hình thức • Đảm bảo tính thẩm mỹ Khi thiết kế nên chú ý đến định hướng này vì nó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của website. Các màu sắc trong web phải có sự phù hợp, hòa quyện với nhau, tránh sử dụng các màu trong cùng một trang lại ‘che’ nhau hoặc làm cho web trở nên nhức mắt người sử dụng. Cách sắp xếp nội dung, hình ảnh trong website cũng phải có logic nhất định giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm và nhìn phải đẹp. Thường các hình ảnh hay phim được đưa vào website dưới dạng các bộ sưu tập theo từng chủ đề. • Đảm bảo tính thân thiện Tính thân thiện là tính chất đảm bảo website dễ nhìn, chứa đựng các thông tin gần gũi, cần thiết với người sử dụng. 47 2.2.3. Định hướng về kỹ thuật và sử dụng • Đảm bảo tính tiện lợi Tính tiện lợi được thể hiện khi người dùng có thể sử dụng web một cách dễ dàng, phù hợp với nhiều trình duyệt. • Đảm bảo tính dễ dàng Tính chất này thể hiện ở sự dễ dàng mở, tìm kiếm và download tài liệu. • Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của các trường THPT hiện nay được trang bị không đồng đều, do đó website được thiết kế phải đảm bảo sử dụng trong điều kiện tối thiểu là chỉ cần có máy vi tính. • Hỗ trợ tốt cho GV giảng dạy và HS tự học Mục đích thiết kế là giúp quá trình dạy học do đó website phải chứa đựng những nội dung học tập cần thiết cho quá trình dạy học. 2.3. Lựa chọn phần mềm thiết kế website 2.3.1. Các phần mềm chính Có rất nhiều phần mềm dùng trong quá trình thiết kế website nhưng ở đây chúng tôi chọn giới thiệu một số một số phần mềm tiêu biểu. Đây là những phần mềm dễ dàng download miễn phí trên mạng cũng như về cách thức sử dụng cũng dễ dàng. Ngoài tác dụng tạo ra website phần mềm còn có thể giúp GV tạo ra bài giảng với một giao diện hoàn toàn mới, kích thích sự tò mò của HS. 2.3.1.1. Front Page 2003 a. Giới thiệu về FrontPage 2003 Đây là phần mềm dùng trong việc thiết kế website chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng. Đã được ra đời và phát triển từ năm 2000 đến nay nên phần mềm đã được cải tiến rất nhiều. - Mở FrontPage 2003: Start → Programs → Microsoft Office → Microsoft FrontPage 2003 48 Hình 2.1. Màn hình làm việc của FrontPage 2003 Hầu hết mọi tác vụ thực hiện đều nằm trong môi trường FrontPage Explorer. Đây là phần khung của môi trường FrontPage, ở đó sẽ quản lý các trang Web một cách hữu hiệu. - Một số lưu ý khi sử dụng phần mềm + Phải tạo thư mục chứa website trước khi tạo lập trang web chính thức. + Tạo các thư mục riêng chứa các hình ảnh, phim, flash, âm thanh, các nội dung cần chèn vào web. Tạo những trang Web chất lượng cao: nếu chưa có kinh nghiệm thiết kế Web, bạn có thể tận dụng các Site mẫu để tham khảo và xây dựng nội dung các trang Web. Quản lý môi trường sử dụng: Có thể khống chế việc phân bổ trang Web của đến một số người khác cũng như hạn chế người sử dụng trang Web trên máy. Quan sát những nội dung hình ảnh trong trang Web: có thể dùng đặc tính quan sát mạnh của FrontPage để xem hình ảnh và những nội dung trong trang Web. Ngoài ra có thể quan sát và theo dõi từng trang Web đã được nối từ những site khác mà vẫn đảm bảo chất lượng của nó. Sử dụng lại những trang Web cũ: Nếu máy đã có những nội dung cũ nào đó muốn chúng trở thành trang Web mới, không cần phải tạo lại trong FrontPage. Có thể dễ dàng dùng FrontPage Explorer để nhập những thông tin thêm vào trang Web. Thao tác sửa đổi đơn giản, thuận tiện: FrontPage kết hợp những nội dung trong tập tin với chương trình bạn đã dùng để tạo nên chúng. Cũng có thể sửa đổi tập tin bằng cách 49 double-click vào biểu tượng của chúng thay vì mở lại theo một tác vụ riêng. Ngoài ra cũng có thể thay đổi những sự kết hợp chương trình để tạo ra tính toán an toàn. Bao hàm các danh sách thực hiện: Việc quản lý các trang Web có thể là công việc không đơn giản, Explorer đưa thêm một đặc tính mới mang tên Tasks List cho các trang Web để dễ dàng đặt tên, theo dõi và hoàn chỉnh lại những tác vụ còn đang dở. Cũng có thể dùng phần tiện ích này để chỉ định những công việc cho các thành viên khác, và ngay cả có thêm một vài tác vụ tự động thêm và loại bỏ khi cần thiết. b. Ưu điểm phần mềm FrontPage so với các phần mềm khác - Dễ sử dụng, có thể tự tham khảo tài liệu hướng dẫn để thực hiện được các thao tác trên phần mềm. - Giáo viên có thể sử dụng phần mềm tạo ra bài giảng để trình chiếu dưới dạng website đơn giản gây hứng thú hơn cho HS bên cạnh các phần mềm trình chiếu khác. - Tuy đơn giản nhưng phần mềm vẫn tích hợp đầy đủ các tính năng để người thiết kế tạo trang web với đầy đủ ứng dụng. 2.3.1.2. Smart Notebook a. Bảng thông minh Smart Board dùng với phần mềm Smart Notebook SMARTBOARD là bảng tương tác thông minh. Khi kết nối SMARTBOARD cùng máy vi tính và máy chiếu, ta sẽ có 1 hệ thống vùng trình chiếu mà trên đó các thao tác được thực hiện bằng ngón tay hoặc bút điện tử. Bạn có thể dùng bút điện tử hoặc ngón tay để thay cho chuột máy tính và điều khiển trực tiếp máy vi tính trên vùng trình chiếu. Với SMARTBOARD, người dùng có thể tạo ra các hiệu ứng tương tác tuyệt vời trong việc truyền đạt nội dung trên những lĩnh vực khác nhau như: hội thảo, triển lãm sản phẩm, hội nghị thương mại, họp báo truyền hình, giới thiệu sự kiện, các sự kiện truyền thông SMARTBOARD được kết hợp cùng với phần mềm SMART Notebook mạnh mẽ, cho phép người dùng điều khiển và thao tác trên bảng dễ dàng và thuận lợi với nhiều tiện ích. Các chức năng mạnh mẽ đó bao gồm viết, xóa, chỉnh sửa văn bản, nhận dạng chữ viết tay, bàn phím ảo tích hợp, đường thằng và bảng biểu, phát lại các định dạng âm thanh và video, đo kích thước và góc, các giáo cụ điện tử, chạy slide trình chiếu, xem lại các tương tác đã thực hiện, xoay đối tượng, tạo liên kết, hé lộ 1 phần màn hình, đèn chiếu màn hình, chụp ảnh màn hình, lưu các chữ viết tay hoặc chỉnh sửa và soạn thảo trong Microsoft Office thao tác với trang và chỉnh sửa tập tin, in ấn, lưu giữ 50 SMART Notebook được tích hợp nguồn thư viện với nhiều đối tượng ứng dụng cho các lĩnh vực như anh văn, toán, vật lý, sinh học, hóa học, con người và văn hóa Có thể sử dụng các đối tượng đó theo yêu cầu của từng môn học. Nó cũng hỗ trợ các tập tin hình ảnh, các file dạng DOC, PPT, XLS. Các trang và tập tin được tạo bằng SMART Notebook được lưu dưới dạng *.notebook hoặc *.xbk. Ngoài ra ta cũng có thể xuất ra các đuôi PPT, PDF, HTML và những file hình dạng đuôi png, jpeg, gif, bmp. Hình 2.2. Kết nối giữa bảng thông minh, máy chiếu và máy tính Cấu hình tiêu chuẩn: SMARTBOARD: 1 bảng tương tác, 1 sợi cáp USB 10M, 1 bộ treo tường, 1 đĩa CD (bao gồm các driver mới nhất), 1 phần mềm SMART Notebook . Yêu cầu hệ thống: Windows XP/2003/Vista/Win7 PentiumII hoặc cao hơn 64 MB RAM (khuyến khích 128 MB ) 1G ổ cứng trống (để cài đặt đầy đủ) 1 cổng USB 1 máy chiếu (các loại máy chiếu thông dụng hiện có) b. Giới thiệu phần mềm SMART NOTEBOOK Phần mềm SMART Notebook là một phương tiện giảng dạy mang tính tương tác và chuyên nghiệp, được thiết kế cho các bảng tương tác. Thông qua SMART Notebook, giáo 51 viên có thể thực hiện được nhiều nhiều chức năng tương tác chẳng hạn như ghi, xóa, nhãn (label trong ký tự, đường thẳng, kích thước và góc), kéo, zoom, ẩn hoặc lộ ra màn hình, chú ý, chụp ảnh màn hình và lưu lại, ghi lại màn hình và phát lại, nhận dạng chữ viết tay, bàn phím ảo trên màn hình, nhập văn bản, siêu liên kết đến video, âm thanh và trang web. Nó có giao diện thân thiện, hoạt động dễ dàng, sự tương tác của con người - máy tính trở nên mạnh mẽ. Có thể nắm được cách sử dụng nó trong vòng 10 phút mà không cần qua đào tạo chuyên ngành. Hệ thống này tương thích với phần mềm khác, cũng hỗ trợ văn bản, chỉnh sửa văn bản, đánh dấu, hình ảnh chèn, bản vẽ, và các hiệu ứng đặc biệt khác nhau và chức năng trình diễn Powerp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_02_4245825301_6377_1871516.pdf
Tài liệu liên quan