Luận văn Thơ Anh Ngọc từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

PHẦN MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài. 5

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10

4. Phương pháp nghiên cứu. 11

5. Đóng góp của luận văn. 12

6. Kết cấu của luận văn . 12

PHẦN NỘI DUNG . 13

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT

VÀ QUAN NIỆM THƠ ANH NGỌC . 13

1.1 Một số vấn đề lý luận về tƯ duy thơ . 13

1.1.1 Tư duy. 13

1.1.2. Tư duy nghệ thuật. 13

1.1.3. Tư duy thơ . 15

1.2. Quan niệm thơ Anh Ngọc. 16

1.2.1 Tiểu sử. 16

1.2.2 Hành trình sáng tác của Anh Ngọc. 17

1.2.3Quan niệm sáng tác của Anh Ngọc. 21

Tiểu kết. .

CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

TRONG THƠ ANH NGỌC. . .

2.1. Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Anh Ngọc

pdf28 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ Anh Ngọc từ góc nhìn tư duy nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bốn mặt, Điệp khúc vô danh, Thơ tình rút từ nhật ký, Cây xấu hổ, Vị tướng già, Cho một người ... đóng góp lớn cho văn học hiện đại Việt Nam nói chung và thơ ca hiện đại 8 nói riêng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về sáng tác của ông chưa thật xứng đáng. Hầu hết đó là những bài viết ngắn, những cảm nhận, những nhận xét mang tính khái quát, đăng rải rác ở một số tờ báo.Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số ý kiến tiêu biểu. Nhà thơ Xuân Diệu trong Bàn về công việc làm thơ, (báo Văn nghệ, 1973) cho rằng :“Làm một bài thơ trung bình trở lên đâu có dễ huống hồ đây là cả một trường ca hàng ngàn câu, như một trận đánh lớn, phải điều binh khiển tướng thế nào, không thông minh và trường vốn thì dễ bị hụt hơi lắm. Vậy mà Anh Ngọc đã có tới bốn trường ca, từ Sóng Côn Đảo, Sông núi trên vai, Sông Mê Kông bốn mặtvàĐiệp khúc vô danh ” [12]. Với những trường ca kể trên Xuân Diệu đã khẳng định: “Anh Ngọc để lại ấn tượng: Anh là một thi sĩ” [12] Trần Hòa Bình trong bài Ngàn dặm và một bước trên báo Nhân Dân ra ngày 31/3/1985 cũng nhận xét:“Một số bài thơ của Anh Ngọc lôi cuốn người đọc bởi những ý tưởng thâm trầm và thấu đáo. Anh Ngọc biết nắm bắt những chi tiết, sự việc, nhiều sức biểu cảm. Có thể thấy rằng những vần thơ của Anh Ngọc thường được viết nên bởi những cảm xúc, sự rung động của chính con tim nhà thơ”. Lê Thị Tuyết Nga trong bài: Những trang thơ chân thành xúc động (1994) đã viết: “Thơ Anh ngọc không phải loại thơ làm xiếc bằng ngôn từ cũng không phải loại thơ thường được đọc to trên các diễn đàn, mà những lời độc thoại nội tâm sâu lắng, những lời độc thoại tâm tình từ trái tim không bao giờ yên tĩnh của nhà thơ. Anh viết đúng những gì mình suy nghĩ. Thơ Anh Ngọc không vay mượn, không từ bất cứ tiếng vọng của hồn thơ nào”.[35] Đoàn Minh Tuấn trong bài Những ngọn lửa màu lá non đọc thơ tình rút từNhật kí của Anh Ngọc cũng khẳng định:“Anh Ngọc là nhà thơ của những tư tưởng, ý nghĩa đúng và mới, không câu nệ vào hình thức miễn sao phát biểu một cách chính xác nhất tình cảm của mình” Trong bài thơ Người lính ấy là tôi trên báo phụ nữ Việt Nam số 31 (1/8/1997) tác giả Thành Sơn cho rằng: “Bắt đầu từ những cảm xúc hiện thực, thơ Anh Ngọc giàu chất liên tưởng mơ mộng” 9 Trong số các bài viết về Anh Ngọc thì Với nhà thơ Anh Ngọc thế gian đẹp và buồn(tháng 2 năm 2008) của tác giả Nguyễn Hữu Quý là bài viết công phu nhất. Nguyễn Hữu Quý đã rất sâu sắc và nhạy bén khi nhận ra được sự thay đổi trong hồn thơ Anh Ngọc. Tác giả đã chỉ ra được nét độc đáo trong nội dung và hình thức thơ, đặc biệt là trường ca của Anh Ngọc. Nhà báo Nguyễn Xuân Hải trong bài Những câu thơ vẫn hành quân không nghỉ (tháng 6 năm 2008) đã nhận xét về Anh Ngọc như sau:“Đọc thơ ông đều thấy hiện lên “Tình yêu- nỗi đau” rất thật.Nhưng đó là tình yêu - nỗi đau mang đậm chất lính”.Những câu thơ như thể thực sự đã đồng cảm được với một thế hệ thanh niên ra trận”.Tác giả bài báo cũng thấy được “nhờ chuyến đi Côn Đảo đầy kỷ niệm và đầy cảm xúc ấy đã giúp Anh Ngọc thành công trong trường ca Sóng Côn Đảo” [20]. Trong bài viết Nhà thơ Anh Ngọc nhận giải thưởng Văn học Mê Kông lần thứ 2 (tháng 2 năm 2009), nhà báo Phúc Nghệ đã rất chú trọng đến “nguồn thi hứng” để Anh Ngọc viết nên Trường ca Sông Mê Kông bốn mặt. Và tác giả nhận xét “Trường ca mới thực sự là thế mạnh của nhà thơ Anh Ngọc” [36]. Trong bài viết Tôi viết về Campuchia từ máu thịt (tháng 2 năm 2009), tác giả Đoàn Minh Tâm đã tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của trường ca Sông Mê Kông bốn mặt. Đi sâu vào tác phẩm, tác giả đã so sánh “Theo tôi thông thường tên (nhất là của thể loại trường ca) đều là những hình ảnh mang tính biểu tượng cao lặp đi lặp lại trong tác phẩm nhưng ở Sông Mê Kông bốn mặt, hình tượng con sông Mê Kông tương đối nhạt nhòa mà thay vào đó là sự trở đi trở lại của nhân vật trữ tình tôi”. Khi đọc Sông Mê Kông bốn mặt, Đoàn Minh Tâm thấy “cảm hứng của tác giả đi từ sự kinh ngạc, khâm phục rồi ngợi ca vẻ đẹp của các công trình kiến trúc trên đất Campuchia ... và dừng lại ở những chiêm nghiệm về cái sự vĩnh hằng và bình dị của cuộc sống. Con đường đi của cảm hứng sáng tác như vậy tương đối dài ” [55]. 10 Tác giả cảm nhận “Phải chăng Sông Mê Kông bốn mặt không chỉ viết về đất nước Campuchia mà còn viết về Việt Nam, và rộng hơn nữa là về cõi đời này” [55]. Trong bài Nhiều ám ảnh đã đưa tôi đến với trường ca (tháng 2 năm 2009), nhà báo Nguyễn Quang Việt đã viết: “Khi đã trực tiếp cầm súng chiến đấu, thực hiện chiến tranh, lặn sâu vào người lính giúp ông (tức nhà thơ Anh Ngọc) kịp nhận ra rằng, để tái hiện lại “gương mặt” chiến tranh thì những bài thơ thuần túy cảm xúc là chưa đủ. Anh Ngọc tìm đến trường ca như một tất yếu về thể loại và biểu đạt ... Có thể nói rằng, trường ca đã góp phần không nhỏ làm nên tầm vóc thơ Anh Ngọc” [69].Tìm hiểu trường ca Sóng Côn Đảo, tác giả đã thấy “Xuyên suốt trường ca là sự trở đi trở lại của hình tượng sóng. Hình tượng sóng đan xen và kết dính theo chuỗi dài làm nên mạch cảm xúc mênh mông và sâu lắng về nỗi đau và niềm căm uất không cùng của cả một thế kỷ ngục tù”. Nguyễn Quang Việt đã nhận xét một cách khái quát nội dung trường ca Anh Ngọc: “Nếu như Sóng Côn Đảo quy mô rộng về tinh thần bất khuất của dân tộc thì Sông núi trên vai đặt ra vấn đề khá đặc thù: phụ nữ và chiến tranh ...”.“Sông Mê Kông bốn mặt cũng khái quát tấn bi kịch của hai dân tộc Campuchia và Việt Nam cách nay đã ba mươi năm, một sự ám ảnh không dứt” [69]. Với những nghiên cứu về thơ Anh Ngọc kể trên, các tác giả đã phần nào chỉ ra những đặc điểm, vẻ đẹp và sức sống riêng của thơ và trường ca Anh Ngọc. Dù còn sơ lược, đó là những gợi ý hết sức quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.Trên cơ sở tham khảo những ý kiến của người đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu thơ Anh Ngọc nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật để từ đó làm rõ thế giới nghệ thuật và những biểu tượng đặc sắc cũng như nhân vật trữ tình trong thơ ông. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi vào thế giới nghệ thuật thơ Anh Ngọc nhằm tìm hiểu về tư duy thơ tác giả. Chỉ ra những đặc trưng trong tư duy nghệ thuật thơ Anh Ngọc thông qua 11 nội dung và các phương thức biểu hiện như: những biểu tượng đặc sắc, ngôn ngữ, thể loại Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn về thơ Anh Ngọc trong quá trình nghiên cứu khảo sát chúng tôi luôn đặt thơ ông trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, trong sự so sáng đối chiếu với một số nhà thơ khác. Tất cả nhằm đưa ra những kết luận khách quan về tư duy thơ Anh Ngọc góp phần khẳng định chỗ đứng và giá trị của ông đối với nền thơ ca nước nhà. Trong luận văn, chúng tôi tập trung đi sâu vào các tập thơ đã được xuất bản: - Ngàn dặm và một bước, Nxb Tác phẩm mới, năm 1984 - Thơ tình rút từ nhật ký,NxbVăn học, năm 1993 - Hương đất màu cờ, Nxb Quân đội Nhân dân, 1997 - Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Nxb Văn học, 1997 - Sông Mê Kông bốn mặt, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu loại hình căn cứ vào những đặc điểm thể loại của thơ ca để nghiên cứu tư duy thơ Anh Ngọc - Phương pháp nghiên cứu vận dụng thi pháp học để nghiên cứu các đặc điểm về ngôn ngữ biểu tượng hình ảnh thể loại trong thơ - Phương pháp nghiên cứu lịch sử đặt thơ Anh Ngọc trong bối cảnh hoàn cảnh trong sự vận động chung của thơ hiện đại - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp thống kê 12 - Đồng thời, luận văn vận dụng những thành tựu khoa học của các ngành: lí luận văn học, lí thuyết tiếp nhận, thi pháp học, phương pháp luận nghiên cứu văn học trong quá trình nghiên cứu và triển khai. 5. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu thơ Anh Ngọc từ góc nhìn tư duy nghệ thuật có ý nghĩa đóng góp đối với việc nghiên cứu một cách toàn diện sự nghiệp thơ ca của Anh Ngọc. Qua những phát hiện trong luận văn, tôi mong muốn có thể cung cấp cho bạn đọc thấy được những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ, biểu tượng và thể loại thơ Anh Ngọc từ đó thấy được cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ ông. Đề tài cũng góp phần làm nổi bật những đóng góp tích cực của Anh Ngọc trong quá trình hiện đại hoá thơ ca Việt Nam nói riêng và nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ Anh Ngọc Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ Anh Ngọc. Chương 3: Ngôn ngữ, biểu tượng và thể loại thơ trong thơ Anh Ngọc. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM THƠ ANH NGỌC 1.1 Một số vấn đề lý luận về tƣ duy thơ 1.1.1 Tư duy Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần. Theo triết học duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối” với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao.Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của triết học mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật.Đối với tâm lý học thì tư duy được nghiên cứu đặt trên mối quan hệ qua lại với các phương diện khác nhau của nhận thức.Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu ở cơ chế thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của quá trình tư duy của con ngườiNhư vậy tư duy là toàn bộ hoạt động tâm lý của con người, chỉ con người mới có. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liềnvới hoạt động của các tế bào não, M.Rodentan, P.Iudin định nghĩa về tư duytrong cuốn Từ điển triết học như sau: “Tư duy là hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi, gần 16 tỉ tế bào thần kinh”. Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự việc, hiện tượng mà ta chưa từng biết. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005): “Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận v.v...” 1.1.2. Tư duy nghệ thuật 14 Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân nhận định: “Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật” [5]. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức.Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của tư duy là ngôn ngữ. Cơ sở của tư duy là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ước lệ, nó hướng tới nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể), có thể cảm nhận theo xác suất khả năng và tất yếu. Như vậy điều quan trọng nhất của tư duy nghệ thuật chính là sáng tạo từ đó biểu đạt nó qua các biểu tượng nghệ thuật. Mỗi người nghệ sĩ đều có cách lựa chọn biểu tượng khác nhau để bộc lộ tư duy và cách nhìn thế giới của mình. Mỗi nhà văn nhà thơ lại nhìn thế giới theo những cách riêng biệt, có cá tính tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo. Cái khắc nghiệt của văn chương là ở chỗ hướng đến cái tôi, cái cá nhân, cái duy nhất vì vậy cần thực sự say mê tìm tòi và sáng tạo thì cái độc đáo của người nghệ sĩ mới bộc lộ tạo ra được sự độc tôn. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy nghệ thuật nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã nhận định: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối sâu sắc của thế giới quan và nhận sinh quan của người sáng tác”[57,tr54]. Tư duy nghệ thuật khác với tư duy khoa học ở chỗ tư tưởng, tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy. “Hình tượng nghệ thuật được coi là hình tượng của cảm xúc, nghĩa là năng lượng tình cảm còn lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành” [57,tr54]. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống trong đó các nhân vật có đường đi và số phận của chúng. 15 Bằng những độc thoại đối thoại tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động của con người qua những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác thế giới quan của con người cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu. Qua đây ta nhận ra thơ trực tiếp gắn với thế giới tâm hồn của con người mà tâm hồn con người lại mang những cung bậc cảm xúc vô cùng phức tạp nên thơ có thể dễ dàng cảm nhận được. 1.1.3. Tư duy thơ Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật nhưng nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ khả năng biểu hiện của ngôn ngữ thơ phong phú và đa dạng. Mặt khác, phương tiện ngôn ngữ của tư duy thơ là một phương tiện có tính giao tiếp xã hội hóa cao độ cho nên thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang suy tư. Cái tôi trữ tình trong thơ được bộc lộ phong phú nhờ kho biểu tượng phong phú và đa dạng. Biểu tượng mà nhà thơ sử dụng có khi gần gũi có khi trừu tượng cách xa, có khi chỉ là những sự vật vô cùng nhỏ bé. Tùy vào cảm xúc và dụng ý, trí tưởng tượng chiều sâu suy luận mà thi sĩ chọn cho mình những biểu tượng khác nhau. Thơ là sự bộc lộ trực tiếp, là tiếng nói thiết tha của tâm hồn, là tiếng gọi nồng nhiệt của trái tim. Đặc trưng chủ yếu của thơ là cảm xúc là tình cảm do đó thơ hướng đến chức năng biểu hiện. Ở thơ ta bắt gặp những thăng trầm cảm xúc đó có thể là nỗi niềm riêng tư trong hạnh phúc đôi lứa, về nỗi đau chia ly, về khát vọng sống Đó cũng là những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người thăng trầm của xã hội ở đó có tình yêu quê hương đất nước, có niềm tự hào dân tộcThơ sẽ tồn tại mãi khi con người còn có nhu cầu bộc lộ cảm xúc vui buồn của mình vì vậy thơ có đóng góp lớn và tạo ra tiếng nói rất riêng không thể thiếu của nền văn học dân tộc. Từ những đặc trưng của thơ mà thi sĩ có khả năng liên tưởng phong phú mà đa dạng nhờ đó mà tư duy thơ có khả năng 16 hướng nội, hướng ngoại.Tùy từng thời điểm phong cách riêng mà mà thi sĩ chọn cho mình những cách tư duy phù hợp. Tư duy hướng nội thường phổ biến trong thơ trung đại và thơ lãng mạn nơi cái tôi thi sĩ lên ngôi. Ở đó tác giả tự nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái tôi nội tại của mình. Tư duy hướng ngoại phổ biến ở giai đoạn văn học cách mạng, thi sĩ say mê thể hiện cái ta trong mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng. Đối tượng mà tư duy hướng ngoại phản ánh là cuộc sống xã hội được trình bày dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Bắt nhịp với nền thơ ca dân tộc, thơ Anh Ngọc là sự kết hợp hài hòa giữa tư duy hướng nội và tư duy hướng ngoại tạo nên dấu ấn riêng mang đậm nét cá tính. Ông đã diễn giải những từ khúc riêng tư và những đa đoan cháy bỏng của cuộc đời để rồi từ đó gieo vào tâm hồn người đọc những tình cảm yêu mến lạ lùng để lại niềm hoài nhớ mênh mang cho độc giả. Qua đó ta có thể rút ra được rằng: Tư duy nghệ thuật lấy phương tiện tư duy bằng các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là cảm xúc của người nghệ sĩ thông qua trí tưởng tượng phong phú và sự liên tưởng tinh tế mà người nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu tượng mới. 1.2. Quan niệm thơ Anh Ngọc 1.2.1 Tiểu sử Nhà thơ Anh Ngọc tên thật là Nguyễn Đức Ngọc, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1943 tại Nghi Lộc - Nghệ An. Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Công an Nhân dân nhà thơ Anh Ngọc đã từng tâm sự: “Tôi theo nghiệp văn chương như mũi tên đặt sẵn trên cây cung. Không ai bắt đâu, cũng không có ý thức làm văn, mà thật sự có một tình yêu và thiên hướng nằm sẵn trong máu”.Anh Ngọc còn có bút danh khác là Ly Sơn. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông giảng dạy ở trường Thương nghiệp rồi trở thành lính thông tin liên lạc và gắn bó với quân đội. Ông là cựu chiến binh mặt trận Quảng Trị năm 1972. Anh Ngọc từng là 17 phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của tạp chí Văn nghệ quân đội; có mặt tại nhiều chiến trường B, K và biên giới (1973-1979). Ông sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện, ký và cả dịch thuật. Ông đã đạt được rất nhiều giải thưởng văn chương như: Giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1970 – 1972 với chùm thơ viết về Quảng Trị, Giải A cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1975 với trường ca Sóng Côn đảo, tặng phẩm thơ hay 1979 của tạp chí Văn nghệ Quân đội với chương Khúc ca dưới bóng Ăng Co (trích trường ca), tặng phẩm thơ dịch hay năm 1996 của tạp chí Văn học nước ngoài, Giải thưởng văn học sông Mê Công lần thứ hai của Hội nhà văn ba nước Đông Dương năm 2009 với trường ca Sông Mê Công bốn mặt. Ngày 27/12/2012, ông vinh dự được nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. 1.2.2 Hành trình sáng tác của Anh Ngọc Anh Ngọc là một trong số những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là một nhà thơ trẻ mặc áo lính vì thế trong ông luôn luôn hừng hực sức trẻ, sự nhạy cảm và luôn quẫy cựa trong nhận thức các vấn đề xã hội. Mạch sáng tạo trong ông thường không ào ạt, mà thong thả, có lúc loay hoay như đang cân nhắc một điều gì khó nói. Và hành trình đi tìm những cảm hứng mới, những sáng tạo mới, những hình ảnh mới vẫn được nhà thơ tiếp tục nỗ lực hết mình để cống hiến những giá trị đích thực cho nền thi ca dân tộc. Hành trình sáng tạo thơ của nhà thơ Anh Ngọc cũng là hành trình hình thành tư duy nghệ thuật. Trước 1975, Anh Ngọc sáng tác các tác phẩm: Cây xấu hổ (1972), Sài Gòn đêm giao hưởng (1975). Ông nổi tiếng từ chùm thơ được giải nhì cuộc thi báo Văn nghệ 1972 -1973, trong đó có bài thơ Cây xấu hổ, sáng tác vào ngày 31/5/1972 tại mặt trận Quảng Trị. Cây xấu hổ có sức lan tỏa nhanh trong công chúng yêu thơ, nhất là thế hệ thanh niên sinh viên nhập ngũ vào những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Điều này cũng là một điều dễ hiểu khi đây là bài thơ có 18 cấu tứ lạ, dựa trên đặc điểm của một loài cây vốn dĩ khá quen thuộc với người dân quê song lại rất hiếm khi được đưa vào thơ ca, và qua cách dẫn chuyện khéo léo, tác giả đã làm nổi bật sự hồn nhiên yêu đời của những chàng lính trẻ đang bám trụ tại một địa bàn khắc nghiệt, ở một thời điểm khốc liệt. Hoàn cảnh ra đời của Cây xấu hổ rất đặc biệt, Anh Ngọc viết trong khoảnh khắc ngắn ngủi của một chiều hè đỏ lửa năm 1972. Anh Ngọc tâm sự: “Còn nhớ, một buổi trưa, tôi một mình, một cây súng đi nối đường dây vừa bị đứt tôi không nghĩ tới điều gì to tát mà chỉ thường thực một phản xạ không điều kiện là nhảy bổ vào những bụi cây lúp xúp ven đường tránh bọn giặc trời. Và lần ấy tôi đã lao ngay vào một lùm xấu hổ và bị loài cây nhỏ đầy gai này cào cho tứa máu Chiều ấy về đơn vị tôi đã viết về loài cây này” [20].Và những câu thơ như thể thực sự đã đồng cảm được với một thế hệ thanh niên ra trận: Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ Ướp vào trong trang sổ của mình Và chuyện này chỉ cây biết với anh. Bằng thủ pháp đối lập, Anh Ngọc đã khẳng định sức sống không gì vùi dập được của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Âm hưởng thời đại, âm hưởng thi ca đã tác động vào thơ ông tạo nên giọng điệu hăm hở, say mê và có phần hào sảng. Đọc Sài Gòn Đêm giao hưởng trước mắt chúng ta hiện lên một Anh Ngọc sáng láng, bay bổng và cũng rất thiết tha: Phút này đây ta giành trọn cho nhau Anh trọn của em đến tận cùng ý nghĩ Giai điệu đẹp như hồn em cao quý Anh nhắm mắt vào uống cạn suối âm thanh. 19 Từ 1975 đến 1986, Anh Ngọc sáng tác các tác phẩm: Sóng Côn Đảo (1975), Hương đất mầu cờ (1977), Ngàn dặm và một bước (1984). Giai đoạn này ông sáng tác ít và Sóng Côn Đảo có lẽ tạo được tiếng vang nhất. Chia sẻ về Sóng Côn Đảo, Anh Ngọc trả lời trên Báo Quảng Nam số ra ngày 30/4/2015: “Côn Đảo là một địa danh nhạy cảm. Ngay sau ngày giải phóng Sài Gòn, khi nghe tin các tù nhân Côn Đảo nổi dậy tự giải phóng, với tư cách là phóng viên Báo Quân đội nhân dân, tôi đã có mặt ở Vũng Tàu để theo tàu hải quân ra đảo. Vừa được nghe kể lại, vừa tự mình đi khắp hòn đảo tù ngục, chứng kiến tận mắt cảnh địa ngục trần gian vốn đã biết qua sách báo. Những gì mắt thấy tai nghe ấy đã gây trong tôi ấn tượng cực mạnh và trường ca Sóng Côn Đảo được hình thành ngay từ đó”. Xuyên suốt trường ca là sự trở đi trở lại của hình tượng sóng, đan xen và kết dính theo chuỗi làm nền mạch cảm xúc mênh mông và sâu lắng về nỗi đau và niềm căm uất không cùng của cả một thế kỷ ngục tù: Sau sóng đấy, lại sóng và sóng nữa Bốn phương gió một mình ta ở giữa Biển vô biên là biển của tù đày Biển căm hờn gầm thét biển thương đau Tiếp theo phần “Sóng” và “Biển” là “Đảo” - quê hương của những con người biệt xứ, với nỗi cô đơn như cái bóng của chính mình: Muốn gửi lòng theo sóng đến muôn nơi Mỗi con sóng đi kể một cuộc đời. Đích đến là từng xà lim - cận cảnh của nỗi đau xé lòng: Tiếng gió gào trên chuồng bò mùa đông Tiếng nắng dội chuồng heo trưa mùa hạ Tiếng thê thiết những chiều mưa hầm đá Bốn bức tường tiếng vực xoáy bên trong Hành trình của sóng là hành trình vượt qua cái chết: 20 Nhưng đất cát quê hương kẻ thù không giết nổi Lại trùng trùng như sóng lớn nhấp nhô Và rồi, trở về giữa lòng mẹ Việt Nam: Những bàn chân bước qua ngàn cái chết Những bàn tay chặt bỏ mọi gông cùm. Có thể nói rằng, lịch sử của Côn Đảo với bước đi của một thế kỷ chiến đấu oanh liệt, vượt qua bao xiềng xích để cuối cùng đến với tự do đã được tô đậm qua bản trường ca. Giai đoạn từ 1986 đến bây giờ là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của hồn thơ Anh Ngọc. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm: Ba cuộc đời một trái bóng (Truyện ký, 1986), Sông Mê Kông bốn mặt (Trường ca, 1988), Điệp khúc vô danh (Trường ca, 1993), Thơ tình rút từ nhật ký (Thơ, 1993), Sông núi trên vai (Trường ca, 1995), Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi (Thơ, 1997), Mạnh hơn tuyệt vọng (2001) Sau cuộc chiến, cái phần hào sảng trong ông ít dần đi mà thay vào đó là sự lắng sâu, xoáy xiết: Những bước chân xin hãy nhẹ nhàng hơn/ bài điếu văn cũng đừng sang sảng quá/ rừng thổn thức để rơi vài chiếc lá/ lá thì vàng mà tóc họ đang xanh (Điệp khúc vô danh). Cái ngây ngất của Sài Gòn đêm giao hưởng đã được thay bằng nỗi thổn thức của người cầm bút. Chiến tranh được phản ánh sâu hơn ở một góc độ khác: nỗi mất mát đau thương vô cùng to lớn mà dân tộc này, đất nước này gánh chịu. Anh Ngọc chỉ muốn viết đúng lòng mình và hình như cũng muốn bù lại cái phần khiếm khuyết, thiếu hụt của thơ trong chiến tranh. Từ trường ca Sông Mê Kông bốn mặt, Anh Ngọc đã thể hiện sự trở về của mình, ông có ý thức hướng thơ mình vào những vấn đề muôn thủa của con người, đó là sự sống và cái chết, chiến tranh và hòa bình với những trang viết đầy đam mê, tâm huyết. Ngoài sáng tác thơ, Anh Ngọc còn viết tiểu luận, phê bình. Ông tỏ ra là cây bút viết phê bình sắc sảo và có sự am hiểu sâu sắc về lý luận. Ông cũng là một dịch giả có tài. Tuy nhiên mặt mạnh của Anh Ngọc thể hiện rõ nhất là ở thể loại thơ và nhất là trường ca. 21 1.2.3 Quan niệm sáng tác của Anh Ngọc Mỗi nghệ sĩ đều có những suy nghĩ, sự trải nghiệm khác nhau nên họ có những quan niệm khác nhau về nghệ thuật. Nhà thơ Anh Ngọc đã từng bộc lộ: Có hai câu thơ phác họa rõ nhất về tâm hồn và tinh thần thơ ông. Một là câu thơ do chính ông viết :“Điều không thể nói lại là điều không thể giấu”, một là của nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu: “Làm sao sống được mà không yêu”. Điều này cho thấy rằng Anh Ngọc không muốn giấu mình trong một vỏ bọc, ông muốn trải nghiệm, tự do phóng khoáng trong hiện thực để viết, sáng tác. Trong quan niệm của ông: Cuộc sống đơn giản hơn ta tưởng rất nhiều/ Và phức tạp hơn ta từng nghĩ. Rõ ràng, những câu thơ mang chất triết luận này, người ta khó có thể viết được khi còn trẻ, lúc ông chưa va đập nhiều với cuộc đời, còn ít từng trải, chưa chứng kiến nỗi bi thương và nỗi tầm thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004635_9668_2006156.pdf
Tài liệu liên quan