MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1 U
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀLUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ.7
1.1 MỘT SỐKHÁI NIỆM CHUNG TRONG LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ: .7
1.1.1 Luật TốTụng Dân SựViệt Nam :.7
1.1.2 Vụviệc dân sự:.10
1.1.2.1 Vụkiện dân sự:.11
1.2.2 Việc dân sự:.12
1.1.3 Thời hạn:.13
1.1.4 Thời hiệu:.16
1.2 NHIỆM VỤCỦA LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ:.19
1.2.1 Sựcần thiết phải xây dựng Bộluật tốtụng dân sự:.19
1.2.2 Nhiệm vụcủa luật tốtụng dân sự:.22
Chương 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI HẠN,
THỜI HIỆU GIẢI QUYẾT VỤÁN DÂN SỰ.24
2.1 KHỞI KIỆN, THỤLÝ, HÒA GIẢI, VÀ CHUẨN BỊXÉT XỬ:.24
2.1.1 Khởi kiện vụán dân sự:.24
2.1.1.1 Thời hiệu khởi kiện:.24
2.1.1.2 Thời hiệu khởi kiện đối với các loại tranh chấp dân sự:.25
2.1.1.3 Hậu quảcủa hết thời hiệu khởi kiện:.34
2.1.1.4 Gửi đơn khởi kiện:.36
2.1.1.5 Thủtục nhận đơn khởi kiện:.37
2.1.1.6 Trảlại đơn khởi kiện:.37
2.1.1.7 Thời hạn khiếu nại vềviệc trảlại đơn khởi kiện:.38
2.1.2 Thụlý vụán dân sự:.40
2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thụlý án dân sự:.40
2.1.2.2 Thủthục thụlý vụán dân sự:.41
2.1.2.3 Quyền yêu cầu phản tố:.42
2.1.3 Hoà giải trong vụán dân sự:.43
2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa hoà giải:.43
2.1.3.2 Hiệu lực của hoà giải :.45
2.1.4 Chuẩn bịxét xử:.46
2.1.4.1 Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn bịxét xử:.46
2.1.4.2 Thời hạn chuẩn bịxét xử:.47
2.1.5 Các quyết định khác có liên quan:.49
2.1.5.1 Tạm đình chỉgiải quyết vụán:.49
2.1.5.2 Đình chỉgiải quyết vụán dân sự:.50
2.1.5.3 Quyết định đưa vụán ra xét xử:.51
2.2 PHIÊN TÒA SƠTHẨM:.51
2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phiên toà sơthẩm:.52
2.2.2 Thời hạn mởphiên toà sơthẩm:.52
2.2.3 Thời hạn tạm ngừng phiên toà:.53
2.2.4 Những người tham gia phiên toà sơthẩm vụán dân sự:.54
2.2.5 Thời hạn hoãn phiên toà:.56
2.2.6 Thủtục tiến hành phiên toà:.57
2.2.7 Thủtục sau phiên toà:.59
2.3. PHÚC THẨM VỤÁN DÂN SỰ.59
2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của thủtục phúc thẩm:.59
2.3.2 Thời hạn kháng cáo, kháng nghị:.60
2.3.2.1 Kháng cáo:.60
2.3.2.2 Kháng nghị.62
2.3.3 Chuẩn bịxét xửphúc thẩm:.64
2.3.4 Hoãn phiên toà phúc thẩm vụán dân sự:.65
2.3.5 Gửi bản án, quyết định phúc thẩm:.65
2.4 THỦTỤC XÉT XỬLẠI VỤÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT .67
2.4.1 Giám đốc thẩm:.67
2.4.1.1 Khái niệm và ý nghĩa:.67
2.4.1.2 Kháng nghịtheo thủtục giám đốc thẩm:.68
2.4.1.3 Thời hạn kháng nghị:.68
2.4.1.4 Chuẩn bịphiên toà giám đốc thẩm:.70
2.4.2 Tái thẩm vụán dân sự:.70
2.4.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thủtục tái thẩm:.70
2.4.2.2 Kháng nghịtheo thủtục tái thẩm:.71
2.4.2.3 Thời hạn kháng nghịtái thẩm:.71
2.4.2.4 Chuẩn bịmởphiên toà tái thẩm:.72
2.5 THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.75
2.5.1 Khái niệm và ý nghĩa của thi hành án:.75
2.5.2.Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án:.76
2.5.3.Chuyển giao bản án, quyết định của Toà án:.76
2.5.4 Thời hiệu khiếu nại:.77
MỘT SỐVẤN ĐỀCÒN TỒN ĐỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC81
KẾT LUẬN.86
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5120 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không căn cứ vào Điều
161,162 và 163 BLTTDS.
- Tiến hành thụ lý vụ án, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình căn cứ
Điều 171 BLTTDS.
- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho ngừơi
khởi kiện biết. Căn cứ Điều 37 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 6 phần I nghị
quyết số 01/2005/NG-HĐTP ngày 31-3-2005.
- Toà án trả lại đơn kiện trong trường hợp quy định tại Điều 168 BLTTDS.
- Thông báo về việc thụ lý án theo đúng quy định tại Điều 174 BLTTDS.
2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thụ lý án dân sự:
Thụ lý án dân sự là việc Toà án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và
vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Nghĩa là Toà án thụ lý vụ án sau khi đã
xem xét đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ kèm theo và thấy đã thoả mãn các điều
kiện để thụ lý vụ án. Trước khi thụ lý Toà án phải thông báo cho người khởi kiện
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
41
nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí Toà án
quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Như vậy thụ lý vụ án là công việc đầu tiên mà Toà án tiến hành trong quá
trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án sẽ không có các bước tiếp theo của
quá trình tố tụng. Thụ lý vụ án cũng đặt ra trách nhiệm cho Toà án phải giải
quyết vụ án trong thời gian luật định. Mặt khác thụ lý vụ án dân sự còn có ý
nghĩa thiết thực đảm bảo việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể. Cũng như là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định thời hạn tố tụng theo
quy định tại Điều 157 BLTTDS.
2.1.2.2 Thủ thục thụ lý vụ án dân sự:
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án sẽ xác định tiền tạm ứng
án phí8 và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục
nộp tiền tạm ứng án phí. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 15 ngày kể từ ngày
có thông báo về nộp tiền án phí của Toà án. Khi đó Toà án sẽ tiến hành thụ lý vụ
án.
Và để giải quyết vụ án đúng thời hạn luật định, quy định rõ trách nhiệm của
thẩm phán BLTTDS taị Điều 172 quy định:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án
phân công một thẩm phán để giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án,
nếu thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì
Chánh án Toà án phân công thẩm phán khác, trừ trường hợp vụ án đang xét xử
mà không có thẩm phán dự khuyết thì phải xét xử lại từ đầu. Nhìn chung thời hạn
này là hợp lý. Nó thể hiện được tính chủ động của Toà án đối với việc tổ chức bố
trí xét xử. Mặt khác, nó cũng góp phần đẩy nhanh việc giải quyết vụ án.
Song song với việc phân công thẩm phán thì Toà án phải có trách nhiệm
trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Toà án phải thông báo
cho bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan biết nội dung các yêu
cầu khởi kiện (điểm g khoản 2 Điều 174 BLTTDS ). Đồng thời yêu cầu bị đơn và
những người có quyền, nghĩa vụ liên quan trả lời cho Toà án bằng văn bản về
đơn kiện và gửi kèm theo các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ
án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo (Trong trường hợp
8 xem Nghị định 70 của chính phủ quy định về án phí, lệ phí ban hành ngày 12
tháng 6 năm 1997
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
42
cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu
rõ lý do, nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn nhưng không
quá 15 ngày ). Và nếu hết thời hạn đó mà người được thông báo không bày tỏ
được ý kiến của mình bằng văn bản cho Toà án thì người đó sẽ phải gánh chịu
hậu quả pháp lý: Đối với bị đơn không còn quyền yêu cầu phản tố, đối với ngưới
có quyền và nghĩa vụ liên quan không có quyền yêu cầu độc lập.
Thực tiễn về thời hạn mà luật quy định cho người được thông báo phải trả
lời cho Toà án bằng văn bản về đơn kiện và các chứng cứ tài liệu kèm theo tạo ra
nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng thời hạn trên là quá ít cho người
được thông báo. Bởi không giống như các quy định trong tố tụng hình sự,
BLTTDS quy định thu thập chứng cứ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của
các đương sự. Do đó nếu đương sự không thực hiện tốt nghĩa vụ này thì quyền
lợi của họ bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó việc thu thập
chứng cứ không phải là một việc làm dễ dàng, đòi hỏi phải có đủ thời gian để
thực hiện… Vì vậy mà quy định thời hạn trên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bị
đơn hoặc những người có liên quan. Tuy nhiên, theo tôi thời hạn mà luật quy
định như trên là hợp lý. Mặc dù việc thu thập chứng cứ không phải là một việc
làm dễ dàng. Song đối với bị đơn và người có liên quan trong trường hợp này
cũng có những thuận lợi hơn ở chỗ khi Toà án gửi thông báo đến họ, kèm theo
Toà án cũng gởi những nội dung, danh sách tài liệu, chứng cứ mà người khởi
kiện nộp theo đơn khởi kiện. Do đó bị đơn, người có liên quan cũng dễ dàng nắm
được vấn đề khởi kiện, cũng như xác định được nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cụ
thể nào mà họ cần phải có tương ứng với đơn khởi kiện của nguyên đơn. Mặt
khác BLTTDS cũng thừa nhận cho họ được quyền gia hạn thời hạn này nếu việc
yêu cầu gia hạn là hợp lý. Vì vậy mà đương sự cũng không cần quá lo lắng cho
khoảng thời gian trên. Ngoài ra, luật cũng cho phép đương sự được bổ sung trong
quá trình xét xử vụ án. Do đó họ cũng không phải lo sợ khi quyền lợi của họ bị
đánh mất hoàn toàn nếu không tìm được chứng cứ theo đúng thời hạn quy định.
2.1.2.3 Quyền yêu cầu phản tố:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, cùng với việc
phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi
kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Quyền yêu cầu
phản tố được chấp nhận trong các trường hợp:
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn.
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
43
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến việc loại trừ việc chấp nhận một
phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau
và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác và nhanh hơn.
2.1.3 Hoà giải trong vụ án dân sự:
Hoà giải là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự,
xuất phát từ quyền định đọat của đương sự và trách nhiệm của Toà án trong việc
bảo vệ quyền lợi của công dân. Hoà giải không chỉ là đối tượng nghiên cứu của
khoa học pháp lý mà còn có thể là đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ thể, đồng thời giảm chi phí
cho xã hội liên quan đến việc bảo vệ công lý. Trong hoà giải Toà án đóng vai trò
quan trọng trong việc giải thích các chính sách pháp luật, kết hợp với việc giải
thích các vướng mắc trong tâm tư, tình cảm của đương sự. Từ đó có thể thay đổi
ý thức pháp luật và nhận thức về lợi ích của đương sự, làm cho họ có thể thương
lượng điều chỉnh được với nhau giải quyết những tranh chấp. Nếu hoà giải tốt sẽ
giúp cho Tòa án xác định được nội dung vụ án tranh chấp. Kể cả khi hoà giải
không thành thì các thông tin mà Toà án có được qua quá trình hoà giải cũng sẽ
giúp Tòa án áp dụng được luật vào trong vụ kiện tranh chấp để đưa ra được kết
quả. Với tầm quan trọng đó, hoà giải được xem là giai đoạn bắt buộc phải có
trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên để hiểu rõ được vai trò đó, thì
đòi hỏi chúng ta phải hiểu được hoà giải là gì? Thời hạn, thời hiệu trong hoà giải
được quy định như thế nào? Và quy định đó có ý nghĩa gì cho việc giải quyết vụ
án dân sự?
2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa hoà giải:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về hoà giải. Theo từ điển
Tiếng Việt “hoà giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích
mích một cách ổn thỏa”. Theo từ điển pháp lý của Rothenberg định nghĩa thì hoà
giải được hiểu là “hành vi thoả hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên
nhượng bộ một ít”. Một định nghĩa khác của hoà giải là “ việc giải quyết các
tranh chấp giữa hai bên thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một
cách trung lập và khuyến khích các bên xoá bớt khác biệt ”9 Tất cả các định
nghĩa trên được xem là cơ sở lý luận để luật xây dựng được định nghĩa về hòa
9 Ts. Lê Nết , Hòa giải trong tố tụnh dân sự- Nhìn từ góc độ kinh tế, Tạp chí khoa học pháp lý số
2/2006, Năm 2006
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
44
giải trong Luật tố tụng dân sự Việt Nam. Theo đó “hòa giải vụ án dân sự là hoạt
động tố tụng do Toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thoả thuận với
nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật”10. Tuy nhiên
dù được định nghĩa như thế nào thì các khái niệm trên đều cho thấy trong hoà
giải luôn tồn tại ba yếu tố: Thứ nhất, là phải có tranh chấp của hai bên. Thứ hai,
là có sự thống nhất ý chí của các bên để giải quyết tranh chấp thông qua việc mỗi
bên nhượng bộ một ít. Thứ ba, là trong quá trình hoà giải có sự tham gia của bên
thứ ba trung lập (trong tố tụng dân sự là thẩm phán). Đây cũng là dấu hiệu để
phân biệt hoà giải với thương lượng.
Cũng giống như các chế định khác trong tố tụng dân sự, theo quy định của
BLTTDS hoà giải dựa trên cơ sở là tôn trọng sự tự do thoả thuận của các bên,
không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải
thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình. Nội dung thoả thuận không được
trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội (Điều 180 BLTTDS). Những vụ án đòi bồi
thường thiệt hại tài sản của nhà nước và những vụ án phát sinh từ giao dịch trái
pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì không được tiến hành hoà giải. Hoặc rơi
vào những trường hợp những vụ án dân sự không thể tiến hành hoà giải được (
Điều 182 BLTTDS )11 .
10 Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
11 Xem chi tiết các trường hợp cụ thể tại trang 10-11 giáo trình Luật tố tụng dân sự .
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
45
¾ Ý nghĩa của việc hoà giải:
Hoà giải thành thì không cần phải mở phiên toà xét xử vụ án, giảm bớt một
giai đoạn tố tụng phức tạp, tiết kiện được thời gian, công sức, tiền của của nhân
dân. Hoà giải thành sẽ góp phần giải quyết được các mâu thuẫn giữa các đương
sự, góp phần tạo dựng được mối quan hệ đoàn kết. Nâng cao nhận thức và hiểu
biết pháp luật. Nâng cao trình độ dân trí, giáo dục nếp sống và làm việc theo
pháp luật trong nhân dân. Trong trường hợp hoà giải không thành thì việc hoà
giải cũng giúp Toà án nắm vững hơn về các tình tiết trong vụ án.
2.1.3.2 Hiệu lực của hoà giải :
Khi hoà giải thành Toà án sẽ lập ra 2 biên bản: Một biên bản hoà giải, một
biên bản hoà giải thành. Trong biên bản hoà giải thành có ghi “ trong thời hạn 7
ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi
ý kiến về sự thoả thuận thì thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một thẩm phán
được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của
đương sự”. Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện
kiểm sát cùng cấp. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu
lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm. Chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có
căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái
pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Một vấn đề đặt ra trong trường hợp quy định về thời hạn 7 ngày, kể từ lúc
hoà giải thành thì Toà án mới ra quyết định công nhận sự thoả thuận này là có
hợp lý không? Quy định trên liệu có làm cho các đương sự lạm dụng quá mức
quyền hòa giải của mình hay không? Trên thực tế đã có quan niệm cho rằng quy
định này sẽ khiến cho các bên suy nghĩ lại hay cố tình kéo dài vụ việc bằng cách
phản đối lại những gì mình đã thoả thuận trong biên bản hoà giải trước đó. Mặt
khác, một cách gián tiếp nó lại làm cho giai đoạn tố tụng này trở nên không có ý
nghĩa quan trọng bởi lẽ việc thay đổi thoả thuận này quá dễ dàng. Vì vậy mà có
trường hợp khi được kêu lên hoà giải họ không cần quá cân nhắc trong quyết
định của mình. Thay vì làm cho việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn, họ lại xem
nó như một “thủ thục phải làm” cho đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
theo quan điểm của tôi thì việc luật tố tụng dân sự quy định thời hạn trên là hoàn
toàn hợp lý. Bởi chúng ta đã biết một nguyên tắc rất quan trọng trong hoà giải là
sự thoả thuận của các bên trên cơ sở quan điểm, đánh giá của họ về vụ án. Chính
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
46
vì lẽ đó, mà mặc dù các bên đã đạt được sự thống nhất tại thời điểm lúc hoà giải
rồi nhưng cũng cần dành cho họ một khoảng thời gian hợp lý khác để suy ngẫm
lại quyết định của mình có phù hợp và đúng với mục đích thực sự mà mình mong
muốn hay không?. Nếu đúng thì làm cho việc giải quyết vụ án dễ dàng hơn. Còn
ngược lại thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được pháp luật tiếp tục bảo vệ
kịp thời trong các giai đoạn tiếp theo. Như vậy với việc quy định thời hạn như
trên một lần nữa đã đề cao nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận của các bên, đồng
thời phản ánh đúng tinh thần của BLTTDS trong việc bảo vệ quyền lợi của
đương sự.
Tuy nhiên ở điểm này cũng cần lưu ý, so với các Pháp lệnh tố tụng dân sự,
kinh tế, lao động thì quy định của BLTTDS có nhiều điểm khác biệt, cụ thể:
- Pháp lệnh tố tụng kinh tế, lao động quy định các đương sự đã thoả thuận
được việc giải quyết vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra ngay
quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
- Pháp lệnh tố tụng dân sự thời hạn ra quyết định công nhận sự thảo thuận
của các đương sự là 15 ngày, kể từ ngày lập biên ban hoà giải thành.
2.1.4 Chuẩn bị xét xử:
2.1.4.1 Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn bị xét xử:
Kể từ khi thụ lý vụ án dân sự , Toà án chính thức xác nhận thẩm quyền và
trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự .Trước hết Tòa án sẽ
tiến hành thủ tục hoà giải, nếu hoà giải không thành sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét
xử. Trước khi đưa vụ án ra toà xét xử, Toà án sẽ có một thời gian theo luật định
để củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án. Giai đoạn đó gọi là chuẩn bị xét xử.
¾ Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử :
Do đặc thù của giai đoạn tố tụng này nên thông thường trong quá trình
chuẩn bị xét xử công việc chủ yếu của Toà án bao gồm: Xem xét lại nội dung vụ
án, phân công thẩm phán giải quyết, thông báo về việc thụ lý vụ án và lập hồ sơ
vụ án. Có thể nói các hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng xét xử vụ án. Nếu Toà án “chuẩn bị xét xử” tốt thì sẽ làm cho
quá trình xét xử vụ án trở nên dễ dàng hơn, Hội đồng xét xử có được những
thông tin chính xác hơn. Và điều đó sẽ giúp cho vụ án được giải quyết khách
quan hơn.
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
47
2.1.4.2 Thời hạn chuẩn bị xét xử:
Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ án đến
ngày Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử, tuỳ theo từng loại vụ án mà thời hạn
này được quy định khác nhau: Tại điều 179 BLTTDS quy định thời hạn chuẩn bị
xét xử các vụ án này như sau:
- Đối với các vụ án được quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này
thời hạn là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này thời hạn
là 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh
án có thể quyết định gia hạn thời hạn xét xử, nhưng không quá 2 tháng đối với
các quy định tại điều 25, 27 Bộ luật tố tụng dân sự và một tháng đối với các quy
định tại Điều 29, Điều 31 BLTTDS12 .
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà
án phải mở phiên toà để xét xử vụ án, trong trường hợp có lí do chính đáng thì
thời hạn này là 2 tháng.
chuẩn bị xét xử
Quyết định đưa vụ án ra xét
xử
Thời hạn Gia hạn Thời hạn Gia hạn
Tranh chấp dân sự,
hôn nhân và gia đình
4 tháng 2 tháng 1 tháng 1 tháng
Tranh chấp kinh
doanh, thương mại, lao
động
2 tháng 1 tháng 1 tháng 1 tháng
Như vậy, theo cách quy định trên thì thời hạn chuẩn bị xét xử ngắn hay dài
thì phụ thuộc từng loại vụ án dân sự khác nhau. Đối với các vụ án về hôn nhân và
gia đình do tính chất phức tạp và sự ảnh hưởng quan trọng của nó đến các chủ thể
mà Bộ luật này quy định thời hạn chuẩn bị xét xử tương đối dài. Việc quy định
này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và mặt xã hội. Bởi lẽ với thời hạn
như trên Toà án có đủ thời gian để xem xét nội dung vụ án, tiến hành hoà giải
12 Điều 25, 27- Thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình. Điều 29, 31- Thuộc lĩnh vực
kinh doanh thương mại và lao động
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
48
cũng như tìm hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các bên. Qua đó vận dụng vào quá
trình tố tụng sao cho hợp lý nhất. Mặt khác, việc quy định thời hạn này giúp các
bên có khoảng thời gian nhất định để xem xét lại một cách nghiêm túc về hành vi
của mình khi những mâu thuẫn giờ đây không đơn thuần là những tranh chấp
trong cuộc sống nội tại mà là những mâu thuẫn được giải quyết một cách nghiêm
túc trước pháp luật. Khi đó sẽ khiến cho các bên suy nghĩ lại nên hay không nên
tiếp tục vụ án? Nếu cương quyết giải quyết bằng pháp luật thì các bên tiếp tục thu
thập chứng cứ có lợi cho mình. Ngược lại có thể rút đơn khởi kiện và tự giải
quyết tranh chấp giữa họ sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Chính điều này một
lần nữa đã khẳng định được tầm quan trọng của giai đoạn tố tụng chuẩn bị xét
xử, cũng như ý nghĩa của việc xác định thời hạn hợp lý để quy định thời hạn phù
hợp của giai đoạn chuẩn bị xét xử mà BLTTDS đã đưa ra. Hay đối với các vụ án
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và lao động thì thời hạn chuẩn bị xét xử
nay được quy định ít hơn. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đây là những mối
quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời…sao
cho giảm bớt các phí tổn của các bên đến mức thấp nhất…
Luật quy định là như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng thời hạn này
thường xuyên bị quy phạm bởi Toà án. Có rất nhiều trường hợp dù Toà án đã thụ
lý rất lâu nhưng đến 5-10 tháng sau, có những vụ lên đến 1- 2 năm mà Toà án
vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử, mà cũng không có một quỵết định nào về đình chỉ,
tạm đình chỉ…gửi cho các đương sự. Hay thậm chí có những trường hợp các
đương sự rất nhiều lần phải đến tận Toà án để hỏi về việc kiện tụng của mình, và
mỗi lần đến đều nhận được cùng một câu trả lời “đang làm thủ tục chuẩn bị xét
xử” thế là họ phải chờ!...Có thể nói những trường hợp như vậy không phải là
hiếm hoi mà gần như là có ở tất cả các Toà án. Chính điều này đã làm giảm đi
tính thực thi của BLTTDS trên thực tế, làm giảm đi lòng tin của nhân dân…cũng
như đi ngược lại mục đích của việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử. Nguyên
nhân dẫn đến những sai phạm trên chủ yếu là do các cơ quan, tổ chức, những
người có thẩm quyền xét xử không chú trọng thực hiện quy định. Một số thì ỷ lại
sự kém hiểu biết của người dân về pháp luật nên cố tình trì hoãn xét xử. Cũng có
những trường hợp do người khởi kiện quá đông mà nguồn nhân lực giải quyết thì
quá ít dẫn đến không xử lý kịp thời các tranh chấp xảy ra… Tuy nhiên, dù là
nguyên nhân gì thì rõ ràng cũng xuất phát từ phía những người có thẩm quyền,
cơ quan có trách nhiệm...
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
49
Kiến nghị: Từ thực trạng trên đã đặt ra một vấn đề là cần phải có một giải
pháp hợp lý để đẩy lùi những vi phạm trên. Muốn được như vậy trước hết chúng
ta cần phải làm tốt các vấn đề sau đây:
- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức Toà án sao cho hợp lý với từng địa phương.
Phân bố lại nguồn nhân lực sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Nâng cao hơn nữa trình độ của các cán bộ Toà án để đủ kiến thức, đủ
năng lực giải quyết vụ án.
- Phát động phong trào thi đua giữa các cán bộ trong cùng cơ quan , giữa
các Toà án trong từng khu vực… để khuyến khích họ làm tốt nhiệm vụ của mình.
- Đồng thời phải có hình thức xử phạt hợp lý trong trường hợp có vi phạm
xảy ra. Riêng ở giải pháp này nên được thực hiện triệt để. Bởi theo như tình hình
hiện nay cho thấy những vụ án dân sự đã thụ lý mà hết thời hạn quy định không
đưa ra xét xử, cũng không có quyết định tố tụng nào ban hành thì chỉ khi nào có
đơn khiếu nại của các đương sự gửi đến Chánh án Toà án đó hoặc Chánh án Toà
án cấp trên để yêu cầu giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Toà án
mới tiến hành xem xét lại hồ sơ. Riêng các tổ chức, cá nhân có vi phạm thông
thường cũng chỉ khiển trách, nhắc nhỡ...rồi thôi. “Thông lệ này” không đem lại ý
nghĩa gì cho tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay bởi nó không tạo ra
được tính chủ động, trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp này. Giả sử nếu
đương sự không hiểu biết pháp luật nên không khiếu nại thì chẳng lẽ họ phải đợi
mãi “giai đoạn chuẩn bị xét xử” này hay sao? Mặt khác, giả sử họ hiểu biết pháp
luật thì với thông lệ này liệu có làm cho họ tin vào pháp luật trọn vẹn hay không?
Riêng với các cá nhân, tổ chức vi phạm thì việc quy trách nhiệm đơn thuần chỉ
như vậy có làm họ ý thức được hành vi của mình hay không?.
- Tích cực tuyên truyền pháp luật tố tụng vào quần chúng nhân dân để họ
có thể hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ để khi rơi vào các trường hợp này họ
cũng có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
2.1.5 Các quyết định khác có liên quan:
2.1.5.1 Tạm đình chỉ giải quyết vụ án:
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng
giải quyết vụ án khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Theo Điều 189
BLTTDS quy định các căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự:
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
50
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia tách, giải
thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của
cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
- Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác
định được người đại diện theo pháp luật.
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được
pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước đó.
- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Quyết định tạm đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm. Vì vậy trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án ra quyết định tạm
đình chỉ Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng
cấp.
2.1.5.2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự :
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Toà án quyết định ngừng việc giải
quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ mà pháp luật quy định tại Điều 192
BLTTDS, các trường hợp được căn cứ đình chỉ vụ án là:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế.
- Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cơ
quan, cá nhân, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ.
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa chấp nhận hoặc người
khởi kiện không có quyền khởi kiện.
- Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có
nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.
- Các đương sự đã thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết
vụ án.
- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
- Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan
đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã đó.
-Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
51
Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH7900I H7840N TH7900I HI7878U GI7842I QUY7870T V7908 amp193N Damp194N Samp.PDF