Luận văn Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

MỤCLỤC

Trang

MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . 1

1. L í dochọ n đề tài . . . . . . . . . . . . 1

2. L ị c hsửvấ n đề . . . . . . . . . . . . . 2

3. Mục đ ích ng hiên c ứu. . . . . . . . . . . . 4

4. Phạ mv i nghiên cứu . . . . . . . . . . . . 5

5. Phươngp háp nghiênc ứu . . . . . . . . . . 5

NỘI DUN G . . . . . . . . . . . . . . . 6

Chương 1: Nhữn gv ấn đề chungv ề th ời gian ngh ệ thu ậ t

t rong t á c phẩmv ă n học. . . . . . . . . . . . 6

1. 1. Kháiniệm th ời g ian v à thời gian ngh ệ thu ậ t . . . . . . 6

1. 1. 1. Kháiniệ m th ời g ia n . . . . . . . . . . 6

1. 1. 2. Kháiniệ m th ời g ia nnghệ thu ậ t . . . . . . . . 6

1. 2. Đặc đ i ể mc ủa th ời g ian n ghệ thu ậ t . . . . . . . . . 7

1. 3. Các bìn h diệ nc ủa th ời g i an nghệ t huậ t . . . . . . 10

1. 3. 1. Nhị p đi ệ u thời gian . . . . . . . . . . 10

1. 3. 2. Trì n ht ự th ời gian . . . . . . . . . . 12

1. 3. 3. Hì n ht ượng thời gian . . . . . . . . . . 12

1. 4. Các loạ i th ời gian n ghệ thu ậ t . . . . . . . . 13

1. 4. 1. Th ời g ian tựs ự. . . . . . . . . . . . 13

1. 4. 2. Th ời g ian t â m l ý . . . . . . . . . . 14

1. 4. 3 Thời gian đời ng ười . . . . . . . . . . 15

Chương 2:Biể u hiệ nc ủa th ời g ian n ghệ t huậ t

t rong th ơ Xuân Quỳn h . . . . . . . . . . . . 17

2. 1. M ức độbiể u hiệ n . . . . . . . . . . . . 17

2. 2. Những biể u hiệ n nổ i b ậ t c ủ a thời gian n ghệ thu ậ t

t ro ng thơXuân Quỳn h . . . . . . . . . . . . 18

2. 2. 1. Th ời g ian củ a những hoài niệ m,h ồi t ưởng v ề qu á kh ứ . . 18

2. 2. 2. Th ời g ian củ a những tră n tr ở, day d ứt trong hi ệ n tạ i . . . . 26

2. 2. 3. Th ời g ian củ a những dựcả mx ótxa vềt ương lai . . . . 33

Chương 3: Ý n gh ĩ a của th ời gian nghệ t huậ tt rong th ơXuân Quỳnh . 41

3. 1. Thời gia nnghệ thu ậ t g óp phầ n th ể hiệ ndiễ nbiế n tâ m tr ạ ng

củ an hân vậ t tr ữ tìn h . . . . . . . . . . . 41

3. 2. Thời gia nnghệ thu ậ t g ắ n li ề nvới su yn ghĩ , tri ết lí

c ủ an hân vậ t tr ữ tình về cuộ c đời, t ì n h đời . . . . . . 44

3. 3. Thời gia nnghệ thu ậ t g óp phầ n th ể hiệ nk hátv ọn gsốn gc óý nghĩ a

củ a nhà thơ . . . . . . . . . . . . . . 50

KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . 57

NHẬN XÉTCỦA GIÁO VIÊNHỚNGDẪN

NHẬN XÉTCỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết: Những năm ấy nước sông Hồng lớn quá Con đê này bị đe dọa luôn luôn Người đất bãi lên vỉa hè căng lều ở tạm Nhìn nước lên dìm ngập cả làng thôn ……. Những năm ấy nhà máy điện còn nhỏ lắm ….. Những năm ấy trên đường Thanh Niên Liễu cưa bớt lấy chỗ nhường cho pháo 23 Mặt Hồ Tây nhớ nhiều màu áo Và quen nhiều sắc mặt xạm vì bom …. Nhiều người mua nhưng ít cửa hàng Những vải gạo, thực phẩm đều bán phiếu …… Nhiều nhất trong phương tiện giao thông Trên đường phố chỉ là xe đạp (Những năm ấy) Có thể nói, tuổi đời đã làm cho thơ Xuân Quỳnh có một sự lắng đọng cần thiết. Chị ít nói về những kỷ niệm đau buồn của tuổi thơ hơn. Nếu ở những bài thơ đầu tay, kỷ niệm ấy ngập tràn trong thơ chị thì càng ngày, nó càng vơi đi. Có một quá trình chuyển biến nhất định trong thơ Xuân Quỳnh. Có lẽ là do tuổi đời nhưng theo chúng tôi điều lớn hơn là do chị đã có ý thức vượt lên số phận, khỏa lấp những buồn đau mà sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn: Em đâu nhắc chuyện qua Để cho lòng tủi cực Xuân Quỳnh không nhắc lại quá khứ để đau buồn, với chị dù quá khứ có buồn nhưng vẫn là liều thuốc tốt nhất để cho chị sống tốt hơn: Em nhắc chuyện ngày xa Thấy mình thêm hạnh phúc (Đêm cuối năm) Quá khứ buồn đau, Xuân Quỳnh nhắc lại để “thấy mình thêm hạnh phúc”, quá khứ ngọt ngào, chị nhắc lại để tăng thêm niềm hạnh phúc ấy: Thế là ba cái tết Hai chúng mình có nhau Dù không phải là lâu Nhưng cũng không ngắn ngủi Hạnh phúc tính bằng năm Cây tính bằng mùa trái (Đêm cuối năm) Một sự hồi tưởng rất bình thường. Nhà thơ đang đong đếm thời gian của tình yêu. Ba năm không phải là dài nhưng cũng không phải ngắn. Có lẽ chẳng phải chỉ có Xuân Quỳnh mới quý trọng thời gian tình yêu nhưng để đong đếm thời gian tình yêu một cách đặc biệt như vậy thì có lẽ chỉ Xuân Quỳnh mới có thể làm được. 24 Nghĩ về quá khứ, Xuân Quỳnh còn nghĩ về chiến tranh, về những năm tháng chết sống cận kề: Tôi trở về tìm lại tuổi thơ, Hoa sấu rụng trên chái nhà đã cũ, Những đêm vắng nghe tiếng gào của gió, Tiếng súng rền, tiếng mõ, tiếng người la, Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà, Truyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ. (Trở lại mình) Đêm chiến tranh gió nóng cồn cào, Pháo cấp tập, chuyến phà qua vội, Những con người thân quen từ giọng nói, Hoa chuối rừng, ớt núi sẻ chia nhau. (Miền đất ấy) Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, là người sống trong cuộc, Xuân Quỳnh rất hiểu những vất vả, khổ đau của con người thời chiến. Trên mỗi thước đất của Tổ quốc, không biết có bao nhiêu bom đạn đã đổ xuống. Có đứa bé nào nghe chuyện cổ tích mà không lim dim ngủ. Nhưng với Quỳnh những câu chuyện cổ tích đầm ấm của bà vẫn không thể át được tiếng bom đạn của kẻ thù. Có lần Hoàng Cầm cũng viết: Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng trống dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc giày vò những nét môi xinh (Bên kia sông Đuống) Chiến tranh vốn không phải là thứ dành cho tuổi thơ nhưng nó đã cùng tuổi thơ Xuân Quỳnh lớn lên. Chắc là tuổi thơ ấy phải đáng sợ lắm. Sự gặp gỡ giữa Xuân Quỳnh và Hoàng Cầm, sự gặp gỡ của hai thế hệ đâu chỉ là sự gặp gỡ. Chiến tranh ác liệt đâu phải chỉ có ở thời của Hoàng Cầm mà ở thời Xuân Quỳnh nó cũng rất dữ dội, dữ dội hơn là khác nữa. Cả hai đều đâu tố cáo tội ác của giặc nhưng phải chăng sự sợ hãi của đứa trẻ ấy cũng chính là bằng chứng hùng hồn nhất để lên án tội ác của kẻ thù? 25 Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, Xuân Quỳnh dường như đã gan lì hơn với cuộc chiến. Cũng như bao con người Việt Nam khác, chiến tranh đã làm cho chị vững vàng hơn rất nhiều. Ba mươi năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Xuân Quỳnh viết: Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên, Đất đã trở về với khoai với lúa. Miền đất xưa lẫy lừng một thuở, Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam,… Chiến thắng đã qua thương nhớ những anh hùng, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót Mùa ban trắng khắp đèo cao vực thẳm Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa…. Con đường nào các anh đã đi qua Máu thấm đất, mồ hôi đầm trấn thủ Dân công đi ào ào như thác lũ Những câu hò vượt núi vút lên cao (Màu hoa còn lại) Cuộc chiến ấy chỉ diễn ra trong mấy mươi ngày đêm. Nhưng để có được mấy mươi ngày đêm ấy, cả dân tộc đã oằn mình dưới gót giày của giặc ngót một trăm năm. Đâu chỉ bấy nhiêu ngày chuẩn bị, dân tộc ta đã phải chuẩn bị từ cái ngày bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt vang lên bên bờ sông Như Nguyệt, từ ngày Trần Hưng Đạo nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, từ ngày Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai mười năm trời gian khó, từ lúc vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương cứu nước,… chúng ta đã thắng bằng sức mạnh của lịch sử, của cả dân tộc. Nhưng sau khi chiến thắng, chúng ta lại trở lại với những ngày thường “Súng gươm vứt bỏ”, đất lại trở về với khoai với lúa, đất cho đời thường, đất cho hoa ban nở. Những anh hùng ngày nào trên ngực lấp lánh huân chương giờ lại trở về với đồng ruộng, với cuộc sống thường nhật hàng ngày. Yêu biết bao những con người làm nên lịch sử. Yêu biết mấy mảnh đất anh hùng. Và yêu sao cái màu hoa ban trắng trong, dân dã như tồn tại mãi trong lòng người. Sống trong thực tại hòa bình, Xuân Quỳnh nghĩ về quá khứ, quá khứ mà Xuân Quỳnh cùng cả dân tộc đã trải qua. Sống trong cuộc chiến, hơn ai hết, những người trong cuộc như chị mới hiểu hết ý nghĩa đích thực của những ngày thanh bình. Những ngày ấy đâu dễ dàng có được. Chúng ta đã có được nó bằng nước mắt, mồ hôi và cả bằng xương, bằng máu của biết bao đồng bào. Nhận rõ giá trị đích thực của cuộc sống thanh bình, nhà thơ như yêu hơn, trân trọng hơn mảnh đất quê hương, nơi ghi dấu tích của những chiến thắng, những anh hùng, những người con ưu tú của đất nước. 26 Viết về những kỷ niệm quá khứ, Xuân Quỳnh không tách quá khứ ra khỏi cuộc đời mình. Quá khứ với nhà thơ là “một phần đời của ta không chia cắt” (Giang Nam). Có phải vì thế chăng mà thơ Quỳnh dường như thực hơn, gắn bó hơn, như chính những gì đang diễn ra vậy! Quá khứ trong thơ Xuân Quỳnh có nhiều cung bậc, nhiều sắc diện khác nhau: đau đớn có, vất vả có nhưng ngọt ngào, vui sướng cũng có. Có khi nó là quá khứ của riêng cuộc đời Xuân Quỳnh, nhưng cũng có khi nó là quá khứ của cả dân tộc. Điều quan trọng là dù có đau buồn, quá khứ vẫn không làm cho người phụ nữ ấy rơi vào tuyệt vọng. Nhớ về quá khứ, Xuân Quỳnh nghĩ đến hiện tại, nghĩ đến tương lai. Vì thế, quá khứ dường như có ý nghĩa hơn đối với cuộc đời chị. 2.2. Thời gian của những trăn trở, day dứt trong hiện tại: Dù có hay hoài niệm về quá khứ, nhưng Xuân Quỳnh vẫn là con người của hiện tại, sống với hiện tại. Vì thế, thơ chị vẫn nói nhiều đến hiện tại, đến những điều vốn đang xảy ra trong cuộc sống. Nhắc đến hiện tại, trăn trở day dứt với hiện tại cũng là một biểu hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Hiện tại trong thơ Xuân Quỳnh cũng có nhiều góc cạnh, nhiều phương diện. Có khi đó là cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, nhưng cũng có khi đó là những sự việc đời thường diễn ra với chị. Nhưng dù ở khía cạnh nào, tâm hồn của người phụ nữ ấy dường như cũng như rung lên, như trăn trở, như day dứt, như xót xa, rất thật và cũng rất nữ tính. Sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh, Xuân Quỳnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh ấy. Nếu trong những phút giây hoài niệm về quá khứ, ta đã bắt gặp sự trưởng thành của một tâm hồn: từ sợ hãi, đến kiên cường và lắng đọng lại ở sự từng trải thì trong hiện tại Xuân Quỳnh đã hòa mình vào cuộc chiến tranh ấy, nhìn cuộc chiến tranh ấy bằng ánh nhìn của người trong cuộc. Viết về cuộc chiến, chị không chỉ tái hiện lại hiện thực cuộc chiến mà qua đó chị còn bộc lộ những trăn trở day dứt của bản thân mình. Hồn thơ Xuân Quỳnh vì thế mà chân thực hơn, có giá trị hơn rất nhiều. Xuân Quỳnh có hẳn một tập thơ về hiện thực đời sống chiến tranh. Cảm hứng chính trong Gió lào cát trắng là cuộc sống chiến đấu ở miền đất lửa Quảng Bình – Vĩnh Linh, nơi tuyến đầu của Tổ quốc, nơi bom đạn kẻ thù cày lên xới lại không biết bấy nhiêu lần. Chị trăn trở, đau xót cho cảnh những mái nhà tan hoang, những “trẻ em ba tuổi đã tập xuống hầm”, chị thương cho những con người “quen những đêm truy kích” hơn là “quen những giấc ngủ ở quê nhà”, những người “uống nước hố bom và đánh giặc đêm ngày / và khi ngủ gối đầu lên bao đạn”,… Chiến tranh đã làm cho nhịp 27 sống của con người thay đổi. Chiến tranh đã cướp mất của con người những giây phút bình yên. Đâu rồi những ngày chăn trâu, cắt cỏ? Đâu rồi những phút giây đuổi bướm bắt chim? Tất cả đều đã rơi vào quên lãng mà thay vào đó là những cảnh: Trẻ em ba tuổi tập xuống hầm, Con gái con trai tập cách phá bom, ……… Mẹ cứu thương, bố tự vệ dân phòng, Con đủ sức con xin ra mặt trận. (Thành phố không có thường dân) Chiến tranh đã biến những thứ bình thường thành những thứ không bình thường, và ngược lại chiến tranh đã làm cho những thứ vốn rất không bình thường trở nên rất bình thường. Chắc hẳn ai cũng còn nhớ câu chuyện của cô thanh niên xung phong Nguyệt và chàng trai lái xe Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Hai người yêu nhau, đi tìm nhau, đi cùng xe với nhau mà lại không nhận ra nhau. Chiến tranh đã làm cho điều đó trở nên hết sức bình thường. Họ đã dồn tất cả cho cuộc chiến. Cho nên, dù đã tin chắc người con gái bên cạnh mình là Nguyệt – người mà mình đang tìm, Lãm vẫn không nhận. Cũng như thế, thành phố mà Xuân Quỳnh không nhìn thấy thường dân cũng là chuyện bình thường. Sống và nhìn bằng con mắt của người trong cuộc, Xuân Quỳnh mới thấy hết được những nỗi nhọc nhằn của con người nơi đầu chiến tuyến. Càng nhìn, chị càng hiểu và càng hiểu, chị càng đau xót. Chẳng ai có thể nghĩ lâu trong lúc đạn bom. Nhưng cũng chẳng ai có thể dửng dưng trước cảnh bom đạn. Xuân Quỳnh cũng thế! Người phụ nữ ấy cũng không thể cầm nổi lòng mình. Những bài thơ nhỏ nhắn, giản dị ấy phải chăng đã được chảy ra từ chính tâm hồn chị, từ chính niềm xót thương, thông cảm của chị: Sốt rét da xanh, Măng rừng cơm nắm, Dốc núi cao cao, vực sâu thăm thẳm, Nghe câu hò thương bộ đội rưng rưng! (Khúc hát những người anh) Thương con người đang sống trong cảnh đạn bom, thương cái cảnh trèo đèo lội suối, thương những miếng ăn không đủ no lòng, thương cuộc sống đang quằn quại, đau đớn, Xuân Quỳnh đã làm cho cuộc sống của cả dân tộc hiện lên một cách chân thực nhất, cảm động nhất. Hẳn mấy ai không khỏi thông cảm, sẻ chia với những cảm xúc như thế này của chị: Đất nước thức vạn đêm 28 Chưa một ngày vui trọn Làm sao lòng có thể nguôi yên?” (Khúc hát những người anh) “Làm sao lòng có thể nguôi yên?”. Một câu hỏi nhưng đã kèm trong đó câu trả lời. Vâng! Nhà thơ tìm một cách cho lòng mình có thể được thanh thản nhưng rõ ràng điều ấy là không thể, là không tưởng! Có thể nói, hiện thực cuộc chiến đã tràn vào thơ Xuân Quỳnh một cách tự nhiên nhất. Trước đây (và cả sau này) lời ru con của chị mượt mà, êm dịu bao nhiêu thì trong chiến tranh, lời ru ấy da diết bấy nhiêu. Sống trong chiến tranh, lời ru của chị cũng mang dáng hình cuộc chiến: Khi con sinh ra trời đã xanh rồi, Có vạch trắng của đường bay tên lửa, Cây lá màu ngụy trang lúc nào chẳng rõ, Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào. Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào, “ Cái bống ngủ ngoan, cánh cò bay mãi”, Bởi khi bay cánh cò đã gãy, Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình. (Khi con ra đời) Xuân Quỳnh lo âu, trăn trở. Nỗi trăn trở ấy đã được thể hiện qua những cụm từ: “cánh cò đã gãy”, “cái bống vẫn giật mình”. Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng cũng đã đủ để cho lòng người ray rứt. Đáng lẽ, chúng ta phải dành cho trẻ thơ những thứ tốt đẹp nhất, ngọt ngào nhất. Thế nhưng, chiến tranh đã làm cho các em đến ngủ vẫn chẳng yên giấc, ngủ mà vẫn phập phồng không yên. Có từng trải qua những phút giây thực thì thơ chị mới ray rứt người đọc như thế. Những năm dài kháng chiến, nhìn đâu cũng thấy những cảnh đau lòng. Không ai có thể kìm được nước mắt. Xuân Quỳnh cũng vậy. Viết Lời từ giã của trung đoàn Thủ Đô, chị đã nói thay lời của cả dân tộc: Ngoảnh nhìn Hà Nội rưng rưng, Liên khu Một bập bùng lửa cháy, Phất Lộc, Nguyễn Siêu, Hàng Chiếu, Ô Quan Chưởng, cột Đồng hồ, Mái nhà cao thấp nhấp nhô, Bao giờ trở lại? Biết bao giờ trở lại nơi thân yêu ấy. Chúng ta chiến đấu với quân thù đâu phải bằng súng đạn tối tân. Chúng ta chiến đấu với quân thù bằng 29 chính sự gan góc, bằng chính tấm lòng yêu nước. Ra đi là biết bao giờ trở lại. Những mái nhà nhấp nhô, những con đường, những địa danh rồi đây cũng sẽ còn là nỗi nhớ. Tất cả sẽ rơi vào quá khứ. Ra đi là chia xa tất cả: Ta có thằng bạn học Hi sinh chôn dưới nền nhà Đêm nay đơn vị rút ra Các cậu nằm ở lại! Chỉ đơn giản là nằm ở lại thôi mà sao nghe nặng nề quá đỗi! Rời khỏi hiện thực cuộc chiến, Xuân Quỳnh lại trở về với cuộc sống đời thường. Những trăn trở, day dứt của chị dường như cũng theo đó mà biến đổi theo. Nhìn cuộc sống của con người lao đao lận đận vì bão lũ, nhà thơ viết: Cột điện đổ nghiêng, mặt nước mênh mông, Con đường cũ chẳng còn dấu vết, Những cơn bão đổ về liên tiếp, Bão số ba, số bốn, số năm,… Nhìn những cơn bão cứ tràn về liên tiếp, nghĩ về thực tại rồi nghĩ đến cuộc sống con người, chị đau đớn viết: Thương cây lúa đang đòng, Đã nát cùng bùn đất, Cầm bát cơm không thể nuốt, “Ngày mai trời còn mưa?” (Ngày mai trờ còn mưa) “Ngày mai trời còn mưa?” câu hỏi ấy cứ day đi day lại trong bài thơ như một nỗi ám ảnh. Ngày mai còn mưa, nghĩa là còn mất mát, mất nhiều hơn nữa là khác. Nhưng nếu ngày mai không còn mưa, bão sẽ lặng, cuộc sống sẽ trở về yên bình, mọi người sẽ bắt tay nhau để tạo dựng lại mọi thứ. Bài thơ đâu còn là một câu hỏi mà đã là một niềm ước mong, một sự khắc khoải khôn nguôi của một tấm lòng bao dung, quãng đại. Xuân Quỳnh hiểu rất rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc sống. Từ Gió Lào cát trắng đến Lời ru trên mặt đất Xuân Quỳnh đã làm một cuộc nhập thân. Chị đã thật sự hòa nhập vào cuộc đời, hòa theo hơi thở của cuộc sống. Chị vui cho niềm vui chung của cả dân tộc: Con đã tới mũi Cà Mau sóng vỗ, Những vùng đất trong giấc mơ tuổi nhỏ, Những đèn vui lửa sáng của muôn nhà, Người đã bên nhau, cầu đã nối bờ. (Gửi mẹ) 30 Nhưng chị cũng đã nhận ra những vất vả, lo toan cho cuộc sống mới. Đất nước thống nhất nào đâu có những niềm vui mà còn biết bao công việc phải lo toan, phải phấn đấu. Khi đất còn “hoang dã”, “dây thép gai còn nham nhở dấu ngày qua” con người còn cần phải phấn đấu nhiều. Hôm qua chúng ta đã dồn sức cho cuộc chiến đấu thì hôm nay chúng ta lại dồn sức để xây dựng. Xây dựng cũng gay go không kém gì chiến đấu. Viết về người lính cũ, chị đã viết bằng một sự đồng cảm sâu sắc: Cô gái anh yêu ngày ấy giờ đâu? Màu mua tím một khoảng trời thương nhớ, Đồng đội anh có người không còn nữa, Người trở về trong hạnh phúc lo toan. (Kỷ niệm của người lính cũ) Hôm qua họ là những anh hùng chiến thắng. Nhưng hôm nay, trước cuộc sống mới, họ có tiếp tục chiến thắng? Đồng đội họ thì người còn, người mất. Người còn thì trở về trong bao cảnh lo toan, còn người đã mất cũng nào có yên lành: Trên nấm mồ người chiến sĩ hi sinh Cỏ đã mọc, nhưng còn đây nỗi nhớ Nhà các anh dưới vùng lá cọ Sau tre làng hay miền sóng mênh mông Họ đã chết để đổi lấy sự bình yên cho cả dân tộc. Nhưng ngôi mộ của họ - chỗ yên nghỉ cuối cùng của họ - cũng chỉ là nấm đất nhô lên. Liệu nỗi nhớ có thể làm ấm lòng những người đã ngã xuống? Viết về người lính sau chiến tranh, Xuân Quỳnh có khác chi với Chế Lan Viên: Quán treo đầy huân chương mọi cỡ Chẳng huân chương nào nuôi được người lính cũ. Cùng nhận thấy sự khó khăn, sự lo toan trong cuộc sống bộn bề, Xuân Quỳnh và Chế lan Viên cùng nhận ra nỗi đau của những người lính không bỏ mình nơi chiến địa mà phải chật vật với cuộc sống hiện tại. Cứ ngỡ sau khi chiến thắng, mọi thứ sẽ tốt đẹp. Nhưng để đi đến cái tốt đẹp, mọi người còn phải phấn đấu nhiều, phải lo toan nhiều hơn nữa. Nhìn những người đói khát, chị viết: Thương gì người đói lang thang Xin ăn trôi khắp ngả đường ngoài kia Tình thương chỉ nói bằng lời Lấy đâu ra gạo cho người đủ no? (Bài hát đắp đường) 31 Chị muốn chìa bàn tay bé nhỏ của mình ra để cứu vớt mọi người nhưng không thể. Tình thương của chị cuối cùng chỉ có thể nói được bằng lời. Còn sự nghẹn ngào nào lớn hơn thế nữa? Trải qua một cuộc đời đầy biến động, có thể nói, Xuân Quỳnh đã hiểu đầy đủ ý nghĩa của niềm hạnh phúc đời thường. Vì thế, mạch thơ của chị không tĩnh tại, bình yên mà thường trực nỗi trăn trở, day dứt không nguôi. Trở lại với bản thân mình, Xuân Quỳnh vẫn không thôi bộc lộ những trăn trở, day dứt. Là một người phụ nữ say đắm với cuộc đời, say đắm với tình yêu nhưng không phải lúc nào cuộc sống và tình yêu cũng là màu hồng với Xuân Quỳnh. Càng yêu, càng say đắm với tình yêu, chị lại càng bị tình yêu giày vò. Yêu thì rất yêu nhưng trong chị bao giờ cũng tồn tại những băn khoăn, day dứt. Đã không ít lần, nỗi băn khoăn day dứt ấy đã được Xuân Quỳnh thể hiện trong những bài thơ của mình: - Anh có nghe hoa rơi? Quanh chỗ mình đứng đó Hoa ơi sao chẳng nói? Anh ơi sao lặng thinh? Đốt lòng em câu hỏi “Yêu em nhiều không anh?” (Mùa hoa doi) - Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may, Áo em sơ ý cỏ găm dày, Lời yêu mỏng manh như màu khói, Ai biết lòng anh có đổi thay? (Hoa cỏ may) Chị yêu, yêu rất nhiều, rất sâu. Và chính vì tình yêu ấy quá sâu nên chị như không dám đối diện với sự thật. Chị luôn tìm kiếm, luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi. Chị hỏi người yêu mình có yêu mình không? Có yêu nhiều không? Và tình yêu của chị có bền vững không? Có phải vì thế chăng mà Chu văn Sơn đã từng ví chị là “cánh chuồn trong giông bão”: “cánh chuồn bé bỏng mong manh ấy bay ra từ ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, chơ vơ giữa cõi trần ai đầy những bất trắc”: Không tìm đâu một chỗ nương nhờ Mỏng manh thế làm sao chịu nổi Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới Trời bão lên rồi mày ở đâu? 32 Chị lo cho những cánh chuồn chuồn báo bão nhưng khi bão đến thì bản thân chuồn chuồn lại không biết bấu víu vào đâu. Cũng như chị, suốt đời viết những bài thơ ngợi ca hạnh phúc, ngợi ca tình yêu nhưng hạnh phúc và tình yêu của mình thì bản thân chị cũng không thể nào xác định được: Tôi đã qua biết mấy buổi chiều, Bao hồi hộp, lo âu và hạnh phúc, Tôi trăn trở nhiều đêm cùng hoa cúc, Đợi tiếng gà đánh thức sự bình yên. (Thơ tình cho bạn trẻ) Mấy năm rồi thơ em buồn hơn, Áo em rộng, lòng em tan nát. (Không đề) Trang nhật ký xé trăm lần lại viết Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau. Đến mức chị đã phải thừa nhận: Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở, Đến tận cùng đau đớn đến tình yêu. (Thơ tình viết cho bạn trẻ) Với hiện thực cuộc sống, với những trăn trở, day dứt của đời thường, Xuân Quỳnh tỏ ra là con người có bản lĩnh. Chị đã thật sự đối diện với chính mình, đối diện với những suy nghĩ, những trải nghiệm của bản thân mình. Trước những khó khăn, biến động của cuộc sống hiện tại, nhà thơ như đã thâm nhập vào nó, chiến đấu với nó và chiến thắng nó một cách ngoạn mục. Điều còn lại duy nhất sau những phút giây trăn trở, day dứt của nhà thơ là sự nhận thức đúng đắn cuộc sống hiện tại, nhận rõ bản chất của cuộc sống mà sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Với nhà thơ, hiện tại mới chính là cuộc sống thật sự: Em từ nhà đi tới ngã tư Gặp đèn đỏ trước hàng đinh thứ nhất Chờ qua đường đèn xanh vừa bật Em lại quay về thành phố mùa đông (Sân ga chiều em đi) Cái bây giờ mới là đáng quý. Chẳng ai có thể hiểu hết bản thân mình. Cũng như chị, chị cũng không hiểu hết. Chỉ có điều chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ hiểu hết những ngóc ngách tâm hồn của mình. Hãy đừng cố tìm cho ra bản thân mình. Hãy sống với hiện tại, sống với những gì mà ta đang có. Đó mới chính là cái đáng để ta trân trọng nhất. 33 2.2.3. Thời gian của những dự cảm xót xa về tương lai: Là một phụ nữ trẻ, tha thiết yêu đời và yêu người, Xuân Quỳnh không phải chỉ biết nhớ những gì của quá khứ, không phải chỉ biết sống với những gì của hiện tại, mà Xuân Quỳnh còn bộc lộ những dự cảm xót xa về tương lai, nghĩ về ngày mai. Thơ chị thể hiện điều đó. Tuổi trẻ thường đi kèm với sự tha thiết. Xuân Quỳnh cũng vậy! Dường như với tất cả mọi điều, chị đều tha thiết, nhất là trong tình yêu. Tuổi thơ chị không được hạnh phúc. Cho nên, có được hạnh phúc là chị nâng niu nó như báu vật. Yêu! Tha thiết với tình yêu và mong mãi được sống với tình yêu nhưng trong Xuân Quỳnh bao giờ cũng tồn tại một nỗi sợ hãi. Chị sợ rồi sẽ có một điều gì bất trắc xảy ra với tình yêu của mình. Con người vốn vậy. Khi chúng ta quý trọng một cái gì, chúng ta sẽ cứ bị sự mất mát ám ảnh. Xuân Quỳnh cũng thế! Càng yêu nhiều, càng trân trọng, càng gìn giữ, chị càng sợ rồi một mai tình yêu kia sẽ mất đi. Không lúc nào, nỗi sợ ấy biến mất trong chị. Trong cái nồng nhiệt, hết mình, vẫn thấp thoáng một nỗi xót xa. Đang hạnh phúc ngập tràn, chị vẫn thấy: Này anh em biết, Rồi sẽ có ngày, Dưới hàng cây đây, Ta không còn bước. (Chồi biếc) Đang “Tay ấm trong tay / Cùng anh sóng bước” nhưng nỗi lo sợ về một ngày mai bất hạnh vẫn lớn lên trong Xuân Quỳnh. Chị vẫn không nguôi nỗi ám ảnh. Hạnh phúc thật, nhưng đó là hiện tại. Ngày mai, ai biết niềm hạnh phúc ấy có còn tồn tại hay không? Hôm nay tình yêu còn, nhưng ngày mai có thể nó sẽ mất đi. Hạnh phúc thì ai cũng muốn nhưng đâu có phải ai cũng có thể giữ được: Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn, Hôm nay yêu mai có thể xa rồi. (Nói cùng anh) Xuân Quỳnh yêu đấy, tha thiết là khác nữa, nhưng chị đành bất lực. Dù biết “Nếu phải cách xa anh / Em chỉ còn bão tố”, dù biết “Những ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ / Những ngày không gặp nhau / Lòng thuyền đan rạn vỡ” nhưng chị vẫn đâu thể làm gì khác. Xuân Quỳnh có thể làm chủ trong mọi lĩnh vực nhưng tình yêu thì không thể. Bởi tình yêu đâu phải chỉ do “em” mà còn phải do “anh”. Có hiểu được khía cạnh tâm lý này, chúng ta mới có thể lí giải được nguyên nhân tại sao trong hiện 34 tại, Xuân Quỳnh luôn băn khoăn, trăn trở. Đó là khía cạnh tình cảm rất quán xuyến của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh yêu mà vẫn sợ, tin mà vẫn luôn hoang mang. Yêu nhiều nên lo âu trong chị càng lớn. Chị lo cho tình yêu của mình sẽ đổ vỡ, lo cho người yêu không yêu mình nhiều, người yêu của mình sẽ đổi thay. Cảm xúc ấy cứ thường trực trong thơ chị, càng về sau càng đậm đà hơn: Nào là hạnh phúc nào là đổ vỡ, Tôi thấy lòng lo sợ không đâu. (Thơ tình cho bạn trẻ) Lo âu, sợ hãi khi nhìn về tương lai, nên mỗi một sự thay đổi dù rất nhỏ đối với Xuân Quỳnh nhưng cũng để lại trong lòng chị một khoảng không trống hoác: Cuối trời mây trắng bay, Lá vàng thưa thớt quá! (Thơ tình cuối mùa thu) Vừa thoáng tiếng còi tàu, Lòng đã Nam đã Bắc. (Sân ga chiều em đi) Xuân Quỳnh lo sợ, nỗi lo sợ của một người yêu đời, yêu người: Mùa thu nay sao bão mưa nhiều, Những cửa sổ con tàu chẳng đóng, Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm, Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh. Em lo âu trước xa tắp đường mình, Trái tim đập những điều không thể nói, Trái tim đập cồn cào cơn đói, Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn. (Tự hát) Xuân Quỳnh lo sợ, Xuân Quỳnh cô đơn nhưng có ai sẽ là ngọn lửa để sưởi ấm cho chị. Ai sẽ là nguồn vui xoa dịu cho chị những vết thương. Chẳng có ai cả. “Em” giờ đã “lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”, đã không tìm ra lối thoát, không tìm được niềm vui và lẽ sống. Trong Chồi biếc Xuân Quỳnh cũng lo âu. Nhưng nếu lo âu trong Chồi biếc chỉ là ý nghĩ thoáng qua, một nỗi giật mình trong phút chốc thì đến đây, nó đã trở thành hiện hữu, trở thành một cảm xúc ngự trị tâm hồn Xuân Quỳnh. Càng nghĩ nhiều, Xuân Quỳnh càng rơi vào sợ hãi. Trước đây, chị viết: 35 Anh hãy là đầm sen! Anh hãy là phượng đỏ! (Tháng năm) Thì giờ đây, chị viết: Lòng anh là đầm sen Hay là nhành cỏ úa? Xuân Quỳnh đã gần như tuyệt vọng. Chị tin. Chị yêu. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mất đi. Nếu lòng anh là đầm sen thì tốt quá. Nhưng nếu lòng anh là nhành cỏ úa? Xuân Quỳnh không khẳng định nữa. Câu trả lời chị đã để dành lại cho người mình yêu. Phải chăng Xuân Quỳnh đã thật sự rơi vào tuyệt vọng? Lo âu, bất lực, có lúc chị đã buông tay: Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống sẽ trở về bình yên Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc Là một nhà thơ, Xuân Quỳnh xem đó là một nỗi đau nhưng không kém phần sung sướng. Nhưng nếu ngày mai chị không làm thơ nữa? Mọi chuyện cũng sẽ trở lại bình thường. Và chị cũng sẽ trỏ thành một người bình thường: Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthoigiannghethuattrongthoxuanquynh.pdf