MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ .vii
MỞ ĐẦU . - 1 -
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ SAO LÙN NÂU. - 4 -
1.1. SAO LÙN NÂU LÀ GÌ? .- 4 -
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU SAO LÙN NÂU .- 4 -
1.3. CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA SAO LÙN NÂU.- 5 -
1.3.1. Khối lượng.- 5 -
1.3.2. Nhiệt độ .- 5 -
1.3.3. Bán kính .- 6 -
1.3.4. Kiểu phổ .- 6 -
1.4. NGUỒN GỐC CỦA SAO LÙN NÂU.- 7 -
1.4.1. Quá trình hình thành của một ngôi sao thông thường.- 7 -
1.4.2. Các mô hình về sự hình thành sao lùn nâu .- 9 -
1.5. TÌM KIẾM VÀ PHÁT HIỆN SAO LÙN NÂU Ở ĐÂU? .- 11 -
1.5.1. Vùng lân cận Mặt trời .- 11 -
1.5.2. Vùng hình thành sao .- 11 -
1.5.3. Các hệ sao .- 12 -
1.6. KÍNH VIỄN VỌNG .- 13 -
Chương 2: CÁC PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Ở CÁC SAO. - 16 -
2.1. CÁC PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Ở LÕI CỦA CÁC SAO THÔNG
THƯỜNG.- 16 -
2.2. CÁC PHẢN ỨNG HẠT NHÂN Ở CÁC SAO LÙN NÂU.- 18 -
2.3. SỰ HÌNH THÀNH VẠCH LITHIUM Ở CÁC SAO LÙN NÂU.- 19 -
2.3.1. Nguồn gốc của lithium nguyên thủy – vụ nổ Bigbang .- 19 -
2.3.2. Sự hình thành vạch lithium ở các sao lùn nâu .- 20 -
74 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm lithium ở các ứng cử viên sao lùn nâu trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pavlenko và cộng sự [25] sử dụng mô hình khí quyển tại nhiệt độ Teff = 2500 K,
log g = 5,0 (g: hệ số hấp dẫn), với các độ dồi dào lithium khác nhau cho thấy vạch
lithium trung hòa Li I rất dễ dàng được phát hiện tại nhiệt độ này. Đối với nhiệt độ
Teff < 2000 K, đa số Li liên kết với các phân tử ở phần bên ngoài của khí quyển.
Như vậy, vạch cộng hưởng Li I được hình thành trong khoảng nhiệt độ Teff từ 2000
– 3000 K rất dễ quan sát.
Hình 2.4: Phổ tổng hợp lý thuyết theo tính toán của Pavlenko và cộng sự [25] trong
vùng Li I λ 6708 Å, với Teff/log g = 2500/5,0 và log n(Li) = 3,0; 2,0; 1,0; 0,0; -1,0
và -2,0.
Ngoài ra, phổ của sao lùn có kiểu phổ M (Teff < 4000 K) được hình thành bởi
hỗn hợp của một số lượng lớn gồm những vạch nguyên tử và phân tử khác nhau
như TiO, CN12, CN13 Trong đó nổi bật nhất là dãy phân tử TiO và dãy TiO này
bao phủ cả vạch hấp thụ Li I. Do đó, muốn quan sát được vạch lithium trong trường
hợp này thì cường độ Li phải mạnh.
Để tính toán cường độ các vạch Li I ở các bước sóng khác nhau λ 6103 Å, λ
6708 Å và λ 8126 Å, Pavlenko và cộng sự [25] dựa trên mô hình lý thuyết cân bằng
nhiệt động học cục bộ (LTE - Local Thermodynamic Equilibrium) và không cân
bằng nhiệt động học cục bộ (NLTE - Non Local Thermodynamic Equilibrium) với
Teff/log g = 3000/5,0 và 2500/5,0. Kết quả cho thấy rằng, với cùng một điều kiện
nhiệt độ, với cùng độ dồi dào Li như nhau, độ rộng tương đương (Equivalent Width
- EW) của vạch Li I λ 6708 Å lớn hơn rất nhiều so với EW của vạch Li I λ 6103 Å
và λ 8126 Å. Kết quả được thể hiện ở các Hình 2.5, 2.6 và 2.7. Chẳng hạn theo như
3 hình vẽ này, chúng ta thấy rõ rằng, với độ dồi dào log n(Li) = 2,0 thì EW của vạch
Li I λ 6708 Å khoảng 1000 mA, của vạch Li I λ 6103 Å khoảng 100 mA, của vạch
Li I λ 8126 Å nhỏ hơn 100 mA. Như vậy vạch Li I λ 6708 Å sẽ dễ được phát hiện
hơn vạch Li I λ 6103 Å và λ 8126 Å. Đó cũng là lý do tại sao các nhà thiên văn sử
dụng phương pháp thử nghiệm lithium ở bước sóng Li I λ 6708 Å.
Hình 2.5: Đường biểu diễn mối quan hệ giữa độ rộng tương đương của vạch Li I λ
6708 Å và độ dồi dào của Li ở mô hình khí quyển 3000/5,0 và 2500/5,0 (LTE: nét
liền, NLTE: nét đứt) (Pavlenko và cộng sự [25]).
Hình 2.6: Đường biểu diễn mối quan hệ giữa độ rộng tương đương của vạch Li I λ
6103 Å và độ dồi dào của Li ở mô hình khí quyển 3000/5,0 và 2500/5,0 (LTE: nét
liền, NLTE: nét đứt) (Pavlenko và cộng sự [25]).
Hình 2.7: Đường biểu diễn mối quan hệ giữa độ rộng tương đương của vạch Li I λ
8126 Å và độ dồi dào của Li ở mô hình khí quyển 3000/5,0 và 2500/5,0 (LTE: nét
liền, NLTE: nét đứt) (Pavlenko và cộng sự [25]).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của Pavlenko và cộng sự [25] đã chỉ ra rằng, các
vạch hấp thụ Li I ở các bước sóng λ 6103 Å, λ 6708 Å và λ 8126 Å được hình thành
ở phía ngoài của khí quyển của sao lùn trong điều kiện Teff nằm trong khoảng từ
2000 – 3000 K, trong đó cường độ vạch Li I λ 6708 Å là mạnh nhất nên dễ quan sát
nhất trong việc sử dụng phương pháp thử nghiệm lithium.
Chương 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM LITHIUM
3.1. MỘT SỐ QUAN SÁT ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
3.1.1. Giới thiệu
Như đã trình bày ở chương 2, các phản ứng hạt nhân ở lõi của các sao thông
thường và sao lùn nâu thì khác nhau. Các phản ứng hạt nhân trong lõi của các sao
thông thường xảy ra làm tăng nhiệt độ bên trong lõi của các sao này lên nhanh
chóng, một khi nhiệt độ trong lõi tăng lên đến giá trị từ 2 – 4 triệu K thì phản ứng
hạt nhân phá hủy lithium xảy ra theo phản ứng (2.3) làm cạn kiệt lượng lithium
nguyên thủy trong các sao này. Tuy nhiên, đối với các sao lùn nâu có khối lượng <
65 MJ không thể đạt được nhiệt độ lõi từ 2 – 4 triệu K (do sao lùn nâu có bề mặt và
phần bên trong hoàn toàn đối lưu nên không có lõi bức xạ), và lithium sẽ không bị
phá hủy ở các sao lùn nâu này. Thêm vào đó, những vật thể có khối lượng < 0,3 M
thì đối lưu hoàn toàn để vật chất bên trong lõi di chuyển ra bên ngoài khí quyển.
Ngoài ra, nhiệt độ của những ứng cử viên sao lùn nâu trẻ cũng góp phần thuận lợi
cho việc quan trắc vạch cộng hưởng lithium trung hòa. Do đó, những ứng cử viên
sao lùn nâu có kiểu phổ M5 hoặc muộn hơn mà có vạch phổ lithium thì chứng tỏ
chúng thực sự là sao lùn nâu.
Khi sử dụng phương pháp thử nghiệm lithium cần lưu ý tuổi của sao lùn nâu.
Hình 3.1 minh họa mối quan hệ giữa khối lượng, tuổi và sự suy giảm lithium.
Những sao lùn kể cả sao lùn nâu có khối lượng lớn hơn 65 MJ vẫn có thể còn
lithium ở các độ tuổi dưới 100 triệu năm do chúng còn trẻ nên không có đủ thời
gian để phá hủy toàn bộ lithium nguyên thủy. Theo tính toán và quan sát thực
nghiệm, sao lùn nâu có khối lượng 75 MJ có nhiệt độ khoảng 2700 K, tức có kiểu
phổ M5-M6, do đó nếu chúng ta phát hiện lithium ở các ứng cử viên sao lùn có kiểu
phổ M6-M7 thì có thể khẳng định đó là sao lùn nâu (< 75 MJ), xem Hình 3.1. Do có
sự phụ thuộc giữa khối lượng, tuổi và độ suy giảm lithium này nên chúng ta có thể
dùng phương pháp thử nghiệm lithium để ước tính tuổi, khối lượng của sao lùn nâu
mà tôi trình bày ở chương 4.
Hình 3.1: Biểu đồ nhiệt độ – độ tuổi (Basri [2]). Những đường cong biểu diễn cho
các khối lượng khác nhau. Vùng cạn kiệt lithium (nơi lithium bị giảm còn 1% giá trị
ban đầu) được cho bởi vùng gạch sọc. Vùng lithium bảo toàn đảm bảo là 1 vật thể
dưới sao được biểu diễn bởi dấu chấm. Vạch đậm hơn tại 75 MJ cho biết giới hạn
khối lượng dưới sao. Đường nằm ngang ở nhiệt độ 2700 K (nhiệt độ của sao lùn
nâu có khối lượng 75 MJ, kiểu phổ M5-M6) chỉ ra rằng những sao lùn có nhiệt độ
thấp hơn 2700 K (tức kiểu phổ muộn hơn M5-M6) nếu có lithium thì chúng là sao
lùn nâu (< 75 MJ).
Guaranteed Limit for Lithium Brown Dwarfs (Giới hạn đảm bảo cho những sao lùn
nâu còn lithium); Lithium Depletion Region (Vùng cạn kiệt lithium).
Như vậy, khi sử dụng phương pháp thử nghiệm lithium cần lưu ý các điểm
sau:
• Đối với sao lùn M muộn và L, vạch Li I λ 6708 Å được đặt ở vùng phổ có
thông lượng thấp. Do thông lượng thấp nên đòi hỏi kính viễn vọng phải có
độ phân giải lớn để có thể quan sát được vạch lithium này.
• Như đã nói ở trên, một số sao lùn nâu có khối lượng trong khoảng 65 – 75
MJ có khả năng đốt cháy lithium. Do đó thử nghiệm lithium sẽ không được
ứng dụng để phát hiện được các sao lùn nâu này.
• Khi sử dụng phương pháp thử nghiệm lithium để xác định sao lùn nâu thì
phải lưu ý đến tuổi của chúng. Vì vạch lithium có thể tồn tại ở những sao M
khối lượng thấp, có độ tuổi < 100 triệu năm. Do tuổi quá trẻ nên lithium
nguyên thủy vẫn chưa bị phá hủy ở những sao này.
• Phương pháp thử nghiệm lithium cũng không có ý nghĩa khi áp dụng cho các
ứng cử viên có nhiệt độ hiệu dụng Teff < 1500 K. Vạch Li I λ 6708 Å sẽ
không xuất hiện ở nhiệt độ hiệu dụng như trên, vì tại nhiệt độ lạnh này, Li
tồn tại trong các phân tử như LiCl, LiOH chứ không tồn tại ở dạng trung
hòa. Đối với những vật thể có nhiệt độ như thế thì tương ứng với loại phổ L
muộn đến loại phổ giữa-T. Những vật thể trong vùng loại phổ này đều là sao
lùn nâu nên thử nghiệm lithium không cần thiết nữa. Vì không có sao thông
thường nào tồn tại ở nhiệt độ Teff < 1500 K.
• Đối với những sao lùn nâu trẻ (< 100 triệu năm) thường có bán kính lớn hơn
và khối lượng thấp hơn những sao thông thường và những sao lùn nâu có
tuổi lớn hơn nhưng có cùng kiểu phổ, vì chúng vẫn chưa co rút đến bán kính
cuối cùng của chúng. Do bán kính lớn hơn và khối lượng thấp hơn nên
những vật thể này có trọng lực bề mặt thấp hơn. Trọng lực thấp sẽ làm yếu
vạch lithium (do áp suất khí quyển thấp) nên nó khó được phát hiện.
3.1.2. Mô hình lý thuyết tiến hóa cho sao khối lượng thấp và sao lùn nâu với
khí quyển bụi
Để ước tính khối lượng và tuổi chính xác cho các ứng cử viên sao lùn nâu trẻ
tôi dựa vào mô hình lý thuyết tiến hóa cho sao khối lượng thấp và sao lùn nâu với
khí quyển bụi (“DUSTY” models) của Chabrier và cộng sự [9].
Mô hình lý thuyết tiến hóa đầu tiên được xây dựng dựa trên mô hình khí
quyển bụi – tự do (dust – free), mô hình “NextGen”. Mô hình lý thuyết tiến hóa thứ
hai được xây dựng dựa trên trạng thái cân bằng, độ chắn sáng, sự tán xạ và hấp thụ
bụi, mô hình “DUSTY”. Mô hình thứ ba được xây dựng bao gồm sự hình thành hạt
ở khí quyển trong giai đoạn cân bằng, mô hình “COND”. Trong đó, mô hình
“DUSTY” khớp (fit) nhất với phổ hồng ngoại được quan sát ở sao lùn L và M
muộn. Mô hình này giải thích màu sắc rất đỏ của những sao lùn đó ở trạng thái ấm
lại của khí quyển (backwarming of the atmosphere) do sự hấp thụ bụi.
Ngoài ra, mô hình “DUSTY” này có sự thống nhất giữa lý thuyết về cấu trúc
và sự tiến hóa của những vật thể khối lượng thấp. Mô hình tiến hóa cũng đã mô tả
thành công mối liên hệ giữa khối lượng – cấp sao, màu sắc – cấp sao, khối lượng –
kiểu phổ của sao lùn M. Cấp sao của sao lùn nâu và sao có khối lượng thấp với khí
quyển bụi cũng được minh họa ở các bảng mô hình “DUSTY” khác nhau cho các
tuổi khác nhau từ t = 1 triệu năm đến t = 10 tỉ năm (Chẳng hạn Bảng 4.2). Trong
các bảng mô hình này, Pavlenko và cộng sự [10] cũng đưa ra độ phong phú của
lithium và các cấp sao tuyệt đối[1] như MI, MJ, MK cho ứng dụng phương pháp
thử nghiệm lithium để ước tính tuổi và khối lượng của các ứng cử viên sao lùn nâu.
3.1.3. Những sao lùn nâu đầu tiên áp dụng phương pháp thử nghiệm lithium
Basri và cộng sự [1] lần đầu tiên đã áp dụng thành công phương pháp thử
nghiệm lithium để xác nhận PPL 15 là sao lùn nâu. Họ đã dùng kính viễn vọng
Keck, với độ phân giải phổ cao, đã phát hiện PPL 15 là vật thể có độ sáng yếu, mờ
nhất (log (L/ L)
[2] = -2,80 ± 0,10) trong đám sao Pleiades và có tồn tại lithium.
Tuy nhiên, vạch lithium không mạnh (log N(Li) = 1,16) ở vật thể có kiểu phổ M6.5
này. Ngoài ra, PPL 15 có vận tốc xuyên tâm và Hα mạnh để trở thành 1 thành viên
của đám sao Pleiades. Tuổi của PPL 15 được ước tính nằm trong khoảng 115 – 120
[1] Cấp sao tuyệt đối (M) là độ sáng thực của vật thể, được đo bằng cấp sao biểu kiến tính ở khoảng cách (d)
cho trước 10 pc cách người quan sát. (Cấp sao biểu kiến (m) là độ sáng đập vào mắt người quan sát tại Mặt
đất).
Công thức tính cấp sao tuyệt đối: M = m + 5 – 5log(d)
MI, MJ, MK: Cấp sao tuyệt đối ở các băng quang học và hồng ngoại gần I (0,89 μm), J (1,2 μm), K (2,2
μm)
[2] log (L/ L) là độ trưng của vật thể so với độ trưng của Mặt trời.
Độ trưng (Luminosity) là đại lượng đặc trưng cho sự phát sáng của nguồn sáng.
triệu năm. Khối lượng của PPL 15 nằm ở ranh giới giữa sao thông thường và sao
lùn nâu, được ước tính là 0,080 ± 0,005 M.
Năm 1995, Rebolo và cộng sự [32] đã công bố khám phá vật thể có tên là
Teide 1. Vật thể này mờ hơn PPl 15 (log (L/ L) = -3,18 ± 0,10) và nó cũng đã
được xác nhận là thành viên của đám sao Pleiades. Những sao lùn nâu M8 không
chỉ dựa vào việc đủ trẻ để tìm thấy lithium mà còn dựa vào độ trưng của nó. Và rõ
ràng những thành viên trong đám sao Pleiades sáng hơn PPL 15 sẽ cạn kiệt lithium.
Rebolo và cộng sự [33] đã xác nhận lithium mạnh (log N(Li)[3] = 2,5 – 3,3) cho
Teide 1 và một vật thể tương tự, Calar 3. Khối lượng của chúng được ước tính trong
khoảng 55 – 60 MJ.
Hình 3.2 trình bày hình ảnh phổ của PPL 15, Teide 1 và Calar 3 ở vùng bước
sóng có chứa vạch Li I λ 6708 Å.
Hình 3.2: Hình ảnh phổ của PPl 15, Teide 1 và Calar 3 (Rebolo và cộng sự [33]).
[3] log N(Li) là độ dồi dào của lithium.
3.1.4. Những sao lùn nâu khác ứng dụng phương pháp thử nghiệm lithium
Ngoài ba ứng dụng đầu tiên ở tiểu mục 3.1.3, cho đến nay có khoảng 9 sao
lùn nâu kiểu phổ M đã được xác thực thông qua việc áp dụng phương pháp thử
nghiệm lithium này.
Martín và cộng sự [19] cũng đã phát hiện được vạch lithium có ở phổ của
một vật thể nằm trong đám sao liên kết yếu Pleiades, với tên là Teide 2 (Hình 3.3).
Teide 2 có kiểu phổ M6.0 ± 0.5, với khối lượng 0,070 ± 0,005 M , và có tuổi nằm
trong khoảng 100 – 120 triệu năm. Nhóm của ông đã đo được độ rộng tương đương
của vạch Li I λ 6708 Å ở Teide 2 là 0,77 ± 0,5 Å.
Hình 3.3: Vùng phổ quang học có vạch lithium λ 6708 Å ở Teide 2 (Martín và cộng
sự [19]).
Cũng vào năm 1998, Tinney [37] đã báo cáo phát hiện sự có mặt của vạch
lithium mạnh ở phổ của sao lùn LP 944–20 có kiểu phổ M9. Đây như là bằng chứng
cho thấy LP 944–20 là vật thể dưới sao và còn trẻ. Tuổi của LP 944–20 được ước
tính 320 ± 80 triệu năm, và có khối lượng < 0,057 M [26].
Vạch lithium cũng được phát hiện ở sao mờ nhất AP 270 bởi Basri và cộng
sự [3]. Nhóm của ông đã đo được độ rộng tương đương của vạch lithium ở AP 270
là 0,62 ± 0,06 Å. AP 270 có kiểu phổ M6.7 ± 0.8, khối lượng 75 MJ, tuổi 65 triệu
năm.
Năm 2000, Martín và cộng sự [21] đã áp dụng phương pháp thử nghiệm
lithium vào vật thể CFHT-Pl-16 và CFHT-Pl-18. Nhóm của ông đã phát hiện vạch
Hα rất rõ ở CFHT-Pl-16 (kiểu phổ M9) và đo được độ rộng tương đương của vạch
lithium là 1,2 Å, tương tự với độ rộng tương đương của Teide 1 (Rebolo và cộng sự
[33]). Vạch Li I không được phát hiện ở CFHT-Pl-18 (Hình 3.4).
Hình 3.4: Hình ảnh phổ của Teide 1, CHFT-Pl-16, CFHT-Pl-18. Hα rất mạnh ở
phổ, và vạch cộng hưởng Li I tại 670,8 nm được phát hiện ở CFHT-Pl-16, không
thấy ở CFHT-Pl-18. (Martín và cộng sự [21]).
Gần đây, năm 2009, A. Reiners và G. Basri [30] đã phát hiện được lithium ở
6 vật thể: 2MASS J0019262+161407 (M8), 2MASS J0041353-562112 (M7.5),
2MASS J0123112-692138 (M8), 2MASS J0339352-352544 (M9 – LP 944-20),
2MASS J0443376-053008 (M9), 2MASS J1411213-211950 (M9) (Hình 3.5). Cả 6
vật thể này đều có tuổi trẻ hơn nửa tỉ năm. Trong đó, vật thể J0339352-352544 (M9
– LP 944-20) được biết trước là sao lùn nâu trẻ thông qua việc phát hiện vạch Li
(Tinney [37]).
Hình 3.5: Hình ảnh phổ trong vùng có vạch lithium, từ trái sang phải: Hàng trên:
2MASS J0019262+161407 (M8), 2MASS J0041353-562112 (M7.5), 2MASS
J0123112-692138 (M8). Hàng dưới: 2MASS J0339352-352544 (M9 – LP 944-20),
2MASS J0443376-053008 (M9), 2MASS J1411213-211950 (M9). (Reiners và Basri
[30]).
3.2. THỬ NGHIỆM LITHIUM Ở CÁC SAO LÙN NÂU TRONG VÙNG LÂN
CẬN MẶT TRỜI
Hình 3.6 chỉ ra vùng cạn kiệt lithium thông qua biểu đồ liên hệ giữa độ tuổi
và độ trưng của vật thể. Vùng cạn kiệt lithium này chỉ ra giới hạn dưới của khối
lượng và tuổi của vật thể nếu lithium không được tìm thấy. Ngược lại, nó sẽ cho
biết giới hạn trên của khối lượng và tuổi nếu lithium được tìm thấy. Do đó, những
vật thể trôi nổi tự do ở vùng lân cận Mặt trời mà có độ trưng yếu, và nếu còn phát
hiện thấy lithium trong phổ quang học của chúng thì có thể khẳng định đó là sao lùn
nâu. Ví dụ, với các vật thể có độ trưng dưới “giới hạn đảm bảo” (xem Hình 3.6), mà
còn phát hiện thấy Li thì chắc chắn đó là một sao lùn nâu. Bởi vì không có sao
thông thường nào có độ trưng yếu như vậy mà lại còn phát hiện thấy Li (những sao
mờ nhạt như vậy đã cạn kiệt Li).
Hình 3.6: Biểu đồ độ trưng – độ tuổi (Basri [2]). Những đường cong biểu diễn cho
các khối lượng khác nhau. Vùng cạn kiệt lithium (nơi lithium bị giảm còn 1% giá trị
ban đầu) được cho bởi vùng gạch sọc. Vùng lithium bảo toàn đảm bảo là 1 vật thể
dưới sao được biểu diễn bởi dấu chấm. Vạch đậm hơn tại 75 MJ cho biết giới hạn
khối lượng dưới sao.
Guaranteed Limit for Lithium Brown Dwarfs (Giới hạn đảm bảo cho những sao lùn
nâu còn lithium); Lithium Depletion Region (Vùng cạn kiệt lithium).
Khi áp dụng phương pháp thử nghiệm lithium này với những vật thể có độ
trưng ban đầu là 10-4 L , nếu phát hiện có lithium trong phổ quang học của chúng,
thì chúng phải là sao lùn nâu có khối lượng nằm trong khoảng từ 13 – 65 MJ. Tuy
nhiên, nếu chúng không được phát hiện có lithium, chúng vẫn có thể là sao lùn nâu
với khối lượng trong khoảng 65 – 75 MJ, và tuổi phải đủ lớn (> 150 triệu năm tuổi).
Cuối cùng, với những vật thể có độ trưng dưới 10-4 L, chúng vẫn là sao lùn nâu
nhưng độc lập với sự quan trắc lithium. Việc nghiên cứu tương tự áp dụng cho tất
cả khám phá những vật thể mới rất mờ và những vật thể lạnh trôi nổi tự do nằm ở
vùng lân cận Mặt trời (giống KELU-1; Ruiz [35]). Cho nên, những nghiên cứu này
vẫn dẫn đường cho phương pháp thử nghiệm lithium đối với những vật thể nằm
trong vùng lân cận Mặt trời.
3.3. THỬ NGHIỆM LITHIUM Ở CÁC SAO LÙN NÂU TRẺ
Hầu hết các sao lùn nâu trẻ đều nằm ở vùng hình thành sao. Đây là vùng mà
không có vật thể nào có đủ thời gian để làm cạn kiệt lithium do tuổi của chúng trẻ,
ngay cả những sao thông thường có khối lượng khá lớn. Có nhiều báo cáo về sao
lùn nâu trong các vùng hình thành sao (Taurus, ρ Ophiuchi, và Orion). Sao lùn nâu
có thể được nhận biết ở vị trí cơ bản của chúng trên biểu đồ khối lượng – cấp sao
hoặc biểu đồ HR (Hertzsprung – Russell), dựa trên vết tiến hóa tiền dãy chính. Việc
nhận biết sao lùn nâu như vậy dựa trên lý thuyết này vẫn chưa thỏa đáng hoàn toàn,
cho dù những vật thể mờ hơn rất giống như vật thể dưới sao. Mặc dù vậy, đây là
cách độc lập để xác nhận tình trạng sao hay dưới sao của chúng.
Nếu quan sát một trong những ứng cử viên sao lùn nâu nằm trong vùng hình
thành sao này, và không thấy lithium, thì nó không phải là thành viên của vùng hình
thành sao. Tuy nhiên, có một ràng buộc giữa nhiệt độ và khối lượng cho những vật
thể dưới sao với khối lượng đủ thấp, để từ đó hình thành nên bằng chứng của tình
trạng dưới sao của chúng (độc lập với việc chúng có nằm trong vùng hình thành sao
hay không). Điều này được thể hiện trên Hình 3.1.
Giới hạn khối lượng 75 MJ để xác định vật thể dưới sao nhằm ám chỉ giới
hạn nhiệt độ khoảng 2700 K, tương đương với loại phổ M6 (Baraffe và Chabrier
[6]). Do đó, bất kỳ vật thể M7 nào hoặc muộn hơn mà thử nghiệm có lithium phải là
dưới sao. Điều này vẫn đúng bất kể độ tuổi hay độ trưng của vật thể đó. Phương
pháp thử nghiệm liithium sử dụng giới hạn khối lượng 75 MJ thích hợp hơn khi sử
dụng giới hạn độ trưng (~10-3 L). Vì việc xác định độ trưng của vật thể ở vùng
rộng lớn như vùng hình thành sao thì khó khăn hơn khi xác định khối lượng của nó.
Mặc dù vậy, những vật thể ở vùng hình thành sao có độ trưng dưới “giới hạn đảm
bảo” (xem Hình 3.6) thì thật sự là sao lùn nâu trẻ khối lượng thấp.
Trong thử nghiệm lithium, ngoài mối liên hệ giữa khối lượng và độ tuổi, còn
có những mối liên hệ khác như: khối lượng – độ trưng, khối lượng – nhiệt độ
Phương pháp này phù hợp cho việc xác thực vật thể ứng cử viên là vật thể sao hay
dưới sao, nhờ vào hệ thống lý thuyết đáng tin cậy đã được chứng thực trong khoảng
thời gian trước đây. Do đó, thử nghiệm lithium chắc chắn tiếp tục tạo ra quy luật cơ
bản của việc nghiên cứu những sao thông thường khối lượng thấp và sao lùn nâu
(Martín [18]).
Chương 4: ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM LITHIUM ĐỐI VỚI CÁC ỨNG
CỬ VIÊN SAO LÙN NÂU TRẺ
4.1. MỤC TIÊU
Dựa vào cơ sở lý thuyết ở trên, tôi áp dụng với một mẫu nghiên cứu nhỏ gồm
10 ứng cử viên sao lùn nâu trẻ. Dùng phương pháp thử nghiệm lithium để tìm mẫu
nào là sao lùn nâu dựa trên cơ sở phát hiện vạch phổ Li I λ 6708 Å ở phổ quang học
của chúng.
4.2. MẪU QUAN SÁT
Bảng 4.1: Các thông số vật lý của mười ứng cử viên trong mẫu quan sát
Tên sao
Khoảng
cách
d (pc)
Kiểu
phổ
Nhiệt
độ hiệu
dụng
(K)
Cấp sao tuyệt đối Độ
rộng
vạch
Hα (Å)
Tài liệu
tham
khảo
MI
(mag)
MJ
(mag)
MK
(mag)
J0103-5351 23,7 M5.5 2600 12,49 10,26 9,38 9,8 [28], [29]
J0144-4604 20,8 M5.6 2650 12,23 10,11 9,25 25,4 [28], [29]
J0517-3349 16,4 M8.0 2270 14,7 11,52 10,34 8,1 [28], [29]
J1236-3106 18,6 M5.5 2680 12,49 10,26 9,38 9,3 [27], [29]
J1357-1438 25,6 M7.5 2361 13,56 10,85 9,82 9,2 [27], [29]
J1538-1038 23,8 M5.0 2650 11,63 9,73 8,92 11,0 [10], [38]
J1553-2311 20,6 M5.0 2740 11,87 9,89 9,06 10,0 [10], [28]
J1610-0631 18,1 M5.5 2720 12,14 10,06 9,20 7,0 [10], [28]
J1917-3019 20,3 M5.5 2700 12,0 9,97 9,13 21,0 [10], [28]
J2049-1716 18,3 M6.0 2566 12,65 10,36 9,45 10,0 [10], [27]
Tôi chọn một mẫu nghiên cứu nhỏ gồm 10 ứng cử viên sao lùn nâu trẻ, kiểu
phổ muộn hơn M5, nằm trong vùng lân cận Mặt trời (khoảng cách dưới 30 pc tính
từ Mặt trời). Các ứng cử viên này đã được phát hiện trước đó và phổ quang học của
chúng đều có vạch bức xạ Hα (Phan Bao và cộng sự [10], [27], [28], [29]). Trong
đó có 8 ứng cử viên có độ rộng vạch Hα trong khoảng từ 7,0 – 10,0 Å, 1 ứng cử
viên có độ rộng 21,0 Å và vạch Hα mạnh nhất ở ứng cử viên J0144-4604 (25 Å).
Thông thường những sao trẻ sẽ có từ trường hoạt động mạnh. Từ trường mạnh gây
ra vạch Hα mạnh. Vì vậy vạch Hα ở J0144-4604 rất mạnh là một dấu hiệu chứng tỏ
nó còn trẻ. Những sao lùn nâu còn trẻ thường có lượng lithium nguyên thủy lớn vì
chúng chưa có đủ thời gian để phá hủy hết lượng lithium nguyên thủy theo phản
ứng (2.3). Vì thế, việc chọn lựa các ứng cử viên này làm cho xác suất phát hiện
lithium của tôi sẽ cao hơn.
Bảng 4.1 liệt kê các thông số vật lý cơ bản của 10 ứng cử viên trong mẫu
quan sát của tôi. Trong Bảng 4.1, MI, MJ, MK là cấp sao tuyệt đối ở các băng quang
học và hồng ngoại gần I (0,89 μm), J (1,2 μm), K (2,2 μm).
4.3. QUAN SÁT, XỬ LÝ SỐ LIỆU
Hình 4.1: Phổ quang học của 10 ứng cử viên sao lùn nâu trẻ. Vạch phát xạ
Hα được chỉ thị rõ trên hình vẽ.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát phổ quang học của các ứng cử viên với kính
viễn vọng ở đài quan sát thiên văn Siding Spring (Australia) (Hình 1.3). Kính có
đường kính 2,3 m, cách tử 158 g/mm, vùng bước sóng quan sát từ 5800 – 6800 Å,
độ phân giải phổ 5 Å. Tất cả dữ liệu thô sau đó được xử lý với phần mềm FIGARO.
Và tôi phân tích phổ bằng phần mềm IRAF. Sau đó, ở hệ điều hành LINUX, tôi lập
trình để vẽ 10 phổ của ứng cử viên sao lùn nâu trẻ vào một hình phổ chung. Phổ của
các ứng cử viên được thể hiện trên Hình 4.1.
4.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hình 4.2: Phổ quang học được phóng to của 10 ứng cử viên ở vùng bước sóng có
chứa vạch Li I λ 6708 Å.
Trong 10 ứng cử viên được quan sát, tôi phát hiện vạch Li I λ 6708 Å ở duy
nhất 1 ứng cử viên, J0144-4604, phổ quan sát được thể hiện ở Hình 4.2.
Phương pháp thử nghiệm lithium còn cung cấp mối quan hệ ràng buộc giữa
khối lượng và tuổi (như đã trình bày ở tiểu mục 3.1.1). Sự ràng buộc này cũng đã
được thảo luận bởi Basri [2]. Dựa vào sự ràng buộc trên, cùng với việc phát hiện
vạch lithium ở ứng cử viên J0144-4604 đã xác nhận rõ ràng ứng cử viên này là sao
lùn nâu trẻ, có khối lượng nằm trong khoảng từ 13 đến 65 MJ và tuổi của nó không
thể lớn hơn 1 tỉ năm.
Bảng 4.2 : Mô hình bụi cho tuổi t = 100 triệu năm (Chabrier và cộng sự [9])
M/MS: Khối lượng của vật thể so với khối lượng của Mặt trời; Teff: Nhiệt độ hiệu
dụng của vật thể (K); g: Hệ số hấp dẫn; Li/Li0: Lượng lithium còn tồn tại trong vật
thể so với lượng lithium ban đầu; Mv, Mr, Mj, Mh, Mk, Ml’, Mm: Các cấp sao tuyệt
đối của vật thể (mag).
t (Gyr) = 0.100
---------------------------------------------------------------------------------------------------
M/Ms Teff L/Ls g R Li/Li0 Mv Mr Mi Mj Mh Mk Ml' Mm
---------------------------------------------------------------------------------------------------
0.010 916. -4.98 4.21 0.130 1.000 42.64 35.06 31.45 22.06 18.14 15.20 11.71 11.30
0.012 1333. -4.25 4.22 0.141 1.000 29.33 24.92 22.13 16.50 14.09 12.14 10.10 10.12
0.015 1290. -4.37 4.37 0.132 1.000 30.63 25.96 23.08 17.14 14.59 12.52 10.32 10.36
0.020 1441. -4.21 4.53 0.127 1.000 27.30 23.35 20.73 15.68 13.52 11.86 10.14 10.20
0.030 1878. -3.75 4.71 0.127 1.000 21.21 18.37 15.96 12.22 11.36 10.76 9.74 9.89
0.040 2234. -3.41 4.80 0.132 1.000 18.72 16.41 13.95 11.04 10.53 10.16 9.37 9.62
0.050 2483. -3.18 4.84 0.140 0.999 17.07 15.14 12.86 10.47 10.02 9.70 9.04 9.28
0.055 2576. -3.09 4.86 0.145 0.992 16.44 14.65 12.48 10.27 9.83 9.51 8.90 9.13
0.060 2652. -3.01 4.87 0.149 0.963 15.95 14.26 12.18 10.11 9.67 9.36 8.77 8.98
0.070 2768. -2.88 4.88 0.159 0.668 15.19 13.64 11.70 9.83 9.38 9.09 8.55 8.72
0.072 2787. -2.86 4.88 0.161 0.538 15.07 13.54 11.63 9.78 9.34 9.04 8.51 8.68
0.075 2814. -2.83 4.88 0.164 0.329 14.89 13.40 11.52 9.71 9.26 8.97 8.45 8.62
0.080 2854. -2.78 4.89 0.169 0.066 14.65 13.19 11.36 9.61 9.16 8.87 8.36 8.52
0.090 2920. -2.69 4.89 0.178 0.000 14.23 12.84 11.09 9.41 8.96 8.68 8.20 8.34
0.100 2971. -2.63 4.90 0.185 0.000 13.92 12.58 10.89 9.27 8.81 8.54 8.07 8.21
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Để ước tính khối lượng và tuổi của ứng cử viên J0144-4604, tôi so sánh với
các bảng mô hình bụi (“DUSTY” models) như đã trình bày ở mục 3.1.2 của
Chabrier và cộng sự [9] với các tuổi khác nhau. Có rất nhiều bảng mô hình bụi khác
nhau cho các tuổi khác nhau từ t = 1 triệu năm đến t = 10 tỉ năm. Nhưng ở đây, tôi
chỉ sử dụng mô hình bụi với t = 100 triệu năm có liên quan đến ứng cử viên của tôi
để tôi so sánh (Bảng 4.2). Tôi dựa vào cấp sao tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_0445756039_7179_1869270.pdf