Luận văn Thu hút và sử dụng oda của New zealand vào Việt Nam

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i

DANH MỤC BẢNG BIỂU. ii

DANH MỤC HÌNH VẼ . iii

MỞ ĐẦU. 4

1. Tính cấp thiết của đề tài . 4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

4. Những đóng góp mới của luận văn . 6

5. Kết cấu luận văn . 7

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA. 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.10

1.2. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng ODA.11

1.2.1. Khái quát chung về ODA.11

1.2.2. Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận.

1.2.3. Quy trình thu hút và sử dụng ODA.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút và sử dụng ODA.

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động thu hút và sử dụng ODA .28

1.3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nước trên thế giới và

bài học đối với Việt Nam . .

1.3.1. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nước trên thế giới .

1.3.2. Bài học đối với Việt Nam .

CHưƠNG 2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Cách tiếp cận . .

2.1.1. Tiếp cận hệ thống.

2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng.

pdf27 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút và sử dụng oda của New zealand vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng thu hút nguồn vốn này cho phát triển đất nước. Việt Nam chính thức được nhận vốn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới bắt đầu từ năm 1993. Sau23 năm thực hiện, vốn ODA đã đóng góp phần quan trọng cùng với nguồn trong nước trong lĩnh vực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng trong thu hút và sử dụng vốn ODA và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới, bao gồm cả các nhà tài trợ song phương, đa phương và cả các tổ chức phi chính phủ. Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam thì New Zealand đã có nhiều đóng góp riêng tích cực đối với nền kinh tế nước ta theo sự phát triển quan hệ song phương giữa hai nước. Số vốn ODA mà New Zealand viện trợ đã và đang đóng góp một phần quý giá trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam, đem lại nhiều kết quả khả quan mà chúng ta có thể thấy được. Tuy nhiên, Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trìnhthu hút và nhận viện trợ từ New Zealand như tỷ lệ giải ngân ODA chậm so với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích... Vậy làm thế nào để tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tới? Đây thực sự là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với nước ta 5 hiện nay khi mà quan hệ Việt Nam – New Zealand đã và đang có những bước tiến đángkể. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Việc nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA của một nước nói riêng là chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia và nhiều nhà nghiên cứu trong các vấn đề kinh tế quốc tế. Vì vậy, “Thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam” sẽ là một đề tài thực sự phù hợp và đi sát với chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành kinh tế quốc tế. Luận văn sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam diễn ra như thế nào? - Có những định hướng và giải pháp nào để cải thiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả hơn ODA của New Zealand vào Việt Nam trong thời gian tới? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam thời gian qua, chỉ ra tồn tại của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiệnthu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam trong thời giantới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thu hút và sử dụng ODA. - Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand tại Việt Nam giai đoạn 1995-2016; chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng hiệu 6 quả hơn ODA của New Zealand vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động, quá trình, kết quả thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Luận văn nghiên cứu về ODA của New Zealand tại Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2016.Trong đó, năm 1995 là là năm đánh dấu lần đầu tiên mà New Zealand chính thức tài trợ ODA cho Việt Nam. - Về nội dung: Luận văn chủ yếu bàn đến hoạt động thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam trong một số lĩnhvựcviệntrợnổibậtnhư:phát triển nguồn nhân lực, giáo dục-đào tạo, phát triển nông nghiệp-nông thôn, phát triển bền vững. 4. Những đóng góp mới của luận văn  Về mặt thực tiễn - Luận văn đã phân tích kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này. - Luận văn chỉ ra những điểm đã làm được, những điểm còn hạn chế trong thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam và các nguyên nhân của thực trạng đó. - Đánh giá đúng về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụnghiệu quả hơn ODA của New Zealand vào Việt Namtrong thời gian tới. 7 5. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu theo 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng ODA Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3.Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam giai đoạn 1995-2016 Chương 4.Một số định hướng và giải pháp nhằm cải thiệnkhả năng thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt Nam đến năm 2020 8 CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể nói ODA nói chung và ODA tại Việt Nam nói riêng là nhóm đề tài nhận được sự chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các tổ chức trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều công trình, sách báo, đề tài nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) của các tác giả trong nước và trên thế giới.Do đó, có thể chia theo hai nhóm nghiên cứu chính sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Helmut FUHRER (1996), với nghiên cứu “A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures”, cho thấy năm 1969, Tổ chức OECD đã đưa ra khái niệm về nguồn vốn ODA lần đầu tiên như sau: “Nguồn vốn phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển; thành tố hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này.”Như vậy, khái niệm sơ khai đã phân biệt ODA với các nguồn vốn đầu tư khác với hai đặc điểm chính: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Có bao gồm thành tố hỗ trợ. Các khái niệm sau về ODA đã bổ sung và lượng hóa tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20-30% tùy vào nhà tài trợ và quốc gia nhận tài trợ. Tuy nhiên, qua thời gian mục đích viện trợ cũng thay đổi, từ mục đích ban đầu là hàn gắn vết thương chiến tranh, sau này là trách nhiệm của các nước giàu giúp các nước nghèo để phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu của Boone (1996) và Lensink và Morrissey (2000) đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Hơn nữa, các tác giả đã khẳng 9 định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ. Chenery và Strout (1996)nhấnmạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Tác giả đã lập luận rằng hỗ trợ phát triển từ các nước giàu cho các nước đang phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, bằng cách cung cấp một lượng vốn cần thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Teboul và Moustier (2001) cho thấy, lượng vốn ODA từ bên ngoài ảnh hưởng tích cực đối với trường hợp của các nước trong tiểu vùng Sahara Châu Phi. Hỗ trợ phát triển từ nước ngoài đã tác động gia tăng tiết kiệm và tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước), góp phần phát triển kinh tế các nước tiếp nhận ODA của sáu quốc gia đang phát triển bên bờ biển Địa Trung Hải giai đoạn 1960-1966. SANGKIJIN, Quỹ hỗ trợ sinh viên Hàn Quốc(KOSAF)&CHEOLH.OH, Đại học Soongsil, Hàn Quốc (2012), đã nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại các nước nhận viện trợ, trên cơ sở phân tích dữ liệu thu hút và sử dụng ODA tại 117 quốc gia trong suốt 28 năm 1980-2008. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế ODA của các nước đang phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện chính trị (ví dụ, minh bạch quốc gia), và điều kiệnkinh tế của từng quốc gia (ví dụ, mức thu nhập). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,một khi mức độ minh bạch của một quốc gia đạt đến một điểm nhất định, hiệu ứng cận biên ròng kinh tế ODA cho các quốc gia giảm, thì ODA tác động có hiệu quả đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các Quốc gia nhận việntrợ. Tun Lin Moe, với nghiên cứu “An empirical investigation of relationships between official development assistance (ODA) and human and educational development”, đã đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào sự phát triển giáo dục và con người ở tám quốc gia được lựa chọn tại khu vực Nam Á và chỉ ra sự khác biệt các chỉ số phát triển con người; cơsở hạ tầng và chất lượng giáo trình, giáo viên đã được cải thiện sau 15 năm tiếpnhận nguồn vốnODA. 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở trong nước nổi bật có một số công trình sau: Trần Đình Tuấn và Đặng Văn Nhiên (1993), Những điều cần biết về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Nxb. Xây dựng, Hà Nội, đã tổng hợp những điều căn bản nhất về ODA như: khái niệm ODA là gì?, đặc điểm của ODA, phân loại ODA và vai trò ODA với phát triển kinh tế - xã hội. Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả ODA tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA và vai trò trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm pháttriển; từ đó, chỉ ra thực trạng sử dụng vốn ODA của Việt nam và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả ODA tại Việt Nam. Hà Thị Ngọc Oanh (2004), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) – Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, đã đưa ra cơ sở lý luận cơ bản nhất về ODA nói chung và thực tiễn việc thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam nói riêng. Vũ Ngọc Uyên (2007), Tác động của ODA đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, đã phân tích một số mối liên hệ giữa ODA và quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004. Trên cơ sở đó tác giả rút ra một số kiến nghị chính sách nhằm tăng cường đóng góp của ODA cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Lê Bá Khởi (2012), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Australia cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, đã nghiên cứu những lý luận về ODA nói chung và ODA của Australia nói riêng. Phân tích thực trạng về thu hút và sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam cùng những đánh giá về kết quả, hạn chế, nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Thùy Hương (2012), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 – 2010, Luận văn thạc sĩ, đãnghiên cứu, phân tích, 11 tổng hợp những vấn đề lý luận về nguồn vốn ODA đối với ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn từ năm 1993 đến 2010;thông qua đó, đánh giá thực trạng nguồn vốn ODA đối với ngành giáo dục và đề xuất những giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hợp lý nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục Việt Nam. Hà Thị Thu (2014),Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung, Luận án tiến sĩ, đã làm rõ cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể: đánh giá tác động của ODA; xác định quy trình thu hút và sử dụng ODA; đưa ra các tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA và các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA. Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng Duyên hải Miền Trung, đã rút ra những kết quả và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một kiến thức nền tảng phong phú về ODA nói chung và thu hút và sử dụng ODA vào các ngành, lĩnh vực nói riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nàotập trung nghiên cứu về toàn bộ các hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA của New Zealand đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2016. Vì vậy, đề tài về ODA của New Zealandsẽ được lần đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và cập nhật về thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của đối tác nàytrong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 1.2. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng ODA 1.2.1. Khái quát chung về ODA 1.2.1.1. Nguồn gốc ODA Đại chiến Thế giới thứ II kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là Chiến tranh Lạnh giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ, hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình. 12 Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh, năm 1945 GNP (Gross National Product – Tổng sản lượng quốc gia) của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, bằng 40% tổng sản phẩm toàn thế giới. Trong khi đó, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh, sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng của phe xã hội chủ nghĩa. Để ngăn chặn sự phát triển đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai Kế hoạch Marshall, viện trợ ào ạt cho các nước Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951, Hoa Kỳ đã viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GDP của thế giới và 5,6% GDP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ). Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập hệ thống xã hội chủ nghĩa.Với tinh thần “quốc tế vô sản”, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến châu Phi và Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nước còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi ra đô-la Mỹ là 120 tỷ USD.Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xã hội chủ nghĩa được coi là các khoản ODA đầu tiên, mặc dù mục tiêu chính của các khoảnviện trợ này là chính trị, nhưng chúng cũng đã có tác dụng nhất định giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang và kém phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước nghèo, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC – Development Assistance Committee).Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu,khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Kể từ khi bản báo cáo đầu tiên của DAC ra đời vào năm 1961, thuật ngữ ODA được chính thức sử dụng, với ý nghĩa là sự trợ giúp có ưu đãi về mặt tài chính của các nước giàu, các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo. 13 1.2.1.2. Kháiniệm ODA Hỗ trợ (hay viện trợ) nước ngoài bao gồm các dòng tài chính, trợ giúp kỹ thuật và hàng hóa được cư dân một nước trao cho cư dân nước khác dưới hình thức trợ cấp hay cho vay có trợ cấp bởi chính phủ các nước, các quỹ, các tổ chức tài chính đa phương, các doanh nghiệp hay cá nhân. Tuy nhiên, không phải mọi sự chuyển giao từ nước giàu sang nước nghèo đều được xem là hỗ trợ nước ngoài (Foreign Aid/ Foreign Assistance). Hỗ trợ nước ngoài bao gồm 3 loại chính: (i) Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance, ODA) là lớn nhất, bao gồm viện trợ của chính phủ nước tài trợ (vì thế được gọi là chính thức) dành cho các nước thu nhập thấp và trung bình; (ii) Hỗ trợ chính thức (Official Assistance, OA), là viện trợ cung ứng bởi chính phủ các nước tài trợ dành cho những quốc gia giàu hơn; và (iii) Hỗtrợ tự nguyện tư nhân (Private Voluntary Assistance, PVA) bao gồm trợ cấp từcáctổ chức phi chính phủ, các nhóm tôn giáo, các tổ chứctừ thiện, các quỹ và cáccông ty tư nhân. Năm 1972, lần đầu tiên OECD đã đưa ra khái niệm về ODA đầy đủ như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triến kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. Theo từ điển của UNDP (United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là khoản hỗ trợ và vốn vay cung cấp cho các nước trong danh mục được nhận tài trợ của DAC, khoản này hỗ trợ cho các lĩnh vực chính thức với dự định cho mục đích phát triểnvà thành tố hỗ trợ chiếm ít nhất là 25%. Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, kể từ khi chính thức nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Trong đó quy định: “ODA là nguồn vốn của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính 14 phủ hoặc liên quốc gia (gọi tắt là Nhà tài trợ) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hai hình thức: (i) ODA viện trợ không hoàn lại và (ii) ODA vốn vay tức là phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ, yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc”. Nghị định này cũng đã đưa ra khái niệm vốn vay ưu đãi: “Là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của ODA vốn vay”. Như vậy, các khái niệm của Quốc tế và Việt Nam về ODA nêu trên đềuthống nhất nội dung về bản chất của ODA là: (i) ODA phản ánh mối quan hệ giữa hai bên: bên tài trợ gồm các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước phát triển, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và bên nhận tài trợ là chính phủ một nước (thường là nước đang phát triển hay kém phát triển); (ii) với mục đích giúp đỡ nước này phát triển kinh tế - xã hội; (iii) bộ phận chính của nguồn vốn ODA là vốn vayưu đãi, chính phủ nước nhận tài trợ (vay nợ) phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ trong tương lai. 1.2.1.3. Đặc điểm của ODA Một khoản tài trợ được coi là ODA, nếu đáp ứng đầy đủ 3 đặc điểm sau: - Được cung cấp bởi các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức, tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. - Có mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuậtnhư giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế. - Mang tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn vay) và thời gian ân hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB (World Bank – Ngân hàng Thế giới), 15 ADB (Asia Development Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á), JBIC (Japan Bank for International Cooperation - Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm, thông thường trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (cho không), đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi còn được thể hiện ở điểm là vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển, hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: +Có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp, nước nào có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được nhận được khoản ODA có tỷ lệ viện trợ không hoàn lại càng cao, khả năng được vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. + Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường các nước cung cấp ODA đều có những chính sáchvà ưu tiên riêng củamình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là điểm then chốt trong công tác vận động và thu hút ODA. 1.2.1.4. Phân loại ODA ODA có thể được phân loại theo 6 tiêu chí sau: tính chất nguồn vốn, mục đích sử dụng, nguồn cung cấp, điều kiện ràng buộc, hình thức hỗ trợ và cơ chế quản lý: * Phân loại theo tính chất nguồnvốn Theo tính chất nguồn vốn, ODA bao gồm 3 loại: Viện trợ không hoàn lại, Viện trợ có hoàn lại và Viện trợ hỗn hợp. 16 Viện trợ không hoàn lại: Là các khoản cho không, bên nhận không phải trả cho bên tài trợ. Bên nhận tài trợ phải thực hiện theocác chương trình, dự án đãđược thỏa thuận trước giữa các bên. ODA không hoàn lại cũng là một nguồn thucủa ngân sách nhà nước, được sử dụng trực tiếp cho chương trình, dự án đã ký kết nhằm phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội của đấtnước. Viện trợ có hoàn lại: là khoản cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưuđãi), tức là cho vay với những điều kiện ưu đãi và rõ ràng hơn, khoản vay này có lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường, hoặc không lãi mà chịu phí dịch vụ, thờihạn vay và thời hạn trả nợ dài. Tín dụng ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn vay ODA trên thế giới, mục đích khoản vay giúp các nước đi vay bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thông qua các chương trình, dựán. Viện trợ hỗn hợp: là các khoản vay vừa cho không, vừa cho vay (có thể vay ưu đãi, hoặc cho vay thông thường), thậm trí có dự án ODA kết hợp 3 loại hìnhgồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một phần vốn tín dụng thương mại. Hiện nay, yếu tố không hoàn lại thường chiếm khoảng 20-25% trong các dự ánODA. Cách phân loại theo tính chất nêu trên giúp các quốc gia nhận ODA nắm rõ được tình trạng nợ nần của mình trong từng thời kỳ, qua đó xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng từng nguồn vốn cho phù hợp. * Phân loại theo mục đích sử dụng Theo mục đích sử dụng, ODA được phân thành 8 loại: Hỗ trợ đầu tư phát triển, Hỗ trợ cán cân thanh toán, Hỗ trợ nhập khẩu, Hỗ trợ theo chương trình, Hỗ trợ theo dự án, Hỗ trợ kỹ thuật, Viện trợ nhân đạo và cứu trợ, và Viện trợ quân sự. Hỗ trợ đầu tư phát triển: thường chiếm khoảng 50-60% tổng vốn ODA,được chính phủ các nước tiếp nhận trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay. Hỗ trợ đầu tư phát triển thường được dành để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển bền vững (như tạo việc làm, xóa đóigiảm nghèo, 17 bảo vệ tài nguyên môi trường) và cho các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Đối với một số dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc lĩnh vực mũi nhọn khác, Chính phủ giao cho các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, đầu tư, quản lý dự án và có trách nhiệm thu hồi vốn để trảnợ. Hỗ trợ cán cân thanh toán (còn gọi là vốn tín dụng điều chỉnh cơ cấu tài chính): loại vốn này được cung cấp nhằm giúp chính phủ các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và các loại lãi suất được tính lãi từ những năm trước (cộng dồn). Trong một số trường hợp, đây là vốn tài trợ giúp các nước khắc phục khủng hoảng tài chính (như các khoản IMF (International Monetary Fund- Quỹ Tiền tệ Quốc tế)cho Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan vay trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997-1998), nguồn vốn này chủ yếu được lấy từ vốn ODA đa phương. Hỗ trợ nhập khẩu (v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008111_7468_2006111.pdf
Tài liệu liên quan