Luận văn Thu hút fdi hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh

LỜI CÁM ƠN.i

LỜI CAM ĐOAN.ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC HÌNH VẼ. v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN. ix

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ FDI.8

1.1. Tổng quan về phát triển bền vững.8

1.1.1. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững. 8

1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. 15

1.2. Tổng quan về FDI.20

1.2.1. Khái niệm FDI.20

1.2.2. Các hình thức của FDI. 23

1.2.3. Các phương thức thâm nhập của FDI.26

1.2.4. Đo lường FDI. 27

1.2.5. Vai trò của FDI.30

1.3. Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững.32

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững. 32

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI nhằm phát triển bền vững. 35

1.3.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát

triển bền vững.39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH. 45

2.1. Giới thiệu tỉnh Quảng Ninh.45

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 45

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 49

pdf120 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút fdi hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường do hoạt động đầu tư gây ra. Để đánh giá nội dung này có thể sử dụng một số tiêu chí sau: + Quy mô vốn đầu tư/lao động + Mức độ trang bị tài sản cố định/lao động + Tỷ lệ các dự án FDI từ các quốc gia phát triển. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn với việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ, nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường. 44 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu ứng tích cực đối với doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần tác động đến công tác quản lý môi trường của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và địa phương nhận đầu tư nói riêng. 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Giới thiệu tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. (Báo Quảng Ninh, 2015) Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. 2.1.1.2. Địa hình, đất đai Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều 46 với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ. Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn. - Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an–tra–xít, tỷ lệ cacbon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn. Tài nguyên biển, với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh 47 còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà. - Tài nguyên du lịch, Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long – 2 lần được UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và được bầu chọn 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. - Tài nguyên đất, Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả. - Tài nguyên rừng, Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn - Tài nguyên nước, Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75 - 80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 – 25% tổng lượng nước trong năm. Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày. 48 2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm. Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh. Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2. Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13oC. 49 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng hơn 1 triệu người, vào loại tỉnh trung bình trong cả nước. Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%). Tuy nhiên trong tỉnh, mức tăng không đều. Trong khi ở thành phố Hạ Long chỉ tăng 1,29% thì ở miền núi còn tăng nhanh (Ba Chẽ 2,5%, Tiên Yên 2,7%, Cô Tô 2,44%). Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. ở các thị xã mỏ tỷ lệ này còn cao hơn: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%. (Báo Quảng Ninh, 2015) Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 180 người/km2 nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2. 2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh những năm qua Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 2010) ước tăng 10,1% (kế hoạch 10- 10,5%), tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước. Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế ước tăng 11,5% cùng kỳ, trong đó: Nông, lầm nghiệp, thủy sản tăng 2,6%; Công nghiệp và xây dựng tăng 13,7%; Dịch vụ tăng 10%. Thuế sản phẩm ước đạt 8.156 tỷ đồng, giảm 0,8% cùng kỳ đã làm giảm tốc độ tăng trưởng GRDR năm 2016. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) có sự chuyển dịch tích cực, khu vực dịch vụ tăng khá: KV I (Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản): 6,8%; KV II (Công nghiệp – Xây dựng): 52,0%, KV III (Dịch vụ): 41,2% (Năm 2015: KV I: 7,4%, KV II: 52,8%, KV III: 39,8%). GRDP bình quân đầu người ước đạt 4050 USD/người/năm, tăng 7,3% cùng kỳ (năm 2015: 3.776 USD). Năng suất lao động 50 bình quân đạt 152,4 triệu đồng/người/năm, tăng 8,5% cùng kì (năm 2015: 140 triệu đồng/người) + Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá, nhất là ngành chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện. Ngành than mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tiếp tục đồng góp quan trọng vào sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế. Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính đạt 41,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7%. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,12% trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,35%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 20,35%; công nghiệp cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,25%; chỉ số sản xuất công nghiệp khai khoáng giảm 0,38%. Sản lượng Than sạch ước đạt 38,85 triệu tấn, giảm 2%; tuy nhiên, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu khác đều tăng cao: Điện sản xuất 27,7 tỷ Kwh, tăng 29%, gạch nung 1,23 tỷ viên, tăng 11%; xi măng 3,8 triệu tấn, tăng 51,2%; dầu thực vật 251 nghìn tấn, tăng 13,2%; bột mỳ 310 nghìn tấn, tăng 52%; sợi cotton tăng 218 nghìn tấn, tăng 46,7%... Nhìn chung sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp sản xuất, phân phối điện. Sản xuất than tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội toàn tỉnh, chiếm tỷ trọng 19,5% GRDP. Tuy nhiên, ngành than đã và đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: Do nhu cầu sử dụng than trong nước giảm; than nhập khẩu tăng nhanh về số lượng; giá thành sản xuất trong nước cao hơn than giá than nhập khẩu dẫn đến sản lượng than sản xuất và tiêu thụ giảm (than xuất khẩu ước đạt 700 nghìn tấn, giảm 500 nghìn tấn, than tiêu thụ trong nước ước đạt 34,3 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn), lượng than tồn kho lớn trên 10 triệu tân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu và đời sống, việc làm của trên 10 vạn công nhân ngành than. Giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước tăng 15,1% và đang có xu hướng phát triển tốt nhờ có sự phục hồi của thị trường bất động sản và các dự án lớn trên địa bàn tỉnh đang được triển khai tích cực. + Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vượt qua khó khăn do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định 51 Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 5,42 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% cùng kỳ. Tuy nhiên, năm 2016 tình hình thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi (nắng nóng, rết đầm, rét hại) đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chương trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, chương trình 135 về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đề án 755 về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh họa cho hộ đồng bào dân tốc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được quan tâm, chỉ đạo, bố trí vốn để triển khai; đồng thời tỉnh đang tích cực hoàn thiện Đề án nhiệm vụ, giải pháp đưa 22 xã và 11 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành chương trình mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Đến nay bình quân các xã xây dựng nông thôn mới đạt 17,2 tiêu chí/37,2 tiêu chí, riêng đối với 22 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn mới đạt 10,88 tiêu chí/27,32 tiêu chí. + Hoạt động dịch vụ có nhiều khởi sắc, xu hướng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) khu vực dịch vụ ước đạt 23,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ. Thu ngân sách từ dịch vụ ước đạt 3.405 tỷ đồng, chiếm 14,19% tổng thu nội địa, tăng 29% cùng kỳ. 2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI tại Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017 2.2.1. Yêu cầu trong công tác thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh Theo báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2010- 2015 của Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh, tỉnh cần tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trọng tâm, dự án trọng điểm như xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế; nhất là tại các địa bàn trọng điểm như thành phố Hạ Long, hai KKT Vân Đồn, Móng Cái, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án hạ tầng về du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp. 52 Xác định rõ địa bàn trọng điểm, đối tác, nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn sắp tới để xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư đối với các Tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các công ty vừa và nhỏ (đối với ngành công nghiệp hỗ trợ) trong và ngoài nước có định hướng, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài. Thị trường mục tiêu là các nước: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông. Một số dự án trọng điểm có tính động lực cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư: Đường cao tốc Vân Đồn- Tiên Yên (bao gồm cả cầu Vân Tiên), đường cao tốc Tiên Yên- Móng Cái, cảng Vạn Gia (thành phố Móng Cái); Các dự án sân Golf; Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino tại Vân Đồn; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Việt Hưng giai đoạn 2 (TP Hạ Long), KCNĐầm Nhà Mạc(TX Quảng Yên); Các dự án thành phần KCN Đông Mai (TX Quảng Yên); Hệ thống trường học tiêu chuẩn quốc tế;Phát triển hệ thống xử lý nước thải tại các địa phương; Các dự án thành phần thuộc Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây (huyện Đông Triều)... Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư Để hệ thống, chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ tích cực hợp tác với các đơn vị, viện nghiên cứu,các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài để triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng và đối tác đầu tư.Tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng cường hoạt động phối hợp với Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam tại Nhật Bản (VERI) để nghiên cứu tiềm năng, xu hướng các đối tác đầu tư Nhật Bản vào Quảng Ninh trong thời gian tới. Đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ với các tổ chức sẵn có như JETRO, JICA, KOTRA, KCCIđể thu thập các thông tin số liệu, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc vào Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư Hệ thống hóa, số hóa các số liệu, dữ liệu về các quy hoạch; môi trường đầu tư; các quy định pháp luật,chính sách, thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai, cơ sở dữ liệu chuyên sâu về các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu trên địa 53 bàn tỉnh...nhằm hỗ trợ nhà đối tác đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, triển khai lập quy hoạch chi tiết dự án và lập dự án đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu về các công ty, nhà đầu tư để mời gọi đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin các nhà cung cấp, nhà thầu, nguồn cung ứng đầu vào trong quá trình triển khai dự án của nhà đầu tư. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư Tiếp tục rà soát và cập nhật và xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, tiến hành rà soát thực trạng các dự án đã được thực hiện, các dự án đã có chủ đầu tư hay cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai, các dự án đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đấttránh tình trạng các dự án treo, kêu gọi các Nhà đầu tư có đủ năng lực để kêu gọi thu hút đầu tư. Phát triển thông tin cụ thể hơn cho mỗi dự án để có thể xúc tiến đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực riêng, cụ thể. Hiện nay một số huyện đã tiến hành xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào địa phương mình. Thời gian tới sẽ tiếp tục khuyến khích các địa phương triển khai xây dựng danh mục thông tin các dự án theo hướng chuyên nghiệp, cụ thể và đầy đủ để cung cấp cho các nhà đầu tư. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư Tổng hợp, xây dựng, cập nhập, bổ sung, chỉnh sửa thông tin của bộ tài liệu xúc tiến đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn từng thời điểm, bao gồm cẩm nang xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh, thông tin chi tiết về Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, phim giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư vào Quảng Ninhvới các ngôn ngữ tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn. Chuẩn bị quà tặng, đồ lưu niệm mang tính đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh, tạo ấn tượng đối với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ nghiên cứu xây dựng ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư của từng đơn vị để phục vụ cho các dự án theo nhu cầu phát triển riêng của từng địa phương. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư 54 - Tổ chức các chuyến làm việc, chủ động gặp gỡ và tiếp tục làm việc với các tổ chức, hiệp hội có vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư. Trong đó, tập trung vào các đơn vị như: Đại sứ quán Hàn Quốc, Mỹ, Canada; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBAV); Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO); Tổng Hội thương gia Đài Loan tại Việt Nam; Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc; Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI); Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA); Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham); Phòng Thương mại Mỹ (Amcham). - Tổ chức xúc tiến đầu tư ở nước ngoài tại các thị trường mục tiêu là các nước: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông... - Tổ chức xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực hoặc địa bàn cụ thể với sự tham gia của các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, tăng cường vai trò xúc tiến đầu tư của các sở ngành, địa phương. - Phối hợp với các đại diện Tham tán kinh tế, đầu tư của các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Tranh thủ sự hỗ trợ của các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến đầu tư cho Quảng Ninh tại nước ngoài. - Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước viết bài, làm phóng sự quảng bá, giới thiệu qua các kênh truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúngnhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh, những chính sách thu hút đầu tư, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh. Trong năm 2016 nghiên cứu ký kết thêm chương trình phối hợp với Báo Đầu tư. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư Mời chuyên gia trong nước, quốc tế hỗ trợ thực hiện hoạt động XTĐT, từng bước nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách làm XTĐT, nắm bắt và cập nhật tình hình kinh tế xã hội, bối cảnh kinh tế quốc tế. Trong năm 2016 sẽ tập trung vào một số chuyên đề (nhận diện nhà đầu tư, kỹ năng thuyết trình). Đồng thời tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT trong các ngành, lĩnh vực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hàng năm. 55 Hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Xác định công tác XTĐT tại chỗ là một hình thức quan trọng, hiệu quả và thông qua các nhà đầu tư đã thành công tại Việt Nam, tại Quảng Ninh để thông tin về kinh nghiệm đầu tư và giới thiệu về môi trường đầu tư tại Quảng Ninh tới các nhà đầu tư khác. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư Tổ chức các đoàn đi khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xúc tiến đầu tư, mô hình phát triển các KCN, KKT, ĐKKT ở trong và ngoài nước. Học tập kinh nghiệm của các địa phương đã có kinh nghiệm và thành công trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc tham gia vào các đoàn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài do Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức. Tiếp tục triển khai hợp tác Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO) để triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và JETRO, Nhật Bản. Triển khai Chương trình phối hợp năm 2016 giữa Bộ phận Japan Desk (Quảng Ninh) và Văn phòng đại diện đầu tư, thương mại, du lịch của Quảng Ninh tại Tokyo (Nhật Bản). 2.2.2. Tình hình cấp phép đầu tư Quảng Ninh bắt đầu có dự án FDI từ năm 1989, năm 2015 đã thu hút được 190 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD, kể cả vốn tăng thêm. Tính đến thời hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 120 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỷ 5,7 tỷ USD đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tại các KCN,KKT trên địa bàn tỉnh có tổng số 58 dự án FDI cìn hiệu lực đang thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh (gồm 35 dự án tại 7 KCN, 4 dự án tại KKT Vân Đồn, và 20 dự án tại KKT cửa khẩu), còn lại 56 62 dự án ngoài KCN,KKT; ngoài ra có hơn 10 Văn phòng đại diện và chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kèm dự án đầu tư. Trong đó, giai đoạn 2010 - 2015, thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt hơn 3,7 tỷ USD/ chiếm 68% tổng số vốn đầu tư đã cấp, đến tháng 12/2015 lũy kế vốn thực hiện ước đạt khoảng 4.021 triệu USD/5.466 triệu USD, đạt 73%. Tổng số dự án cấp mới trong giai đoạn 2010- 2015 là 41 dự án, trong đó có 24 dự án nằm ngoài Khu công nghiệp, Khu kinh tế chiếm gần 58% tổng số dự án cấp mới trong giai đoạn này; 17 dự án nằm trong KCN và KKT. Trong năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện thẩm định, cấp mới giấy CNĐKĐT cho 12 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5.452 triệu USD; Điều chỉnh giấy CNĐKĐT cho 10 lượt dự án; trong đó điều chỉnh tăng vốn 13,2 triệu USD cho 04 dự án còn lại điều chỉnh các nội dung khác; Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 558,5 triệu USD tương đương 12.845,7 tỷ đồng; tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể: - Cấp mới Giấy CNĐKĐT cho 12 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: (1) Dự án Phát triển Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh( 315,4 triệu USD); (2) Nhà máy Sản xuất khăn mặt, khăn tắm cao cấp và các sản phẩm liên quan tại KCN Texhong - Hải Hà của Công ty TNHH Đại Đông Việt Nam (50,0 triệu USD); (3) Nhà máy nhuộm, dệt may tại KCN Texhong Hải Hà của Công ty TNHH Dệt may Bắc Giang Việt Nam (77,41 triệu USD); (4) Nhà máy Nhuộm tại KCN Texhong Hải Hà của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật nhuộm Texhong Việt Nam (30,0 triệu USD); (5) Dự án Khu tổ hợp Nhà xưởng Việt Nam Nga của Công ty TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Nga Quảng Ninh (24,0 triệu USD); (6) Dự án Vega Balls Việt Nam tại KCN Đông mai của Công ty TNHH Vega Balls (Việt Nam) (15,0 triệu USD); (7) Nhà máy may mặc tại KCN Texhong Hải Hà của Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt (Việt Nam) (12,0 triệu USD); (8) Dự án Khu Phức hợp giáo dục quốc tế Singapore (3,5 triệu USD); (9) Dự án Trường liên cấp quốc tế Singapore (1,9 triệu USD); (10) Dự án Khách sạn Thái Bình Dương (3,5 triệu USD); (11) Dự án Công ty TNHH 57 Phát triển Vận Tải, dịch vụ du lịch và thương mại Long Đức (12 triệu USD); (12) Dự án công ty TNHHThươngm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thu_hut_fdi_huong_toi_phat_trien_ben_vung_tai_tinh.pdf
Tài liệu liên quan