MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP, BIỂU 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do nghiên cứu . 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:. 8
3. Mục tiêu nghiên cứu. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 11
5. Câu hỏi nghiên cứu:. 11
6. Giả thuyết nghiên cứu:. 11
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:. 11
8. Nội dung nghiên cứu. 12
9. Kết cấu của Luận văn. 13
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN
LỰC R&D THEO DỰ ÁN 14
1.1. Khái niệm tổ chức, cấu trúc tổ chức 14
1.2. Khái niệm dự án, Phân loại dự án, Tổ chức dự án 17
1.3. Nhân lực R&D và các nhóm nhân lực R&D theo dự án 22
1.4. Thu hút nhân lực R&D theo dự án 27
1.5. Một số khái niệm liên quan:
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC R&D Ở
VIỆT NAM VÀ Ở CỤC THÔNG TIN LIÊN LẠC - BCA
31 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút nhân lực R & d phục vụ cho sự phát triển của lĩnh vực thông tin liên lạc theo các dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phương pháp nghiên cứu:
7.1. Cách tiếp cận:
Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng lịch sử, khách quan, biện chứng.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu liên quan đến việc thu hút nhân lực
R&D, các tài liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của Bộ Công an
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,so sánh dữ liệu
8. Nội dung nghiên cứu
8.1. Luận cứ lý thuyết:
- Vận dụng cấu trúc ma trận vào các dự án của Cục TTLL - Bộ Công an nhằm sử
dụng hiệu quả nhân lực hiện có, linh hoạt trong việc thu hút nhân lực R&D và dần thoát
khỏi công tác hành chính máy móc của cơ quan nhà nước.
- Các khái niệm: Tổ chức học, dự án, tổ chức dự án, cấu trúc ma trận, nhân lực
R&D, TTLL, dự án phục vụ ANQP, nhân lực theo dự án, chính sách, DDXH
- Phạm trù: Tổ chức học, quản lý học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, điện tử
viễn thông, quản lý dự án, bảo mật, ANQP...
8.2. Luận cứ thực tế:
- Hiện trạng sử dụng nhân lực R&D hiện nay của Cục TTLL.
- Áp dụng các biện pháp thực tế nhằm lôi kéo, thu hút nhân lực R&D (trả lương
theo thỏa thuận, khoán sản phẩm, ký hợp đồng theo dự án...).
- Phân tích sự cần thiết của dự án R&D đối với Cục TTLL trong việc thu hút nhân
lực R&D.
- Phân tích vai trò của dự án, cấu trúc ma trận trong việc góp phần thu hút nhân lực
R&D trong và ngoài xã hội phục vụ cho sự phát triển lĩnh vực TTLL BCA:
+ Là cấu trúc tích hợp giữa cấu trúc chức năng và cấu trúc dự án.
+ Cấu trúc ma trận sẽ giúp cơ cấu tổ chức linh hoạt và dễ thích nghi với môi
trường. Giúp cho việc thu hút nhân lực thêm hiệu quả khi thu hút được các cá nhân có
trình độ, năng lực ngoài xã hội có thể tham gia vào các dự án của Cục TTLL nhưng không
bị bó buộc quá nhiều với các quy định đặc trưng của ngành Công an cũng như khắc phục
sự thiếu hụt nhân lực do biên chế cơ hữu bị khống chế.
+ Mô hình tổ chức ma trận theo dự án sẽ giúp cho cán bộ thuần về kỹ thuật của
lĩnh vực điện tử viễn thông, TTLL có dịp được cọ sát học hỏi thêm ở các chuyên gia đầu
ngành khi tham gia vào các dự án.
9. Kết cấu của Luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC
R&D THEO DỰ ÁN
1.1. Khái niệm tổ chức, cấu trúc tổ chức .
1.2. Khái niệm dự án, Phân loại dự án, Tổ chức dự án.
1.3. Nhân lực R&D và các nhóm nhân lực R&D theo dự án.
1.4. Thu hút nhân lực R&D theo dự án.
1.5. Một số khái niệm liên quan.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG NHÂN LỰC R&D Ở VIỆT
NAM VÀ Ở CỤC THÔNG TIN LIÊN LẠC - BỘ CÔNG AN
2.1. Tình hình thu hút và sử dụng nhân lực R&D ở nước ta hiện nay.
2.2. Thực trạng sử dụng nhân lực R&D tại Cục Thông tin liên lạc
2.3. Thực trạng thu hút và sử dụng nhân lực R&D theo DA của Cục TTLL.
2.4. Dự báo sự phát triển của Cục TTLL trong thời gian tới.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THU HÚT NHÂN LỰC R&D THEO DỰ ÁN
3.1. Sự cần thiết thu hút nhân lực R&D của Cục Thông tin liên lạc.
3.2. Nhân lực R&D cần thu hút.
3.3. Sử dụng cấu trúc ma trận như công cụ để thu hút nhân lực R&D.
3.4. Các điều kiện để có thể thu hút nhân lực R&D theo dự án ở Cục TTLL.
3.5. Dự báo sự thành công của việc thu hút nhân lực R&D theo dự án
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC
R&D THEO DỰ ÁN
1.1. Khái niệm tổ chức, cấu trúc tổ chức
1.1.1 Tổ chức
"Tổ chức" là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có
khoa học quản lý. Do được nhiều ngành nghiên cứu nên đã có không ít những định nghĩa,
cách phân loại và xác định các đặc trưng cơ bản của tổ chức được đưa ra, lý giải. Thuật ngữ
"Tổ chức" được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa khác nhau:
Triết học định nghĩa "Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không
thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ
chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật"[3]. Tổ chức là thuộc tính của sự vật,
nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định;
Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng
đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển
của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để
thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Như
vậy, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung;
Ngay trong những chuyên ngành khoa học có giao thoa về đối tượng, phạm vi
nghiên cứu cũng có cách tiếp cận, cắt nghĩa khác nhau về "Tổ chức", cụ thể là:
Theo Chester I. Barnard, thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực
của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức[21]. Như vậy theo lý
thuyết quản trị công, để hình thành tổ chức phải có từ hai người trở lên (điều kiện về chủ
thể) và các hoạt động của họ được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Quản trị công
nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể và nguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp có
ý thức của các chủ thể) khi nhận thức về khái niệm tổ chức.
Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là "Tập thể của
con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục
tiêu xác định của tập thể đó"[1]. Quan niệm về tổ chức theo Khoa học tổ chức và quản lý
có nhiều điểm tương đồng với Luật học, Quản trị công ở chỗ đều xác định tổ chức thuộc
về con người, là của con người trong xã hội; vì là tổ chức của con người, có các hoạt
động chung do vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những điều kiện quan trọng, không
thể thiếu của tổ chức;
Trong giáo trình "Tổ chức học đại cương" của PGS.TS Phạm Huy Tiến lại định
nghĩa "Tổ chức được xem như tập hợp của nhiều người, nhiều nhóm người nhằm thực
hiện một mục tiêu chung mà nếu chỉ một người hay một nhóm người không thực hiện
được"
Trên phương diện ngôn ngữ: Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích có
thể sử dụng các thuật ngữ: cơ quan, đơn vị, pháp nhân, công ty, hội thay thế thuật ngữ
tổ chức. Sự đa dạng trên phương diện ngôn ngữ còn thể hiện ở việc thuật ngữ tổ chức
được dùng với các chức năng khác nhau như: là danh từ, là động từ, là tính từ (tiếng Anh
Organization là danh từ, khác với Organize là động từ, khác với Constitutive là tính từ).
Với thực tế như vậy, cần có tư duy biện chứng, kế thừa, không cứng nhắc, máy
móc, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu về khái niệm "Tổ chức".
Với cách tư duy, tiếp cận như vậy khi tìm hiểu khái niệm chung về tổ chức cần nằm vững
một số nội dung căn bản như:
- Tổ chức là của con người trong xã hội gắn với một hình thái kinh tế - xã hội và
một kiểu nhà nước.
- Con người trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những mục đích xác định và hành
động để đạt đến mục tiêu chung.
- Có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu xác định.
- Được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy
định pháp luật.
Nếu nhất thiết phải đưa ra một định nghĩa về tổ chức thì đó là tập hợp của con
người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được
hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật
nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến
mục tiêu chung.
1.1.2. Cấu trúc tổ chức
Cấu trúc tổ chức là một kiểu mẫu được đặt ra để phối hợp hoạt động giữa các con
người trong tổ chức.
Có thể nói cấu trúc tổ chức là một thuộc tính đặc trưng của tổ chức, quy định sự vận
động của các thành phần trong tổ chức, cấu trúc của tổ chức được thể chế hoá thành những
quy chế, quy định, những nguyên tắc nhằm điều chỉnh những hành vi, hành động của con
người trong tổ chức để mọi hoạt động đó đều hướng tới mục tiêu của tổ chức.
Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có mục tiêu hoạt động, hay nói cách khác mục
tiêu của tổ chức là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Về mặt vị
trí, tổ chức luôn là một hệ thống nhỏ tồn tại trong một hệ thống lớn xã hội, đó chính là
môi trường bên ngoài của tổ chức. Do đó sự tồn tại và phát triển của tổ chức luôn được
xác định bởi mục tiêu của tổ chức có phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của
môi trường tồn tại quanh nó. Cho nên tổ chức không phải là hệ cô lập, nó luôn có sự
tương tác và chịu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Những biến động của môi
trường bên ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức. Trong những trường hợp này
muốn tồn tại và phát triển tổ chức phải có khả năng tự điều chỉnh nội bộ tổ chức, thậm
chí cả mục tiêu tổ chức để tạo ra sản phẩm thích nghi và được môi trường bên ngoài chấp
nhận. Khi mục tiêu thay đổi dẫn đến những thay đổi quan trọng của cấu trúc tổ chức và
phương thức vận hành, quản lý tổ chức. Từ đó dẫn đến nhiều thay đổi như cần bố trí lại
vai trò và cấu trúc chức năng hoặc cấu trúc dự án, có bộ phận đang là chính yếu trở nên
thứ yếu. Nhân lực cũng phải bố trí lại, sự sắp xếp nhân lực gây ra nhiều thay đổi trong tổ
chức.
Những điều chỉnh thường gặp trong tổ chức là điều chỉnh chức năng của bản thân tổ
chức hay các bộ phận hợp thành từ đó dẫn đến điều chỉnh nhiệm vụ và sự phân bố nguồn
lực. Chính vì lẽ đó cấu trúc tổ chức luôn đóng vai trò cốt lõi đảm bảo cho tổ chức có thể điều
chỉnh linh hoạt trước những biến động của môi trường bên ngoài. Cho nên một tổ chức hiệu
quả tuỳ thuộc vào sự hình thành một tập hợp các quan hệ gắn bó trong thiết kế cơ cấu, lịch
sử phát triển, quy mô và kỹ thuật đặc trưng của nó.
Loại hình tổ chức quan liêu máy móc và chia nhỏ thành các bộ phận có xu hướng
kém hiệu quả trừ khi các nhiệm vụ đơn giản và môi trường ổn định. Các hệ thống kiểm tra
tập trung hoá làm cho nó chậm chạp và vô hiệu quả khi phải đối mặt với sự biến động của
môi trường.
Cấu trúc đơn giản và cấu trúc dự án tỏ ra hiệu quả lúc môi trường không ổn định.
Cấu trúc đơn giản hàm ý có một giám đốc thường là người sáng lập tổ chức có một nhóm
cố vấn làm việc dưới quyền và đội ngũ những người thực thi những công việc chính. Đây
là tổ chức phi chính thức, rất linh hoạt mặc dù làm việc một cách tập trung dưới quyền
giám đốc, là dạng thức lý tưởng khi cần thay đổi nhanh chúng. Loại hình tổ chức này hoạt
động tốt khi vấn đề mấu chốt cần ra quyết định nhanh chóng và khi nhiệm vụ không quá
phức tạp. Cơ cấu này phù hợp với các xí nghiệp trẻ và đổi mới, đặc biệt là các xí nghiệp
công nghệ cao. Cấu trúc dự án chỉ các tổ chức được thiết kế tạm thời. Nó hoàn toàn thích
hợp với các nhiệm vụ phức tạp và bức bách, được thực hiện trong môi trường không ổn
định. Cơ cấu dự án thường sử dụng các ê kíp làm dự án, cơ cấu này kết thúc nhiệm vụ khi
không còn công việc, các thành viên lại tham gia vào các ê kíp khác để thực hiện dự án
khác. Cơ cấu này thường gặp trong các tổ chức làm việc theo dự án, các đề tài khoa
học...Có thể loại hình tổ chức này xuất hiện dưới hình thức một bộ phận riêng trong một cơ
quan lớn hơn. Loại hình này thường sử dụng trong các cơ quan nghiên cứu triển khai.
1.2. Khái niệm dự án, Phân loại dự án, Tổ chức dự án
1.2.1. Khái niệm dự án
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về dự án. Theo Clark A. Campbell định
nghĩa "Dự án là các hoạt động với các thông số được xác định chính xác với khung thời
gian và các mục đích cho riêng dự án đó". Còn Paula martin & Karen Tate lại cho rằng
"Dự án là bất kỳ nỗ lực tạm thời và có tổ chức nào nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ,
quy trình hay kế hoạch đơn nhất".
Trang web của tổ chức Vietnam Foundation - đơn vị tài trợ dự án Tài nguyên giáo
dục mở lại định nghĩa: "Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập
thể nhằm đạt được một kết quả dự kiến trong một thời gian dự kiến với một kinh phí dự
kiến".
Còn theo tác giả, dự án có thể hiểu là một chuỗi những hoạt động có liên quan
đến nhau được lập ra nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể với các nguồn lực
nhất định trong một thời hạn cụ thể.
Như vậy, mỗi dự án gồm các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Thông thường
người ta cố gắng lượng hoá mục tiêu thành các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi dự án là một quá trình
tạo ra một kết quả cụ thể. Nếu chỉ có kết quả cuối cùng mà kết quả đó không phải là kết
quả của một tiến trình thì kết quả đó không được gọi là dự án.
Thứ hai: Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định, nghĩa là phải có thời điểm bắt
đầu và thời điểm kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức
của dự án mang tính chất tạm thời, được tạo dựng lên trong một thời hạn nhất định để đạt
được mục tiêu đề ra, sau đó tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù
hợp với mục tiêu mới.
1.2.2. Phân loại dự án
Các dự án có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý và phân bổ hợp lý các
nguồn lực khan hiếm cho các dự án có các mức độ ưu tiên khác nhau, cân đối giữa mục
tiêu lợi nhuận ngắn hạn với các mục tiêu tăng trưởng và phát triển năng lực cạnh tranh
dài hạn, cân đối rủi ro giữa các loại hình dự án người ta tiến hành phân loại dự án. Dự án
có thể phân loại thành 3 nhóm chính: dự án bắt buộc thực hiện, dự án cải tiến nhỏ, dự án
chiến lược.
Dự án bắt buộc thực hiện là những dự án cần phải thực hiện để đáp ứng những
quy định pháp luật của một quốc gia, một địa phương hoặc những dự án tiến hành để
khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, xung đột đình công ví dụ như
khắc phục hậu quả của tác động xấu đến môi trường biển do chất thải thoát ra ngoài sau
sự cố xả thải xảy ra tại Formosa, hoặc xây dựng lại nhà máy hoặc dây chuyền sản xuất bị
hư hỏng do lũ lụt gây ra. Dự án thuộc nhóm bắt buộc phải thực hiện khi có phần lớn 99%
các chủ thể dự án liên quan đều nhất trí rằng phải thực hiện dự án để đáp ứng các yêu cầu
của quy định pháp luật nếu không muốn vi phạm pháp luật hoặc bị phạt.
Dự án cải tiến nhỏ là những dự án được tiến hành nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu
quả cho các hoạt động hiện tại của tổ chức. Những dự án cải tiến sản phẩm, quy trình sản
xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, giảm chi phí sản xuất, vận hành, thông
qua áp dụng các công cụ Lean six sigma. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng
hệ thống thông tin quản lý mới, giới thiệu sản phẩm, thiết bị cùng loại có giá rẻ hơn hoặc
một số tính năng cải tiến ưu việt hơn là một số ví dụ của những dự án thuộc nhóm này.
Dự án chiến lược là những dự án hỗ trợ cho việc thực hiện tầm nhìn và các mục
iêu chiến lược dài hạn của tổ chức. Các dự án chiến lược thường hướng đến đạt mục tiêu
phát triển lâu dài và bền vững. Các dự án về phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ
mới, các dự án R&D nhằm tìm ra công nghệ hoàn toàn mới là ví dụ về những dự án
thuộc nhóm này. Tuỳ theo mức độ thay đổi và đổi mới trong sản phẩm và công nghệ sản
xuất mà có thể chia nhỏ các dự án chiến lược thành những nhóm dự án chi tiết hơn: các
dự án nền tảng, các dự án đột phá, các dự án nghiên cứu & phát triển
Các dự án nền tảng: Đây là những dự án có những sự cải tiến căn bản so với
những gì mà tổ chức hiện có hoặc về sản phẩm/dịch vụ hay về công nghệ - quy trình sản
xuất. Đây được gọi là những dự án nền tảng bởi vì nó tạo ra một thế hệ mới của các sản
phẩm hoặc công nghệ sản xuất để dựa trên đó những dự án cải tiến nhỏ thuộc nhóm hai
đã nêu ở trên sẽ tiếp tục được triển khai sau này. Ví dụ về dự án nền tảng là một mẫu
thiết bị phá sóng mới hoặc một sản phẩm thu phát sóng được đưa ra và dựa trên cơ sở đó
tổ chức có thể giới thiệu ra nhiều chủng loại sản phẩm tương tự thuộc thế hệ sản phẩm
mới này.
Các dự án đột phá: Các dự án đột phá là những dự án liên quan đến công nghệ mới
hơn so với các dự án nền tảng. Các dự án đột phá có thể áp dụng công nghệ khác biệt hẳn
so với công nghệ hiện đang áp dụng phổ biến trong ngành, ví dụ như công nghệ cáp quang
dùng trong truyền số liệu hoặc một thiết bị hoạt động đa năng.
Các dự án R&D: Đây là các dự án hướng tới phát triển ra công nghệ hoàn toàn
mới hoặc tìm ra ứng dụng hoàn toàn mới của những công nghệ hiện có. Các dự án này
được triển khai nhằm tự tạo ra kiến thức mới và tự phát triển công nghệ mới cho riêng
mình. [2]
1.2.3. Tổ chức dự án
Cũng như các tổ chức thông thường khác, tổ chức dự án được hình thành nhằm đảm
bảo thực hiện mục tiêu của dự án, bao gồm: "Một nhóm người được xắp xếp theo một trật tự
nhất định để có thể cùng phối hợp hoạt động với nhau để đạt đến mục tiêu của dự án", "với
cấu trúc là một kiểu mẫu được đặt ra để phối hợp giữa các con người trong dự án". Tuy
nhiên so với các tổ chức khác, tổ chức dự án có tính nhất thời và ngẫu nhiên, đều được hình
thành do phải thực hiện một vấn đề nào đó. Tổ chức dự án không phải là một tổ chức ổn
định không đổi, bất kỳ tổ chức nào đều có giới hạn, tức là có quy trình phát triển và giải thể.
Tổ chức dự án có thời gian tồn tại khác nhau, có tính chất đơn giản hay phức tạp khác nhau,
sau khi dự án hoàn thành thì tổ chức đó cũng giải thể. Kết cấu của dự án tuy có được sự ổn
định tương đối, không dễ dàng biến đổi nhưng vẫn phải có sự điều chỉnh nhất định theo sự
biến đổi của điều kiện bên trong và bên ngoài tổ chức. Bất cứ một tổ chức nào trong đó có cả
tổ chức dạng dự án đều thuộc vào một môi trường xã hội nhất định, là một hệ thống con
trong cả một hệ thống lớn của xã hội, đều phải có giao lưu thông tin với hệ thống lớn xã hội.
Vì vậy, tổ chức dự án là một hệ thống tổ chức mở, gồm có 3 mô hình:
1.2.3.1. Cấu trúc chức năng
Dự án được chia ra làm nhiều phần và được phân công tới các bộ phận chức năng
hoặc các nhóm trong bộ phận chức năng thích hợp. Dự án sẽ được tổng hợp bởi nhà quản
lý chức năng cấp cao.
1.2.3.2. Cấu trúc dự án
Một nhà quản lý phải chịu trách nhiệm quản lý một nhóm, tổ gồm những thành viên
nòng cốt được chọn từ những bộ phận chức năng khác nhau trên cơ sở làm việc toàn phần
(Full-time). Các nhà quản lý chức năng không có sự tham gia chính thức.
1.2.3.3. Cấu trúc ma trận
Cấu trúc ma trận là loại hình tổ chức tích hợp cấu trúc chức năng và cấu trúc Dự án.
Sự tích hợp này thể hiện sự kết hợp hài hòa của tổ chức hình thức và phi hình thức, là bước
phát triển cao của tổ chức hữu cơ. Cấu trúc chức năng thường gặp trong các tổ chức máy
móc như các vụ ở các bộ, các phòng nghiên cứu ở các viện, các phân xưởng trong nhà
máy. Còn cấu trúc dự án là loại tổ chức hữu cơ cũng có thể xem như tổ chức phi hình thức,
cấu trúc này là tập hợp một số nhân lực thực hiện một dự án, một chương trình, một công
việc nằm ngoài khu vực chức năng. Những người làm việc trong cấu trúc ma trận chịu sự
quản lý của 2 cơ quan: cơ quan sở hữu và cơ quan sử dụng và cả sự quản lý của dự án hóa.
Cấu trúc ma trận làm tăng khả năng thích ứng với môi trƣờng của cấu trúc chức năng tổ
chức theo mô hình ma trận sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng hiệu quả và thu hút nhân
lực từ nhiều nguồn khác nhau, mà vẫn giữ nguyên cấu trúc phòng ban.
* Đặc trưng của mô hình tổ chức ma trận
Biểu 1.1 Mô hình tổ chức ma trận
Nguồn: Vũ Quang Minh, Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Mô hình này là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Ví dụ mô
hình tổ chức theo chức năng kết hợp với mô hình tổ chức theo dự án. Ở đây, các cán bộ
quản trị theo chức năng và theo dự án đều có vị thế ngang nhau. Họ chịu trách nhiệm báo
cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách.
Cơ cấu tổ chức ma trận là loại cơ cấu dựa trên những hệ thống quyền lực và hỗ trợ
nhiều chiều. Cơ cấu này tạo ra một Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm phối hợp các
bộ phận và phân chia quyền lực với cả các nhà quản trị theo chức năng. Trong cơ cấu ma
trận có hai tuyến quyền lực. Tuyến chức năng hoạt động theo chiều dọc. Tuyến sản phẩm
hay dự án hoạt động theo chiều ngang.
* Ưu điểm và lợi thế của mô hình tổ chức ma trận
Với đặc trưng là sự kết hợp linh hoạt của hai hay nhiều cấu trúc tổ chức khác nhau đã
tạo cho mô hình tổ chức ma trận có nhiều điểm lợi thế hơn các mô hình khác. - Cấu trúc ma
trận làm tăng khả năng thích ứng với môi trường của cấu trúc chức năng bằng cấu trúc dự án
nhưng không phá vỡ sự cân bằng của cấu trúc chức năng, đảm bảo cho tổ chức phát triển ổn
định lâu dài nhưng vẫn phản ứng nhanh với thị trường.
- Cấu trúc ma trận nâng cao sự phối hợp giữa các chuyên gia của cấu trúc chức năng
và cho phép sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức. Các chuyên gia khi
tham gia các dự án không ngừng tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức để tham gia từ dự án
này và chuyển tiếp đến các dự án khác là điều hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng
nhân lực trong cấu trúc chức năng và hoạt động ngày càng có hiệu quả trong cấu trúc dự án
khi dự án kết thúc, các chuyên gia lại trở về cấu trúc chức năng. Ngay trong khi tham gia
dự án họ vẫn có nhiệm vụ kép và năng lực được sử dụng tốt hơn và cống hiến cho xã hội
nhiều hơn.
- Cấu trúc ma trận làm mềm hoá cấu trúc chức năng, cho dù cấu trúc chức năng là
kiểu cấu trúc máy móc cũng chuyển hoá sang cấu trúc hữu cơ mềm dẻo hơn, hoạt động
sáng tạo và hiệu quả hơn. Cấu trúc ma trận thúc đẩy sự hòa nhập, phối hợp của kinh
nghiệm và tiềm lực các phân hệ trong cấu trúc chức năng hướng đến sản phẩm cuối cùng,
giúp cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các phân hệ trong cấu trúc chức năng cùng hướng
tới sản phẩm cuối cùng của tổ chức, đó cũng chính là làm cho tổ chức thích ứng với môi
trường kể cả khi môi trường biến động.
- Cấu trúc chức năng là cấu trúc hữu hạn, thực hiện một số nhiệm vụ hữu hạn còn
cấu trúc ma trận cho phép thực hiện các dự án với mọi quy mô do kết hợp được chuyên
môn hoá và hợp tác hoá. Cấu trúc ma trận cũng vì thế mà có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu
của khách hàng với bất kỳ quy mô nào cả về khối lượng và phổ rộng của chuyên môn, điều
mà cấu trúc chức năng không thực hiện được.
Cấu trúc ma trận có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà quản lý, các nhà tổ chức.
Ngày nay trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội ta cũng thấy sự xuất hiện của mô
hình tổ chức này.
1.3. Nhân lực R&D và các nhóm nhân lực R&D theo dự án
1.3.1. Nhân lực:
Nhân lực hiểu một cách khái quát là sức người. Cụ thể hơn, nhân lực là nguồn lực
của mỗi con người, nằm trong mỗi con người và cho con người hoạt động. Sức lực đó
ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người. Nhờ sức lực đó phát
triển đến mức độ cần thiết, con người tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, tôn
giáo, chính trị, văn hoá, xã hội
1.3.2. Nhân lực R&D:
Nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có thể được hiểu theo những cách
khác nhau. Theo cuốn KH&CN Việt Nam 2003 và cuốn "Cẩm nang về đo lường nguồn
nhân lực KH&CN" của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), thì nhân lực
KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây:
- Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;
- Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành
KH&CN nào;
- Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong một lĩnh
vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.
Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể hiểu
nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng không làm việc
trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như quá rộng để thể hiện nguồn nhân lực
hoạt động KH&CN của một quốc gia.
Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu và triển khai hay
còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng lao động KH&CN của
mình.
Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực R&D có thể được thể hiện như sau:
Biểu 1.2. Mối quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực R&D
Nhân lực NCPT
Nhân lực KH&CN
Nhân lực có trình độ đang làm việc
Tổng số nhân lực
Nguồn: Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia (2005), Phát triển nhân lực
KH&CN ở các nước ASEAN.,
Theo Hướng dẫn thống kê R&D của OECD (Cẩm nang FRASCATI), nhân lực
R&D bao gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động R&D hoặc trực tiếp hỗ trợ
hoạt động R&D . Nhân lực R&D được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư nghiên cứu). Đây
là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc không
có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương đương như nhà nghiên cứu/nhà
khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra
phương pháp và hệ thống mới.
- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương. Nhóm này bao gồm những người
thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những
lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào R&D bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa
học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát
của các nhà nghiên cứu.
- Nhóm 3:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004691_4994_2003056.pdf