MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu . 2
3. Mục tiêu nghiên cứu. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4
7. Cấu trúc của luận văn. 5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP . 6
1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp . 6
1.1.1. Các khái niệm vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư. 6
1.1.2. Đặc điểm, vai trò và các nguồn vốn đầu tư vào Khu công nghiệp. 9
1.1.3. Yêu cầu khách quan của việc thu hút vốn đầu tư vào khu côngnghiệp. 16
1.1.4. Khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành khu công nghiệp. . 18
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu côngnghiệp. 24
1.1.6. Tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào
khu công nghiệp. 31
1.2. Cơ sở thực tiễn thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp và bài học cho
tỉnh Quảng Ngãi:. 33
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu ở một số nước trên thế giới. 33
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số tỉnh trong nước . 37
1.2.3. Những kinh nghiệm rút ra áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi . 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NGÃI . 43
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. 43
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 43
2.1.2. Về đặc điểm kinh tế – xã hội . 46
2.1.3. Năng lực cạnh tranh của Tỉnh. 51
2.1.4. Đánh giá địa bàn nghiên cứu . 54
2.2. Quá trình hình thành và công tác quản lý nhà nước ở khu công nghiệp
tỉnh Quảng Ngãi. 57
2.2.1. Tổng quan về các khu công nghiệp ở Quảng Ngãi. 57
2.2.2. Công tác tổ chức quản lý Nhà nước. 59
2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi . 57
2.3.1 Các hoạt động thu hút vốn đầu tư tại KCN Quảng Ngãi. 57
2.3.2. Tổng quan vốn đầu tư qua các năm. 68
2.3.3. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư . 75
2.3.4. Tình hình thuê và sử dụng đất tại các KCN. 77
2.3.5. Số lao động tại KCN của tỉnh Quảng Ngãi: . 79
2.3.6 Đánh giá, nhận xét thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp ở
Quảng Ngãi . 81
2.4. Những thành tựu, hạn chế trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi . 93
2.4.1. Thành tựu. 93
2.4.2. Hạn chế . 95
2.4.3. Những vấn đề đặt ra cho Quảng Ngãi . 98
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾCHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI. 101
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các Khu công nghiệp
tỉnh Quảng Ngãi. 101
3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh
Quảng Ngãi. 101
3.1.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Quảng Ngãi. 103
3.2. Những giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp tỉnh QuảngNgãi. 104
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính . 104
3.2.2. Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư . 106
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng . 108
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với KCN. 110
3.2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 111
3.2.6. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ . 113
3.2.7. Các dịch vụ hỗ trợ khác . 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 121
146 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục thống kê tỉnh)
Cơ cấu nhân lực phân theo giới tính: Theo số liệu thống kê thì lao động
nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm tỷ lệ 46 %, đã cung
cấp nhân lực chủ yếu cho các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực
phẩm, các ngành dịch vụ như: khách sạn, ngân hàng, y tế, giáo dục
Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính thì tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam
cũng đã đáp ứng được nhu cầu tuyển lao động nữ ở một số DN sản xuất.
Cơ cấu nhân lực phân theo ngành kinh tế: Cơ cấu lao động của tỉnh
Quảng Ngãi đang dần chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế, số lượng lao động
trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 22,63% trong năm 2010 tăng lên 31,9%
năm 2014; ngành Công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 27,87% năm 2010
tăng lên 36,66% năm 2014; trong khi đó ngành Nông lâm, Ngư nghiệp chiếm
49,48% năm 2010 nhưng đến năm 2014 thi chỉ còn 31,42%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng 2.2. Số lao động có việc làm theo phân ngành kinh tế
giai đoạn 2010 - 2014
Ngành
nghề
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số 435.324 100 456.683 100 564.323 100 579.543 100 584.365 100
Nông lâm
ngư nghiệp
215.437 49,48 209.698 45,91 199.600 35,36 208.476 35,97 183.646 31,42
Dịch vụ 98.539 22,63 119.645 26,19 151.342 26,81 173.213 29,88 186.437 31,9
Công
nghiệp –
xây dựng
121.348 27,87 127.340 27,88 163.236 28,92 197.854 34,13 214.246 36,66
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)
Giữa các nhóm ngành kinh tế thì sự phân bố lao động theo ngành kinh
tế ở Quảng Ngãi là khá chênh lệch có thể nhận thấy rằng: Năm 2010 thì
ngành công nghiệp – xây dựng có 121.348 chiếm 27,87% năm 2014 tăng lên
214.246 lao động chiếm 36,66%. Nhìn vào bảng 2.2, dễ dàng nhận ra rằng số
lao động trong ngàng nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó
lao động trong ngành dịch vụ và Công nghiệp & xây dựng thì số lao động
ngày càng tăng lên. Điều này cũng dễ hiểu bởi tỉnh Quảng Ngãi đang phấn
đấu CNH, HĐH tỉnh nhà trong giai đoạn sớm nhất.
2.1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng
- Tình hình tăng trưởng kinh tế, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
trong giai đoạn 2010 – 2014 đã đạt được nhiều kết quả hết sức đáng khen
ngợi. Thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua
kinh tế tỉnh Quảng Ngãi không ngừng tăng trưởng. Với mục tiêu duy trì tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững UBND tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách hợp lý
nhằm đưa kinh tế tỉnh Quảng Ngãi luôn đạt mức tăng trưởng khá.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy tổng GDP qua các năm tăng dần từ
8.743.280 triệu đồng năm 2010 lên 11.528.360 triệu đồng năm 2014 tăng 1,31
lần. Trong đó, cơ cấu kinh tế cũng dần chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên còn tỷ trọng ngành nông –
lâm – ngư nghiệp có xu hướng chững lại.
Bảng 2.3: Bảng GDP tính theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 8.743.280 9.307.230 9.961.346 11.139.623 11.528.360
Nông, lâm, ngư nghiệp 1.686.890 1.727.990 1.858.276 1.913.326 1.981.570
Công nghiệp & Xây dựng 4.712.280 4.904.520 5.089.874 5.834.945 5.731.930
Dịch vụ 2.344.110 2.674.720 3.013.196 3.391.352 3.841.860
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)
Tuy nhiên khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đóng góp không nhỏ
vào GDP của tỉnh
Cơ cấu nền kinh tế những năm qua tiếp tục theo hướng tích cực, đây là
điều kiện không thể nào thuận lợi hơn để giúp cho tỉnh Quảng Ngãi tăng
trưởng kinh tế bền vững và ổn định. Cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu
tư quan tâm, chú ý và cân nhắc nhiều hơn khi đầu tư vào Quảng Ngãi.
- Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng giao thông
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trên
cơ sở Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, UBND tỉnh Quảng
Ngãi đã cụ thể hoá thành kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm
2020 với nội dung đầu tư chi tiết cho của từng lĩnh vực thuộc phạm trù kết
cấu hạ tầng gồm: Hạ tầng giao thông; hạ tầng đô thị; hạ tầng Khu kinh tế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Dung Quất, các Khu công nghiệp, các cụm công nghiệp; hạ tầng thuỷ lợi và
ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng thương mại; hạ
tầng thông tin; hạ tầng giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ; hạ tầng y tế
và hạ tầng văn hoá, thể thao, du lịch cho từng giai đoạn 2013 – 2015
+ Về bến cảng, sân bay và đường sắt:
Hoàn thành đưa vào sử dụng dự án nâng cấp, mở rộng cảng Sa Kỳ tại
xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để đến
năm 2015 thực hiện đầu tư hoàn thành công trình cảng Bến Đình, huyện Lý
Sơn để đáp ứng thuận lợi cho việc cập tàu cũng như nhu cầu đi lại của nhân
dân trên tuyến đường thuỷ nội địa Sa Kỳ - Lý Sơn; kiến nghị với Trung ương
đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai và mở rộng đường sắt đoạn qua địa bản tỉnh
theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Về đường bộ:
Đối với các tuyến Quốc lộ: Tập trung thực hiện hoàn thành công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và tổ
chức triển khai công tác giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để thực
hiện đầu tư các tuyến Quốc lộ 24, 24B theo đúng kế hoạch đầu tư xây dựng
các công trình của khu vực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
+ Về đường thuỷ:
Đến năm 2015, tổ chức khai thác tốt tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, gắn với
việc đầu tư xây dựng đồng bộ cảng Sa Kỳ và cảng bến Đình; đưa vào khai
thác vận tải tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé, trong đó chú trọng xây dựng bến cập
tàu ở Đảo Bé.
Hệ thống bưu chính viễn thông: trong những năm qua, hệ thống bưu
chính viễn thông đã phát triển rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế, thúc đẩy kinh tế – xã hội
phát triển. Hoàn thiện mạng lưới bưu chính viễn thông ở các KCN đáp ứng
yêu cầu của các nhà đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước: đã và đang được quy hoạch phát
triển, đảm bảo cấp thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy xí
nghiệp, cơ sở thương mại dịch vụ và khu dân cư trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư
nâng cấp, xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo đáp ứng nước cho sản
xuất và dân sinh; triển khai thực hiện đề án kiên cố hoá kênh mương giai
đoạn 2014 – 2015.
Hệ thống điện: Tu sửa, nâng cấp hệ thống điện hiện có để đảm bảo
truyền tải, cung cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư
nông thôn.
Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được những thành tựu
quan trọng, chất lượng dạy và học được nâng cao, mạng lưới trường học được
bố trí hợp lý cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn cũng
như đào tạo nguốn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Y tế: Đã nâng cấp trạm y tế xã, chú trọng mạng lưới y tế dự phòng và
bệnh viện đa khoa của tỉnh.
2.1.3. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi
Những năm gần đây theo công bố của Phòng Thương mại - Công
nghiệp Việt Nam và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, chỉ số PCI của
tỉnh Quảng Ngãi ngày càng được cải thiện, năm 2013 xếp thứ hạng 7/63 tỉnh,
thành phố với tổng số điểm 60,05 điểm; tăng 8,47 điểm và tăng 20 bậc trên
bảng xếp hạng so với năm 2012. Sự thay đổi đáng kể về thứ hạng của tỉnh
Quảng Ngãi trên bảng xếp hạng PCI năm 2013 đã đưa tỉnh Quảng Ngãi vào
nhóm 10 tỉnh có thứ hạng tốt trên bảng xếp hạng PCI của cả nước. Nhưng đến
năm 2014 chỉ số PCI Quảng Ngãi đã giảm xuống xếp hạng 20 có thể nói đây
là bước thụt lùi đáng quan ngại. Chính vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Quảng
Ngãi cần có những chỉ đạo quyết liệt hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh của
tỉnh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả PCI tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007 -2014
(Nguồn: Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam)
Hình 2.1: Bản đồ PCI 2014 vùng duyên hải miền Trung
(Nguồn: Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Biểu đồ 2.1: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI 2014
vùng duyên hải miền Trung
(Nguồn: Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam)
Với quyết tâm và nổ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư,
Quảng Ngãi đã tạo chuyển biến tích cực trong nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh.
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung chỉ
đạo các sở, ban, ngành nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh
tế kết hợp ngoại giao văn hoá, tổ chức tuyên truyền cơ chế, chính sách có liên
quan thông qua nhiều hình thức nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh
thông thoáng, minh bạch; tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với các doanh
nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến đầu tư, kinh doanh tại Quảng
Ngãi. Đây chính là yếu tố chính tạo niềm tin với các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Quảng Ngãi.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, cùng với tinh thần hợp tác tích cực và
những chính sách ưu đãi và hỗ trợ thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp,
nhà đầu tư, tin tưởng rằng trong những năm tới Quảng Ngãi sẽ có nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển kinh doanh, đặc biệt là các
nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ được chính quyền và nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, từ bước hình
thành ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư đến việc hỗ trợ xây dựng dự án và bằng
những cam kết cụ thể để nhà đầu tư triển khai dự án nhanh chóng và đi vào
hoạt động có hiệu quả. Các yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ được
giải quyết nhanh chóng để từ đó tạo nên một môi trường đầu tư kinh doanh
thuận lợi nhất và là địa điểm đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Trong sự trỗi
dậy mạnh mẽ đó, KCN cũng đang có những thách thức và thuận lợi không
nhỏ để thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.4 Đánh giá địa bàn nghiên cứu
2.1.4.1. Thuận lợi
- Về vị trí, địa lý: Quảng Ngãi có vị trí, địa lý khá thuận lợi khi nằm
trong khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung được Chính phủ quan tâm phát
triển kinh tế. Hệ thống giao thông được đầu tư phát triển có đầy đủ các loại
hình giao thông thuận tiện trong quá trình giao thương, buôn bán, vận chuyển
hàng hóa. Và là cửa ngõ quan trọng để mở rộng hợp tác các mối quan hệ giao
lưu kinh tế, văn hóa, khoa học , công nghệ
- Về thủ tục hành chính và chính sách: Nhằm đáp ứng được những yêu
cầu của các nhà đầu tư, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ
đầu tư hấp dẫn với mục đích kêu gọi các DN đầu tư vào Quảng Ngãi. Các thủ
tục hành chính cũng được thay đổi để thuận tiện cho các nhà đầu tư.
- Về nguồn nhân lực: tỉnh Quảng Ngãi có số lượng và chất lượng nguồn
lao động dồi dào. Nguồn nhân lực Quảng Ngãi có tính năng động, sáng tạo,
khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh. Đội ngũ cán bộ trẻ, có tay
nghề trong các ngành công nghiệp cũng khá cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
- Về giáo dục và đào tạo: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 trường Đại
học và nhiều trường Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề đào tạo hàng ngàn sinh
viên, công nhân kỹ thuật nhiều ngành nghề khác nhau là nguồn lao động dồi
dào cho các KCN trên địa bàn tỉnh.
- Về phát triển thương mại – dịch vụ: hoạt động thương mại – dịch vụ ở
Quảng Ngãi ngày càng năng động và hấp dẫn. Với kết cấu hạ tầng được quan
tâm và xây dựng tương đối đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
thương mại – dịch vụ và định hướng thời gian tới sẽ trở thành một trong
những trung tâm phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của khu vực.
- Về phát triển công nghiệp và xây dựng: Những năm gần đây năng lực
cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi ngày càng nâng cao và trở thành điểm đến
hấp dẫn của các nhà đầu tư nhất là trong công nghiệp và xây dựng. Quảng
Ngãi có nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau, được phân bố
rải rác ở nhiều vùng của địa phương.
- Về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản: Với điều kiện tự nhiên
thuận lợi là điều kiện hết sức thuận lợi trong việc phát triển nông, lâm nghiệp,
thủy sản. Tài nguyên đất khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên
nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm
nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nguồn thủy sản rất đa dạng và
phong phú, với nhiều vùng bãi triều, nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh thuận
lợi phát triển trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Về kết cấu hạ tầng: Đã được quan tâm đầu tư nhiều để đáp ứng được
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: hệ thống giao thông, điện, nước, y tế,
giáo dục đã được xây dựng tương đối tốt nhằm phục vụ cho các hoạt động
kinh tế.
2.1.4.2. Những hạn chế, khó khăn
- Công tác xúc tiến đầu tư vẫn còn mang nặng tính truyền thống chưa
sáng tạo, đa dạng các hình thức kêu gọi để thu hut các nguồn vốn đầu tư vào
các KCN tỉnh Quảng Ngãi.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
- Quỹ đất ở các KCN dành cho phát triển còn hạn hẹp, mật độ dân số
tập trung cao đặc biệt là gần các KCN đã làm cho việc phát triển thêm kết cấu
hạ tầng mới hay xây dựng các công trình trong các KCN còn hạn chế.
- Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực duyên hải Miền trung cho nên
thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng nhiệt đới, gió mùa, mưa bão, lũ lụt, hạn
hán, thiên taicho nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc thu hút đầu tư.
- Quảng Ngãi có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, tăng trưởng kinh tế
chưa cao, tích lũy đầu tư thấp nên thiếu nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở
hạ tầng cho nên phát triển kinh tế chưa ổn định và bền vững.
- Trình độ dân trí, chuyên môn kỹ thuật của người dân và lao động
vùng nông thôn đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu
thực tế của các DN.
- Quảng Ngãi có tiềm lực kinh tế rất thuận lợi nhưng chưa được khai
thác hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhất là trong
lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại so với các tỉnh lân cận như: Đà Nẵng,
Bình Định.
- Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư nhiều song với yêu cầu kinh tế
thì còn thiếu: hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng nhưng tiến độ vẫn
còn chậm làm ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu sử dụng của người dân và các
KCN, hệ thống thoát nước trong đô thị còn yếu, thường xuyên xảy ra tình
trạng ngập úng.
Nhìn chung, tỉnh Quảng Ngãi có địa bàn rất thuận lợi trong việc thu
hút vốn đầu tư đặc biệt là trong các KCN. Môi trường đầu tư của Quảng Ngãi
ngày càng hấp dẫn có thể đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.Chính những thuận lợi đó sẽ là động lực
quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư vào các KCN. Tuy tỉnh Quảng Ngãi
còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống,
Quảng Ngãi có thể khắc phục được những điều đó trong thời gian đến và sẽ
là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1 Quá trình hình thành và công tác quản lý nhà nước ở khu công
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1.1 Quá trình hình thành các khu công nghiệp ở Quảng Ngãi
Tính đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 03 Khu công nghiệp tập trung
nằm trong hệ thống các Khu công nghiệp cả nước được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt với tổng quy mô diện tích 391,25(ha), trong đó có 02 Khu công
nghiệp đang hoạt động và tiếp tục xây dựng là: Khu công nghiệp Tịnh Phong:
diện tích 141,72(ha); Khu công nghiệp Quảng Phú diện tích 92,147(ha) và 01
Khu công nghiệp Phổ Phong đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư diện
tích 157,387(ha). Họa đồ vị trí các KCN tỉnh Quảng Ngãi (phụ lục 2)
Tính đến thời điểm này, các KCN Quảng Ngãi đã thu hút được 90 dự
án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 6.100 tỷ đồng, giải quyết việc làm
cho khoảng 14.000 lao động.
Khu công nghiệp Tịnh Phong
Được thành lập theo Quyết định số 577/TTg ngày 24/7/1997 của Thủ
Tướng Chính phủ, qui mô diện tích là 141,72 ha.
Trong đó giai đoạn I là 56,6 ha (Các nhà máy có sẵn đã chiếm 36,6ha)
và ngành nghề khuyến khích đầu tư là: Chế biến các loại nông, lâm, hải sản,
các sản phẩm sau đường, bao bì, nhựa, dệt may và sản xuất các loại sản phẩm
ít gây ô nhiễm môi trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về cơ sở hạ tầng: Do Công ty TNHH MTV Đầu tư, Xây dựng và Kinh
doanh Dịch vụ Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Các hạng mục cấp điện, thông tin
liên lạc do Ngành điện và Viễn thông Quảng Ngãi đầu tư và khai thác.
- Hiện nay đã cơ bản hoàn thành giải phóng và san lấp mặt bằng; xây
dựng xong hệ thống đường giao thông chính, hạ tầng kỹ thuật, Các hạng mục
khác (như: cây xanh, điện,...) đang tiếp tục triển khai và dự kiến hoàn thành
trong năm 2015.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Đây là KCN tập trung xây dựng các nhà máy, xí nghiệp có qui mô vừa
và nhỏ, bao gồm các loại hình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông lâm sản, lắp ráp cơ khí, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng và các nhà
máy sản xuất bao bì sản xuất hàng xuất khẩu.
Bộ Xây dựng uỷ quyền cho UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết
điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 10/8/2005, quy
mô là 141,72ha, đã tổ chức công bố quy hoạch theo quy định sau khi quy
hoạch chi tiết được phê duyệt. Diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch
141,72ha; Tỷ lệ lấp đầy 92,8 %. Đến năm 2015 đảm bảo sẽ đồng bộ hạ tầng
kỹ thuật, giao thông và lấp đầy 100% KCN. Bản quy hoạch chi tiết KCN Tịnh
Phong (Phụ lục 3).
Khu công nghiệp Quảng Phú
Khu công nghiệp Quảng Phú được Thủ tướng Chính phủ thành lập và
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo
Quyết định số 402/TTg ngày 17/04/1999 với tổng diện tích đất là 120,41 ha,
Đây là KCN tập trung xây dựng các nhà máy, xí nghiệp có qui mô vừa
và nhỏ, bao gồm các loại hình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông lâm sản, lắp ráp cơ khí, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng và các nhà
máy sản xuất bao bì sản xuất hàng xuất khẩu.
Tổng diện tích KCN Quảng Phú theo quy hoạch chi tiết được duyệt
là 146,76ha, tiến hành công bố quy hoạch; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và
xã hội khu vực - quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tư xây dựng khu tái
định cư đến nay cơ bản đáp ứng việc bố trí tái định cư cho các hộ dân nằm
trong vùng quy hoạch KCN; trong quá trình tổ chức thực hiện bất hợp lý,
nên tháng 6/2007 UBND tỉnh điều chỉnh lại ranh giới quy hoạch KCN,
giảm quy mô diện tích từ 146,76ha xuống còn 120,41ha, loại bỏ một phần
diện tích có mật độ dân cư quá cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
- Về cơ sở hạ tầng: Do Công ty TNHH MTV Đầu tư, Xây dựng và Kinh
doanh Dịch vụ Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Các hạng mục cấp điện, thông tin
liên lạc do Ngành điện và Viễn thông Quảng Ngãi đầu tư và khai thác.
- Hiện nay đã cơ bản hoàn thành giải phóng và san lấp mặt bằng; xây
dựng xong hệ thống đường giao thông chính, hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục
khác (như: cây xanh, điện,...) đang tiếp tục triển khai và dự kiến hoàn thành
trong năm 2014.
Ban Quản lý đã thực hiện các thủ tục điều chỉnh ranh giới quy hoạch
lần II, diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch 92,147ha; Tỷ lệ lấp đầy 91,27%.
Đến năm 2015 đảm bảo sẽ đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông và lấp đầy
100% KCN. Bản quy hoạch chi tiết KCN Quảng Phú (Phụ lục 4).
Khu công nghiệp Phổ Phong
UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Phổ Phong tại Quyết định
số 1026/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 với diện tích 143,70ha và tiến hành công
bố quy hoạch. UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ
lệ 1/2000 KCN Phổ Phong huyện Đức Phổ tại Quyết định số 93/QĐ-UBND
ngày 26/01/2010 với diện tích 157,38ha, diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch
157,38ha; Đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch 104,04ha.
Đến nay UBND tỉnh mới thu hồi Giấy chứng nhận của Công ty Cổ
phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo thuộc Tập đoàn Tân Tạo và Giao lại
cho Ban Quản lý đầu tư; Đến nay mới chỉ đầu tư đường dẫn và cầu vào KCN
(hạ tầng giao thông ngoài hàng rào); Hạ tầng kỹ thuật, giao thông và bồi
thường giải phóng mặt bằng KCN chưa được bố trí vốn để đầu tư. Về cơ bản
sẽ phấn đấu đến 2015 phải đồng bộ kết cấu hạ tầng, giao thông và thu hút đầu
tư lấp đầy 40% KCN. Đến năm 2020 đồng bộ kết cấu hạ tầng, giao thông và
lấp đầy 100% KCN. Bản quy hoạch chi tiết KCN Phổ Phong (Phụ lục 5).
2.2.1.2. Công tác tổ chức quản lý Nhà nước
Ban Quản lý các khu công nghiệp Quảng Ngãi được thành lập theo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Quyết định số 830/TTg ngày 07/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ; Thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh;
quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và
dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển và sản xuất
kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN
Cơ chế quản lý nhà nước KCN Quảng Ngãi thực hiện theo mô hình
quản lý “một cửa, tại chổ”, nhằm đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tập trung
trong hoạt động quản lý nhà nước. Các bộ ngành và các cơ quan liên quan
phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi uỷ quyền, hướng dẫn để Ban quản lý
KCN Quảng Ngãi thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chổ” có hiệu quả.
Phạm vi uỷ quyền thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quy hoạch, quản lý tài
nguyên môi trường, quản lý phát triển đô thị, quản lý đất đai, lao động, xuất
nhập khẩu và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và các quy
định của Quy chế các khu KCN tỉnh Quảng Ngãi
Cơ chế quản lý nhà nước cho KCN Quảng Ngãi chưa thống nhất, chưa
có sự tách bạch rõ ràng về chức năng quản lý nhà nước giữa Ban quản lý
KCN với các cấp chính quyền. Ban quản lý KCN chỉ được quản lý nhà nước
về kinh tế trên các phương diện đầu tư, quy hoạch thương mại, xuất nhập
khẩu... Quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác phụ thuộc vào bộ máy hành
chính của tỉnh Quảng Ngãi nằm trong địa giới của KCN Quảng Ngãi. Thực tế,
nhiều sở, ban, ngành của tỉnh, hệ thống chính quyền của cơ sở chưa nhận thức
đầy đủ quyền hạn của Ban quản lý, đẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm
trong giải quyết các vướng mắc phát sinh sau cấp giấy phép, mâu thuẫn trong
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Bên cạnh đó, cũng chưa coi
trọng tính đặc thù của KCN, một số Bộ, ngành trung ương trong các văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh
vực mình lại quên không hướng dẫn hay “cào bằng” KCN với các đối tượng
khác. Hoặc có ngành can thiệp quá sâu, hoặc không quan tâm, làm cho tính
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
hiệu quả của mô hình quản lý “một cửa, tại chổ” của KCN có nguy cơ bị bào mòn.
Ban quản lý KCN Quảng Ngãi không có quyền điều hành, quản lý, chỉ đạo
chính quyền địa phương cấp cơ sở, mà hiện nay chủ yếu vẫn là phối hợp hoạt
động, chất lượng công tác điều hành phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của
chính quyền cấp dưới.
Hiện nay, các thủ tục hành chính đã được Ban Quản lý giải quyết theo
cơ chế “một cửa liên thông”; thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000.
2.2.2 Các hoạt động thu hút vốn đầu tư tại KCN Quảng Ngãi
2.2.2.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển các KCN
Hạ tầng trong hàng rào KCN
- KCN Tịnh Phong và KCN Quảng Phú:
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác mời gọi đầu tư vào các
KCN tỉnh, BQL các KCN Quảng Ngãi đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng
Ngãi thành lập Công ty Phát triển Hạ tầng các KCN Quảng Ngãi - là đơn vị
sự nghiệp có thu trực thuộc BQL để làm chủ đầu tư hạ tầng các KCN tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý giao cho Công ty Phát triển Hạ tầng các
KCN Quảng Ngãi làm chủ đầu tư 2 KCN trên tại Quyết định số 544/QĐ-TTg
và 545/QĐ-TTg ngày 15.5.2003 thay thế cho 2 chủ đầu tư trước đây.
Theo các Quyết định trên thì công ty làm chủ đầu tư xây dựng, kinh
doanh kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn
ứng trước của nhà đầu tư và vốn vay. Nhưng thực tế từ khi được thành lập
cho đến năm 2009, kết cấu hạ tầng 2 KCN trên được đầu tư bằng 100%
nguồn vốn NSNN.
Trước thực tế hạ tầng 2 KCN trên bộc lộ nhiều yếu kém, chưa được
đầu tư đồng bộ và không đáp ứng được yêu cầu thực tế trong công tác mời
gọi đầu tư; trong khi đó, nguồn vốn NSNN đầu tư cho hạ tầng các KCN là
rất ít. Do đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển đổi công ty từ đơn vị sự
nghiệp (trực thuộc BQL) thành Công ty TNHH MTV (là doanh nghiệp) tại
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 1.12.2009 nhằm tạo điều kiện để công
t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_hut_von_dau_tu_vao_khu_cong_nghiep_o_tinh_quang_ngai_9457_1912376.pdf