Luận văn Thơ tình Puskin

Thơ tình Puskin sở dĩ đến được với công chúng yêu văn học, ngoài cấu tứ thơ mạch lạc, hình ảnh trong sáng, còn một phần không thể thiếu cho sự thành công của ông đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nó góp phần đưa thơ ông đến gần hơn với độc giả trên toàn thế giới bởi ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, giản dị mà đậm chất trí tuệ và giàu tính nhạc.

Puskin nghĩ và nói về tình yêu như một nguyên lí trong sáng, có khả năng thức tỉnh và tái tạo con người. Tất cả mọi cung bậc của tình yêu đi vào trong thơ tình Puskin bằng một nét độc đáo riêng.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ tình Puskin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lôgíc tâm trạng nhưng có sự kết hợp rất khéo với lí trí. Sự hài hoà giữa cảm xúc và lí trí đã tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho bài thơ. Tâm trạng được thể hiện không quá bản năng nhưng cũng không quá nặng nề khô cứng. Cảm xúc có khi mâu thuẫn với lí trí nhưng lại được giải quyết một cách rất hợp lí, hợp với sự phát triển của mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Một tình yêu chân thành của một trái tim biết yêu thương thực sự đã thể hiện một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Một vấn đề thuộc về đạo đức và nhân cách con người đã được nhà thơ thể hiện dưới một hình thức giản dị và giàu khả năng gợi cảm. Đây cũng chính là một trong những thành công nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Puskin. 3.3.TÍNH TRIẾT LÝ TRONG THƠ TÌNH PUSKIN: Bên cạnh những nét nổi bật về những cung bậc cảm xúc và quan niệm trong tình yêu, thơ Puskin còn chứa đựng trong đó một giá trị đáng được trân trọng, đó là tính triết lí. Tình yêu trong thơ Puskin không đơn thuần là tình yêu thông thường với ý nghĩa bình thường của nó, mà nó còn hàm chứa những tư tưởng tiến bộ và tích cực. Nó luôn hướng con người ta sống tốt hơn trong cuộc sống. Puskin đã giáo dục ý thức con người bằng những vần thơ chân chất mà đầy trí tuệ. Đó là điều mà chỉ có Puskin mới có thể nghĩ đến và làm được. Puskin là người may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có môi trường giáo dục tốt, nhân cách của Puskin đã được kế thừa từ sự chăm sóc chu đáo và sự thương yêu hết mực của hai người phụ nữ, đó là bà nhũ mẫu tốt bụng và bà ngoại hiền lành, giản dị. Chính hai người phụ nữ ấy đã dạy cho Puskin không chỉ những kiến thức về văn hóa, văn học dân gian mà họ còn truyền dạy cho Puskin những kinh nghiệm sống cũng như rèn luyện Puskin trở thành một con người thánh thiện, luôn có một tấm lòng vị tha và bao dung , là một người với sự hội tụ của chân- thiện- mĩ khi mà xã hội Nga lúc bấy giờ được xem là thời kì đen tối của nước Nga với những sự đảo lộn trong lối sống và nhân cách con người. Những trải nghiệm thực tế trong tình yêu dã tạo nên một Puskin đầy chất lãng mạn và đa tình. Trong suốt cuộc đời 38 năm ngắn ngủi của mình, Puskin đã trải qua hang trăm mối tình với hàng trăm thiếu phụ và quý bà thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Với Puskin, mối tình nào cũng như mối tình đầu tiên, luôn đẹp đẽ và ẩn chứa những cung bậc cảm xúc khác nhau. Tất cả tạo nên những thi vị khó quên trong suốt cuốc đời nhà thơ. Hàng trăm bài thơ tình của Puskin ra đời từ những nguồn cảm xúc trong thi vị yêu đương bởi những cuộc tình mà nhà thơ đã trải nghiệm. Mỗi bài thơ như một trang nhật kí ghi lại cảm xúc của nhà thơ trong những buổi đầu gặp gỡ, những suy tư về tình yêu đơn phương hay những phút giây dỗi hờn vì vô tinh…Với tài năng và trí tuệ của mình, Puskin đã sáng tạo ra những áng thơ bất hũ. Những tuyệt tác của Puskin đã nhanh chóng đến với độc giả khắp năm châu và được hưởng ứng cuang nhưu đánh giá rất cao về giá trị của nó. Vì trong thơ Puskin, không chỉ thể hiện tài năng, trí tuệ siêu việt của nahf thơ đa tài, của một con người luôn luôn lao động miệt mài, hết lòng vì nghệ thuật văn chương, mà còn chứa đựng một tư tưởng lớn- tư tưởng mang tính thời đại, một giá trị nhân bản vô cùng to lớn với những triết lí sâu sắc mà gần gũi . Mỗi bài thơ tình của ông như một bài học giáo dục, rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, giúp con người sống tốt hơn, cư xử cho đúng mực hơn trong tình yêu. Có thể khẳng định rằng tình yêu lứa đôi là thứ tình cảm thiêng liêng và dặc biệt nhất trong tháp đồ tình cảm của loài người. Nó chứa đựng rất nhiều bí ẩn, huyền diệu mà loài người không thể lí giải hết được. Ngay cả Puskin cũng không sao lí giải thỏa đáng vì sao lại co tình yêu và vì sao người ta lại yêu nhau nữa. Với Puskin, tình yêu được triết lí như một sự vô tình của tạo hóa, nó dẫn dắt và đưa hai tâm hồn đồng địu đến với nhau một cách tự nhiên nhất và lạ lùng nhất: Vô tình anh gặp em Rồi vô tình thương nhớ Đời vô tình nghiệt ngã Nên chúng mình yêu nhau (Vô tình) [12; tr._] Hay: Chúng nó cứ bảo nhớ là yêu Còn anh thì không biết nữa Tình yêu với anh sao kỳ lạ thế Lúc xa rồi mới thấy mình yêu ! (Nhớ) [12; tr._] Tình yêu được nảy nở từ sự vô tình, một cuộc gặp gỡ tình cờ nào đó. Hai con người xa lạ từ hai nơi khác nhau, gặp nhau rồi yêu nhau. Định mệnh như đã sắp đạt cho cuộc gặp gỡ ấy. Họ yêu nhau từ ánh mắt đàu tiên của buổi đầu gặp gỡ. Đó là những rung cảm đặc biệt, người đời đặt cho nó cái tên “Tình yêu sét đánh”. Con người phương Đông luôn quan niệm rằng tất cả là sự sắp đặt của tạo hóa, mọi mối lương duyên đều đã được định sẵn bởi một thần linh nào đó. Và mội người đã được định sẵn cho mình một nửa còn lại. Tình yêu luôn chứa đựng những sự diệu kì và bất ngờ. Chỉ lần đầu gặp gỡ, chỉ với cái nhìn đầu tiên người ta đến với những phút giây ngọt ngào và khó quên của tình yêu: Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu: Trước mắt anh em bỗng hiện lên, Như hư ảnh mong manh vụt biến, Như thiên thần sắc đẹp trắng trong. (Gửi..) [12; tr.54] Những giây phút của buổi đầu gặp gỡ thật đặc biệt và ý nghĩa. Đó là những rung động đầu đời của con tim đang khát khao một tình yêu cháy bỏng, tựa hồ như một tia sét làm người ta sửng sờ, mê dại một cách khó tả, vừa mừng vui lại pha lẫn sự hồi hộp. Đó sẽ mãi là một kỉ niệm ngọt ngào mà ta mại không quên, những giây phút huyền diệu và ý nghĩa của đời người. Tâm trạng, cảm xúc, không gian và thời gian ấy sẽ luôn là những ấn tượng khó phai, như là một hương vị đậm đà theo bạn mãi. Tình yêu có đôi khi đến với ta như một sự vô tình, không cần phải tìm kiếm. Tuy nhiên, đôi khi cả cuộc đời bạn chạy theo một tình yêu nào đó nhưng đến cuối đời bạn chỉ còn lại một mình trơ trọi, cô đơn. Và lúc đó bạn nhận ra rằng mình đã chạy theo những ảo ảnh và không thể nắm bắt nó được. Tình yêu xuất phá từ sự rung động của hai trái tim, cùng nhịp đập, hơi thở, cùng có sự giao hòa và đồng cảm. Có những người đã yêu nhau từ lần đầu gặp gỡ, nhưng cũng có nhiều người tuy ở gần nhau, luôn ở cạnh nhau nhưng giũa họ chi có thể dừng lại ở mức độ tình bạn. Khoảng cách giữa tình bạn và tình yêu chỉ mỏng manh như sợi chỉ mỏng manh, nhưng sợi chỉ vô hình ấy nhiều lúc lại như một khoảng không bao la ngăn cách tình yêu của con người, khiến hai con tim không thể giao hòa với nhau, đành để lại trong sâu thẳm tâm hồn họ một nỗi niềm âm thầm không hy vọng: Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen (Tôi yêu em) [12; tr.83] Là một người từng trải trong tình yêu, Puskin hiểu rất rõ những cảm xúc trong tình yêu. Thơ tình của ông miêu tả những cung bậc tình yêu một cách sâu sắc. Trong đó những cảm xúc ghen tuông được Puskin đè cập đến như một thứ thi vị làm tăng chất sức sống, thiêng liêng của tình yêu. Những khoảnh khắc hờn ghen, giận dỗi là một phút giây sôi nổi của tình yêu, vì có yêu thì mới có ghen, đôi khi sự ghen tuông làm cho tình yêu bị lung lay, đổ vỡ. Nhưng qua đó ta mới hiểu được giá trị đích thực của tình yêu. Trong tình yêu cần phải có sự thông cảm và một tấm lòng vị tha. Nếu cuộc đời đảo điên Xin chớ buồn, chớ hận Sống qua ngày ưu phiền Là ngày vui lại đến. Tim sống vì tương lai Hiện tại dù u uất Sự đời là thoáng chốc Qua rồi- thành thân thương. (Nếu cuộc đời đảo điên) [12; tr.55] Không phải tất cả những gì mình thấy trước mắt cũng điều là thật, phải biết lắng nghe, suy nghĩ một cách thấu đáo và sáng suốt. Vì ghen tuông sẽ làm con người ta trở nên mù quáng và mất đi sự sáng suốt. Bạn phải có một tấm lòng rộng mở, phải học cách cảm thông. Tình yêu nào dù tha thiết sâu đậm đến đâu thì cũng có những lúc sóng gió. Có những giây phút ngọt ngào, hạnh phúc thì cũng có những lúc hờn ghen, giận dỗi. Tình yêu là như thế, Puskin muốn những ai đang yêu cần hiểu : trong tình yêu có những lúc người ta không hiểu nhau, ghen tuông nhau, giận hờn nhau nhưng tất cả củng chỉ vì họ yêu nhau nên tỏ ra như vậy. Bạn cần phải biết quý trọng những giây phút bên nhau, để yêu và được yêu đã là một điều khó nhưng để giữ được tình yêu thì càng khó hơn. Mỗi người điều có những khuyết điểm riêng, vì vậy phải biết thông cảm và sẽ chia cùng nhau, để có thể hiểu nhau sâu sắc hơn. Cô gái hay ghen khóc sụt sùi, Trách chàng trai trẻ mãi không thôi. Ngả xuống vai cô...chàng thiếp ngủ, Quên hờn ru giấc ngủ cô cười. (Cô gái hay ghen khóc…) [12; tr.111] Sự ghen tuông, dỗi hờn như một con dao hai lưỡi. Nó vừa là thi vị của tình yêu lại vừa là tác nhân tạo nên những xung đột trong tình yêu. Mỗi người trong chúng ta cần phải có một tấm lòng bao dung, rộng lượng để có thể đứng vững trước những cơn sóng lớn từ lòng ích kỷ của bản thân. Một tấm lòng bao dung sẽ giúp bạn xua tan đi sự ích kỷ, đố kỵ với sự hờn ghen. Điều đó sẽ giúp cho tình yêu bền chặt hơn, sâu đậm hơn. Nhà thơ muốn hướng con người ta trở nên thánh thiện hơn, giáo dục con người sống nhân bản hơn, có trách nhiệm hơn trong tình yêu. Bản thân nhà thơ đã là một tấm gương sáng về lòng bao dung, một người biết chế ngự cảm xúc của mình trong mọi tình huống. Với Puskin, tâm hồn thánh thiện của ông không là nơi dành cho lòng đố kỵ hay hờn ghen vô lý: Xin lỗi em vì một lý do nào? Em sẽ chẳng dừng chân nơi tôi đang đứng đợi Thì lúc ấy vẫn xôn xao lá mới Hàng cây đang hồi hộp chẳng nghỉ ngơi Cây thẳng thắng chưa tin điều phản bội Tôi có gì em đến nổi làm ngơ? Xin lỗi em vì một lý do nào? Em vờ vĩnh than phiền tôi đủ tội Thì lúc ấy tôi vẫn tìm trong bóng tối Chưa nhuộm đen được hết trái tim mình Muốn thật biết ai mới là gian dối (Xin lỗi em) Tình yêu là sự rung động của hai tâm hồn động cảm, biết chia sẽ và lắng nghe cùng nhau. Khi yêu ai cũng hy vọng tình yêu của mình sẽ đi đến kết quả mĩ mãn, trường tồn theo thời gian, không bao giờ phai mờ. Nhưng cuộc sống không bao giờ vận động theo một quy luật bất biến nào cả, nó luôn chứa đựng nhũng bất ngờ và trắc trở. Tình yêu cũng nằm trong quy luật ấy. Khi yêu thì người ta còn thề non hẹn biển, cùng nhau vượt qua khó khăn và mơ ước về những điều tốt đẹp. Trong tình yêu, có những người yêu nhau đến trọn đời, sống hạnh phúc với tình yêu của mình, đó thật sự là điều mỗi người trong chúng ta đều mong muốn. Tuy nhiên nói đến tình yêu là phải nói đến cảm xúc. Khi cảm xúc đã không còn tức là tình yêu cũng đã hết. Nếu đã không còn yêu nhau nữa thì hãy dành cho nhau những gì tốt đẹp, luôn cầu chúc cho người yêu sẽ tìm được một niềm hạnh phúc mới, đừng vì lòng ích kỷ của bản than mà phải làm khổ nhau. Cố níu giữ làm gì khi đã không còn tình yêu. Anh không còn tự dối thôi Nỗi sầu anh chẳng trọn đời dõi em Chuyện tàn có thể anh quên Tình yêu không thể đáp đền cho anh! Trẻ trung hồn lại đẹp xinh Mai em được biết bao tình mến yêu. (Hết rồi tình đã vỡ tan) [12; tr.48] CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT 3.1. NGÔN NGỮ TRONG THƠ TÌNH PUSKIN: Thơ tình Puskin sở dĩ đến được với công chúng yêu văn học, ngoài cấu tứ thơ mạch lạc, hình ảnh trong sáng, còn một phần không thể thiếu cho sự thành công của ông đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nó góp phần đưa thơ ông đến gần hơn với độc giả trên toàn thế giới bởi ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, giản dị mà đậm chất trí tuệ và giàu tính nhạc. Puskin nghĩ và nói về tình yêu như một nguyên lí trong sáng, có khả năng thức tỉnh và tái tạo con người. Tất cả mọi cung bậc của tình yêu đi vào trong thơ tình Puskin bằng một nét độc đáo riêng. Tuy không được khảo sát trên nguyên tác của những tác phẩm bằng tiếng Nga mà chỉ được tiếp xúc qua những bản dịch thơ của một số tác giả, mà chủ yếu là dịch giả Thúy Toàn nhưng qua những bản dịch chúng ta cũng cảm nhận được điều đó: Vô tình anh gặp em Rồi vô tình thương nhớ Đời vô tình nghiệt ngã Nên chúng mình yêu nhau (Vô tình) [12; tr_] Trong tình yêu thường có những cảm giác vô tình mà chúng ta không hề biết tới vô tình anh gặp em, rồi vô tình thương nhớ rồi lại vô tình anh không nói, nên đôi mình xa nhau những cảm giác của sự giận hờn, yêu, ghét là những cảm giác luôn luôn thường trực trong long những người đang yêu. Họ yêu qua những điều đơn giản, để rồi phải xa nhau củng bằng những điều giản đơn. Hay những cảm giác mới lạ, đang rộn rã, bồi hồi trong lòng một chàng trai đang yêu mà sao không tả siết: Lạ quá ! Không hiểu vì sao Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế ? Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao ?! (Nhớ) [12; tr._] Những cảm xúc tình yêu đó đã được Puskin ghi nhận lại chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn và nhẹ nhàng, nhưng đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả, điều này khác hẳn với những quan điểm truyền thống là một bài thơ hay thì ngôn ngữ phải trau chuốt và độc đáo. Ngoài sự bình dị và trong sáng trong ngôn ngữ thơ, ta còn nhận ra ngôn ngữ trong thơ Puskin mang tính hàm súc rất cao, mang lại một niềm cảm xúc mạnh mẽ trong lòng độc giả và góp phần làm nên thành công của những bài thơ: Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em (Tôi yêu em) [12; tr.83] Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của một tác phẩm tự sự, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng làm cho nội dung cảm xúc, thái độ dánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ đề trở nên nổi bật. Chỉ hai câu thơ ngắn gọn nhưng đã chứa đựng cả một tấm lòng bao la, rộng lớn của một tư tưởng mang tính thời đại. Chân thành và đằm thắm là hai phẩm chất mà người ta xem là thước đo chuẩn mực của tình yêu đôi lứa. Nhờ những từ ngữ thơ như vậy mà ác suy nghĩ trong thơ có thể được diễn đạt bằng những lời nói cô đọng mà người nghe lập tức có thể nắm bắt được một cách chính xác. Và mức độ chân thành, đằm thắm được xác nhận và cụ thể hóa một cách khéo léo, đầy thuyết phục ở dòng thơ cuối cùng. Chỉ một lời cầu chúc mà đã toát lên bao điều ý nghĩa. Nó khẳng định tấm tình chân thành của nhân vật tôi, đồng thời thể hiện Tôi yêu em là một tình yêu mãnh liệt và chân chính. Câu thơ hội tụ vẻ đẹp của cảm xúc và cảm hứng của nhân vật trữ tình. Vẻ đẹp và giá trị của Tôi yêu em đã vượt khỏi biên giới nước Nga và trở thành sản phẩm tinh thần của mọi thời đại. Bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng và bản dịch hay nhất đã được các nhà nghiên cứu, các nhà văn lựa chọn và được công chúng tiếp đón nồng nhiệt. Song vì là thơ dịch nên cũng không tránh khỏi thất thoát đi những ý hay của nguyên bản và đặc biệt đối với thơ Puskin thì vô cùng khó vì nó là sản phẩm của tự nhiên. Nhà văn Pháp E.M.Đơ Vôghê đã nói về việc dịch thơ: “Dịch thứ ngôn ngữ kim cương này là một sự thách thức đưa thất vọng đến điên cuồng” [2; tr.151]. Có người nói: Phân tích thơ Puskin là sự bất lực. Thơ ông giản dị, tinh tế quá, ngắn gọn và trong sáng quá. Viết về tình yêu và tất cả những cung bậc của nó Puskin không sử dụng những lời lẽ cầu kì, xa lạ mà đó là những vần thơ giàu cảm xúc, giản dị, gần gủi nhưng rất chân thành, đằm thắm. Đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo của nhà thơ: Vô tình anh gặp em Rồi vô tình thương nhớ Đời vô tình nghiệt ngã Nên chúng mình yêu nhau (Vô tinh) [12; tr._] Hay trong bài Nhớ: Lạ quá! Không hiểu vì sao Đứng trước em anh lạnh lùng đến thế Nhưng em đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói: Nhớ làm sao? (Nhớ) [12; tr._] Những trạng thái, cảm xúc rất bình thường của tình yêu được Puskin thể hiện qua những câu thơ ngắn gọn, nhẹ nhàng, rất chân thành, thắm thiết, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả: Tôi yêu em chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. (Tôi yêu em) Tình yêu trong thơ Puskin còn được thể hiện qua cách so sánh, ẩn dụ, dí dỏm vói những hình ảnh giản dị, gần gũi: Nhưng tôi hiểu qua rất nhiều triệu chứng Trái tim tôi đang mắc bệnh ái tình Khi vắng em – Tôi mệt mỏi chán chường Khi em đến – tôi lại buồn, chịu đựng Không gió lớn sóng to không là biển Chẳng nhiều cay đắng chẳng là yêu Trái tim lại rộn ràng náo nức Vì trái tim sống dậy đủ điều (Gửi) [12; tr.54] Puskin đã phát huy và vận dụng thành công trong việc vận dụng nghệ thuật ngôn từ vào thơ, góp phần tạo nên những vần thơ tình trong sáng với một chất thơ lãng mạn, say đắm. Phong cách trữ tình thể hiện, giãi bày tình yêu với giọng điệu thay đổi một cách sinh động, chân thực. Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ- mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết được…Vì vậy ngôn ngữ trong thơ còn là ngôn ngữ giàu nhạc tính. Ngôn ngữ trong thơ Puskin chính là như thế- giàu nhạc điệu và du dương như một bản Xônat làm say đắm lòng người. Nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay do sự phát triển của nghề in, của kĩ thuật ghi âm, nhu cầu của thơ có đổi khác. Một số người có khuynh hướng bỏ vấn đè gò bó, phiền hà cho thơ. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó như sự đối xứng song song giữa hai dòng thơ, hai đoạn thơ-thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa. Đó có thể là văn xuôi trữ tình như một số tác phẩm của Tuốcghênhép chẳng hạn. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính: nhịp điệu bao gồm cách phối hợp âm thanh, cách ngắt nhịp và vần. Tất cả những điều đó cốt để ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Nhạc tính trong thơ còn thể hiện ở sự trầm bổng, độ ngân vang của ngôn ngữ thơ. Đó là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc: Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai, Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em (Tôi yêu em) Với 8 dòng thơ, 66 từ trong đó đã có 46 từ mang thanh bằng và chỉ có 20 từ mang thanh trắc. Đặc biệt ở một số dòng thơ tỉ lệ thanh gần như chiếm tỉ lệ tuyệt đối, gợi tả điệu nhạc du dương, đưa tâm hồn phiêu du, bay bổng. B B B T B B T B T T B B T T B B B B T B T B B T B B B T T T B B B B B B B B B T T T B B T T B B B B B B B B B T B B T B B B B T B B Hệ thống thanh điệu trong bài thơ Tôi yêu em Nói đến cái đẹp trầm bổng của âm thanh là phải nói đến nhịp cắt: Hết rồi/ - tình đã/ vỡ tan Anh hôn/ lần chót/ đôi bàn/ chân em Những lời/ chua xót/ thốt lên – Anh nghe/ lời đáp/ của em:/ - Hết rồi (Hết rồi tình đã vỡ tan) [12; tr.48] Nhịp thơ 2/2/2 và 2/2/2/2 diễn tả một nỗi buồn, cảm xúc như dai dẳng và miên man, như diễn tả một sự đau buồn và tuyệt vọng pha lẫn sự nghẹn ngào. Hay trong khổ thơ cuối bài thơ Gửi: Trái tim lại/ rộn ràng/ náo nức Vì trái tim/ sống dậy/ đủ điều: Cả tiên thần,/ cả nguồn cảm xúc Cả đời,/ cả lệ,/ cả tình yêu (Gửi Em) [12; tr.54] Cách ngắt nhịp thể hiện sự vui tươi, dồn dập , gấp gáp thể hiện sự háo hức, niềm vui như trải rộng. Nhạc tính đó còn do sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sử dùng vần, điệp câu, điệp ngữ. Tất cả tạo nên câu thơ trơn tru và mềm mại hơn: Chẳng ai hiểu vì đâu Đường đời chia hai ngả Chẳng ai có lỗi cả Chỉ vô tình mà thôi Vô tình suốt cuộc đời Anh buồn đau mải miết Vô tình em không biết Hay vô tình quên đi... (Vô tình) [12; tr._] Hay trong bài thơ Trên đồi Gruzi đêm xuống: Trên đồi Gruzi đêm xuống Aragva dòng cuộn dưới chân Lòng tôi trong trẻo vô ngần Nỗi buồn tràn ngập trăm lần tình em Chỉ có em! Không có gì lay động Nõi buồn tôi mơ mộng bao nhiêu Tim tôi lửa cháy như khêu Vì không có thể không yêu người nào (Trên đồi Gruzi đêm xuống) [12; tr.80] Nhạc sĩ thiên tài Glinca đã phổ nhạc nhiều tác phẩm của Puskin trong đó có những bản tình ca. Gửi là một bản như vậy. Mở đầu bằng câu Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu đi nữa.Thế mà những nhạc sỉ của nước Nga đã chọn biết bao tác phẩm của Puskin. Những công trình có hai phần lời và nhạc với hai đông tác giả: Glinca- Puskin, Puskin- Tsaicốpxki, Puskin- Muxorxki …vẫn còn vang vọng. Cùng với thơ văn, âm nhạc làm nên sự bất tử của Puskin. Ngôn từ là chất liệu chính trong văn học, và việc sử dụng thành công nó sẽ mang lại sự thành công tuyệt đối cho tác phẩm. Với Puskin, ông đã làm được điều này. Như đại thi hào L.Tônxtôi đã từng nhận xét về ngôn ngữ thơ ông: “Chúng ta đã được đọc những dòng thơ rất mực lưu loát, giản dị của Puskin và chúng ta tưởng rằng những dòng thơ của ông sẽ dể dàng tuôn chảy ra với hình thức như vậy. Nhưng chúng ta lại không biết ông đã dung biết bao công sức để viết được giản dị và lưu loát đến thế”. Theo Tuốcghênhép: “Chắc chắn rằng Puskin đã tạo ra ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn học của chúng ta và là con cháu, chúng ta chỉ việc đi theo con đường mà thiên tài ông đã dựng” [2; tr.148] Lịch sử Nga sẽ mãi mãi ghi công người sáng tạo nên ngôn ngữ Nga văn học hiện đại, một thứ ngôn ngữ thoát khỏi sự vay mượn, những hình thức khoa trương, trống rỗng, một ngôn ngữ trong sáng, giản dị, sinh động, thuần khiết hơi thở Nga, tâm hồn Nga. Puskin sớm nhận thấy tính giả tạo, không tự nhiên của ngôn ngữ xa-lông quý tộc thượng lưu pha tạp Nga - Pháp đầy bay bướm, cầu kỳ, kiểu cách, xa lạ với tiếng nói của nhân dân. Viện sĩ Vinôgrađốp nhận định: “Quan điểm của Puskin trong cuộc đấu tranh giữa tiếng Pháp và tiếng Nga-Xlavơ là một quan điểm thiên tài. Đồng thời với việc tác động củng cố các hình thái tư duy kiểu châu Âu, Puskin đã vượt qua sự hạn chế trong ngôn từ của tầng lớp quý phái và làm cho ngôn ngữ văn học gắn bó với văn phong sinh hoạt dân tộc”. [2; tr.149] Theo lời Bielinxki, thơ ca Nga trước thời kỳ Puskin sáng tác là "một thứ cây được bứng từ nơi khác, chứ không phải là giống cây bản địa", thứ cây chỉ có cành lá mà không có gốc rễ và tư tưởng. Puskin đã đem đến cho nó cội rễ và tư tưởng, tinh thần và khí chất Nga, biến nó thành thứ cây bản địa. Trước Puskin, nhiều ý kiến cho rằng thi ca Nga chỉ có thể viết bằng loại ngôn ngữ Xlavian (ngôn ngữ dùng để dịch Kinh Thánh). Puskin chứng minh khác hẳn: Thơ ca Nga có thể và cần phải dệt bằng ngôn ngữ nói thường ngày hết sức sống động, giản dị, trong sáng và hàm súc của nhân dân. Tiếp thu những tinh hoa văn học truyền thống, Puskin nhìn thấy tương lai sáng sủa của việc kết hợp tiếng Nga văn học với từ ngữ bình dân: “Trước Puskin, người ta tự hỏi có thể làm thơ bằng tiếng Nga không, và cả một trường phái những nhà phê bình có uy tín đã “bằng những lí lẽ sôi nổi” bảo vệ ý kiến khi cho rằng phải làm thơ bằng tiếng Xlavơ tức là thứ ngôn ngữ để dịch kinh thánh. Có thể nói rằng Puskin đã đi để chứng minh sự vận động. Từ Puskin trở về sau, người ta chỉ làm thơ bằng tiếng nói hàng ngày”- P.Mêrimê [2; tr.150] Ông đã hoà quyện tuyệt vời hai dòng văn học vốn tồn tại tách bạch hàng bao thế kỉ nay ở Nga là văn học dân gian và văn chương bác học, xóa đi khoảng cách giữa "ngôn ngữ cao quý" và "ngôn ngữ thấp kém" như cách người ta phân chia lúc ấy. Ông nhận ra cái đẹp ở ngay trong những cái bình thường, cái "cao quý" ngay trong cái vẫn bị coi là "thấp kém". Trong thơ ông có bông hoa ép bị lãng quên, có tiếng hót của con chim sơn tước, có bầu trời "thoang thoảng hơi thu", có "con đường mùa đông" tuyết phủ trắng một nỗi buồn da diết khắc khoải, lại có cả những gì rất đỗi bình dị thân thương như túp lều tranh, đống rạ, tấm lưới dân chài… Theo Bielinxki: “Sự phong phú của âm thanh, giai điệu và sự hài hòa của ngôn ngữ Nga lần đầu tiên xuất hiện rực rỡ trong thơ Puskin”. [2; tr.146] Theo L.Tônxtôi: “Chúng ta đọc thấy ở Puskin câu thơ tơn tru quá, giản dị quá và cứ tưởng rằng tự nhiên thơ ông nó tuôn ra trong hình thức như thế. Vậy mà ta không biết rằng ông đã bỏ biết bao công sức để cho câu thơ giản dị và trơn tru”.[2; tr.147] Phùng Trọng Toản nhận xét về Puskin như sau: “Thiên tài của Puskin thể hiện ở chổ ông đã nắm được sự tự phát, sự tự do phát triển của ngôn ngữ hiện hành và từ đó chọn lọc ra những nhân tố sinh động nhất để rồi kết hợp chúng vào một khối thống nhất, gắn bó với nhau một cách hữu cơ”. [2; tr.154] Theo Đỗ Hồng Chung: “Puskin đã làm cho văn học Nga thực sự thành một trong những nền văn học kì diệu của nhân loại, đã làm cho ngôn ngữ Nga giàu đẹp, trong sáng, đủ khai phá những con đường mới mẻ. Puskin đã hướng dẫn cho các nhà văn, nhà thơ các thế hệ sau này đi vào thế giới Nga, đi vào tâm hồn Nga”. [2; tr.154] Theo Gô gôn: “Ở ông, giống như cuốn từ điển, chứa đựng toàn bộ sự giàu có, sức mạnh và sự uyển chuyển của ngôn ngữ chúng ta. Hơn bất cứ ai, ông đã mở rộng thế giới của ngôn từ, đã chỉ ra không gian bao la của nó. Trong ông, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga, tính cách Nga được phản ánh thuần khiết đẹp tới mức giống như cảnh vật được soi trên mặt phóng đại”.-Đôi lời về Puskin [7; tr.38] Nhà phê bình Bielinxki cho rằng: “Đó là sự uyển chuyển cổ điển cùng với sự giản di nghiêm túc kết hợp với sự quyến rũ của nhịp điệu lãng mạn;tất cả sự giàu có về âm thanh, tất cả sức mạnh ngôn ngữ Nga thể hiện trong nó một cách đầy đủ nhất,thơ ông dịu dàng ngọt ngào và mềm mại giống giọng thì thầm của song, đàn hồi, đậm đặc như nhựa cây, sáng chói như ánh chớp, trong trẻo và thanh khiết như pha lê, thơm tho như mùa xuân về mặt ngữ điệu…”- _sáng tác của A.X.Puskin [7; tr.41] Puskin là nhà cải cách vĩ đãi của ngôn ngữ văn học Nga.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN ngành ngữ văn- thơ tình puskin.doc
Tài liệu liên quan